Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Đông Duy
Những bài viết của nhóm Giao Điểm làm tôi thấy e ngại, vì thấy cái yếu tố nhân danh bắt đầu lộng hành.
Nhân danh sẽ dần thành phe đảng, thù hận, mê muội và đây thật là một điều đáng tiếc.
" Tội
ác của nhân loại thường khởi đầu bằng những nhân danh.
Nhân danh càng mỹ miều,
tội ác càng lớn lao,
điều nghịch lý là nhân loại vẫn cần những nhân danh, vẫn khổ đau, hạnh phúc và lớn lên trong những nhân danh này.”
(Hoang Nguyen)
Bùi Kha, cái tên này nghe quen quen, hình như tôi có đọc qua một số bài của cây viết này đâu đó, nếu không lầm thì là những bài trong nhóm Giao Điểm là một nhóm những nhà trí thức cao cấp mà tôi chưa được hân hạnh quen biết (trừ một người thuộc thành phần ngoại vi là ông giáo sư Hoàng Hà Thanh có bài đăng trên báo của nhóm này) nhưng theo sự dò hỏi cũng lơ tơ mơ không kém của tôi trong giới chính trị thì được nhận định rằng đây là môt nhóm trí thức Phật Giáo quá khích và ... “hơi” khuynh Tả.
Cái chữ khuynh tả hay khuynh hữu này hiện nay thật nguy hiểm vì rất dễ bị lạm dụng để chụp mũ lẫn nhau, nên tôi chỉ nghe qua rồi bỏ vì có thể quan điểm chính trị của tôi, về sự ngay tình cần thiết khi tìm học lịch sử cân đại cũng sẽ bị chụp mũ là khuynh tả.
Vậy thì cứ tạm gạt ra ngoài cái chuyện khuynh tả đi nhưng chuyện Phật Giáo quá khích thì chính tôi cũng cảm nhận được những chấn động nguy hiểm mà những nhà trí thức Giao Điểm đang phát động.
Chấn động đầu tiên là trong một lần đi lễ chùa, tôi tình cờ đọc được một tập tài liệu phát không của nhóm này đả kích mãnh liệt những tín lý thuộc phạm vi đức tin thần học của đạo Công Giáo thí dụ như sự tích Abraham bỏ con vào lò lửa để chứng tỏ sự trung thành với Chúa, tín lý đồng trinh mẫu tử nhất là những gì liên quan tới toà thánh Vatican.
Tôi không muốn nhận xét là những lời đả kích này đúng hay sai. Khi bước vào phạm trù đức tin và tín lý thần học của một tôn giáo, thì không thể dùng lý trí để nói đúng hay sai vì những người công giáo cuồng tín, cũng có thể đưa ra những đả kích tương tự, đối với một số huyền thoại có ghi trong kinh sách Phật giáo sơ cấp. Làm sao giải thích được những sự tích kỳ bí về sự đản sinh của Đức Phật trong vườn Lâm Tỳ Ni, vừa chào đời đã bước đi 7 bước, dưới chân nở những hoa sen.
Hình ảnh đẹp biết chừng nào để diễn tả lòng tôn kính của con người với một vĩ nhân, có gì để phải luận bàn, và hình ảnh này tác hại gì đối với giáo lý củùa Đức Phật Sankyamuni.
“Đồng trinh mẫu tử” có khác gì như “sự tích” hoàng hậu mơ thấy voi trắng xà xuống ấn vào hông bên phải hoài thai và hạ sinh thái tử nhẹ nhàng khi đứng dựa vào một cành cây. Có là sự thật không. Có thể lắm chứ trong thực tế y khoa được giản lược và huyền thoại hoá. Người ta muốn gạt bỏ đi những chi tiết xét ra thừa thãi về lịch sử một vĩ nhân, nhất là khi muốn thánh hoá nhân vật này.
“Đồng trinh mẫu tử” có thế có được không. Cãi cho cùng là có thế lắm chứ nếu người ta hiểu rằng theo khoa học thực nghiệm thì khởi thuỷ của mọi sinh vật trước khi tiến tới sinh sản hữu tính là giai đoạn tự sinh “nẩy chồi bourgeonnement ” là một sự sinh sản hoàn toàn vô tính, kế đó là giai đoạn lưỡng tính và sau cùng mới là sinh dục. Tôn giáo vốn là cái đích vô vọng của khoa học, mang cái ngắn hạn xo với cái dụng ý vô cùng thì cũng vô vọng không kém.
Một số tín lý tôn giáo thường đựợc huyễn hoặc hoá mang tính biểu tượng, thuộc loại “ngôn tại ý ngoại” để diễn tả một ý niệïm siêu hình hoặc một giáo lý nào đó. Nói theo Phật giáo có lẽ người ta phải chấp nhận, hoặc tự động chấp nhận nó trên quan điểm: “không thể nghĩ bàn” vì đã được tin như thế ở thời đại nó xuất hiện, hoặc chỉ nên nghĩ bàn với tất cả sự tôn kính nếu không muốn giết nhau.
Vì thế tôi đã nói với vị Phật tử đang phát những tài liệu của nhóm Giao điểm là theo ý của tôi, thì nên mang những tài liệu này ra khỏi khuôn viên của chùa nếu không muốn có người đến phóng hoả đốt chùa này.
Nói về đức tin thì thật vô cùng vì thế nếu có phải nói đến tôn giáo vì một nhu cầu nghiên cứu hay tìm hiểu hay ngay cả phãm bình một số hành độâng của giới tu sỹ hay đạo hữu, tôi thật e dè không giám tỏ ra bất kính với bất cứ đức tin nào.
Đạo Cao Đài khởi đầu với những buổi cầu cơ của những ông công chức công bộc của chế độ thuộc địa (đó là một sự kiện lịch sử), đạo Hoà Hảo khởi đầu với ông Đạo Khùng, Đạo Sển (cũng là một sự kiện lịch sử) nhưng khi đạo này đã có hàng triệu tín đồ là một câu hỏi lớn mà mọi người phải dè dặt khi nói đến đức tin.
Nói như vậy không có nghĩa là người ta không có quyền truy vấn, nghiên cứu về những đức tin dưới ánh sáng của lý trí. Phật giáo chẳng nói như vậy sao. Có đại nghi mới đại ngộ, tuy nhiên, cũng chẳng nên quên là “mọi thái độ quá khích khi truy tầm sự thật sẽ làm lương tâm chúng ta mất đi sự ngay tình, từ đó sẽ chẳng thể đạt tới sự thật, sự thật bừng sáng như chữ đại ngộ của Phật giáo.”
Ông Bùi Kha bênh vực ông sư Nhất Hạnh, tôi có thể đả kích hoặc cật vấn cung cách hay đức hạnh của ông ta dưới lớp áo nâu sòng. Tôi có thể cật vấn dụng tâm và đặt vấn đề sinh hoạt thực sự dưới lớp áo nâu của “người đàn ông này” nhưng mọi tranh luận chỉ có giá trị và bổ ích khi trả lời được câu hỏi: “Chúng ta có tìm ra được sự thật nào không qua những tranh luận này, chúng ta có đủ bình tĩnh và ngay tình để chấp nhận sự thật hay chỉ thêm mờ mắt về những thiên kiến và nhân danh”.
Nói đến Nhân danh, tôi lại nghĩ đến ông thân sinh của tôi và câu nói của ông đã được tôi dẫn trích trong một cuốn sách đang hoàn thành: “Tội ác của nhân loại thường khởi đầu bằng những nhân danh. Nhân danh càng mỹ miều, tội ác càng lớn lao, điều nghịch lý là nhân loại vẫn cần những nhân danh, vẫn khổ đau, hạnh phúc và lớn lên trong những nhân danh này.”.
Nhóm Giao Điểm, có sự quy tụ những trí tuệ cao cấp và quý giá của Phật học mà những người đang tìm học Phật như tôi rất ngưỡng mộ và mong muốn lại gần để học hỏi, nhưng qua những bài viết của nhóm này cũng làm tôi thấy e ngại, vì đã thấy cái yếu tố nhân danh bắt đầu lộng hành. Nhân danh sẽ dẫn thành phe đảng, thù hận, mê muội và đây thật là một điều đáng tiếc.
Cũng là một chuyện nhỏ thôi, vợ tôi là một học sinh của trường trung học Quốc Gia Nghĩa Tử. Sau này người ta thành lập một hội, mới đầu chỉ nhân danh tên mái trường cũ và nhữõng tình thân bạn bè, mới đây thì sự nhân danh này trở thành phức tạp hơn, khi có đề nghị điều kiện gia nhập phải là Quốc Gia Nghĩa Tử, và phải được xử dụng cho con của mọi tử sỹ dù là những người không học trong trường này. Vợ tôi bắt đầu lo lắng về cái điều kiện này vì bà ta là một trong số rất ít không phải con tử sĩ mặc dầu đã được học trong trường.
Đấy ... người ta cần nhân danh để đến với nhau và cũng vì nhân danh để chia lìa nhau, do đó phải hết sức thận trọng khi sử dụng yểu tố này.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta, những người Việt Nam đã phải lặn ngụp trong đủ thứ nhân danh, cách mạng, giải phóng, Cộng Sản, Tư bản, Quốc Gia, Quốc tế, Tự Do, Độc Tài, Công Giáo, Phật Giáo...
Di luỵ của những nhân danh này còn kéo dài cho đến mãi hiện nay và nói như nhà văn nữ Dương Thu Hương thì chúng ta đều sống trong những thiên đường mù của thiên kiến và ảo tưởng.
Tôi cũng đã từng mù loà như vậy và hiện đang cố gắng tỉnh trí để tách mình ra khỏi những gông cùm của thiên kiến và nhân danh này, vì thế mà tôi không khỏi hốt hoảng khi đọc những quan điểm của nhóm Giao Điểm, thí dụ như bài viết mới đây của tác giả Bùi Kha về “triều đại” Ngô Đình Diệm.
Ông Kha là một học giả Phật học uyên bác mà tôi rất mong muốn đọc ông để học hỏi, nhưng có thể cung cách trình bầy của ông đã khiến tôi cũng phần nào nghi ngờ rằng cái nhãn hiệu khuynh tả của ông cũng phản ảnh phần nào sự thật”.
Tôi hi vọng cái cảm giác này chỉ là do cách trình bầy của tác giả mà thôi. Thí dụ trích dẫn đoạn sau đây của Bùi Kha:
“Lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công Giaó chiếm 7% dân số miền Nam, ngoại trừ một số rất ít thuộc các tôn giáo khác, còn số người Công Giáo làm nòng cốt cho Tổng Thống Diệm là thành phần đã từng theo hay cộng tác đắc lực với Pháp, nay Pháp thua bỏ về nước, họ theo chân Mỹ chạy vào Nam dưới sự hướng dẫn của Đại Tá tình báo Lansdale với khẩu hiệu “Đức Mẹ đã vào Nam”.
Trong lúc đó tại miền Bắc, ông Hồ Chí Minh nhận thức lực lượng cách mạng trong mối tương quan giai cấp nông dân và thợ thuyền khởi đi từ bản tuyên ngôn của Karl Marx...”.
Tôi không thể đồng ý với nhận định bao dàn, vu khoát và nặng mùi khẩu hiệu giáo điều này. Chỉ nói ngắn lại cho đến ngày chót của chế độ Ngô Đình Diệm, hiển nhiên lực lượng chủ chốt đối đầu với Công sản miền Bắc không phải là Công Giáo. Gia đình tôi là một trong hàng vạn gia đình ở miền Nam đã chống Cộng nhưng không phải Công Giáo. Dưới thời ông Diệm nhiều ghế bộ trưởng hoặc những người được tín cẩn không phải là Công giáo từ Cao Xuân Vĩ cho tới Vũ Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông, Vũ Văn Mẫu, Trần Chánh Thành đều là những Phật tử có truyền thống.
Đặc biệt trong hàng bộ trưởng, một trong những chiến lược gia chống cộng hàng đầu là bô trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành không là Công giáo. Khong những thế, ông Thành vẫn có sự tôn trọng đặc biệt của ông Diệm. Khi xưng hô với ông Thành, ông Diệm vẫn một điều “thưa ngài” hai điều thưa ngài.
Còn những người như các ông Thúc, Thông, Mẫu phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là những người mà từ trong gia đình cho đến cá nhân đều là những phật tử thuần thành. Họ cũng là những người quốc gia chân chính, làm sao có thể chụp mũ họ một cách hàm hồ là “những thành phần từng theo hay cộng tác đắc lực với Pháp nay theo chân Mỹ chạy vào Nam”.
Trước ngày về với phe quốc gia, ông Trần Chánh Thành từng hoạt động cho Việt Minh, Gia đình tôi, cá nhân tôi cũng từng lặn lội khắp núi rừng Việt Bắc trong cuộc kháng chiến cho tới năm 1950 mới vào thành vì những lý do ngậm đắng nuốt cay khi Việt Minh bắt đầu lộ rõ quan niệm đảng trị và chịu áp lực manh mẽ cúa Trụng Công và chủ trương quá khich bạo hành Maoist
Trên đây chỉ là đơn cử một đoạn nhỏ trong bài viết, độc giả của có thể truy cập để đọc lại bài này được đang lại trẹn tờ Việt Weekly. Riêng tôi chỉ muốn nói một điều là chính cái quan điểm quá khích và thiên vị của tác giả Bùi Kha, đã làm mờ đi nhiều sử liệu và những dữ kiện giá trị được tác giả nói tới trong bài viết về chế độ Ngô Đình Diệm.