Triển lãm mùa Thu 2014 OCFA với Ba hoạ sỹ và ba nhiếp Ảnh gia Việt Nam.) HOÀNG DƯỢC SƯ
Triển lãm mùa thu của
hội Mỹ Thuật Orange County OCFA
Cuộc triển lãm mùa Thu 2014 của hội Mỹ thuật quận Cam OCFA lần này thu hút 3 hoạ sỹ và ba nhiếp Ảnh gia Việt Nam.
Phía hội họa có các hoạ sỹ
Nguyễn Văn Trung, Hồ Anh, Đông Duy và
phía nhiếp ảnh gia có bà
Sue Công, Diane Linh Phương, Diamon Kim Cuơng
Sue Công
Diamon Kim Cuơng
Diane Linh Phương
Hoạ sỹ Nguyên văn Trung một lần nữa lại đến với giới thưởng ngoạn Hoa Kỳ qua hai bức tranh sơn mài “theo truyền thống Việtnam
Được hỏi thế nào là theo truyền thống Việt Nam ông Trung cho biết :
” Sơn mài ở mỗi quốc gia đều có những nét truyền thống riêng và trong khu vực Á Châu người ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt đôi lúc rất tế nhị này.
Sự khác biệt không chỉ trong đề tài, quan niệm mỹ học, triết học, phong thái thể hiện mà một phần quan trọng khác ẩn dấu, thường thì chỉ những chuyên viên, những nhà sưu tập chuyên nghiệp mới nhận ra đó là phương thức mang tính kỹ thuật đặc sắc trong việc thực hiện những tác phẩm sơn mài Việt Nam.
Thực vậy, thực hiện tranh sơn mài truyền thống Việt Nam phải trải qua nhiều công đoạn cực kỳ khó khăn trong đó phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những nghệ nhân thủ công và nghệ sỹ sáng tác.
Hiện nay, khi đề cập tới sơn mài Á Châu nói chung, người ngoại quốc nhất là ở Mỹ châu, thường thiên về khái niệm những vật dụng hay sản phẩm trang trí làm theo kỹ thuật sơn mài đặc biệt là những sản phẩm công nghệ dân dụng của Nhật Bản hay Trung Hoa tràn ngập trên thị truờng hơn là những công trình nghệ thuật sơn mài.
Càng biết ít hơn về kỹ thuật sơn mài Việt Nam là một ngành mỹ thuật có truyền thống từ nhiều thế kỷ trước và đặc biệt đã và đang được phát triển theo chiều hướng tân tiến hơn trong hai trăm năm qua, về thẩm mỹ học cũng như kỹ thuật thực hiện.
Đáng nói nhất là bước mở đầu trong tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí đã vượt ra ngoài gam mầu hạn hẹp của mầu sơn cánh dán và “sơn then” để kết dính chất mầu son đôi khi có thiếp vàng bạc , kim nhũ như thường thấy trong những bức tranh cá vàng trên vóc sơn đen hoặc trên những sập gụ tủ chè, , khơi trầu có khảm sà cừ.
Khởi từ những thử nghiệm dò đường của trường mỹ thuật Đông Dương thập niên 20 thế kỷ trước với việc thêm vào những vật liệu khác như võ trứng, sà cừ vv.. để thành những tác phẩm hội hoạ để đời và từ đó bắt đầu cái danh sưng “tranh sơn mài”.
Bị đàn áp bởi những sản phẩm sơn mài gia dụng của Trung Hoa với những kỹ thuật có từ nhiều thế kỹ thứ trước Công Nguyên, được phát triển mạnh từ thời nhà Chu. (700 năm trước công nguyên). Cổ thời, phần lớn chỉ là những vật dụng thường ngày, mang tính thực dụng, được ưa chuộng có lẽ nhờ tính bền chắc không thấm nước của chất sơn hơn là những tác phẩm nghệ thuật.
Riêng ở Việt Nam, cho đến nay chưa có khai quật hoặc nghiên cứu nào về lịch sử cổ đại ngành sơn mài Việt Nam cho nên theo hoạ sỹ Nguyễn văn Trung , khi nói tới danh từ sơn mài truyền thống Việt Nam có lẽ nên lấy cái mốc từ trường Mỹ thuật Đông Dương (1930) vì kể từ giai đoạn này, ngành sơn mài nước ta đã bắt đầu có những sắc thái đặc thù rồi trải qua gần một trăm năm tìm tòi, thử nghiệm, đã nâng ngành này lên hàng những tác phẩm mà giá trị với kỹ thuật và nghệ thuật đã vượt lên hàng đầu ở Đông Nam Á.
Vì thế, cũng theo hoạ sỹ Nguyễn Văn Trung sẽ không là quá đáng khi dùng danh từ Tranh sơn mài truyền thống Việt Nam.
Tuy nhiên, sự thừa nhận quốc tế về giá trị nghệ thuật cũng như nét truyền thống trong kỹ thuật hoặc phong thái sơn mài Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở những quốc gia Tây Phương do sự tràn ngập những sản phẩm dân dụng của kỹ nghệ sơn mài Nhật Bản Trung Hoa.
Điều này càng làm sự hiểu biết của phương Tây về tranh sơn mài Việt Nam rất yếu kém. Vì thế, sẽ cần thời gian và rất nhiều cơ hội để phơi bầy những sáng tác và làm quen với giới thưởng ngoạn Tây Phương.
Ông Trung tham dự cuộc triển lãm mùa thu của hội nghệ thuật quận Cam (California) với hai tác phẩm sơn mài cũng không ngoài mục đích ra mắt sơn mài Việt Nam với giới thưởng ngoạn Hoa Kỳ.
Hoạ sỹ Hồ Anh Tham dự với hai tác phẩm khổ lớn mang tên Cô gái Áo đỏ và Mẹ con thực hiện theo cung cách Mix media tức là phối hợp giữa sơn dầu, vàng lá và acrilic .Đây là những tác phẩm thực hiện từ nhiều thập niên trước
Mẹ con
Cô gái Áo đỏ
Hiện tại , Họa sỹ Hồ Anh đang chuyển hướng với nhiều tác phẩm theo chiều hướng tranh trừu tượng có lẽ vì đã phát hiện được khả năng “vượt biên” của loại tranh này với khán giả ngoại quốc. Bằng chứng là tranh của ông đã được một phòng triển lãm uy tín ở khu South Coast Plaza Orange county trưng bầy thường xuyên.
Phòng triển lãm uy tín ở khu South Coast Plaza Orange county
trưng bầy thường xuyên tranh Ho anh
Giữa một phòng tranh của những người ngoại quốc, tràn ngập đường nét và mầu sắc Tây Phương, nặng về tranh phong cảnh hiện thực hoặc những tranh siêu thực vô hình thể được thể hiện voi bút pháp mạnh bạo, cụ thể, những bức tranh mang mầu sắc và đường nét dịu dàng như muốn kín đáo nói lên một tình ý nào đó rất mong manh Đông Phương có vẻ được khán giả ngoại quốc chú ý đặc biệt.
Có lẽ vì giữa một thế giới tràn ngập vật chất, thực tiễn đến mức tàn bạo, người ta chỉ có thể có hai thái độ hoặc trú ẩn trong một chút mộng mơ, một thoáng thơ màng Đông Phuơng hoặc nổi loạn trong những đường nét phá phách mãnh liệt như thấy trong một vài bức tranh của phòng triển lãm này.
Hoạ sỹ Đông Duy đóng góp với hai bức tranh hoàn toàn đối trọi nhau về thể tài cũng như phong thái và kỹ thuật. Bức Góc Phố cổ vẽ ở Việt Nam rất bảo thủ và một bức nhỏ khác chỉ có đường nét và mầu sắc nổi trôi không có tên.
Góc Phố cổ
Composition
First Dawn
Phía nhiếp ảnh nghệ thuật có ba tác giả nữ là bà Sue Cong bà Diane Linh Phương và bà Diamon Kim Lạc .
Cả ba tác giả này đều là những hội viên tích cực của hội ảnh nghệ thuật.
Ba
tác phẩm của bà Sue Công là Người đan dỏ, Phụ nữ dân tộc Karen Myanmar và Sương mù trong rừng thu
karen Myanma
Người đan dỏ
Khán giả coi tranh Sue Cong
Su công Hô' Anh nói chuyện nghệ thuật
Tác giả Linh Phương (cũng là một ca sỹ nhà nghề) cộng thêm niềm say mê mới là nhiếp ảnh nghệ thuật đã đến với cuộc triển làm mùa thu này với ba tác phẩm Howling moon ( Trăng Hú) Hồ Mono lake và Đồng hoang Yosemity
Bức “Trăng hú trên hồ tội phạm” chụp cảnh hồ Mono lake và Convic lake thuộc vùng… Bishop trong một đêm trăng . Toàn cảnh bức hình mang một mầu xám xanh hoang đường, lạnh lẽo và cô đơn với ánh trăng tán quang trên mặt hồ trong đêm đông nhưng phía dưới bức hình lại nổi bật lên một hàng những chỏm đá mầu đỏ, khô, cứng như mầu máu bầm .
Một sự tương phản tạo ấn tưởng mạnh mẽ, trực khởi như sự thể hiện
của những hoạ sỹ trong trường phái Expressionist (biểu tưởng)
Tranh tiếng hú (Expressionist)
Theo nhiếp ảnh gia ca sỹ Linh Phương thì mầu đỏ này tất nhiên không phải là mầu thiên nhiên mà đã được thực hiện bằng một phương pháp mà thuật ngữ nhiếp ảnh hiện đại gọi là Light Painting bằng cách dùng đèn mầu chiếu rọi lên một khu vực nào mình muốn nhấn mạnh.
Tương tự như hoạ sỹ dùng mầu nhưng đây là vẽ mầu lên thiên nhiên bằng ánh sáng
Đây cũng là một kỹ thuật được sáng tạo trong ngành ảnh mỹ thuật đương đại gíup nhiếp ảnh gia tương tác với cảnh vật.
Thật vậy, nhiếp ảnh ngày nay, không còn giới hạn trong việc sao chép copy thiên nhiên thô thiển như máy hình khi mới phát kiến. Với thời gian, khả năng ghi nhận nhậy bén của máy hình cũng tăng dần, kéo theo khả năng ghi nhận cảm xúc của người chụp trước thực tại
Sáng tạo trong ngành nhiếp ảnh bắt đầu từ lúc người chụp hình, với chủ quan và cảm quan của mình, lựa chọn và giữ lại được trên phim nhựa một giây phút, một góc nhìn thiên nhiên rồi biến thành một tác phẩm thể hiện cảm quan của mình.
Điều này cũng tương tự như trong hội họa. Nhưng nắm bắt được nguyên trạng trên phim ảnh một hình ảnh có khả năng chở theo cảm súc của mình chỉ là khởi đầu của nghệ thuật. Sẽ chỉ thành một tác phẩm khi thực tại trước mắt đó đã bị xé nát ra, bóp méo, biến thể trong cảm nhận của người nghệ sỹ rồi său đó được thể hiển lại trên khung vải hay trên giấy ảnh.
Ở giai đoạn sơ khai của nhiếp ảnh, phạm vi sáng tạo này còn rất hạn hẹp vì khả năng kém cỏi của máy hình và độ nhậy của phim nhựa , dù vậy những nhiếp ảnh gia có tài vẫn gửi gấm được trong những hình chụp cổ xưa có chyên chở cái cảm quan và óc sáng tạo của mình
Đây là một bức hình trong những ngày đầu của nhiếp ảnh, chụp khung cửa với ánh sáng tạo thành những khối hình kỷ hà như môït bức tranh lập thể, đơn sơ nhưng đủ mỹ thuật.
Bức hình chụp thời khủng hoảng kinh tế , nguyên trạng , không sửa đổi nhưng nói lên được thảm cạnh của cả một thời đại.
Một phụ nữ với ba đứa con, có đứa còn bế ngửa, gương mặt tuyệt vọng đến độ trai lỳ , thụ động, chịu đựng
Sáng tạo của nhiếp ảnh là bắt được giây phút mong manh này và đó là khẩu quyết của những nhiếp ảnh gia.
Bức hình chụp nhà sư trẻ dưới đây của nhiếp ảnh gia Sue Công cho người coi cảm nghĩ gì .
Thoáng một nét buồn xa vắng, một vẻ chịu đựng như chờ đợi một cơn giông bão tâm hồn trong ánh mắt nhà tu trẻ này hơn là nét vui của một nhà tu đã tìm dược niềm vui thoát tục…….
Có thể anh ta còn quá trẻ bị đẩy vào “cuộc tu hành” hơn là một kêu gọi tự nguyện. Có thể anh ta con nhà nghèo, có thể là một trẻ mồ côi sống nhờ cưa phật.. .. Có thật anh ta muốn đi tu hay bị cuộc đời này giam hãm trong chiếc áo mà anh đang mặc .. … nhưng trong ánh mắt được thu vào ống kính của Sue Công rõ ràng anh sư trẻ này rất buồn vì nhìn về bên kia bờ giác ngộ sao mà xa quá.
Ở tuổi này cuộc đời có lễ còn nhiều thú vui hơn là tiếng chuông tiếng mõ. Có thể anh ta chưa biết vị ngọt, vị đắng cay của tứ diệu đế, của “dục lạc sầu bi” nhưng vài năm nữa, đôi mắt buồn này có say đắm nhìn một bóng giáng nào đó trong cõi trần thế này để đi tìm môt nửa khác trong đời mỗi con người?
Đó là cái cảm xúc mà người coi bắt được trong bức hình của Sue Công
Ở thời đại của những nhiếp ảnh gia lão thành như Nguyễn cao Đàm, Trần Cao Lĩnh, Pham Ngọc Chất kỹ thuật phòng tối đã dễ dàng tiện lợi hơn, các tác giả bắt đầu phải tự mình in rửa phóng đại, ghép hình và áp dụng những sảo thuật phòng tối thì ngành nhiếp ảnh thực sự đã bước lên hàng nghệ thuật . ( Pham Ngọc Chất là thân phụ nhà thơ Pham Ngọc Huyền , một người bạn học của tôi nhờ đó tôi từng có dịp vào phòng tối học rửa hình với ông Chất. Nhìn những hình ảnh đần hiện lên từ một cõi vô hình nào đó, như một ảo thuật trong ánh đèn đỏ tù mù thật là điều lý thú nhất là với những bức hình do mình ghép vào theo ý muốn)
Hai
bức hình duới đây của Nguyễn cao Đàm cho thấy
những kỹ thuật phòng tối đã giúp người Nghệ sỹ mô tả
thiên nhiên theo cảm nhận của mình
Cho đến hiện nay với máy hình kỹ thuật Digital, và những chương trình chỉnh sửa hình ảnh như Photo Shop thì không còn môt hạn chế nào trong khả năng sáng tạo thiên hình vạn trạng của ngành nhiếp ảnh nghệ thuật. Như một nhà hoạ sỹ có một kho mầu sắc và bút vẽ đủ loại rât tốt để mặc tình tuôn trải cảm súc và tài năng của mình. Những thủ thuật phòng tối hay ứng dụng Photoshop đẩy mạnh yếu tố sáng tạo, đẩy nhiếp ảnh lên hàng nghệ thuật và không còn là sự sao chép thiên nhiên nữa.
Yosemity
monolake
Trở lại với tác phẩm “Trăng hú trên hồ tội phạm” của nhiếp ảnh gia Linh Phương, những mỏm đá đỏ kệch và cảnh hoang vu của mặt hồ trong đêm trăng lạnh, dù đã thành công trong việc tạo cho người coi một cảm giác gai gai, vương vướng, đe doạ nhưng thực sự không thể hiểu tại sao lại được đặt tên là “Trăng hú.”. Tại sao lại có chuyện Trăng biết hú?
Theo tác giả Linh Phương thì cái nghiệp chụp ảnh nghệ thuật rất vất vả khi săn ảnh. Nói theo người Mỹ là “không đau thì không được gì cả ” (no pain no gain). Muốn chụp bức hình nói trên phải đợi tới nửa đêm giữa sa mạc lạnh lẽo chờ trăng lên, để hồn mình lắng nhập vào khung cảnh rồi chờ đợi, theo rõi, rồi bấm máy ghi nhận hình ảnh đúng cái giây phút đó. Có nhiều trường hợp chậm một giây, một đám mây đen đã bay qua mặt trăng là hỏng chuyện, lại phải chờ trong căng thẳng. Vì thế nói là “săn ảnh” cũng đúng, như người thợ săn ẩn trốn trong bụi chờ con mồi. …Đêm khuya khoắt như thế, giữa sa mạc hoang vu, nghe cái tên hồ Tội Phạm đã phát ớn vì gần đó là một nhà tù, không biết có ông tù nào sổng chuồng không, bỗng nhiên lại nghe những tiếng chó sói hú ngân dài trong đêm trăng, như trong chuyện quỷ nhập tràng hiện hình đòi báo oán càng thêm ớn da gà. Thế là tựa đề “Trăng hú trên hồ tội phạm” thành hình mang theo cảm xúc của tác giả vào giây phút đó , tưởng như tiếng hú phát ra từ chính mặt trăng
Tác giả Lạc kim Cương cũng đóng góp ba tác phẩm hiền lành như chính người chụp hình.
Cái tên Lạc Kim Cương nghe là lạ khiến có cảm giác như tác giả là một người ngoại quốc và vì lối đảo ngược tên gọi kiểu Hoa Kỳ nên cũng không thể biết Lạc là tên gọi hay họ. Dù gì không biết nhưng khi nói chuyện với Kim Lạc Cương Hay Lạc Kim Cuơng, Cuơng Lạc Kim hay Kim Lạc thì chắc chắn 100% đây là một phụ nữ Việt Nam hiền hậu và thành thật một cách tiêu biểu của Miền Nam như câu hát của Phạm Duy trong trường ca Mẹ Việt Nam phân khúc Về Miền Nam : “ người hiền lành như một giấc mơ”.
Tất nhiên người làm sao tranh làm vậy, cũng hiền hậu thành thật, thấy sao chụp vậy.
Ba tác phẩm Hoa Poppy, Giáng sinh và Suối thu của Kim Lạc Lạc Kim xử dung rất ít sảo thuật Photoshop ngoài việc thay đổi độ sáng tối của hình chụp nguyên thuỷ để tạo hiêu ứng của ánh sáng và độ tương phản như thấy trong hai hình Hoa Poppy, Suối thu. Hai bức hình Suối thu và hoa đèn Christmas chụp với khẩu dộ nhỏ F16 tốc dộ chậm 10 giây khiến ghi được nhiều chi tiết, tạo chiều sâu của tĩnh vật trong lúc nước chẩy trở thành trắng nõn như bông gòn diễn tả được chuyển động . Thủ thật này thông thường thôi nhưng trong trường hợp của bức hoa đèn Christmas mọi thứ đều tĩnh lặng trên nền đen tuyệt đối lại tạo hiệu quả là làm ánh đèn nổi cộm lên như diêu khắc .
Đặc biệt dù chỉ vận dụng công cụ thay đổi độ tương phản (contrast) nhưng Kim Lạc đã tạo được một hiệu ứng sáng tối đặc biệt khiến bức hình hoa đèn Christmas thực sự đạt mức nghệ thuật với những bóng đèn Giáng sinh đủ mầu sắc lung linh biến thể thành những nét khắc chạm tinh vi, nổi cộm hình bóng trên một nền đen, tạo cảm giác như một thuyền hoa đăng trôi trên một gìong sông đêm mênh mông. Chỉ một chút thôi mà mọi chuyện đều thay đổi.
Chính sự biến thể này đã biến thực tại nhàm chán qua mắt nhìn của người nghệ sỹ thành một tác phẩm nghệ thuật, từ đó, có thể coi hoài không chán.Nói chung điều đáng tiếc nhất của ảnh nghệ thật vẫn là sự phá hoại của mặt kính che bên ngoài khi phản chiếu những lăng nhăng, bộn nhộn của cuộc đời. Nó ngăn cách cảm quan của người coi và cái thế giới riêng biệt của bức tranh hoặc tâm hồn người chụp.
Rất may là hiện nay với kỹ thuật in mực màu trên vải bố có thể làm một hình chụp, giữ lại được 100% giá trị nghệ thuật của nó.
Chưa hết trong kỳ triển lãm này còn có trưng bầy kỹ thuật mới in tranh trên những tấm nhôm kim loại nhờ đó bền chắc, không cần khung kính mà hình ảnh rực rỡ , trung thực, rất ấn tượng. Chất liệu này có lễ cũng cần được những NAG Việt Nam nghiên cứu