Tìm đọc
Đã tái bản và xuất bản những tác phẩm mới của
Đông Duy
Hoàng Kiếm Nam
Tôi đã có môt đời để sống, để “Nghĩ và Viết”, để chia xẻ với quý bằng hữu và độc giả trong nhiều năm tháng trên các mặt báo từ trước và său 1975.
Những mảnh nghĩ rời rời rạc, vỡ vụn này, său cùng đã được ghép lại trong một loạt những tác phẩm tổng kết một đời “Nghĩ và Viết” của một người cầm bút trong nhiều lãnh vực từ văn chương tới chính trị, lần đầu tiên được ấn hành để gửi tới bạn đọc và thân hữu vào lúc mà cái quỹ thời gian của tôi xem ra cũng không còn nhiều lắm.
Xin được coi như một bản tổng kết những nỗ lực trong cuộc đời một con người.
Căn bản tôi là một người làm báo mà làm báo là những “nhà văn không có tác phẩm”, cũng không có và không cần tranh ghế ngồi, không cần được định hình trong thế giới những người làm nghề viết lách vì thế những người từng đọc tôi rải rác xuốt nửa thế kỷ qua khó có thể hình dung một cách đầy đủ nhân dạng của một người viết ẩn hiện trong từng mảnh nhỏ dưới cái tên giả hình là Đông Duy hoặc nhiều tên khác.
Thời gian qua chiến tranh và những tang thương dâu biển sẩy ra trên đất nước hoặc ở một đời riêng khiến những gì tôi từng nghĩ và viết thất tán, mất hút cùng đám bụi thời gian.
Kể cũng là điều đáng tiếc vì những điều tôi từng viết tuy chẳng có gì ghê gớm theo cảm quan của từng người đọc nhưng theo chủ quan của tôi thì ít nhất những gì tôi từng viết cũng là sự ghi dấu nhỏ bé về thế hệ của tôi, một thế hệ đặc biệt trong dòng lịch sự dân tộc từ lúc tôi ra đời năm 1941 , cũng là lúc mở vào cơn bão loạn lớn nhất của nhân loại đó là cuộc đệ nhị thế chiến. Tiếp đó tôi và những người cùng thế hệ đã lớn lên, đã sống , đã yêu thương, thù hận hoặc đã chết trong cái không khí đầy độc tố của chiến tranh và thù hận.
Ở thế hệ của tôi, chiến tranh, loạn lạc, huỷ hoại là một yếu tố hiển nhiên và đương nhiên của cuộc sống, như thở hút khí trời nên cũng ít có dịp xuy nghĩ hay thắc mắc về sự hiện diện của nó trong đời sống. Chinh yếu là sống còn
Chúng tôi lớn lên cùng với những quy định của chiến tranh như một người mộng du đi giây giữa hai đầu sinh tử.
Sống sót hoặc tan đi như nhiều người thân sơ quanh mình
Rồi cũng phải tới một ngày như mong đợi của Phạm Duy “ khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời” và phút đó biết mình sống sót.
Đó là lúc có cơ hội nhìn lại, kiểm nghiệm những gì đã diễn ra trên đất nước mình bằng cái tâm bình tĩnh và trong sáng.
Tôi khởi sự soạn bộ sách 6 cuốn : “Trong Mắt Bão Lịch Sử ”.
Tôi chọn đề tựa nói trên cho bộ sách vì nhận ra rằng ngay từ trước khi tôi ra đời, cũng là lúc đất nước bắt đầu bị cuốn vào một cơn lốc cuồng nô nhất thế kỷ.
Thân phận Việt Nam như một cọng rác trôi nổi trong cơn bão, hứa hẹn những đổi thay hay những tai ương chưa thể biết trước .
Tuy nhiên, trong lòng mọi người Việt từ một thanh niên trí thức như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Tam hay một nông nô đang nhẫn nhục phục vụ đám đại điền chủ tay sai của thực dân ở đồng bằng Cửu Long thì trong lòng mọi người Việt đều âm thầm chờ đợi một đổi thay...một bừng tỉnh său gần một thế kỷ nô lệ.
Đổi thay đã đến său cuộc chiến, những đổi thay vĩ đại làm chuyển đổi vận mạng của toàn thể nhân loai.
Thế giới đứt làm đôi, bị kiềm toả bởi hai thề lực Nga Mỹ nhân danh hai ý thức hệ Tư bản Cộng Sản .
Việt Nam cũng đứt làm hai mảnh trong gọng kìm của cuộc “chiến tranh lạnh nhưng rất nóng” đang nối nhau diễn ra ở những tiểu quốc cựu thuộc địa
Nhiều máu sương và hi sinh được bỏ vào cuộc tranh thủ nền độc lập của tổ quốc, cuối cùng, kẻ thống trị dân tộc đã bị khuất phục său gần 10 năm kháng chiến được lãnh đạo bởi Việt Minh , kết thúc với Điện Biên phủ và hiệp định Geneve 1954
Thế nhưng, trong thực tế chúng ta lại rơi vào những gông cùm thống trị mới, phức tạp, đầy uy quyền và tàn bạo hơn cả thời nô lệ, được ẩn dấu dưới những mỹ danh và nhân danh khác nhau, quốc gia, Cộng Sản, dân chủ, độc tài, tư bản, xã hội. vv..
Một cuộc chiến mới do những “kẻ lạ” đưa đẩy dàn dựng với những nhân danh mới.
Sông Gianh thời Trịnh Nguyễn một lần nữa hoá thân thành sông Bến Hải.
Lịch sử đang tái diễn tuồng tích cũ hay chỉ là kéo dài lời nguyền của một chia lìa chưa được khai mở từ huyền sử dân tộc con rồng cháu tiên, vua rồng nói với nàng Tiên Âu cơ
“Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.”.
Lời nguyền chia lìa này bao giờ mới khai mở ?
Chúng ta đã chia lìa và đã kết tụ để sinh tồn như lời tiền nhân “nếu gập sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”
Cuộc huynh đệ tương tàn cuối cùng cũng qua đi, nhưng những hiểm nguy mới lại chờn vờn trước mắt, không rõ có được như lời Trần Nhân Tông “
Xã tắc bao phen bôn ngựa đá
Non sông muôn thua vững âu vàng.
Trong ý nghĩ và hi vọng này bộ sách 6 cuốn trong mắt Bão Lịch Sử của tôi, từ cuốn 1 mang tựa đề “Bùa Thiên Yểm” sẽ là một phản hồi và phản tỉnh về dĩ vãng để tìm ra những lỗi lầm quá vãng với hi vọng đóng góp trong ý hướng của nhà thơ Tô Thuỳ Yên.
“Ta về khai mở bùa thiên yểm”