0913_logo_copy

yếu tố “không” (Sùnnyatà) trong toán học và khoa học ...Cổng vào chân không luôn rộng mở ...... nhưng khó vào !!!Bài 3 dong duy

Friday, February 5, 201612:00 AM(View: 62163)
Cổng vào chân không luôn rộng mở
...... nhưng khó vào !!!
Dong Duy Hoang Kiem Nam

Trong các tôn giáo thì đạo Phật nói nhiều về yếu tố “không” (Sùnnyatà) . Có vẻ như mọi kinh điển Phật gíao đều quy về sự luận bàn cái yếu tố “không” (Sùnnyatà) và dùng ý niệm không này để giải thích cái luận điểm chính trong thuyết nhân duyên của đạo Phật theo đó, mọi sắc tướng đều do nhân duyên mà thị hiện nhưng phải hiểu sự thị hiện này đều Vô Thường” vì chân thể của hiện hữu vốn là chân “không”, chân như .....

Vô thường có nghĩa là các pháp hữu vi cứ theo những duyên khởi trùng trùng mà biến dịch mãi mãi thành những sắc tướng.

Nghe thuyết như vậy nhưng câu hỏi vẫn được trí óc con người đầy đối chấp đặt ra là những biến dịch trong cõi hữu vi này bắt nguồn từ đâu ?. Có một khởi đầu hay không? Khởi đầu này như thế nào. Điều gì là khởi đầu của khởi đầu. Nếu khởi đầu là do một đấng tạo hoá thì bản thể của tạo hoá như thế nào và một câu hỏi như thế lại đưa người ta lại trở về với câu hỏi ghê gớm nhất là Thượng đế ông là ai? cái gì có trước cả thượng đế. Phải chăng thượng đế chỉ là chân không và nếu như thế thì bản thể của chân không là thế nào, cái gì bên ngoài chân không.

Đây là câu trả lời của nhà bác học vật lý Stephen Hawking :

“Chắc hẳn phải có một điều gì đó đặc biệt lắm về tình trạng hay điều kiện của cái biên giới vũ trụ...và.... còn gì đặc biệt hơn là nó “không hề có biên giới.”

Không có biên giới vì nó là không.

Không hiểu tại sao trí óc con người nhất định không chịu chấp nhận là “cái không ” có thể đột nhiên, không lý do bỗng trở thành “cái có”ù vì thế, những câu hỏi cứ nối nhau trong một cái vòng lẩn quẩn như con rắn cắn đuôi mình.
Z

 

 

Cái biểu tượng con rắn cắn đuôi của chính mình có từ thời cổ Ai Cập (the (Ouroboros có nghĩa là cắn đuôi xuất hiện tại Ai cập từ 1600 năm trước Thiên chúa giáng sinh , thực ra là từ Ấn Độ, giao thoa với văn minh Ai Cập) để diễn tả cái tình trạng hỗn mang ban đầu trước khi thị hiện thành những cơ cấu có tổ chức của vũ trụ hiện hành.

 Trong Ấn Độ giáo biểu tượng hào quang quanh thần Shiva là môt con rắn cắn đuôi tượng trưng cho tính lưỡng diện của hiện hữu, đó cũng là hai lực đối nghịch, giữa hai đầu sinh và tử , giữa tạo dựng và huỷ họai, có và không.

Trong huyền thoại Ai Cập, thần rắn hay Apep (Apophis) . Apep là biểu tượng của đêm tối, hỗn loạn huỷ diệt và đối nghịch của hiện hữu . Đó là lực âm đối nghịch với lực dương là thần mặt trời Ra hay Re

Thần rắn này trong quan niệm cổ Ai Cập, có cả trước thiên địa. Tuy nhiên vị thần của sự hủy diệt này, trong mọi hình vẽ cổ Ai Cập luôn luôn bị khống chế, bị đâm chém và thua cuộc ( có lẽ nhờ đó mà hiện hữu mới nẩy sinh dù luôn luôn bị đe doạ)

2Q==

9k=
Có cả trước thiên địa vì đó chính là ý niệm về sự tuần hoàn vô thuỷ vô chung,
là sự đối sứng tuyệt đối của “KHÔNG”, là tự tánh hay nguồn gốc của hiện hữu.

Hiện hữu của vũ trụ, của con người luôn luôn có khuynh hướng quay về không, như sống và chết, như đem tối và ánh sáng, như sắc và không vì thế cái nỗ lực vô vọng nhưng bền bỉ của con người mãi mãi là sự kháng cự, khống chế cái không, biểu tượng bằng những hình vẽ con rắn bị đâm chém.

 


Con rắn vòng quanh thần Shiva cũng tượng trưng cho “tính tuần hoàn” của vũ trụ, ( không gian và thời gian). Tính tuần hoàn này thể hiện bằng môït điệu vũ của càn khôn trong đó thần Shiva tượng trưng cho sự vô biên, vô lượng, vô thủy vô chung và bất biến.
2Q==
Thần rắn uốn mình thành giấu hiệu “Vô Cực, Infini)
Q2Wo8yrz9bAAAAAElFTkSuQmCC

Ngay tại trung tâm CERN ở Thuỵ sỹ nơi có máy gia tốc hạt tử lớn nhất thế giới, người ta cũng có một tượng thần Shiva và điệu múa vũ trụ tượng trưng huỷ diệt và tái tạo .
Z


Đó cũng là biểu tượng tình trạng một hư không vô ý thức .

Vô ý thức phải chăng phải được hiểu là một tình trạng vô nhiễm, tự tại, vô phân biệt. Trong toán học là con số vô cực lớn (infinity) và vô cực nhỏ (epsilon) . Đó là những con số không thể nắm bắt được vì nó linh động , trơn chuot Phải chăng Phật cũng nói như vậy trong tâm kinh “Không và Sắc đều không có ý thức giới.”

 

Q2Wo8yrz9bAAAAAElFTkSuQmCCGreek Epsilon Symbol 系 - greek lunate epsilon
infinity epsilon
9k=
Ananta = vinh cuu= infinity


Cái ý niệm toán học về hai con số vô cực lớn và vô cực nhỏ này là những ý niệm cực kỳ quan trọng trong quá trình tìm hiểu về bản thể của “tính không” được nói tới trong triết học, khoa học và đạo giáo.

Lý do vì “chỉ có cái ý niệm thuần toàn học này mới cho người ta cái khả năng vượt khỏi mọi cản trở, mọi giới hạn , mọi ràng buộc của ngũ uẩn để tiếp cận cái “không tuyệt đối, không cả cái không” với hi vọng nhập được vào nó như những thiền sư đã “đáo bỉ ngạn”.

Chúng sinh, con người chỉ có thể đuổi theo, lại gần hơn, tiếp cận với tính không vốn được tàng chứa trong “những con số vô cùng” này nhưng không thể nắm bắt được nó một cách cụ thể vì luôn luôn có một màn vô minh mỏng manh nhưng kiên cố ngăn che. Cái màn vô minh của tâm phân biệt.

Điều nghịch lý mà ít ai để ý là chính cái tâm phân biệt này, chính cái màn vô minh đó lại giúp thể hiện thành hiện hữu, thành vũ trụ, thành sống chết , khổ đau , hạnh phúc, thành một nhân loại sinh lão bệnh tử.


Vô minh là tăm tối, u muội nhưng phải có tăm tối thì mới có ánh sáng, tăm tối, vô minh cũng nằm trong bản thể của “không” nên Phật mới nói: “không có vô minh mà cũng không có hết vô minh ”

Đọc lại thập nhị nhân duyên trong Duyên khởi luận của nhà Phật người ta thấy gì :

Từ Vô minh là sự không thể phân biệt được, “bất nhị” đã khởi động để chuyển hoá thành một chuỗi duyên sinh khác là Hành, Thức, Danh, Sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái-Hữu, Sinh và tận cùng là Lão tử để lại khởi đầu với Vô minh trong cái vòng sinh sinh hoá hoá nơi bờ bên này của giòng sông mê  không đạt được bờ bên kia của giác ngộ. Ben kia bo giac ngoâ, dao bi ngan thi thay gi...de thay cai tuong chan thaât vua vo minh

 









9k=
Thật vậy , khi chạm được vào cái không vô cùng này, khi đã xuyên xuốt qua được vô minh để sang bên kia bờ giác ngộ thì mọi thứ sẽ tan biến hết như truyền thuyết nói rằng khi đức Phật nhập niết bàn thì mọi vật đều tan biến thành thành tro bụi, tan trong cái không.

Cái khó nhất của ý niệm này là dù sống trong vô minh, trong đời thường, trong tứ diệu đế mà tâm vẫn thường trú trong không. Vì thế mới nói “sắc sắc không không “

wEwAAVwAAmwAA3wABEwARVwARmwAR3wARkhMAIlcAIpsAIt8AIxMAM1cAM5sAM98ANBGDAERXAESbAETfAEUTAFVXAFWbAFXfAFYRgwBmVwBmmwBm3wBnEwB3VwB3mwB33wB4EXMAiFcAiJsAiN8AiRMAmVcAmZsAmd8AkRoTAKpXAKqbAKrfAKsZB2AgIAOw==

Người Ấn độ , bẩm sinh rất có khiếu về toán học và ngay như đức Phật Thích Ca có thể cũng là một nhà toán học siêu việt đã thấy được cái “bí số huyền nhiệm” của vũ trụ qua ngả toán học thần tuý hiện ra quá đơn giản trong trí óc ngài nhưng ở thời đó, không thể diễn đạt những ý niệm trừu tượng tuyệt đối này cho quần chúng.

Kết quả là Phật đã phải sức phương tiện qua những thí dụ hữu hạn, bị giới hạn trong đời thường để kết nối cái ý niệm rằng nhân loại ơi, chúng sinh ơi, cái có nằm trong cái không, cái có là cái không, bản thể chân thật của cái có vốn là không : “sắc tức thị không”.


Những thí dụ này được ghi lại qua sự ghi chép chăm chỉ của đại đệ tử Anan, biến thành rất nhiều kinh sách, său đó đã được luận giải trong nhiều ngàn năm, qua nhiều vị cao tăng hay những học giả khiến càng ngày càng phức tạp, huyễn hoăïc càng làm đời său chìm sâu hơn trong biển mê cuồng của đối chấp...... gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!. Làm sao qua được bến mê ?!.

 

Thật vậy, ngay từ thượng cổ người đã có ý niệm rằng “bản thể của hiện hữu” vốn vô thuỷ vô chung, toàn thiện, toàn diện, liên tục. Những ý niệm này nói ngắn lại chẳng qua chỉ là để nói về cái tính không của hiện hữu. Nói đơn giản và thu gọn hơn, là con người như mọi chúng sinh, có sống có chết (the mortal) nhưng sống hay chết là một dòng sông liên tục chẩy, như câu nói “chúng ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông ”, sống và chết đan chẩy vào nhau từng sát na vì thế Phật nói :” không có gìa chết mà cũng không có hết già chết” . (câu nói này sẽ rõ ràng hơn khi khảo luận về đạo luật thứ hai về nhiệt động học “Entropy” , the second thermodynamic law)

Hai trạng thái này không thể phân biệt vì sát cạnh nhau, nói khác đi sống cùng một thể với chết. Tử sinh đồng nhất thể. Sống một giây là chết đi một giây và cũng là bước vào một đời mới. Vì đồng nhất thể nên chết đi một giây cũng là tái sinh, sáng tạo ra một giây mới. Bỏ được sự phân biệt này thì sẽ như những Bồ tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã mà có được : “ Tâm không còn chướng ngại, nên không còn sợ hãi, xa lìa được các điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn”.

Niết bàn không phải là thiên đàng đầy hoa lá, ngọc lưu ly, mã não , tiên nữ dâng đào tiên mà là ngay phút này, ngay ở đây, trong một thân tâm an lạc của cõi tịnh độ, không còn sợ mất còn, để buông theo dòng biến dịch của lẽ vô thường, đến đi , còn mất, có, không.

Diều đáng nói là tính chất của cái “Không” được thị hiện và được con người ý thức hay nhận biết lại là nhờ sự hiện hữu của vũ trụ hiện hành.
... : Study confirms that Lebanon is indeed the centre of the universe

Nói khác đi cái mà con người thấy được cảm được nhờ ngũ uẩn (Sắc , Thọ , Tưởng , Hành, Thức) chính là sự thị hiện của tính không (manifestation of the nothingness)

Thế nhưng ngay nhận thức về thực tại của vũ trụ quanh mình cũng đồng thời cũng làm nẩy sinh ý niệm nhị nguyên với sự phân biệt cái ta và cái ngoài ta, giữa tiểu ngã là cái tôi và đại ngã vốn là Không.

Tôi thấy cái ngoài tôi thì đồng thời cũng làm cái tôi từ hư vô nẩy sinh thành hiện hữu. Nếu không có ngũ quan, cái tôi không sẽ không thấy được cái ngoài tôi thì chính cái tôi cũng ngừng hiện hữu, hoặc nó chỉ hiện hữu “tương đối” khi được quan sát bởi một cái gì đó ngoài tôi.


Có truyện kể rằng : “ ngày xưa có một ông tên là Ông Hỗn Độn, sinh ra không mắt không tai không mũi, không lưỡi. Có người thương tình đục cho ông ngũ quan “thọ tưởng hành thức”, nhưng khi có ngũ quan thì ông ấy chết tức thời.

Ông hỗn độn này không hề biết là ông ấy hiện hữu, vì cội nguồn ông ấy là không, và khi biết mình hiện hữu, khi nhận thức về cái ngoài ta, thì ông ấy đã nhập ngay vào vòng sinh tử nên vội quay về ngay bản thể cốt tuỷ là “không”

Cái tính vô thuỷ vô chung của tính không cũng được coi là biểu tượng của ý niệm về Âm Dương như trong hình bát quái của học thuật Đông Phương hoặc bánh xe luân hồi trong đạo Phật, hai yếu tố chính âm và dương đuổi bắt nhau trong môït đối sứng tuyệt đối (absolute symetry), liên tục và bất tận.

Hãy tưởng tượng cụ thể như một quả cầu tròn tuyệt đối không tì vết, mất cứ một điểm nào trên trái cầu này đều giống hệt nhau về mọi phía. Phá vơ sự đối sứng tuyệt dối này bằng cách chấm một chấm thì không trở thành có và điển khởi đầu cũng là điểm kết thúc.

Trong đồ hình bát quái, hai chấm nhỏ trong phần âm hay dương gọi là thiếu âm và thiếu dương như muốn nói bản thể của cái này đã có trong cái kia, trong dương có âm trong âm có dương và cuộc đuổi bắt giữa hai yếu tố âm dương là cái lý tối thượng của vũ trụ.
2Q==

Bát quái đồ

Đó là cuộc tranh thủ giữa thần rắn Apep và thầm nặt trời Ra trong thần thoại Ai Cập, cũng là Thái cực, khi mà âm dương hỗn mang său đó mới phân thành lưỡng nghi âm dương, tức là bắt đầu phá vỡ sự đối sứng tuyệât đối của tính không
 
Biểu tượng con rắn cắn đuôi không chỉ là một suy tưởng triết lý huyễn hoặc từ cổ xưa về sự khởi đầu của hiện hữu, của vũ trụ mà ngày nay còn được thể hiện ngay cả trong những lý thuyết khoa học hiện đại vô cùng huyễn hoặc để cố giải thích về “sự hình thành cái có từ cái không”. Đó là môït lý thuyết gọi là “Pelastration” hay lý thuyết ống lớn Big tube.
9k=


Đây là một lý thuyết cực kỳ phức tạp đầy sự huyền bí với trí tuệ người thường, cũng là một lý thuyết chưa được kiểm chứng, do đó, chỉ được nêu lên ngắn gọn, sơ sài ở đây như môt minh hoạ về khát khao muôn thủa của con người trong con đường truy tầm sự nẩy sinh cái có từ cái không.

“Nhà thơ là những chuyến tầu xa”

“Mọi người đều tới trễ sân ga”


Ông triết gia thi sỹ Phạm Công Thiện nói thế. Khoa học gia, triết gia, cũng là những chuyến tầu xa và những viễn kiến của họ khi đưa ra những tư tưởng hay lý thuyết khoa thuờng bỏ xa thời đại, bỏ chúng ta ngơ ngác ở sân ga, dù đôi khi, chính họ còn bị con người nhạo báng , hãm hại, vu cáo. Chúa chẳng từng nói “tiên tri là những người thường bị chó sói ăn thịt hay đồng bọn hãm hại” . Copernicus, Đức Phật, Chúa Jesu, Einstein, Schoodinger, Hawking đều là những người cô đơn trước khi thiên hạ hiểu được họ.

Theo Einstein thì không gian và thời gian không cứng nhắc, bất biến mà là một “cái gì đó” có chất lượng liên tục nên có thể uốn nắn mà không thể bể vỡ . Không gian có chất lượng vì “chân không diệu hữu” gồm chứa vô vàn , a tăng kỳ vũ trụ.

5 Reasons We May Live in a Multiverse
nhung vu tru dan vao nhau

Khoa học hiện nay cho rằng vũ trụ hiện hành tràn ngập trong một thứ năng lượng cực lớn gọi là năng lượng đen “dark energy”...đó là năng lượng của vũ trụ ...nói rõ hơn là năng lượng của “không” (energy of the vacuum). Năng luợng này là lực nẩy sinh từ lúc tiếng nổ bùng big bang, từ nguyên thủy sát na đầu tiên khởi động không gian, thời gian , vẫn miêt mài đẩy vũ trụ của chúng ta tiếp tục bành trướng.

Nhừng con số tính toán được về năng lượng đen tràn ngập trong vũ trụ làm bể óc những khoa học và toàn học gia vì nó lớn quá, lớn vô tận thí dụ lớn hơn hơn ngàn ngàn ngàn ngàn ngàn ngàn ngàn tỷ....tổng số những nguyên tử trong vũ trụ.

Cái ống (the big tube) trong lý thuyết “Pelastration” (tượng hình một ống cao su hay một con rắn) có lẽ cũng tương tự như ý niệm mềm dẻo của tổ hợp “không thời gian”.

 Những cái ống trong thuyết Pelastration chỉ như một “màng vô hình” co dãn được. Một cái ống làm bằng Không” ( như sự mô tả không thời gian của Einstein).

Cái ống lớn (the big tube) cũng chính là môt trong những chiều của không gian và vũ trụ được tạo thành bởi môt “cái màng” do sức căng biểu diện (tensegritic).

Sức căng biểu diện là lực làm thành những giọt nước hình tròn hay làm cho một bong bóng sà phòng mỏng manh nhưng không bể vỡ.
9k=


Bong bóng sà phòng hay hạt nuớc

“Cái màng không thời gian này” ( chỉ khác với màng của bong bóng nước vì không thực sự có biên giới vật chất, chỉ là một màng của hư không ?!?!!!!) nên không thể bể vỡ , liên tục không đứt đoạn do đó có thể dãn nở vô tận.

Những ống làm bởi cái màng "không thời gian" này (bản thể chỉ là hai lực âm dương) có thể đâm thọc vào nhau ??!!, tự đan xoáy, thắt nút để rồi tự tạo thành những lớp (layer).

(Thật là quá khó hiểu nếu chưa bắt được ý niệm về tập hợp “không thời gian” của Einstein và ý niệm không gian đa chiều trong toán học. Ở đây xin đành cứ tạm tin như vậy, coi như một định đề toán học để dựa vào đó mà xuy nghiệm hay xuy luận. Định đề Euclide “hai đường thẳng song song không bao giờ gập nhau không hòan toàn đúng ở kích thước lớn trong toán học Reyman nhưng vẫn đúng trong đời thường . Trong toán học Reyman hai đường song song gập nhau ở vô cực )

Mỗi lớp (layer) khi Big tube đâm vào nhau, sẽ tạo thành những chiều không gian khác nhau với những cơ cấu tổ chức ở những mức độ lớn nhỏ , trong thế giới khổng đại hay tiểu vi.

Sự mô tả này có phần nào ý nghĩa khi ta liên tưởng tới sự hình thành vũ trụ hiện hành său tiếng nổ lớn Bigbang từ một lỗ đen
12__supermassive_black_hole

 (black hole).

Trong không gian có nhiều lỗ đen được phát hiện, chúng có thể nổ vỡ tạo thành những không gian đâm sọc vào nhau. Vì thế không gian của chúng ta có thể chỉ là một chỗ u nần, một lớp, một tầng, một layer trong những không gian lớn hơn chồng chéo vào nhau, tạo thành những chiều không thời gian khác nhau.

Càng khó hơn, hiểu đòi hỏi rất nhiều thể thao trí thức trong hình ảnh này nhưng cùng không nên quên rằng thuyết Big Bang về sự sinh thành của vũ trụ chúng ta đang sống đã được kiểm nghiệm là sác thực.

Trong không gian thấy được (visible space) những lỗ đen tiếp tục ăn thịt nhau, càng ngày càng lớn, lớn kinh hoàng, lớn đến độ làm chính trí óc của con người cũng trở thành trống không khi nghĩ tới. Cùng có khi hai lỗ đen bùng nổ tạo thành những không gian đâm thọc vào nhau.
colliding black holes
hai lỗ đen săp ăn thịt nhau

Mới đây người ta phát hiện được một vụ nổ tạo thành một ngôi sao tinh đẩu (supernova) ASASSN-151h thực ra chỉ là một vụ nổ vũ trụ, tạo ánh sáng lớn hơn giải ngân hà 50 lần.
wF3njgu3HG+QQAAAABJRU5ErkJggg==


Nói khác đi là 50 giải ngân hà của nhân vài hàng tỷ tử ngôi sao loại đồng loạt nổ tung ra mới bằng ánh sáng của ngôi tinh đẩu nói trên. Tất nhiên hứa hẹn không phải là độ lớn cuối cùng.

Thuyết“Pelastration” không nói rõ là bên ngoài hay giữa những cái ống này là gì nhưng ám chỉ rằng đó là “hư không” (vacuum) và cũng không định nghĩa được cái “Không” này như thế nào, từ đâu, có cái gì bên ngòai cái không này. Hawking cùng nghĩ về chuyện này và chịu thua.

Cái lý thuyết“Pelastration” hay lý thuyết ống lớn Big tube đầy bí hiểm và kỳ quái vừa nói có lẽ còn rất lâu hoặc sẽ chẳng bao giờ kiểm chứng được trong thực nghiệm nhưng nó đã được nghĩ đến vì đó là cái thắc mắc bẩm sinh của con người về cái không, quãng không, kỳ bí, đầy đe doạ, áp đảo, tràn lấp quanh chúng ta như một ngục tù không chấn song.

 Cái quãng không (vacuum) thực sự ám ảnh đe doạ loài người từ muôn thủa từ thời Aristosle với câu nói bất hủ : “Quãng không ghê sợ" và như Jean Paul Sarte nói :” Hư không ám ảnh hiện hữu”.

Suy tưởng thông thường của con người là phải có cái này mới sinh ra cái kia. Có cha rồi mới có con. Rồi người ta tiếp tục đi ngược lên để truy lùng cái khởi đầu để rồi đột nhiên kinh hoàng chạm mặt với cái “không”
Phật giáo từ chối trả lời một cách cụ thể câu hỏi về “cái khởi đầu” và cho rằng vạn hữu hay vũ trụ phát sinh không nhờ bất cứ yếu tố nào ngoài chính nó, không do một thượng đế, hoặc nói cho cùng Thượng đế chính là “Không” rồi tự tác thành một chuỗi duyên khởi.

Những duyên khởi này, nếu nghĩ theo quan niệm vật lý phải chăng chính là cái “thế năng”, là sự khả hữu (propensity) nối tiếp, xoay vần và biến đổi vô thỉ vô chung, không khởi đầu mà cũng không có kết thúc. Tất cả mọi việc, mọi sự đều tiềm ẩn trong sự khác biệt thế năng này.


Một hòn đá yên tĩnh trên tầng lầu thứ 100 có cái năng lượng chưa thể hiện khác một hòn đá ở tầng thứ 10 và cũng khác hòn đá dưới mặt đất. Cái gọi là duyên khởi vẫn ngủ yên trong những thế năng của tính không.

Thế năng của hòn đá ở lầu cao có thể làm chết người, làm bộ máy chuyển động hay thị hiện dưới vô vàn dạng thức.

Bát nhã tâm kinh ghi:

“Này xá Lợi tử, Tướng Không của các pháp, không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng không giảm.

Cho nên, trong không không có sắc, không có thọ, tưởng hành, thức, không có mắt, tai, mủi, lưỡi, thân , ý, không có sắc, thanh, hương, vị, súc, pháp, không có nhãn giới, cho đến ý thức giới, không có vô minh cũng không có cái hết vô minh, không có cái đến, không có già chết , cũng không có hết già chết, không có khổ, tập , diệt, đạo, không có trí tuệ , cũng không có chứng đắc vì không có chỗ chứng đắc”

Luận điểm này như muốn nói rằng trong không đã có sẵn cái khả hữu , tức là cái tiềm năng để trở thành có : “ bởi vì là chân không nên mọi hiện tượng đều khả hữu ”.

Đọc kỹ những câu kinh trên như muốn nói:

 Sắc giới có đó nhưng cốt tuỷ phải hiểu vẫn là không, là không nhưng cũng không thể chối bỏ cái có của sắc giới. Cả hai đồng thời lẩn vào nhau, không thể phân biệt.


Trong chuỗi nhân quả của hiện hữu, nếu tách ra từng đoạn ngắn, thí dụ như riêng rẽ 100 năm cuộc đời của từng con người, hay từng hiện tượng cá biệt thì có vẻ như thấy rằng mọi chuyện đều có khởi đầu và có kết thúc, có sinh có hoại nhưng nếu xuy luận kỹ hơn một chút, xa hơn một chút, sâu hơn một chút thì sẽ thấy cái vừa hủy hoại lại là nhân duyên của một cái sinh mới, rồi cái mới sinh này lại kết hợp với nhưng duyên khác trong một chuỗi vô cùng sinh tử tái sinh thành cái mới.

Trong một lá vàng vừa rụng xuống, trong một chồi xanh vừa nhú lên, đã có ngàn vạn kiếp sinh sinh hóa hóa, có hồn vạn cổ... Hồn vũ trụ.  

Theo chiều dài của xuy tưởng, quan điểm của đạo Phật cho rằng mọi mọi sắc giới đều khởi nguồn từ Không, đó là thực tánh của vạn Pháp và vì là không nên nói “chư pháp thật tánh, vô sanh vô diệt, vô cấu, vô tịnh cố”. ( thật tánh của các pháp không sanh không diệt, không dơ , không sạch )

Nói Không là thực tánh của các pháp nhưng bản thể hay thực tánh của chính cái Không như thế nào. ?...

Câu trả lời đã được nói tới trong hầu hết mọi kinh điển Phật giáo qua rất nhiều thí dụ phức tạp nhưng có lẽ chẳng bao giờ nói hết được, nói đúng được bằng ngôn ngữ đời thường.

Những thí dụ tìm thấy trong đời thường nhưng cuối cùng có vẻ vẫn không đạt được kết quả nên người ta đành nói tới sự cần thiết (nếu không nói là phương pháp duy nhất) đó là phải tu tập để quán tưởng về cái Không vì khi liễu ngộ được Không thì sẽ thấy vạn pháp tự tánh vốn vô ngã.

Vô ngã vì vạn pháp hay nói khác đi tất cả thi hiện qua sắc giới, cảnh giới mà mọi sinh linh nhận biết được, hay chưa nhận biết được, hay ngoài khả năng nhận biết đều “không có tự tánh hay tự tánh chính là là không.”

Phật nói : này Anan, ta phần nhiều an trú nơi không, nếu có thị hiện thị chỉ là sự thành tựu của những nhân duyên do vận hành của ngũ uẩn”.

 Tại sao Dức Phật nói chính ngài cũng chỉ là sự thành tựu của những nhân duyên do vận hành của ngũ uẩn? . Ngũ uẩn là Sắc Thọ , Tưởng, Hành, Thức, cụ thể nhất là qua mười sứ hay 10 giác quan: Mắt, Tai, Mũi, lưỡi, thân, Sắc, Thinh, Hương, Vị, xúc giác.

Nhờ 10 sứ này mà con người bắt đầu ý thức và tạo ra sự khác biệt giữa cái tôi và cái ngoài tôi, nói rộng ra là giữa cái ngã và đại ngã không.

 Con người ngay cả đức Phật trong sác phàm, ngay từ lúc còn là một tinh trùng chợt đến từ hư vô đã bắt đầu có ngay ý thức về cái Ngã trong cuộc chạy đua đầu thai bằng cách sử dụng một trong 10 sứ nói trên , đó là Mùi Hương.

Theo tạp chí Hoá Học Phân tích ( Journal Analitical Chemistry) thì những tinh trùng chạy đua tìm tới cái trứng của bà mẹ là nhờ hít hà mùi vị của chiếc trứng mới rụng trong tử cung.

Người ta thí nghiệm bằng cách pha thật loãng dịch tử cung thì thấy những tinh trùng vẫn đổ xô về phía trái trứng là nhờ chút mùi vị. Mùi vị này làm chúng bị khích động mãnh liệt hơn khi đã tới gần cái đích là trái trứng của người phụ nữ . Chúng bơi mau hơn và cái đuôi quẫy động mạnh hơn, cuồng loạn hơn.

Cái Ngã bắt đầu lộ diện và tách rời khỏi mọi thứ chung quanh để dành ngôi vị độc tôn và không hề nhớ rằng căn gốc của chúng vốn từ không và chỉ thị hiện do sự kết tụ của vô vàn nhân duyên. A tăng kỳ, vô tận nhân duyên, quá nhiều, không thể nghĩ bàn hết và nếu có thể truy nguyên đến tận cùng sẽ chỉ là hư không.

Như Dức Phật nói

“Thiên thượng địa hạ , duy Ngã độc tôn”

Trên trời dưới đất chỉ có cái Ngã là độc tôn

Câu nói này không thể hiểu là môt câu nói ngạo mạn của đấng chí tôn như người đời muốn xưng tụng ngài mong cầu phước báu mà phải hiểu ngài chỉ muốn nói về cái cao ngạo của cái tôi, cái ngã đã tách ra khỏi vận hành của càn khôn và vì thế đi lạc mãi vào bến mê.
Chúng sanh chĩu nặng chấp kiến từ vô lượng kiếp thì cái khó mường tượng nhất vẫn là câu hỏi về cái nguyên nhân, cái nguồn gốc “không” đó như thế nào.?

Cái Ngã thể hiện qua tri thức con người lạ thay luôn luôn có cái thao thức thúc đẩy trong vô vọng để tìm về, để truy nguyên cái nguồn gốc của chính cái ngã, cái tôi, để cuối cùng kiệt lực vì sẽ không bao giờ thấy được cái cội nguồn cuối cùng vì sẽ không có cái cuối cùng.

Như những con cá hồi, vật vã tìm về cội nguồn và chấp nhận sự chấm dứt để khởi đầu cho cái vòng nhân duyên sinh sinh hoá hoá mịt mù , vô thủy vô chung.

Làm thế nào để “quán không” để phá bỏ chấp ngã khi mà thực tại lại “quá thực”. Đứt tay chẩy máu, đói thèm ăn, thôi thúc của dục vọng, thù hận, thương yêu, hỉ nổ ái ố dục lạc sầu bi là chính bản thể của hiện hữu, là những chuyện quá “thật” và quá tha thiết với thế nhân. Bỏ hết những thứ đó, chúng ta còn hiện hữu, còn là con người hay không ?. Biết trụ vào đâu để quán không ?. Mà làm sao để không trụ vào đâu mà vẫn quán tưởng được cái không, khi đã vào được cái không chúng ta còn hiện hữu nữa hay không.?!!!. Khó quá, dù không hiểu, đành niệm thần chú và hi vọng là đọc đúng: “Yết đế, Yết dế , Bala yết đế, Bala tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.”!!!!!!!!!!!!!??????!!!!!!

Mới đây nhà vật lý lỗ đen “black Hole” Stephan Hawking cũng đưa ra những nhận xét tương tự với đạo Phật , theo đó, vũ trụ tự nẩy sinh từ chân không qua một sự bùng nổ (thuyết big bang) phát xuất ra năng lượng , rồi năng lượng kết tụ lại thành vật chất như phương trình W= MC2 của Einstein .

Đó cũng là một hiệu ứng lượng tử (quantum effect) do sự tăng giảm không đều của năng lượng. Kết luận: “ vũ trụ hiện hữu tự sinh không cần đến vai trò của thượng đế ”.

Điều gọi là sự tăng giảm không đều của năng lượng phải chăng Hawking muốn nói mọi hiện tượng chỉ là sự khác biệt thế năng gĩưa có và không , giữa dương và âm.

Phát ngôn này có thể chỉ là diễn dịch lý thuyết về sự tạo thành và sự phát nổ của nhưng Black holes (lỗ đen) từ một điểm toán học gọi là điểm nhất nguyên (singularity) từ đó biến thành vũ trụ hiện hành.

( điều quan trọng nhất cần ghi nhận là cái điểm Nhất nguyên mà thuyết Big bang (tiếng nổ bùng sinh thành vũ trụ) nói tới chỉ là một “điểm điểm toán học” không có kích thước, một điểm của hư vô , một điểm ảo).

Tuy là điểm ảo (không) nhưng nó lại chứa tất cả vật chất mà nó hút vào vì thế trọng lực trường (gravity force) của lỗ đen lớn vô giới hạn.(lam khong gian cong lai thanh mot cai tui)

Mọi thứ có khối lượng, kể cả ánh sáng với khối lượng vô cùng nhỏ, bị hút vào cũng không thoát ra được vì thế bên ngoài không thể nhìn thấy những cơ duyên chứa đựng bên trong. Nghe như chuyện phong thần nhưng đây là chuyện đã được chứng minh là đúng.
Image illustrating: Can a black hole bend light rays?

Black hole là một vật thể có thật dù người ta chưa thực sự biết hết những tính chất của nó. Có những black hole nhỏ bằng đầu tăm nhưng chứa vật chất của cả một ngôi sao hoặc những black hole vĩ đại mà vật chất chứa trong nó bằng ngàn tỷ mặt trời, hoặc những Black hole ăn thịt lẫn nhau biến thành vô cùng vĩ đại nhưng ... său cùng..., tham lam góp nhặt mãi, tới một lúc nào đó nó cũng sẽ bùng nổ trong một bigbang mới tạo thành một vũ trụ mới. Bắt đầu có không gian, thời gian như trong vũ trụ mà chúng ta đang sống . Vũ trụ này sẽ bành trướng mãi, loãng dần và biến mất trong cái không vô cùng hay sẽ tới một lúc nào đó bắt đầu thu hút nhỏ trở lại cái điểm “nhất nguyên” cũng là hư vô như được nói trong thuyết “Big crunch”
Z

Không thể sờ nắm được cái không một cách cụ thể nhưng theo quan điểm của vật lý và toán học thì “cái không” the nothingness có thể nhìn “”gián tiếp” bằng cách chiêm nghiệm những cái có trong thực tại theo hai chiều . Đây cũng là một cách để tập thiền và quán không. Quán về những cái nhỏ nhất và những cái lớn nhất.

Người ta có thể nhìn từ một không gian cực kỳ nhỏ bé trong một nhân nguyên tử là nơi “giam hãm, dồn nén” những hạt tử hạ nguyên tử (subatomic particle), trong một cái biển không đáy, tạo thành thế giới của “những cái vô cùng nhỏ, vô tận nhỏ”, hoặc đi theo chiều ngược lại, phóng tư duy và thực nghiệm khoa học vào “cái không vô cùng vô tận lớn” của vũ trụ, những vệ tịnh thám hiểm bay mãi vào không gian, những viễn vọng kính có thể nhìn thấy những vật thể cách xa chúng ta hàng triệu triệu năm ánh sáng.
Dây cùng là sự thệ hiện hai ngành khoa học lành đạo bởi Einstein phóng vào một vũ trụ vô cùng lớn ben ngoài kích thước con người hoặc hướng về phía cực nhỏ siêu nguyên tử của trường phái quantum physic (vật lý lượng tử) và cạ trong hai chiều này, cuối cùng người ta lại chạm mặt với cái “không”

 Trong không gian không có sức cản của không khí, những vệ tinh sẽ tiếp tục bay mãi mãi, bay vô tận trong không gian vô tận với vậân tốc ban đầu của nó mà không cần đốt nhiên liệu.

Những phi thuyền không gian này bay mãi mãi và sẽ tiếp tục gửi đi những tín hiệu cái nhìn của nó về vũ trụ. Khi tín hiệu cách xa hàng ngàn tỷ, tỷ...năm ánh sáng tới được trái đất, một góc nào đó của vũ trụ chợt nẩy lên linh hoạt trong hiện hữu (như thật !!!) đưới mắt một quan sát viên nhưng...cũng có nhiều hi vọng là về phương diện cụ thể của phạm trù sắc giới thì những hình ảnh đó chỉ là một ảo ảnh vì có thể khi ta nhìn thấy hình ảnh của nó thì nó đã tan biến, đã trở về với hư vô từ lâu rồi, do đò, cái nhận thức của chúng ta về cái ngoài ta cũng chỉ là ảo ảnh , là không. Nói theo đối đãi thì khi cái ngoài ta không còn nữa thì cái TA vùng cuặng còn. (lão tử :cái này mất cái kia mất)

Sự thật này, có khác nào lời đức Phật trong Chân Kinh Tuệ giác siêu việt :

“Hình thể là chân không, chân không là hình thể, Chân không chẳng khác hình thể, hình thể chẳng khác chân không. Mọi hình thể đàu chân không, mọi chân không đều hình thể. Cạm súc , nhận thức, tạo ứng hay ý thức đèu như thế cả”

Ở thời của đức Phật, câu nói hay câu kinh này mang tính cách sấm truyền không thể hiểu nổi bằng tri thức , luận lý nhưng với thời đại Einstein thì lại quá đơn giản:

“ Không gian không phải vô hình thể mà có thể uốn nắn thành những hình thể, những không gian cong, không gian khép kín, không gian mở ra vô tận, không gian theo nhiều chiều tiềp cận hay đan xoắùn vào nhau như trong thuyết Pelastration tạo thành những vũ trụ khác nhau (có thể tiếp cận ở những worm hole “”lỗ run ”nơi mà người ta có thể đi từ thế giới này sang thế giới kia trong tích tắc).

2Q==
không gian cong

Trên lý thuyết worm hole là nơi mà người ta có thể nối hai điểm rất xa hàng tỷ tỷ năm ánh sáng thành sát cạnh nhau, hoặc nối kết cả những điểm trong “không thời gian”, giống như một đường hầm xuyên núi Hoành Sơn giúp đi tắt từ Đà nẵng vào Huế thay vì vòng vèo qua đềo Hải vân

Người ta chưa kiểm chứng được trong thực nghiệm về sự hiện hữu của những worm hole này nhưng trong phương trình của thuyết tương đối tổng quát (general relativity) cho rằng có những worm hole này.

.Ngày nay nghe những lý thuyết phong thần nêu trên cũng không khác gì cách đây 5000 năm chúng sinh nghe Phật nói về tính không.

Thế nhưng, ở cả hai chiều của quan sát và suy tưởng, cực lớn hay cực nhỏ, nếu đẩy tới tận cùng qua cái khả năng giới hạn của ngũ uẩn hay tri thứùc, thì cùng kiệt, con người sẽ kiệt sức và đành phải chấp nhận là cái lớn nhất và cái nhỏ nhất sẽ gập nhau, hoà làm một trong cái không, như con rắn cắn đuôi, nơi khởi đầu cũng là kết thúc, có cũng là không, bất khả phân biệt.

Đến trạng thái bất khả phân biệt này thì khoa học đành chịu thua vì những lý thuyết về vũ trụ trong hiện tại hay trong tương lai vẫn dựa trên cái nền tảng phân định “hoặc có hoặc không” nên không thể nào trả lời niềm bí mật cuối cùng vì vậy đành thú nhận : “Getting the final answer could be impossible”

Quán không trong đạo Phật như vậy cũng là quán tưởng về cái vô cùng nhỏ và cái vô cùng lớn cho tới một lúc mà cả hai nhập thành một, một nhất nguyên vừa là đầu vừa là cuối, đó cũng là không.

Đạo Phật như cũng đi theo ngả này khi khuyên người ta bỏ đi cái tâm phân biệt thì mới đồng thời nhập hiện hữu vào cái không cũng là vô cùng có, chấm dứt việc “phân biệt có và không ” vì sự phân biệt này chính là bức màn vô minh ngăn cách chúng ta với đại ngộ.

 Lời khuyên này có thể tìm thấy trong điều 6. 7, 8 của Bát Chánh Đạo gồm :
 chánh tinh tấn với tâm vô sở cầu, chánh niệm , từ bỏ thắc mắc có không và chánh định , giữ tâm không phân biệt

Ở phía cực nhỏ, khoa học hiện đại đã kiếm được những hạt tử vô cùng nhỏ như Gluon, Higgs bosom, lepton ... và cả một bảng phong thần dài vô tận của những hạt chỉ mới phát hiện trên lý thuyết qua toán học nhưng chưa được xác nhận như Gravitino, natralino, Higgs, Nutrino, Neutralino, photolino, chargino vv...kể cả những hạt ảo hay không có khối lượng như positron hay graviton.

Có thể như vậy được không ? cái sức hút âm thầm và kỳ bí đang giữ chân chúng ta đứng thẳng trên mặt đất trong lúc một nửa nhân loại bên kia quả địa cầu cũng đứng thẳng nhưng ngược đầu với chúng ta.