Mỹ Việt
Những Duyên và Nghiệp
Tháng 5 năm 1803 thuyền trưởng Hoa Kỳ Geremiah-Briggs trên chiến thuyền Fames bỏ neo tại vịnh Touron (Đà Nẵng) được coi như cuộc tiếp cận đầu tiên của tân quốc gia Hoa Kỳ với xứ Cochinchina ( vương quốc Việt Nam).
Briggs đến Việt Nam vào giai đoạn chót của cuộc nội chiến kéo dài gần 100 năm, vào lúc mà Nguyễn Ánh tái chiếm vùng đất tổ Phú Xuân mới được vài tháng.
Như một duyên lành trong mối giao tình giữa hai quốc gia, Briggs được Nhà vua đón nhận niềm nở nhưng khi nhìn những sỹ quan Pháp đang điều khiển chiến thuyền của nhà vua, thuyền trưởng liên tưởng ngay đến hiệp định Versaille (giữa Louis 16 và Bá Đa Lộc) và không khỏi chạnh lòng ghen tức với tư thế của người Pháp mà theo ông “họ chỉ mới làm chủ hải cảng này chừng 6 tháng.
Hiệp định này khong được Pháp thi hành và Gia Long không thừa nhận nhưng có ghi việc nhường hải cảng Đà Nẵng cho nguời Pháp
Său Geremiah-Briggs, 16 năm său, 1819, lúc Minh Mạng mới lên ngôi một vài thương thuyền của Hoa Kỳ từng lướt qua những hải cảng của Việt Nam nhưng dấu ấn sâu đâm nhất trong cảm quan của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là chuyến thăm dò lâu dài nhưng tràn đầy thất vọng trong cái nhìn của White về Việt Nam. Một xứ sở mà theo Whites có dư thừa tiềm năng để phát triển nhưng bị thống trị bởi một chính quyền phân tán uy quyền, chia rẽ, thủ cựu, tham nhũng lộng hành lại vương quyền lại được duy trì như một tập tục, một thứ thuốc an thần ban phát cho mọi thế lực để tạm ổn định tân chế độ
Những nhận xét chua cay của
Whites hiển nhiên không phải là cái nhìn mang tính cao ngạo quen thuộc của đám thực dân đối với những vùng đất bên
ngoài Âu Châu mà họ cho là còn bán khai, mọi rợ. Ghi nhận của Whites trái lại,
rất trung thực dù mang nhiều cảm tính qua những quan hệ không may của cá nhân
đương sự với đám quan chức Việt
Tuy nhiên, cũng không thể trách được vì đó là là sự thiếu hiểu biết của một ông trung uý Hải quân về những yếu tố địa dư chính trị (geopolitic) và nhân văn nơi vùng đất mà ông tới viếng thăm.
Nói khác đi,Whites không có cái nhìn bình tĩnh, khách quan cũa những học giả hay chính trị gia người Anh như John Barrow hay Crawfurd hoặc những linh mục Công giáo từng bám trụ trên đất Việt Nam trong nhiều năm nên những nhận xét của Whites tuy trung thực nhưng lạc lõng vì không được đặt trong cái “nội dung” của một cuộc nội chiến tàn độc kéo dài quá lâu mà hậu chấn của nó khiến lòng người phân tán, mất tin tưởng ở tương lai. Tiếp theo đó là giai đoạn quá độ, kiêu binh của thời hậu chiến trong giới cầm quyền quân sự và thế lực vươn lên của đám quan văn đang củng cố thế lực quanh triều đình Huế xuốt 10 năm đầu của tiều đại Minh Mạng.
Cung cách hành xử co cụm về đối ngoại của triều đình Minh Mang tạo thành một nền nếp cho những triều đại kế tiếp và càng ngày càng cố chấp thụ cựu hơn với kết quả là đẩy đất nước vào vòng nô lệ của thực dân Pháp.
Tuy nhiên, những ghi nhận “thô” của Whites, hay những ghi nhận “khách quan tuyệt đối” của những nhà ngoại giao như Barrow hoạc Crawfurd vẫn vô cùng quý giá vì đó là những ghi nhận trực diện và chi ly về một giai đoạn lịch sử, về một số nhân vật lịch sử mà ngay trong dòng sử Việt cũng chỉ được nói tới mơ hồ hay tổng quát do những hạn chế nghiêm ngặt đối với sử gia Á Châu duới một chế độ quân chủ, độc tài, toàn trị trong đó một câu nói vô tình, một ghi nhận trung thực có thể trả giá bằng tính mạng.
Các sử gia Việt Nam thời trước, thường không viết nhiều về thời đại mà họ đang sống, nếu có viết thì cũng chỉ ghi những điều tốt, ghi nhận vòng vo những sai lầm, tìm cách biện minh để gở tôi cho chủ vì thế, những mảnh lịch sử về cá nhân những nhân vật lãnh đạo, những gương mặt kiệt xuất của thời đại thường lẫn vào dã sử khiến thế hệ său có thể tin hoặc không tin giữa huyền thoại, tâng bốc hoặc bôi bác những đối tương lịch sử.
Đối với Minh Mạng thì Lê Văn duyệt là một “Quyền yểm” nhưng với John White thì Lê Văn Duyệt có một phong thái uy nghi lẫm liệt, có tính tò mò ham hiểu biết, cố đầu óc phóng khoáng luôn luôn muốn trao đổi kiến thức và cũng có một kiến thức rộng rãi.
Ghi nhận của những người ngoại quốc, những học giả, thường rất chính sác và sống động ngay cả những nhà tu Công Giáo tuy thù ghét Minh Mạng và lo sợ cho tương lai của đạo giáo cũng không thấy có những chi tiết mang tính bôi bác nhà vua, cùng lắm là bôi bác với nhãn hiệu : “ông hoàng tử đen đủi”
Qua John Barrow, người ta được biết những chi tiết kỳ lạ không được ghi trong chính sử hay dã sử thí dụ như việc “thủ tiêu giả vương” Phạm Công Trị”.
Chuyện sát nhân diệt khẩu này có thưc hay không.? Cho đến nay chính sự hay dã sử Việt Nam không hề đề cập tới nhưng để tin được điều này, có thể đặt ngược lại câu hỏi là có lý do gì, Barrow, một học giả với cái truyền thống ghi chép sự thật rất khoa học của người Anh có thể hốt nhiên bịa đặt ra chuyện này.
Hơn nữa, tại sao không đặt câu hỏi là său vụ đi sứ thành công huy hoàng, vai trò của giả vương tan biến đi không hề được nhắc lại trong bất cứ biến cố chính trị hay quân sự nào của triều đại Quang Trung.
Phải chăng cả hai phía Việt Nam và Trung Hoa đều biết sự thật vụ giả vương nhưng cả hai phía đều giả mù sa mưa để bảo vệ những quyền lợi, những thực tế chính trị và sỹ diện tương ứng ở hai phía, miễn là sự thật phải được chôn chặt dưới đáy mồ.
Phía Trung Hoa ngụy tạo và trình diễn thảm bại của thiên triều thành một chiến thắng vì vở kịch này đưa lại kết quả chung cuộc có lợi cho cả hai phía.
Trung Hoa vẫn duy trì, bình định được một chư hầu lớn hơn cả lãnh thổ của vua Lê, vượt qua đèo Ngang và sông Gianh tới tận Hà Tiên đấy là chưa kể với triển vọng thế lực quân sự dũng mãnh của Quang Trung, cái chư hầu mới của Càn Long tương lai còn lan tới cả vùng đất Vạn Tượng hay Cam Bốt. Dù có vươn lớn thì vẫn là chư hầu.
Là một nhà cai trị khôn ngoan, một chiến lược gia lỗi lạc Càn Long dư biết điều này vì ngay trong biểu chương cầu hoà Quang Trung đã minh sác điều này khi nói rằng tổ phụ của ông từ chín thế hệ qua đã cai trị vùng Quảng Nam đối nghịch với Annam của vua Lê.
Phía Quang Trung thì có được sự yên tâm, tạm yên vì có sự thừa nhân của phương Bắc để lo giải quyết nhưng khó khăn khẩn cấp như chia rẽ nội bộ, chính yếu là đối phó với thế lực đang lên của Nguyễn Anh
Sự dàn xếp vì thế tốt đẹp cho cả hai phía nhưng điều quan trọng là nhân chứng vật chứng phải bị thủ tiêu.
Cũng qua John Barrow, người ta được nhìn nhân dạng đích thực của Nguyễn Ánh, một Nguyễn Ánh bằng sương bằng thịt uy dũng trên chiến trường, một cấp chỉ huy khôn khéo được lòng thuộc cấp, một người con hiếu, một người chồng chung thuỷ, một lãnh tụ thức khuya giậy sớm, để mắt trông coi mọi việc, bữa cơm thanh đạm với cá khô.
Những chi tiết này bổ sung mặt thứ hai của Gia Long, về cuộc trả thù tàn bạo với Tây Sơn, tính đa nghi tuyệt đối khiến ông sãn sàng triệt hạ mọi người dù là công thân từng phải di ăn cướp để nuôi mình như Nguyễn Văn Thành.
Một trong những tiết lộ
quan trọng nhất của Barrow là toàn văn bản hiệp ước Versaille một tài liệu
không được lưu giữ và không được nói đến rõ ràng trong sử Việt
Bản hiệp uớc này là “tài sản riêng” của ông cố đạo đầy tham vọng Bá Da Lộc, được ông mang theo xuống đáy mồ.
Cũng qua Barow người ta được biết câu chuyện “bà mệnh phụ thành Vienne “ người đã làm tan vỡ bản hiệp định này để tránh cho Việt Nam không bị rơi ngay vào vòng nô lệ của thực dân Pháp.
Phía người Anh xuốt hai thế kỷ 17 &18 vẫn không ngừng nhòm ngó khắp nơi để bành trướng đế quốc của mình.
Là vua trên mặt biển, chiến thuyền Anh Quốc tung hoàng trên bốn đại dương không đối thủ và một khi họ nhòm ngó và một vùng đất nào thì nơi đó khó lòng thoát khỏi móng vuốt của họ.
Ơ Việt Mam va chạm đầu tiên với đế quốc Anh là việc chiếm cứ đảo Côn Sơn để biến thành một căn cứ thương mại trên con đuờng mở vào thị truờng Trung Hoa.
Nhờ sự khôn khéo, Chúa
Nguyễn đã lấy lại được mảnh đất này cho Việt
It nhất thì Côn Sơn sẽ thành một hòn đảo trấn át bán đảo Đông Dương tương tự như hòn đảo Malvinas ở Á Căn Đình cách xa chính quốc cả một đại dương vậy mà người Anh đã chiếm cứ làm đầu cầu mở vào đại lục Nam Mỹ , đổi tên thàn Faulkland và cố giữ tới ngày nay.
Barrow, con mắt soi mói của thực dân Anh trong giai đọan chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh cho thấy tiềm lực quân sự của Việt Nam trong cái đà phóng của chiến tranh không phải là thổ dân bán khai trên những hải đảo hoang dã mà là một thế lực quân sự khó bị áp đảo, rất khó nuốt dù Tây Sơn hay Nguyễn Ánh.
Barrow tới Việt Nam trong thời nội chiến, người Anh thứ nhì tới Việt Nam là Crawfurd năm 1821 vào giai đoạn khởi đầu của triều đại Minh Mạng (1820-1841)
Giai đoạn này cái khí thế
và thực lực quân sự của Việt
Thái độ của triều đình Huế là cố gắng hoà nhã với người ngọai quốc nhưng tìm mọi lý do để né tránh việc tiếp cận, giao tiệp.
Thái độ co cụm để phòng thủ thụ động này là mở đầu cho một tiền lệ bế quan toạ cảng càng ngày càng trở nên chặt chẽ, ngoan cố hơn trong những triều đại kế tiếp của Thiệu Trị và Tự Đức trong lúc bộ máy quân sự của Việt Nam cũng rỉ sét đần như những khẩu thần công (niềm hãnh diện của Gia Long) đang phơi mưa nắng trong cái thành quách kiên cố ở Huế.
Crawfurd ghi nhận kỷ luật
và sức mạnh của quân đội Việt
Cái quan niệm thủ thành
Mặt khác thì đế quốc Anh giai đọan này đã quá lớn để có thể quản trị hữu hiệu và có lợi nên việc chiếm cứ Việt Nam không phải là ưu tiên hàng đầu nhưng điều mà người Anh e ngại nhất là việc người Pháp sẽ chiếm lãnh khu vực này.
Dưới dạng bảo hộ được gọi là “Britist Raj “ từ 1819 người Anh đã kiểm soát được Sigapore, cái cổ họng trên hải trình Âu Á nhưng họ vẫn không yên tâm vì cho rằng nếu người Pháp kiểm soát được khu vực duyên hải Việt Nam thì họ có thể gây trợ ngại lớn cho hạm đội Anh trong việc khai thác cái thị trường khổng lồ và đầy hấp dẫn là đại lục Trung Hoa.(thuyền bè phải đi sát về phía bờ biển Việt Nam tránh đá ngầm Hoàng Sa)
Người Anh cũng biết rất rõ về cái hiệp ước Versaille không được thi hành giữa Pháp và Việt Nam nhưng trong cái thời đại gọi là “ngoại giao tầu chiến” thì cái hiệp định này sẽ là cái cớ tiên khởi để người Pháp tái xâm nhập vùng Cochinchina.
Phải tìm một cách nào đó
khống chế Việt
“Anh quốc, cần vươn móng vuốt của mình để nắm giữ hết mọi cứ điểm quan trọng vì chúng sẽ đóng góp cho những giá trị tinh thần, đầu óc kỹ kỹ thuật và mạo hiểm của nước Anh.
Kết luận một cách trắng trợn, Barrow cho rằng:
“Ngoài vấn đề an ninh, việc nước Anh chiếm hữu Turon và sát nhập và đế quốc Anh sẽ cho phép hạm đội Anh xử dụng hải cảng này trong việc thương mại với Trung Hoa.
Mặt khác, nếu khu vực này rơi vào tay một đối thủ tích cực trong lãnh vực thương mại, họ sẽ tạo cho nước Anh nhiều phiền phức.
Nếu có một hải cảng an toàn nơi mà nước uống và mọi thứ tiếp liệu tươi có thể mua ở địa phương thì nó sẽ đóng góp nhiều lợi tích cho các hoạt động thương mại từ Ấn Độ. Đây là những điều không thể coi nhẹ” .Tóm lại, giữa cao trào thực dân thế kỷ 17-18, Việt Nam dưới thời Minh Mạng, tưởng có thể yên ổn trong hang động của mình nhưng con mắt cú vọ của đám thực đân Anh Pháp không lúc nào rời khỏi mảnh đất mang tính chiến lược này.
Phía người Anh, con đường dự trù để mở vào Trung Hoa său khi chiếm Miến Điện cho thấy không thuận lợi vì quá hiểm trở, Việt Nam với những hải cảng và một khí hậu mà người Anh cho là “tuyệt vời” là một miếng mồi quá hấp dẫn.
Phía người Pháp với cái vốn đầu tư của ông cố Ba đa Lộc và cái nền móng Kyto gíáo được hàng trăm ông cố đạo vun bồi qua nhiều năm từ Nam Hà tới Bắc Hà hiển nhiên cũng không thể quên được mảnh đất Annam mà họ đã tốn nhiều công đầu tư.
Trước những con thú dữ đang dình mồi này, chỉ còn một quốc gia duy nhất quyết tâm không hùa theo tham vọng của thực dân, đó là cái quốc gia non yểu mới ra đời mà vào lúc Minh Mạng lên ngôi tuổi đời mới được 43 năm. Nước Mỹ hiệp chủng với một tiềm năng của cả một đại lục trinh nguyên và tinh hoa của những con người cùng khổ vượt thoát áp bức, bóc lột, chiến tranh từ Âu Châu, đã vươn vai lớn mạnh như một phép mầu.
Không nên quên là Hoa Kỳ lúc mới thu hồi độc lập tháng 7-1776 không phải là Hoa Kỳ của thế kỷ 20 ràng buộc trong những tham vọng và nghĩa vụ phức tạp để duy trì tư thế minh chủ thế giới său hai cuộc đại chiến khi mà kỹ nghệ võ khí tân tiến có thể đưa nhân loại tới tận diệt.
Hoa Kỳ ở sinh nhật thức 43
lúc tiếp súc với Việt
Thoát thân từ một thuộc địa của người Anh, những con người khốn cùng muốn quên đi cái lục Âu Châu đầy áp bức của những vua chúa, quý tộc mà họ gọi là Cựu thế giới.
Cái quốc gia gọi là Hiệp
Chủng quốc Mỹ Châu là một Tân Thế Giới (a new world) trong
những năm đầu lập quốc đã mang cái tinh thần lương thiện, ngay thẳng và hồn
nhiên đó đến một Việt Nam già nua, oằn oại cả thế kỷ trong chiến tranh, dắm
chìm trong thù hận, nghi kỵ nên hai phía đã không thể xáp lại gần nhau mặc dù
thái độ của triều đình Việt Nam tuy e dè nhưng không chống đối việc tiếp cận của
Hoa Kỳ trên phương diện thương mại. Ngược lại Hoa kỳ cũng muốn xáp lại gần Á Châu để cạnh tranh với đám thực dân.Thuyền bè Hoa Kỳ đến Việt
Chỉ mới 43 năm độc lập nhưng với quyết tâm và trí tuệ của những con người quyết liệt muốn sống còn trên một mảnh đầt mênh mông tràn ngập tải nguyên như thời tiền sử, Hoa kỳ mau chóng trở thành một cường quốc kỹ nghệ và quân sự.
Như khuynh hướng ngó về cố quận của những người di dân, mọi hoạt động trao đội mậu dịch cuả Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu chỉ chú mục nhiều tới Âu Châu hơn là khu vực Thái Bình Duơng.
Phải đợi său nhiều vận động của Edmund Robert và John Shillaber Hoa Kỳ mới thấy cần phải “chuyển trục về Á Châu Thái Bình Dương” là một khu vực từ trước vẫn là địa bàn tung hoành không đối thủ của đám thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan său đó là Anh, Pháp.
Tại khu vực này, Hoa Kỳ không có thuộc địa và không có quan hệ ngoại giao hay thực lực quân sự nên không những bị lép vế thua thiệt trên thương trường nhất là ở những khu vực đã bị thuộc địa hoá mà đôi khi còn bị đàn áp, khủng bố .
Său nhiều khuyến cáo của John Shillaber, sứ thần chính thức và đầu tiên của Hoa Kỳ Edmund Roberts được gửi tới khu vực Nam Thái Bình Dương trong gia đoạn chuyển trục này dù đã thành công trong việc thiết lập thương ước với một vài quốc gia trong vùng nhưng khi tới Việt Nam đành chịu thất bại.
Chuyến thất bại đầu tiên này là do lỗi cả hai phía mặc dù cả hai phía như đều hối tiếc đã để mối quan hệ đi đến thất bại. Phía Việt cũng như phía Hoa Kỳ.
Tạp chí The Saturday Review năm 1883 ghi nhận Minh Mạng theo lời trăn chối của tiên đế Gia Long rất e ngại người Pháp. Trong giờ phút trước khi lâm chung, Gia Long đã vời hoàng tử Đảm tới bên giường bệnh, để trăn trối cái khẩu quyết cuối cùng trước khi giao trọng trách gánh vác cơ đồ nhà Nguyễn:
“Hoàng nhi hãy yêu nước Pháp và người Pháp nhưng đừng để một tấc đất nào của giang sơn này rơi vào tay người Pháp.”....
Lo ngại người Pháp, lo sợ sự áp đảo của những võ quan uy lực thân người Pháp và Tây Phương nhưng ở một mặt khác Minh Mạng cũng biết sợ sức mạnh của Tây Phuơng “vì thuyền của họ chạy rất mau”, nhất là với thực dân Anh mà sự bành truớng của đế quốc này đang lan rộng từ Ấn Độ qua, Miến Điện, quần đảo East Indies vốn là những điều không xa lạ gì với triều đình Việt Nam.
Minh Mạng thật ra trong thâm ý cũng muốn kết thân với người Anh như một đối trọng với người Pháp vì cuộc chiến dành đất giữa Anh và Pháp ở Ấn Dộ cũng là điều mà mọi người ở Việt Nam đêu biết .
Phái đoàn Anh của Crawfurd khi tới Huế cũng từng bị các quan đặt câu hỏi về cuộc tranh giành giữa Anh và Pháp.
Tuy nhiên sự nghi kỵ, đề
phòng Tây Phương vẫn thường trực có trong trí óc triều đình Việt
Cái tâm lý chung của triều đình Việt
Ngay cả đại thần Lý Văn Phức người từng công du ngoại quốc từ Trung Hoa tới Phi Lụat Tân, Singapore cũng tìm cách bịt mắt Minh Mạng với một sớ trình rất vô lý :
:Ngoại nhân cho biết mục đích của họ là thiết lập một quan hệ thương mại tốt đẹp với nước ta.
Lời lẽ của họ biểu lộ sự kính trọng và lịch lãm tuy nhiên khi phiên dịch lá quốc thư cho thấy có nhiều điểm không hợp lý nên triều đình đã quyết định như sau:
Xét thấy không cần thiết, không cần tiến dẫn bức thư tới Hoàng thượng. “
Tâm lý “bằng mặt không bằng lòng” như đã thấy thể hiện trong việc đón tiếp các chiến thuyền ngoại quốc với những yến tiệc hàng trăm món và quà tăng do hoàng thượng thù tạc, mặt khác là phòng thủ thụ động qua việc tìm cách phô trương lực lượng với những thành luỹ kiên cố, những kho súng nhưng đồng thời tìm cách để từ chối giao thiệp qua việc ép đặt những thủ tục ngoại giao khó khăn, những cuộc tranh luận đấu trí để chứng tỏ mình là người tài trí, có văn hoá.
Cung cách đấu trí lỗi thời
như khi những sứ thần Việt
Phía Hoa Kỳ, với tinh thần thực tiễn không cho họ
hiểu như vậy nên chỉ quan niệm thái độ của triều đình Việt
Riêng Minh Mạng rõ ràng không chống đối việc tiếp phái đoàn Hoa Kỳ khi nhà vua nói:
“Vượt qua những đại dương cách xa hàng vạn dặm phát khởi về lòng ngưỡng mộ uy lực và đức hạnh của triều đình, họ đã tới đây. Nếu chúng ta quyết liệt cắt đứt mọi liên hệ với họ thì chúng ta sẽ tỏ cho họ thấy là triều đình thiếu sự rộng lượng và thiện trí”.
Vì thế ngay khi phái bộ Roberts đã bỏ đi Minh Mang đã cho người khẩn cấp liên lạc nhưng đã muộn,
Phía Hoa Kỳ như cũng thấy thất bại là lỗi của chính họ vì không đủ khôn khéo ngoại giao theo cung cách Á Châu nhất là cái cung cách giao thiệp quá mới lạ khó hiểu với ViệtNgay cái ý niệm dân bầu một ông tổng thống cai trị một nước còn mang theo một niềm đe doạ nguy hiểm với một đế chế.
Vua là thiên tử, con của thượng đế, ông trời, việc họ lên nắm quyền dù là một biến cố chính trị nhưng phải được quan niệm là một sứ mạng thiêng liêng, một thiên mệnh.
Cuộc cách mạng Pháp 1769 đã làm nhiều ông hoàng Đông Phương , ngay cả Gia Long cũng lo sợ. Nhận xét này đã được những linh mục ghi nhận.
Khi Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh về đến Vũng Tầu ngày 28-7-1789, cuộc cách mạng Pháp cũng vừa bùng nổ. Tình thế Âu Châu và nước Pháp đã hoàn toàn biến đổi. Với bản tuyên ngôn nhân quyền, lần đầu tiên nhân loại được nghe nói đến quyền làm người trong bình đẳng và tình huynh đệ. Cái chấn động của cuộc cách mạng này làm rung chuyển những nền đế chế Âu Châu, đưa đến một cuộc chiến tranh hậu cách mạng giữa phe bảo hoàng của các quốc gia lân cận và phe cách mạng Pháp.
Có lẽ chính bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận thấy cung cách tiếp cận của Roberts là thiếu uyển chuyển nên mới có cuộc tiếp xúc lần thứ hai trong bộ ngoại giao đã nhấn mạnh với đại sứ Roberts:
Ông cần tự điều để chỉnh thích nghi với “phong tục và cách suy tư “ của những quốc gia liên hệ “bất kể những phong tục này phi lý đến chừng nào.”
Với chỉ thị cho phép uyển chuyển và mềm dẻo này, nổ lực lần thư hai có nhiều triển vọng sẽ thành công nhưng như một định mệnh, ngay khi tới Việt Nam trong chuyến công du lần thứ hai này, đại sứ Robers lâm trọng bệnh và đang hấp hối.
Cuộc thảo lận diễn hoảng hốt ra giữa hai thế giới xa lạ không thông hiểu ngôn ngữ văn hoá của nhau, ngăn cách bởi thiên kiến và nghi ngờ, với một ông đại sứ đang hấp hối, phía kia là những ông quan thủ cựu cố chấp tự cho rằng những trò đấu trí miệng lưỡi làm khó đối tượng dược coi là một chiến thắng.
Dù vậy, phía Hoa Kỳ, những nỗ lực đả thông tất nhiên sẽ còn phải tiếp diễn vì đó là một nhu cầu mở vào thị trường Á Châu để tranh thủ cái thị trường hấp đãn này với phe thực đân như sẽ thấy trong sứ mạng của sứ thần Balestier său này.
Rất không may là hai sứ thầm Hoa Kỹ đã đén việt Nam său vụ thuyền trưởng Jack Điên vô cớ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, bắn phá và đổ bộ vào Đà Nẵng .Bién cố náy đã vô hiệu hoá mọi nỗ lực său này của Hoa Kỳ trong việc đả thông với Việt Nam.
Lòng nghi kỵ Tây Phương, bọn mọi rợ mắt xanh mũi lõ ăn sâu trong trí óc những nhà lãnh đạo Đông Phương trở thành cụ thể hơn bao giờ hết.
Său vụ Mad Jack, cánh cửa và vương quốc Việt Nam đóng chặt với người Tây Phương cho đến lúc thực dân Pháp phá cửa xông vào để áp đặt cái gông nô lệ lên cổ người Việt trong vụ tấn công 7 ngày vào vịnh Đà Nẵng của liên quân Pháp- Tây Ban Nha giữa lúc Vua Tự Đức đang hấp hối.
Chỉ mới 63 năm qua từ cuối đời Gia Long, những trận hải chiến long trời lở đất, tiếng súng thần công gầm thét, những hạm đội uy nghi của Thần Sách Tả Quân Lê văn Duyệt như sự mô tả của thuyền trưởng White, chỉ còn là những bóng ma dĩ vãng, trong lúc hạm đội Pháp Tây chỉ vói một hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà nẵng(con tiep)