0913_logo_copy

Chiến Tranh Lạnh kỳ II và vai trò của Đầi Loan Dong Duy Hoang kiem Nam

Wednesday, December 8, 202112:00 AM(View: 44513)

Chiến Tranh Lạnh kỳ II

và vai trò của Đầi Loan

Đông Duy Hoàng Kiếm Nam

Chiến tranh lạnh kỳ II đã mở màn nhưng từ Donald Trump, đến Biden vẫn chỉ mới là khúc dạo đầu, như lúc Staline cho xây bức tường phong toả Bá linh chính thức chấm dứt tư thế đồng Minh với Hoa Kỳ
Cho đến nay vẫn chưa thấy chẩy máu, dù máu Mỹ , màu Tàu hay máu của những quốc gia sễ bị chọn làm võ đài như từng thấy ở Triều Tiên, Việt Nam v.v.
Tuy nhiên, nếu chiến tranh lạnh kỳ I, như cách Bidden nói với Tập trong cuộc hội đàm ảo “chỉ là một cuộc canh tranh”.
Nếu competition theo ý nghĩa của Hoa Kỳ chỉ là một cuộc thi đua có phân thắng bại nhưng không chủ đích tận diệt đối thủ thì trong “quan điểm rất Trung Hoa” của Tập cận Bình, lần Hoa Sơn Luận kiếm Kỳ II này không đơn thuần giới hạn là một cuộc cạnh tranh rất thể thao theo kiểu Hoa Kỳ để dành ngôi vị “Minh Chủ Võ Lâm.”.
Trong mắt nhìn của Tập Cận Bình, cuộc cạnh tranh Hoa Mỹ đang diễn ra phải là một cuộc phục hưng vinh quang bá quyền của Thiên Triều trong toàn cõi Á Châu.
Luận kiếm kỳ ÌI này phải là một cuộc phục thù để rửa đi những ô nhục, những nhiệt thòi mà Trung Hoa từng phải úp mặt xuống bùn đen chịu đựng kể từ sự bùng vỡ của kỷ nguyên thực dân cuối triều đại Mãn Thanh cho đến xuốt hai thế kỷ nín thở qua cầu qua hai cuộc thế chiến.
Người Tây Phương không đặt nặng yếu tố thù hận . Đối với Tây Phương thù hận chỉ là một phản xạ, là sự đáp trả theo bản năng kiểu ăn miếng trả miếng hơn là một triết lý sống. Trái lại với Đông Phương thì “báo thù” là động cơ chính của đời sống.
Những tác phẩm lớn của Tây Phương như Hamlet của Shakespeare tuy dựa trên tiêu đề báo thù nhưng một cách nào đó cho thấy báo thù không hẳn là một động cơ đúng đắn, trái lại, báo thù thường đưa tới những hậu qủa tiêu cực.
Ngay trong thánh kinh là nguồn cảm hứng chính của văn minh Tây Phương cũng khuyến cáo nên tránh việc phục thù vì thù hận không phải là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Triết lý sống của Tây Phương là quên đi dĩ vãng và tiếp tục cuộc đời mới .
Trái lại ở Đông phương , từ Nga sô tới Trung Hoa thì “báo thù là động lực chính thúc đậy mọi hành động, cũng là một nghĩa vụ và cũng là vinh quang khi thì thù đã trả.”
Gia Long trả thù tàn bạo Tây Sơn trong lễ Hiến phù đã viện dẫn một câu trong cổ thư của Trung Hoa ca ngợi việc báo thù:
“Trẫm nghe vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn cụa kinh Xuân Thu...Nhạc Huệ đẫ chết rồi cũng đêm phanh xác tan xương để trả thù cho miếu xã, rửa hận cho thần nhân...”
Nước Tàu có nhiều mối thù cần báo phục, từ việc Tây phương sâu xé lũng đoạn nước Tàu với Nha phiến, chiếm cứ những nhượng địa, ngay cả chú em Nhật Bản cũng hạ nhục Thiên Triều ngay từ đệ nhất thế chiến hoặc chiếm nửa nước Tàu trong đệ nhị thế chiến với vết thẹo đău thương ô nhụccủa vụ cưỡng hiếp Nam Kinh ( the rape of Nanking)

BvEQgxzGY+iUQAAAABJRU5ErkJggg==


Để đánh gục từ trứng nước ý chí đề kháng của người Tàu, trong bẩy tuần lễ địa ngục, quân đoàn Quảng Đông của Nhật mặc tình cướp phá hãm hiếp, bắn giết người Tàu như tàn sát một đám súc vật. 300.000 lính Tàu dù đã buông võ khí quy hàng cùng với thường dân vẫn bị tàn sát, 80000 phụ nữ bi hiếp sau đó bị tùng sẻo, tù binh bị mang ra làm bia tác xạ hoặc để thực hành đâm lưỡi lê và người sống.

Đã một thế kỷ trôi qua, kinh hoàng cũ có thể chỉ để lại một ấn tượng ảo trong tâm trí những thế hệ hậu sinh nhưng hiện nay đang được Tập cận Bình khơi sống lại , được nhắc nhở, được học tập vì họ Tập đang muốn buôn lá bài quốc gia cực đoạn mà máu huyết muôi đưỡng nó là thù hận. Cho đến phút này thì đường lối quá khích này vẫn thành cộng trong việc củng cố uy quyền và hình ảnh lãnh tụ muôn năm của họ Tập, toả rộng ra thành niềm kiêu hãnh vô lối của người Tàu trong những hành động khiêu khích chính trị, ngoại giao hay quân sự trên toàn thế giới.

Quốc gia cực đoan là một thứ thuốc kích thích cần thiết để duy trì đà phát triển của Hoa Lục tạo cảm tưởng là Trung Hoa như một con bệnh xuy nhược thần kinh sẽ xuy sụp tức thời nếu không có thứ thuốc hưng phấn của quyết tâm báo thù, phục hận.
Tuy nhiên đây cũng là thứ độc được mà xuốt chiều dài của lịch sử nhân loại đã đưa đến những trận chiến tàn độc với kết quả chung cuộc là sự xuy tàn sụp đổ của những đế quốc như trong cận sử với đế quốc Nhật, Phát sít Đức. Ý.
Tương tự, Trung Hoa càng ngay càng quá trớn trong việc phát động quan điểm quốc gia cực đoan và rõ ràng đã có sự cổ võ của chính quyền trong ba đại chiến lược gồm có bành trướng về phía Tây, tràn lấn về phương Nam, kiện toàn phòng thủ về phương Đông
Ở hướng Tây Trung Hoa đang tìm cách xâm nhập vùng Trung Á (central Asia ) khởi từ thống trị kinh tế tới đô hộ quân sự .
Khu Trung Á gồm những quốc gia như :
1/ Kazakhstan 2/ Kyrgyzstan. 3/ Tajikistan 4/ Turkmenistan.5 Uzbekistan.