0913_logo_copy

Vạn lời kinh thu vào một niệm. một niệm tan vào không. một không là vạn pháp Đông Duy Hoàng Kiến Nam bài 4

Monday, May 16, 201612:00 AM(View: 56055)
Vạn lời kinh thu vào một niệm
 một niệm tan vào không
một không là vạn pháp


 Đông Duy Hoàng Kiến Nam
 

  Trong cuộc hành trình mệt mỏi giữa Sắc và Không vừa qua, chúng ta đã lướt qua vội vã trên một chặng đường đầy đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng cũng đầy đối chấp.
 Đồng thời với những ý niệm, những khám phá, những hiểu biết mới về vũ trụ, khoa học, toán học hiện đại thể hiện qua những lập luận vững chãi, rất logic, được kiểm chứng bằng thực nghiêm, hoặc đã đưa tới những ứng dụng thực tiễn trong đời thường, cũng làm dấy lên không biết bao nghi vấn hoăc những vọng tưởng nhị nguyên khiến đôi lúc tưởng như chợt ngộ được một điều gì đó nhưng rồi lại rơi ngay vào một trạng thái hoang mang giữa hai bờ chân ảo của sắc và không.

 Thí dụ việc áp dụng bản bản chất vốn là làng sóng điện từ của ánh sáng để làm những transitor trong tương lai có thể giao động một triệu lần trong một phần tỷ giây khiến những computer tương lai mau hơn 100.000 lần hoặc áp dụng "quantum state" của một âm điện tử tức là khả năng của âm điện tử có thể đồng thời ở nhiều vị trí hoặc "vượt qua những "rào cản" sẽ còn đưa tới không biết bao nhiêu là áp dụng kỳ diệu vượt khỏi cái luận lý thông thường (popular logic) của " chúng sanh".
 Nói lộng ngôn phóng đại sự kiện vuợ rào cản của âm diện tử này như khi ta bỏ một vật trong một chiếc hộp đóng kín hay một tội nhân trong phóng giam nhưng theo vật lý lượng tử thì vẫn có một xác xuất dù nhỏ là những hạt tử hạ nguyên tử có thể vuợt qua những rào cản. Nói khác đi, có một cơ may rất nhỏ là tù nhân có thể ở ngoài phòng giam . Tôi dang ở dây nhưng dồng thời tôi cũng dang ở nhiều hành tinh, nhiều cảnh giới khác.
 Đấy là đối với những hạt tử hạ nguyên tử như electron nhưng cũng không nên quên là vật chất trong đó có con người vốn cấu tạo bằng những hạt hạ nguyên tử.
 Một cách tương đối nếu nhìn rất xa từ dìa vũ trụ thì chính con người có khác gì một hạt tử.
 Theo đạo Phật thì những kiến thức kinh nghiệm thu nhận qua ngũ uẩn này dù vậy, vẫn chỉ là loại "thể trí biện thông" về những pháp hay những hiện tượng thị hiện trong cõi thế gian.
 Sự hiểu biết này vì hoàn toàn dựa vào ngũ uẩn nên chỉ là sự hiểu biết cái ngọn hay cái vỏ ngoài của vạn pháp không phải là sự thấu hiểu tuyệt cùng, vô thượng chánh đẳng giác của "Bát nhã" , tức là khi mà tri thức đã vượt qua mọi chặng đối chấp, tiêu trừ mọi xuy luận vốn chiếu rọi qua lăng kính của ngũ uẩn để trở thành một Trí huệ "Prajna" (bát nhã) giúp đạt tới bờ giác ngổ, đáo bỉ ngạn
 Để đạt tới trí huệ "Bát nhã" như nói trên, có những khác biệt giữa hai chi phái Nam Tông và Bắc Tông.
 Bắc tông chủ trương một nhẩy vọt đốn ngộ tức là một giác ngộ trực khởi trong lúc Phật gia Nam Tông lại nói đến sự liễu ngộ qua những chặng tinh tiến trên con đường tu học hay con đường đạt tới giác ngộ.
 Những chặng đường tu tập được quan điểm Nam Tông nói tới gồm có :
 Giai đoạn Văn tự Bát Nhã, Quán chiếu Bắt nhã, và său cùng là đạt giai đoạn đạt tới thực tướng, chân tuớng của trí huệ vô nhiễm, vô thượng gọi là Ba La Mật Đa (đáo bỉ ngạn, đã qua bên kia bờ giác ngộ của sông mê).
 Hai chi phái Nam tông Bắc tông này nhìn ở ngọai diện có vẻ xung khắc nhưng trong thực tế của hai hướng tu tập đều nhắm tới cùng một kết quả đó là đạt tới giác ngộ tức là lãnh hội được hay trở thành chính cái gốc tận cùng của vạn pháp tức là khi mà mọi "hiện tượng" ảo được ghi nhận qua lăng kính của ngũ uẩn tan biến hết để phơi bầy cái chân tướng tối thượng của hiện hữu mà nhà Phật gọi là chân như.
 Giai đoạn Văn tự Bát nhã như chủ trương cuả Nam Tông, nếu so sánh cũng không khác gì những chặng trên con đường truy tầm chân lý của những khoa học gia.
 Những chặng phát kiến của khoa học cũng đưa người ta tiến dần trên con đường tìm tới sự thật cuối cùng là khởi nguồn của mọi "hiện hữu".
 Sự tinh tiến này tuy có thể đạt tới môt cách tiệm tiến . Những hiểu biết có thể đưa người ta lại gần hơn với chân lý của một vấn đề nhưng thường luôn luôn vẫn phải có những bước nhẩy vọt của trí huệ như một đốn ngộ. (quantum leap)
 Điều này luôn luôn đúng từ Newton với định luật vạn vật hấp dẫn từ một trái táo rụng về cội, Galileo với viễn vọng kính qua Einstein của những không gian cong hay Hawking với lý thuyết về black hole khi đang băng ngang qua đường.
 Chừng nào tới được giác ngộ cuối cùng, tới được đến đâu, có tới được chặng cuối cùng không lại là một điều không thể khẳng định vì còn tùy cơ duyên của từng cá thể, đấy là chưa nói là khi đã đốn ngộ và đáo bỉ ngạn thì sẽ thấy gì, để làm gì, liên quan gì đến cuộc sống hiện tại. Câu hỏi này quả là ghê gớm!!!!
 Đây là những câu hỏi sinh tử khi bước vào đường tu tập
 Hơn nữa ai giám nói mình đã đáo bị ngạn, có chăng chỉ còn lại nụ cười vô ý ngại của tổ Ca Diếp khi nhìn bông sen đức Phật cầm trên tay trong hội Linh Sơn, cả hai không cần nói một lời mà lãnh hội được tất cả.
 Đáo bỉ ngạn không thể nói bằng lời, không thể phơi bầy qua ngũ uẩn, chỉ chính mình chứng ngộ và chứng ngộ cho riêng minh mà thôi. Giảng giải cho người khác chỉ là một nỗ lực nếu không tuyệt vọng thì cũng chỉ có một giá trị giới hạn giới hạn. Phải chăng vì thế mà đức Phật nói " trong 45 năm thuyết pháp ta chẳng nói gì cả" 
 Biết là tuyệt vọng đó nhưng con người vẫn phải nói vì đó là nỗi khao khát, thôi thúc tìm về niềm bí mật cuối cùng của hiện hữu. Phật cuối cùng cũng phải nói, tu sỹ nói, khoa học gia nói... 
  Trong ba giai đoạn tinh tấn nói trên, giai đoạn "văn tự bát nhã " chỉ là giai đọan khởi đầu trên con đường tu tập trong đó người ta phải dựa vào kinh điển của những người đã chứng ngộ như đức Phật, như những bồ tát thị hiện dưới muôn vàn dạng thức trong cõi thế để nỗ lực kể lại cho chúng sinh những kinh nghiệm đốn ngộ, giúp chúng sinh có một cây gậy dò đường.
 Văn tự kinh sách vì thế là một phương tiện tốt, một bài học vỡ lòng nhưng vẫn chỉ là môt phương tiện bên cạnh vô tận những phương tiện vốn đã có từ muôn vàn tiền kiếp, mà đạo giáo cho rằng đã được lưu giấu, được gài đặt trong những "chủng tử di truyền", không giới hạn dù "trong giới hữu tình hay vô tình".

Những chủng tử ẩn mật!!!


 Những chủng tử ẩn mật trong tàng thức này không cho chúng ta thấy được cụ thể sự có mặt của chúng kiểu như cái thấy nhờ ngũ uẩn nhưng những chủng tử này vẫn liên tục chi phối hay tương tác với mọi "sinh, thực, khoáng vật" và liên tục được bồi đắp qua vô vàn những nhân duyên trong hiện kiếp.
 Những chủng tử trong vạn pháp thực ra vẫn thị hiện dưới mắt chúng ta, dưới đủ mọi dạng thức, ngay trong cuộc sống hiện tại, trong cái khung quy chiếu khổng đại hay tiểu vi, khi mở mắt nhìn vào không gian vô tận, trong cái "vũ điệu càn khôn" của những thiên thể vẫn giằng kéo nhau dưới sức hút đảy của gravity, hay đời sống đưới đáy biển sâu, hay rất tầm thường như những cánh hoa vừa nở trước cửa nhà, trong một phút hận thù hay thương yêu, trong một tổ kiến ẩn nhẫn đang dùn lên bên vách tường với những con kiến bé nhỏ cặm cụi làm việc và sinh tồn, những côn trùng ly ty, vi khuẩn đủ loại, tốt lành hay thù nghịch, hoặc trong cái thế giới hư ảo giữa có và không của những đơn vị hạt tử hạ nguyên tử (sub atomic) nhưng lại là nền móng của lâu đài thực tại tráng lệ và đa dạng dưới mắt chúng ta.
 Nếu quan sát, tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy quả thật không chỉ những "hữu tình" như con người, mới có sự thị hiện của những chủng tử này mà ngay cả ở thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, như những siêu vi trùng hay tận cùng ở mức hạ nguyên tử , những electron, quark, eon, nutinos vv..cũng có sự thị hiện bản ngã và cung cách hành xử của những chủng tử vốn tàng chứa trong Alai Da thức của đại ngã.
 Trước khi đề cập tới vài thí dụ cụ thể với hi vọng có thể giúp hình dung vai trò của những chủng tử trên quan điểm khoa học thực nghiệm, (dựa hoàn toàn vào ngũ uẩn), có lẽ nên lược qua ý niệm về A Lai Da Thức trong Duy thức luận.
 A Lại da Thức theo sự mô tả trong Duy Thức Tông của Phật giáo Đại Thừa là một trong 8 thức gồm Nhãn Thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức , Ý thức, Mat na thức và A Lại Da thức.
 Nói thô thiển là mắt tai mũi, lưỡi, xúc giác , ý thức hay tâm thức (não) với khả năng so sánh . Matna thức (Manas) là liên lạc viên giữa giữa ý thức và tàng thức (A Lai Da). Mạt na cũng là một "thức" tiềm ẩn nên có thể gọi là Tiềm thức có nhiệm vụ thúc đẩy khởi động những chủng tử ẩn giấu trong A Lai Da thức
 
 Kỳ bí nhất và bao trùm là A lại da thức.

 Trong 8 thức nói trên, A lai Da Thức cũng "ẩn dấu", ta không nhận biết được vì nó đã có từ tiền hiện hữu, từ lúc chưa có cái ta, cái tôi, cái tiểu ngã, vì thế còn gọi là Hàm Tàng Thức trong hư không.
 A lại da thức sau đó còn được bồi dưỡng liên tục, với những chủng tử biến hoá , kết hợp qua kinh nghiệm trong xuốt quá trình hiện hữu nhờ sự tác hợp với a tăng kỳ duyên khởi để tổng hợp, biến đổi, rồi thể hiện thành những hiện tượng trí huệ, tâm linh và ngay cả sự hiện hữu xuốt một kiếp người.
  A lại da thức của tính không là sự tàng chứa những chủng tử quá khứ , hiện tại và vị lai, là mầm mống của mọi hiện hữu, từ tinh thần tới vật chất , là động cơ tiềm ẩn thúc đẩy mọi thị hiện trong hiện kiếp.
 Quan niểm này như có liên quan gần cận với quan niệm những hình nón ánh sáng (light cone) tràn ngập trong  spacetime (không thời gian) mà theo khoa học hiện dại là nơi lưu giữ tin tức về mọi biến cố mà đạo giáo gọi là "vạn pháp" được thị hiện qua thời gian từ vô thuỷ vô chung
 Vì thế, không nên quan niệm chủng tử chỉ là những hạt mầm của nghiệp (karma) trong quá khứ mà phải nghĩ nó cũng bao gồm cả những chủng tử thu đạt qua kinh nghiệm trong hiện tại để thành những chủng tử trong vị lai khi được giao thoa với những nhân duyên mới.
 Kết hợp mới, những chủng tử sẽ thị thiện thành những "hiện hữu" mới. Cứ thế trôi dạt mãi từ vô thuỷ vô chung tới vô thuỷ vô chung như ý niệm duyên khởi trong đạo Phật.
 Nhìn quanh ta, từ thăm thẳm trong không gian cho đến mọi sinh thực vật trong thế giới nhìn thấy được (visible world), từ con người tới một siêu vi trùng, hay sâu hơn trong cái biển không đáy của thế giới hạ nguyên tử, có thể cảm thấy như mọi thị hiện đều tuân thủ theo những "dữ kiện" hay (data) được ghi trong các chủng tử mà Á Châu gọi là cuốn sách trời (Thiên thư).
Trong cuốn sách trời này lại có những trang sách nhỏ hơn gọi Sách đời (book of life) khởi đầu là những trang trắng khi chưa có không, thời gian rồi tới chương đầu tiên tạm gọi là Higgs boson....

Câu chuyển về
hạt tử của thượng đế Higgs Boson
Mầm của hiện hữu

 Chủng tử đầu tiên trong sách thiên thư như thế nào, con người không thể nắm bắt cụ thể và trực tiếp nhưng khoa học hiện đang cố truy lùng và người ta như đang muốn nối kết, gán ghép một cách tuyệt vọng cái chủng tử đầu tiên này vào một loại hạt tử mà hiện chỉ mới hé lộ hình ảnh và hành tung trong toán học được mang tên là hạt Higgs Boson.
 Hạt tử kỳ bí Higgs Boson còn được các khoa học gia gọi Hạt Tử cuả Thượng Đế, ( God particle). Phải chăng hạt tử này cũng có thể gọi là ("chủng tử " của thượng đế) ?.?
 Những hạt tử Higgs (đột nhiên nẩy sinh trong chân không), cực kỳ phù du, chỉ trong môt sát na, đủ để giúp những "hạt tử cơ bản" trong cái biển không đáy của nhưng phần tử nhỏ hơn nguyên tử tương tác năng lượng với nhau, nhờ đó tạo thành khối lượng hay vật chất (mass).
Hoàn thành nhiệm vụ, những Higgs Bosom biến mất ngay său đó. Cụm từ đột nhiên nẩy sinh trong chân không và chỉ trong một sát na là những cụm từ rất quan trọng

(Khi nói đến thời gian một sát na nên hiểu đó là một khoảng thời gian "ngắn hơn" bất cứ khoảng thời gian nào mà chúng ta có thể hình dung được, nói khác đi là trí óc con người không thể nghĩ bàn ….!!!!
Sát na là một lượng nhỏ hơn bất cứ một lượng nào mà trí óc có thể nghĩ tới . Một phần tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ vẫn lớn hơn Một phần tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ …. .. "lẻ 1")

 Higgs Bosom điều động việc tạo thành khối lượng trong mọi vật chất (matter).
 Chi tiết này rất quan trọng vì hiển nhiên, nếu không có vật chất sẽ không có sự hình thành của vũ trụ cụ thể như hiện thấy. Sẽ không có con người , gỗ đá, trăng sao, không có những thiên thể trong vũ trụ hiện hành.
 (nói đến vũ trụ hiện hành không có nghĩa là vũ trụ "thấy được" qua ngũ uẩn vì một vũ trụ ghi nhận qua ngũ uẩn theo Phật giáo và ngay cả khoa học là không có thực tướng.
 Một ngôi sao cách trái đất một tỷ năm ánh sáng vẫn có thể được nhìn thấy nhưng không hẳn còn hiện hữu, khi nhìn thấy nó thì có thể nó đã tan vào hư không) . Đấy là chưa kể có những vũ trụ bên ngoài vũ trụ của con người (thuyết đa vũ trụ) . Khoa học hiện cho rằng trong chân không có rất nhiều vũ trụ sát kề nhau như những bọt nước trong môi trường nước. )
multiple_universe_nasa-content


HINH MULTI UNIVERSE
Đa Vũ Trụ












  Phải chăng Higgs Boson chính là
 những chủng tử đầu tiên hay cái mầm của hiện hữu?.

 
 Tất nhiên mô tả về cái gọi là Mầm của hiện hữu và so sánh với những chủng tử của đạo Phật chỉ là một thí dụ minh hoạ trừu tượng vì cho đến nay người ta vẫn chưa cụ thể hoá được những hạt tử Higgs. Nó cũng chỉ là một ý niệm thuần lý của toán học như khi đạo Phật nói tới những "chủng tử".
 Chủng tử, (nói một cách cụ thể hoá) , chỉ có thể quan niệm một cách tương đồng là những dữ kiện (Informations, memories) tàng chứa trong A Lai Da thức mà A lai da thức cũng là tính không hay nằm trong tính không. Alai da thức là cuốn sách Thiên thư ?!!!
 Nơi đây có cái mầm tiên khởi tiến hành thành vạn pháp, chuyển bánh xe vạn pháp thành mọi thị hiện nên không thể quan niệm chật hẹp rằng chúng "chỉ ảnh hưởng trong những hữu tình, những sinh vật như con người)
 Nghĩ như vậy là một quan điểm quy nhân (homocentric , anthropocentric ) khiểu như thời thượng cổ người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ trong khi trái đất chỉ là một hạt bụi ly ty bên dìa của thái dương hệ chưa nói gì nếu đặt trái đất trong cái khung lớn của vũ trụ vô tận.
 Con người vật chất chẳng có ý nghĩa nào giữa vũ trụ.
 Con người theo Hawing chỉ là "một cái váng hoá chất hiện hữu trên một hành tinh tầm thường, quay quanh một ngôi sao trung bình ở ngoài dìa của một giải ngân hà trong số hàng trăm tỷ giải ngân hà".
"Chúng ta chẳng có ý nghĩa gì và vì thế không thể tin rằng toàn thể vũ trụ này hiện diện chỉ để phục vụ chúng ta".
 Cũng theo Hawking thì nếu không có sự bất toàn (Imperfect) thi cả bạn và tôi đều không hiện hữu .
 Đấng sáng tạo, thượng đế, ông trời được mô tả và quan niệm là một "cái gì" toàn thiện, toàn mỹ, tuyệt đối vì thế, toàn thể vũ trụ hiện hành có lẽ là một trong những lầm lỡ một sự bất toàn "đáng yêu" của thượng đế
 Những chủng tử như quan niệm của Phật giáo cũng "đột nhiên" khởi nguồn trong chân không,(trong một sát na lỗi lầm của thượng đế), khiểu như sự xuất hiện không lý do của những Higgs Bosom rồi ẩn trốn ngay trong A Lai Da thức, tiếp tục biến hoá, bồi dưỡng vô tận trong vạn pháp để điều động mọi thị hiện .
 Như câu hát của ông nhạc sỹ Trinh Công Sơn : Làm sao em biết sỏi đá không đau".
Thật vậy, sỏi đá hay ngay cả những thiên thể trong chính vũ trụ hiện hành đều tàng chứa những chủng tử từ lúc khởi đầu "tiền hiện hữu", lúc chưa có vũ trụ, chưa có cái tôi, chưa có không gian, thời gian.
 Nếu đi ngược lại sát na đầu tiên của vũ trụ thì khoa học hiện nay cho rằng:
" mọi thị hiện của hiện hữu chợt có khi xẩy ra khi có một đột biến làm tan vỡ "sự đối sứng tuyệt đối" của yếu tố không thời gian Space time, từ đó bắt đầu có vạn hữu ".

 (theo Einstein không gian như chúng ta thường nghĩ "không thực sự là không, trống không" mà là một thực thể , một chất lượng uốn nắn được. )
"không gian chỉ là một thể (form) thị hiện từ cái chất liệu chính là không-thời gian Space time"


  Ý niệm gọi không- thời gian là một thứ ""chất liệu có đối sứng tuyệt đối" , thực khó diễn tả, đòi hỏi đồng thời một nỗ lực trí tuệ và một công phu thiền quán nhưng đây cũng là một ý niệm quan trọng cả trong khoa học lẫn đạo giáo không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu đạo pháp qua ngả tiệm tiến, tiệm ngộ như chủ trương của Phật giáo Tây tạng.
 (Quan điểm của Phật giáo Tây tạng cho rằng có hai loại chân lý. Một chân lý quy ước hay thứ chân lý thường tình nhận biết qua ngũ uẩn (khoa học thực nghiệm) và một thứ chân lý tuyệt đối, tối thượng nằm ngoài mọi thị hiện duyên khởi (vốn ảo vì không có tự tính).
 Chân lý tối thượng này không thể nghĩ bàn, chỉ có thể đạt tới qua một đốn ngộ trực khởi . Nó cũng không thể diễn tả qua ngôn ngữ thế gian. (Ngôn ngữ vốn chỉ là một biệu tượng quy ước và giả định) .
 Khoa học chính là một phương pháp tiệm ngộ.
 Theo định nghĩa của khoa học thì Không gian và thời gian không thể tách rời như hai đại lượng riêng rẽ mà phải coi như một đại lượng "duy nhất và liên tục" gọi chung là không thời gian (space time continum).
Hai đại lượng này liên tục hoán chuyển qua ngả vận tốc.
 Như Einstein thì thời gian đo bằng độ di chuyển của kim đồng hồ và không gian đo bằng cây thước nhưng nên nhớ .. .. kim đồng hồ cũng là sự di chuyển trong không gian giữa hai cột mốc. Vậy thì thời gian cũng chỉ là một dạng của không gian.
 Saigon Hanoi cách nhau một khoảng không gian 2000 cây số .Chuyện gì sẩy ra nếu chúng ta di chuyển với tốc độ lớn hơn 2000 cây số một giây. Không gian thu lại thành 0 và thời gian là 1 giây. Nếu di chuyển gần bằng tốc độ của ánh sáng thì thời gian và không gian cũng " tiến tới 0 "vì theo Einstein tốc độ gia tăng thì thời gian co lại
 Chúng ta tưởng đang sống trong một không gian ba chiều, dài, rộng cao nhưng thực ra còn một chiều thứ tư là chiều thời gian và chúng ta chỉ định vị được vị trí thực của một thực thể vật lý nếu kể thêm vào chiều thời gian.
 Nói khác đi thì cái gọi là vị trí của một thực tại vật lý được xác định chính sác hơn trong một hệ thống toạ độ 4 chiều dài rộng cao cộng thêm chiều thời gian. (hoặc còn thêm nhiều chiều khác như cách nhìn của toán học).
 Có thể mường tượng thực thể "không thời gian space time) là những mặt cắt đè chồng lên nhau của những loại không gian khác nhau.
 Thí dụ con voi là một thực thể trong không gian ba chiều. Nếu cắt ngang con voi ta sẽ có hình ảnh thiết diện con voi trong không gian hai chiều là một mặt phẳng. (như họa đồ thiết diện trên một tờ giấy)
 Ngược lại nếu chồng chất những mặt phẳng thiết diện này (chồng khít lên nhau như cũ ) ta sẽ có lại một con voi ba chiều .
  Tương tự nếu cắt ngang một không gian 4 chiều ta sẽ có lại những không gian 3 chiều ở một thời điểm mhất định trong không thời gian.
Di chuyển theo thời gian tức là di chuyển trong những đường hầm của space time.
tunnel_of_time_by_nuclear_pilot-d5ys7pe-content
 













Đường hầm thời gian Time tunnel
làm bởi những khối ba chiều tiếp nối theo thời gian


 Một máy bay chạy trên khúc phi đạo thẳng băng là đang di chyển trong không gian 2 chiều. Khi cất cánh là vào không gian 3 chiều ….. nhưng chúng ta không thể biếtt thật ra , mọi thứ đang di chuyển trong chiều thứ tư (thời gian).
"Chúng ta là những tù nhân bị nhốt trong không gian 3 chiều."
 Mặt khác, vì thời gian có hai chiều ngược xuôi nên (trên nguyên tắc) trong không gian 4 chiều hay (ba chiều + thới gian) người ta có thể di chuyển ngược xuôi trong những đường hầm thời gian này.

 Cái ý niệm thuần lý về di chuyển ngược xuôi trong thời gian có vẻ như chuyện hoang tưởng nhưng trên bình diện toán học thuần lý hoặc theo Hawking thì "cái ý tưởng này cũng không điên gì lắm đâu". Thuyết tương đối của Einstein chấp nhận là chính Space time có thể bẻ cong (khi lạc vào một trọng lực trường vĩ đại lớn thí dụ đi gần một black hole). Lúc space time sẽ dần khép kín nhờ đó người ta có thể đi chơi vũ trụ trong một hoả tiễn trước khi hoả tiễn khai hoả.

fourth_dimention

 




(Những đuờng hầm của không gian 4 chiều)

 Nhìn một cái ly trên bàn vào lúc 12 giờ , tới 6 giờ chiều chúng ta tưởng cái ly vẫn ở vị trí cũ nhưng thực ra chiếc ly trong không gian 3 chiều đã di chuyển theo chiều thời gian, trong cái ống của không gian 4 chiều.
 Nếu chồng chất lên nhau vị trí liên tục của chiếc ly theo thời gian người ta sẽ có một ý niện về sự biểu diễn liên tục vị trí của chiếc ly theo chiều thời gian.
 Những vị trí liên tục trong không thời gian này được khoa học gọi là "World line ".
 Tại sao gọi là world line thì không thể giải thích nhưng có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu gọi theo tiếng Việt là "Đường Đời" để nói về sự biến chuyển liên tục, vô tận của mọi pháp giới theo thời gian.
 Một hình ảnh mô phỏng khác là hình ảnh của trái đất quay quanh mặt tròi theo thời gian
mat_troi_va_trai_dar_1-content 
 





 Bốn hình ảnh trên là mô tả vị trí của trái đất đối với mặt trời trong 4 tháng giêng, tháng tư, tháng 7 và tháng 10 nếu chỉ xét trong không gian ba chiều
Nếu bây giờ chồng chất 4 vị trí trên lên nhau theo thời gian, người ta sẽ có một ý niện về "vị trí thực" trong không gian 4 chiều (tức là vị trí diễn tiến liên tục theo thời gian..)
 Những vị trí này chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nếu chúng ta là một người thoát khỏi cái lồng 3 chiều để sống trong cảnh giới 4 chiều.
 Tương tự như khi chúng ta thoải mái ,dể dàng và vô tư nhìn một sinh vật bẹt dí , một hình người vẽ trên mặt giấy chuyển trong không gian bẹt hai chiều của một mặt phẳng.

 Không gian 2 chiều như mặt phẳng tờ giấy, nếu có thêm chiều thứ ba bằng cách chồng chất liên tục nhiều tờ giấy lên nhau ta sẽ có một chồng giấy cao.
 Chính không gian 3 chiều của chúng ta cũng chồng chất lên nhau theo thời gian để trở thành một thứ thực tại trong không gian 4 chiều.

 Trong đời thường, nhắm mắt lại, mở mắt ra , "bụp"..chúng ta vừa nhìn thấy một cảnh trí 3 chiều, thấy nhà cửa thấy mọi người, thấy đời sống nhưng thực sự là chúng ta chỉ nhìn thấy trong từng sát na liên tục những mặt cắt ngang của thực tại 3 chiều đang trôi trong thời gian mà thôi. Sát na său dó, cái khối 3 chiều mà chúng ta vừa nhìn thấy không còn là nó nữa mà dã liên tục trôi trong dòng không thời gian.
 Tất nhiên rất khó để vẽ lên một hình ảnh hoặc tìm cách mô tả bằng ngôn ngữ đời thường những cảnh giới trong không gian 4 chiều nhưng với những nhà toán học hay khoa học gia thì ý niệm về những không gian nhiều chiều(hơn 4 chiều) là chuyện bình thường. Trong ngành vật lý nguời ta thững phải đối đầu và giải quyết những không gian với hàng triệu chiều.
 Thí dụ trong một thệ tích chất khí rất nhỏ cũng có thể có 10 luỹ thừa 25 tức là 100000000000000000000000000 chiều không gian khác nhau.
mat_troi_va_trai_dar_2-content

 














(Đây là hình ảnh những thiết diện
 không gian chồng chất lên nhau theo thời gian)


Với sự chồng chất liên tục này,
 ta sẽ có được hai đường biểu diễn.

 Một đuờng thẳng đứng để biểu diễn những vật thể cố định và một world line cong oằn mà xin phép được gọi là "đường đời" vì chính đời sống trong không gian ba chiều của chúng ta đang trôi theo chiều thời gian.
mat_troi_va_trai_dar_3-content
 















Đường thẳng đứng ở giũa là trục cho những vật thể cố định và world line , (đường cong) là vị trí chính sác hơn của trái đất theo thời gian (nếu xét theo cảnh giới không gian 4 chiều)

lightcone_color-content
















 a/ Đây là biểu tượng một quan sát viên nhìn hình nón space time từ ngoái một không gian 4 chiều.Chiếc Hỏa tiễn bay theo dường cong không thời gian
 b/ Đường chấm đút đoạn mầu đỏ của hoả tiễn là biểu diễn đường cong world line, thể hiện diễn tiễn của mọi vật thể di động trong không gian 3 chiều theo thời gian
 c/ Thời gian là một trục thẳng hai chiều từ quá khứ qua tương lai
 d/ cắt ngang điểm biến cố (event) là mặt phẳng cong của không gian lúc sẩy ra điểm biến cố ở thời điểm hiện tại

 Như vậy, World line là sự "tiến hành" của những "vật thể di động" trong không không gian ba chiều quen thuộc của chúng ta nếu theo rõi trong cảnh giới 4 chiều ( tức là khi thêm chiều thời gian. ) Nòi khác di chúng ta dang bay trong thời gian.
 Điều quan trọng là những vật thể ba chiều như trong cảnh giới của chúng ta theo Einstein bị giới hạn không thể vượt quá tốc độ giới hạn của ánh sáng.

  Đường world line của vật thể vì thế phải nằm phía trong của hình nón vì di chuyển với tốc độ nhỏ hơn tốc độ giới hạn của ánh sáng. Mặt bên ngoài của hình nón la dể biểu diễn dường di của ánh sáng
 Sự dẫn tuyền tin tức về những hiện tượng liên quan tới những vật thể trong cảnh giới 3 chiều phụ thuôc vào đường đi của ánh sáng.
 Vì tốc độ của ánh sáng là tuyệt đối nên đường đi của ánh sáng cũng khác với lộ trình diễn tả sự tiến hành của những vật thể 3 chiều với tốc độ chậm hơn trong world line.
 Cần đặc biệt lưu ý là đường dẫn truyền của ánh sáng trong không gian 4 chiều khác với đường dẫn truyền world line của mọi vật thể và được gọi là "Cấu trúc hình nón của không thời gian spacetime".
 (Đây là một khác biệt cần được phân định rõ khi nói về sự dẫn truyền tin tức về các vật thể bởi ánh sáng so với sự tiến hành thực sự của vật thể 3 chiều trong world line).
 
Ánh sáng sẽ truyền tin tức của biến cố "theo bề mặt của hình nón" từ quá khứ tới tương lai với 1 tốc dộ mà Einstein cho rằng không vẩt thể nào có thể mau hơn dược.
terminology-content
 















 Lưu ý: măt phảng không gian thực sự của chúng ta nơi sẩy ra biến cố là một không gian cong (Theo Einstein) và được gọi là "hypersurface of simultaneity" đường world line diễn tiến của thực tại 3 chiều theo thời gian nằm phíá trong hình nón.

 Như vậy, cấu trúc đường đi của ánh sáng là hai hình nón âm dương lật ngược .
 Hai hình nón này cũng là sự thị hiện mọi biến cố của sắc giới trong quá khứ , hiện tại và vị lai.
Đây là sự mô tả những không gian ba chiều liên tiếp chồng lên nhau theo chiều thời gian.

 Để có ý niệm về hình nón không thời gian này, hãy tưởng tượng một biến cố một vụ nổ "trong không gian ở một thời điểm nhất định nào đó".
Lúc đó ánh sáng sẽ toả ra như những vòng tròn lan rộng ( như khi ta ném một hòn gạch trên mặt nước tạo thành những vòng đồng tâm ) .
Ánh sáng của một" biến cố " (event) cũng sẽ toả ra thành là những vòng tròn đồng tâm từ trung tâm ra phía ngoài.
Trong sátna đầu tiên chỉ là một vòng tròn của sự dẫn truyền hiện tượng đầu tiên xuất hiện trên mặt phẳng đầu tiên từ điểm biến cố hay hiện tượng (event) (như khi hòn gạch vừa chạm mặt nước)
expanding_light_1















 Thực ra biến cố này dang điễn tiến trong nhiều mặt phẳng sát kề nhau theo thời gian
 và được ánh sáng loan tin trên bề mặt của hình nón)

expanding_light_st_on_plane-content
 









Mỗi vòng tròn trên mặt hình nón là một biến cố sẩy ra trong một sátna trong không gian 3 chiều nối tiếp nhau liên tục trong không gian 4 chiều (space time continum).
Hai đại lượng này liên tục hoán chuyển qua ngả vận tốc.

 (Những vòng tròn đồng tâm là điễn tiến của những mặt cắt không gian ba chiều của một biến cố theo trục thặng đứng của thời gian nếu nhìn từ bên ngoài của không gian 4 chiều). 
Tưởng tượng nếu nhìn từ một nơi ngoài không gian ba chiều của chúng ta thì mỗi vòng tròn này là sự ghi nhận (trong từng sátna} cái cảnh giới 3 chiều của vũ trụ loài người.Chúng ta sống trong cảnh giới 3 chieều nên không nhậ ra dược diễn tiến liên tục theo thời gian này, chúng ta chỉ có ý niệm về thời gian trôi qua tách riêng khỏi không gian.

 Như nói ở trên, "cấu trúc hình nón của không thời gian spacetime." là hai hình nón lật ngược âm dương.
Lý do vì thời gian có hai chiều quá khứ và tương lai. Lúc sẩy ra biến cố trong không gian là thời gian hiện tại. Yếu tố lưỡng cực dối ngịch này là bẩm sinh của thời gian.
  Hình nón phía trên là chiều tương lai, hình nón ngược lại là diễn tả quá khứ của một biến cố (event)
 Hình nón âm lật ngược này (thật kỳ lạ) , không phải để biểu diễn sự lan truyền của ánh sáng theo thời gian tương lai mà lại là để diễn tả ( lí lịch hay diễn tiến của một hiện tượng, một event trong quá khứ ) . Vì thế, những những vòng tròn tin tức được ánh sáng dẫn truyến không toả rộng ra trong cái "thời gian âm, hình nón âm" mà trái lại, sẽ thu nhỏ dần lại và tận cùng ở đỉnh của hình nón (tức là lúc biến cố tiên khởi và tức thời sẩy ra trong hiện tại).
Phải chăng nói như thế tức là:
 một chuyện vừa sẩy ra trong hiện tại chỉ là
 sự thị hiện của những NHÂN DUYÊN trong quá khứ ???!!!

collapsing_light
















expanding_light_st_on_plane-content









 
 Khi nói thời gian âm cần phải hiểu chỉ có nghĩa tương đối khi so với thời gian hiện tại  lúc ghi nhận điểm biến cố event.
Thời gian dương của một điểm A trong không gian "có thể" là âm so với một thời điểm B.


 lightcones_e-contentNhững hình nón ánh sáng trong không thời gian space time này cũng được hiểu chỉ là những lộ trình treo thời gian của ánh sáng khi dẫn truyền tin tức về một biến cố.
 Chữ biến cố này (event) có lẽ nên hiểu một cách tổng quát
 là sự thị hiện của một "điểm hiện tượng", một biến cố trong ph
áp giới.

 Tóm lại, bất cứ một điểm biến cố nào trong không thời gian space time đều có một " hình nón " để diễn tả sự lan truyền của biến cố đó trong không thời gian.
 Nói khác đi không gian 4 chiều space time có vô vàn, vô tận những hình nón cho mọi biến c
ố.
 Một cách nào đó cũng có thể nghĩ bản thể của không thời gian chính là những hình nón về sự dẫn tuyền của ánh sáng để mang tin tức ( informations) của vật thể đang diễn tiến theo đường World line
 Những hính nón chứa "đường đời wold line"như trình bầy, có vô tận trong mọi điểm của không gian .
 Nói theo đạo Phật là có "vô vàn duyên khởi" . Những hình nón hiện tượng trong không thời gian này có thể va chạm, giao thoa với nhau vì thế ngành vật lý hiện đại tin rằng mọi chuyện dù ở trong các vũ trụ khác nhau đều liên hệ với nhau.
 Kiểu như lý thuyết mà khoa học gọi là hiện tượng cánh bướm "butterfly effect" theo đó thì : " một cái vẫy tay ở Cali có thể tạo thành một trận bão ở Hanôi"
 Ở ngoài hình nón hiện tuợng thì " không thể thấy" và khoa học gọ là "some where in space" , một nơi nào đó trong không gian có vô tận , Dó là những diểm biến cố và vô tận những hình nón mang tin tức hay những "chủng tử" ?? nhưng khi hai hình nón giao thoa sẽ tao nên một điểm hiện tượng mới.

 Bây giờ hãy thử xuy tưởng với những câu hỏi cụ thể hơn một chút về cái gọi là điểm biến cố Event point.
 Khi nói về một điểm trong không gian, để không hiểu lầm luôn luôn phải duy trì trong óc cái ý niệm điểm không có kích thước do đó không gian trước mặt chúng ta có vô tận nhũng "điểm" và mỗi điểm này đều có một hình nón không thời gian để thị hiện biến cố tại điểm đó theo thời gian.
 Trong khối thịt sương của chúng ta có bao nhiêu điểm.,,,, Vô tận ..vô tận.!!!
 Những điểm này cũng có vô tận những hình nón space time vì thế chất liệu của không gian cũng là toàn thể những hình nón hiện tượng này.
 Báo mới loan tin một phụ nữ ở Ý bi người tình đổ rượư vào người đốt cháy như cây đuốc . Đây là một biến cố sẽ được loan truyền trong hình nón không thời gian space time. Trong kích thước 3 chiều đời thường trên trái đất , nan nhân là một khối thị sương 45 pounds nhưng lùi xa trong kích thước không thời gian của vủ trủ thì chỉ là một điểm biến cố
many_light_cones-content

 














 Những hình nón không thời gian
 là một thứ chất liệu (Substance)
 của mọi thể dạng (form)

 Khi tìm hiểu hay nói về "không thời gian" có một số danh từ cần minh thị rõ để không có những nhầm lẫn :
 1/ Không thời gian (spacetime)
 Khi ta thêm một chiều thời gian vào không gian ba chiều dài rộng cao thì ta có một space time.
 2/ Một biến cố (Event) .
 Là một điểm cô lập ở một thời điểm đặc biệt (điểm hiểu theo nghĩa toán học tức là không có kích thước). Người ta phải dùng ý niệm điểm toán học để tổng quát hoá và tránh ngộ nhận nhưng theo ý nghĩa và suy tượng thông thường có thể coi là bất cứ chuyện gì sẩy ra ở một thời điểm nhất định trong không thời gian 4 chiều .
 Nói theo đạo giáo có thể coi là sự thị hiện của các pháp.
 World line (timelike) (tam gọi là đường đời)
 Đây là đường di chuyển của một điểm trong không thời gian nhưng với tố độ nhỏ hơn tốc độ của ánh sáng.
 Đường world line (đuờng đời này) phái nằm bên trong hình nón của ánh sáng.
 Tại sao lại phải có điều kiện vận tốc nhỏ hơn tốc độ của ánh sáng?.
 Lý do vì mọi vật thể hay hạt tử đều có tốc độ nhỏ hơn tốc độ của những quang tử (Photon) nên phái nằm bên trong hình nón vì bề mặt của hình nón là đường dẫn của ánh sáng trong không thời gian . Bề mặt của hình nón vì vậy cũng được gọi là "Lightlike"
 4/ Spacelike curve (đường không gian cong)
Đường này nằm ngoài hình nón lightcone (coi hinh vẽ)
 5/ Spacelike Hypersurface ( bề mặt không gian cong)
Không gian 3 chiều như không gian của chúng sự liên tục chiếu rọi , tiếp giáp bên nhau và diễn tiến theo thời gian trongmột không gian 4 chieu
Do đó, spacelike Hypersurface la mặt phẳng cắt ngang một không gian 4 chiều. Mặt cắt này trả lại hình ảnh của một không gian 3 chiều.
Tuởng tượng khi một không gian 3 chiều đang tiến hành theo chiều thời gian để tạo thành không gian 4 chiều . Ở một lúc nào đó nếu có thể chụp một tấm hình hay cắt ngang "cái ống" không gian 4 chiều thì ta sẽ thấy được không gian 3 chiều ở ngay thời điểm đó.
Nên nhớ không gian 3 chiều của chúng ta cong nên mặt cắt cũng cong
 6/ Hình nón ánh sáng của tương lai và dĩ vãng/
Như trong hình vẽ light cone có hai chiều lật ngược cuả ánh sáng phát xuất từ một biến cố hiện tại sẽ lan truyền trong quá khứ và tương lai.
 7/ Timelike geodesic. Là con đường ngắn nhất giữa hai điểm trong một không gian cong . Áp dung nguyên tắc này để làm những vòm mái cong trong kiến trúc với sường nhà là những mói nối giủa những điểm của một hình cầu cong.
geodesicill-141482402-crop

 












Đến đây thì có lẽ chúng ta cũng "tạm hiểu được" theo logic thông thường nhưng điều khó hiểu là :

 Vai trò hình nón lật ngược của quá khứ.??!!!

 Trước hết cần phải nhấn mạnh đến những mô tả về ý niệm "biến cố hay Event" theo quan điểm toán học của ngành vũ trụ học.
 Event có thể là một biến cố (theo xuy nghĩ thông thường) nhưng đúng ra chỉ là một điểm được xác định bởi một hệ thống toạ độ vào một thời điểm được lựa chọn . Trong hệ thống ba chiều xét thêm chiều thời gian thì chúng ta có một hệ thống toạ độ 4 chiều.
Kiếm được một điểm trong không gian 4 chiều đó. Bất cứ điểm event nào, ở vào một thời điểm nào đó là ta cũng có một hình nón không thời gian hai chiều âm dương.
world_lin_in_the_cone1

 












Đường mầu đỏ oằn oèo ở giữ hình nón là World line (đường đời)
diễn tiến một điểm hay một khối di chuyển theo thời gian

world_lin_in_the_cone2














 Hình nón tương lai phía trên đễ hiểu vì là sự diễn tiến của một vật thể 3 chiều theo thời gian biểu diễn bằng những vòng đồng tâm lớn dần
 Trái lại, ở hình nón lật ngược lại của quá khứ, cách giải thích trở nên bí hiểm hơn khi người ta cho rằng những vòng tròn tin tức sẽ đi theo chiều nguợc lại, tức là từ lớn tới nhỏ từ xa tới gần . Đó là dĩ vãng của một event. (nói như dạo Phật mỗi hiện tượng là thị hiện của a tang kỳ những duyên khởi)
 Điều này sẩy ra vì nhu nói ở trên, theo thuyết tương đối tổng quát (general relativity) của Einstein thì không thời gian có thể bị bẻ cong, ngay cả gập lại, gói lại (time wrap) trong những gravity lớn.
 Hơn nửa như đã trình bầy ở trên mọi điểm trong không thới gian space time đều có một hình nón Light Cone riêng.
 Không gian là toàn thể vô tận hình nón của những "điểm biến cố event point" do đó ở trong một khu vực có gravity mạnh đường đi của những hình nón ánh sáng này cũng vị bể cong theo và nghiêng dần cho tới lúc lật ngược và được Kurt Godel gọi là :" Độ cong time like đóng kín" (closed time like curve) từ năm 1949.
Nói như vậy có nghĩa là trong một khu vực có gravity manh như ở gần một thiên thể khổng lồ hay một black hole thì quá khứ có thể dảo lộn thàng tương lai????!!!!
light_cone_race
 














Những hình nón space time của một điểm biến cố
đang di chuyển trong cảnh giới 3 chiều
Đường A là điểm cố định B,C là điểm di động D là đường đi của ánh sáng
theo mặt củ hình nón Space time
timetravel12
 


















 Trong hình nói trên cho thấy khi đường world line hay đường biểu diễn sự diển tiến của một vật thể di động trong không gian 4 chiều Space time bị bẻ cong dần và lật nguợc lại.
 Đây là lúc mà theo thuyết nói trên người ta có thể đi ngược lại quá khứ mà không vi phạm nhưng quy luật vật lý hay toán học và không cần phải đi mau hơn ánh sáng. (vốn là một tốc độ giới hạn không điều gì có thể vượt qua .)
 Mặt khác cũng có thể xuy nghĩ thuần lý như đạo Phật theo đó thì một biến cố vứa xảy ra trong không gian bốn chiều chỉ là cái quả và cái quả này hẳn phải có một hay nhiều nhân trong quá khứ, trong một chuỗi nhân duyên vô tận. Khi hội tụ và thị hiện tại một điểm trong hiện tại (the instant) tạo thành một event trước khi lan truyền trong hình nón tương lai.
apple_cut_face_2_0





Con người là một sinh vật 3 chiều sống trong hình nón tương lai của space time nên đương nhiên nhận biết được những vật thể ba chiều như khi nhìn một trái táo , một hình khối, một con voi nhưng hãy tưởng tượng có một sinh vật chỉ có hai chiều như một hình vễ trên mặt giấy thì sinh vật bẹt này không thể nhìn thấy trái táo nổi 3 chiều như con người tức là nó chỉ có thể nhìn thấy những mặt phẳng cắt ngang tức là thiết diện từng phần của trái táo.
apple_cut_face_0
 
 




 (Sinh vật hai chiều chỉ nhìn được những đừng viền quanh vỏ của trái táo bị cắt ngang)

 Tương tự như chuyện sẩm sờ voi, sinh vật bẹt lần theo 4 chân của con voi và nhiều lắm là hình dung được 4 dấu chân in trên mặt đất.
 Toàn bộ 1 con voi trong trường hợp này là những mặt phẳng liên tục xếp lên nhau. Tuy nhiên vì sinh vật bẹt không thể dời khỏi sự giam hãm của mặt phặng hai chiều, không tách ra khỏi mặt phặng để khảo sát đồng thời chiều thứ 3 nên không có cách nào mường tuợng ra đuợc hình dạng của con voi 3 chiều như cách nhìn của chúng ta.


Sinh vật bẹt mù chiều thứ ba,
Con người thì mù chiều thứ tư.


 Chúng ta không vượt khỏi được ngục tù của không gian 3 chiều để thực sự nhìn thấy chiều không gian thứ tư bao phủ bên ngoài, trong đó, những khối không gian ba chiều "đang tiến hành, đang liên tục thể hiện" theo chiều thời gian.
 Giả thử có một thực thể nào đó ngoài không gian ba chiều ( tạm coi là ông Trời) thì thực thể bên ngoài đó sẽ không khó khăn gì khi nhìn những sinh vật như con người loay hoay trong cái nhà tù 3 chiều.
 Như sự giới hạn của sinh vật bẹt hai chiều trên mặt giấy nhìn con voi khác với con người nhìn con voi. Thực thể 4 chiều không gian cũng nhìn vào cái thế giới 3 chiều của chúng ta hoàn toàn khác.
 Nói tóm lại chúng ta không thể thực sự nhìn thấy sự tiến hành của vật thể 3 chiều theo chiều thứ tư (thời gian) nhưng vẫn có thể có một ý niệm về nó, tương tự như những sinh bật bẹt thông minh nếu được tách khỏi mặt phặng hai chiều bằng xuy luận để thám hiểm con voi theo những chiều cao liên tiếp của từng mặt cắt thì có thể nó cũng hình dung ra được chiều thứ 3 trong một cách trừu tượng qua trí tưởng.

  Ý niệm về một không gian 4 chiều là một ý niệm cực kỳ bí hiểm vì nó vuợt khỏi khả năng quan sát giới hạn trong ngũ uẩn của đời thường nhưng đây cũng là một ý niện rất quan trọng, không thể thiếu. Nó không chỉ cần thiết trong sự tìm hiểu khoa học hiện đại mà còn là một phương tiện để đạt tới những ẩn dụ siêu hình trong đạo giáo.
 Như thánh kinh nói :
 "Chúa ở cùng anh chi em",
 Một khoa học gia khi thuyết gỉang về không gian 4 chiều đã mượn lời cầu khẩn này khi nói
" xin không gian bốn chiều ở cùng anh chị em".
 Để hiểu rõ hơn về cái không gian 4 chiều gọi ngắn lại là không thời gian chúng ta có thể khởi đầu với một cái chấm trên mặt phẳng
 
 
  .

 
 Cái chấm vừa vẽ trên mặt giấy không thực sự là một cái chấm vì theo định nghĩa toán học một chấm phải là một điểm không có kích thước về mọi phương hướng.
Nói tới một điểm mà lại không có kích thước ( no dimention) lại làm liên tuởng tới ý niệm " không" trong Phật giáo. Nó có đó mà lại không có đó.
Những điểm khi nối sát kề nhau hay liên tục di chuyển sẽ tạo thành một tập hợp gọi là đường thẳng nên đường thẳng cũng không có kích thước và dộ dầy nhưng vô tận ở hai đầu.
 ---------------------------
 Bây giờ tới mặt phẳng.
 Có thể hình dung tiếp về một bề mặt có chứa vô hạn định những điểm hay đường thẳng do đó cũng không có kích thước về mọi chiều..
plane_crop-content
 





 Trang bị với những ý niệm toán học trừu tượng nói trên bây giờ chúng ta bắt đầu nghĩ tới một "không gian hai chiều".
 Trên không gian hai chiều này để tìm vị trí của một điểm chúng ta tạo ra hai trục tung độ và hoành độ để ấn định chiều dài và rộng của những sự kiện sẩy ra trên mặt phẳng của không gian này.
cartesian-coordinate-system_svg-content

 















 Để tượng trưng ta vẽ một hình vuông như một tờ giấy để nói về không gian phẳng 2 chiều
 Tưởng có một sinh vật bẹt hai chiều bò trên mặt phặng này thì sinh vật đó không thể rời khỏi mặt phẳng để bay lên phía trên hay phía dưới của tờ giấy.
-elephant--content


 













 Nếu ta vẽ một hình khối vuông ba chiều (tạo ảo ảnh như nổi trên mặt phẳng) của tờ giấy thì sinh vật bẹt sẽ mô tả hình vuông khác với khi chúng ta nhìn hình vẽ trên tờ giấy từ không gian 3 chiều.
 Hình khối vuông dố với sinh vật bẹt chỉ là một đường thẳng gẫy góc trong lúc chúng ta lại nhận thức được chiều thứ ba dù không phải là một kinh nghiệm cụ thể.

cube_3_d_0


 



 Để một quả táo trên mặt giấy, con người là sinh vật ba chiều có thể đồng thời nhìn khối 3 chiều của quả táo một cách "liên tục và đồng thời" những mặt phẳng cắt ngang từ đáy quả táo cho tới đầu và ý niệm được về một vật thể 3 chiều.
 
 Qua táo được nhìn như những mặt phẳng hai chiều chồng chất lên nhau


shado_of_3_dimention_object
 


 








Hình mặt người 2 chiều là phóng ảnh cua những khối 3 chiều 

 Sinh vật 3 chiều nhìn một vật thể ba chiều như đồng thời nhìn nhiều mặt phẳng chồng chất liên tục lên nhau trong lúc sinh vật hai chiều không làm được điều này vì không thể rời khỏi mặt phặng 2 chiều để bay lên trên hay dưới mặt phẳng của nó.
plane_stag_up_up_down_0-content














 Trong một không gian 3 chiều, mà chúng ta là sinh vật 3 chiều nên chúng ta có thể đi tới đi lui đi lên đi xuống trong không gian đó nhưng nhất thiết không thể đi vào chiều thứ 4 được mặc dù chúng ta đang tiến hành trong chiều thứ 4 của thời gian.
 Nói một cách cụ thể thì không gian 4 chiều được cấu tạo liên tục bởi những khối không gian 3 chiều diễn tiến theo thời gian.
 Có thể tượng tượng một vật thể ba chiều như bị nhốt trong những chiếc hộp hay khối không gian liên tục nối nhau theo thời gian.
cube_of_3_dimention_object-content
 















 Lưu ý là trước đây người ta nói thời gian là một chiều nhưng cách nói này có thể bị hiểu sai lầm vì:
 Thời gian không là một chiều như không gian mà chỉ là diễn tả sự "tiến hành theo một chiều" nào đó, của một biến cố . Nói khác di, Thời gian (time) làm thay đổi từ không gian này tới không gian khác.
 Nghiên cứu sâu hơn về yếu tố "không thời gian Space time , thuyết tương đối, gravity và không gian cong của einstein , về quantum entanglement (tình trạng quan hệ chồng chéo của những hạt tử) càng khiến nguời ta nghĩ rằng thời gian không thể là một chiều thứ tư và như einstein thì thời gian chỉ là môt ám ảnh lỳ lợm
(vật thể 3 chiếu liên tiếp triển khai theo chiều thời gian)

 
3d_vew_by_4d_1-content













(diễn tiến những khối không gian 3 chiều nhìn bởi một thực thể trong không gian 4 chiều)


 Trong cái không gian 4 chiều này, nhìn từ cảnh giới 3 chiều chúng ta chỉ nhìn thấy được một hình khối mà thôi
Nhưng không thể tức thời nhìn thấy sự diễn tiến của những khối không gian ba chiều trong không thời gian

 
3_d_view_by_4_done_only





  Để dễ mường tượng hơn, tưởng tượng chúng ta di chuyển từ một căn phòng ba chiều sang một căn phòng ba chiều khác sát cạnh nhưng một quan sát viên ba chiều chỉ nhìn thấy được không giancủa từng căn ohòng một một.
Trong thực tế, dù không gian của chúng ta vẫn liên tục diễn tiến theo thời gian nhưng không chúng ta thể nhìn một trái táo thành nhiều trái táo sát kề liên tục theo thời gian

 Một thực thể từ không gian 4 chiều, ngoài cảnh giới của chúng ta sẽ nhìn thấy được sự diễn tiến của trái táo theo thời gian nhưng cái nhìn này hòan toàn khác cách chúng ta nhìn ở 3 không gian ba chiều
  Lý do vì vì sự thể hiện trong không gian 4 chiều chỉ là sự chiếu rọi tiến trình thay đổi trạng thái (states) liên tục của vật thể 3 chiều theo chiều thời gian.
dimension_levels_drom_point_to_4_dimention_projection_0
 






 (Tiến trình 1 chiều , 2 chiều, 3 chiều và 4 chiều )

 Một sinh vật bẹt hai chiều không thể nhìn môt con nguời như cách chúng ta nhìn nhưng để sinh vật bẹt này ý niệm được một con người thì chúng ta có thể chiều rọi hinh người lên một mặt hai chiều để tạo nên một cái bóng .
3d_shadow_0
 









 Tương tự , chúng ta là sinh vật 3 chiều chỉ ý niệm được không gian bốn chiều bằng cách "chiếu rọi vật thể ba chiều vào một không gian3 chiều" .
Đó là sự tạo thành một Tesseract
(danh từ riêng không thể dịch được )
tesseract
 






 








Hình khối chuyển dich và chiếu rọi trong không gian 3 chiều
 được gọi là một Tesseract.Hình khối bên trong là
vị trí "kế tiếp và liên tục" của khối bên ngoài theo chiều thời gian
projection_3d_in_4d_tesseret-content
 

(














Một hình khối ba chiều phóng chiếu vào một không gian ba chiều "theo thời gian"
sẽ tiến hành mọi thị hiện trong một không thời thời gian 4 chiều.
Nói khác đi là biến đổi theo thời gian
projiction_in_4_d-content

 

















Trên bình diện hình học Tesseract tương đồng hình dạng của một hình khối 3 chiều di chuyển trong không gian bốn chiều

 
cube_projection_0-content



 












( Tesseract cụ thể hóa bằng thuỷ tinh tạo thành hai hình khối với các điểm góc nối với nhau "trong không gian 3 chiều" của chúng ta) .
 Đây là cụ thể hoá việc phóng chiếu một hình khối trong không gian 3 chiều để có 1 Tesseract đầu tiên.

projection_3_d_in_4_d_1-content


 














(Hình chiếu phónghứng dược trên mặt phẳng là dành cho sinh vật 2 chiều tìm hiểu về những vật thể 3 chiều ).
Một khối vuông lơ lửng trong không gian , một sinh vật bẹt hai chiều trên mặt giấy không thể hình dung ra khối 3 chiều này
nhưng nếu chiếu rọi trên 1 mặt phẳng thì sinh vật bẹt có thể gián tiếp hiẻu dược hay có một ý niệm về một vật thể 3 chiều

3d_stereographic_projection_tesseract









 Khi khối không gian ba chiều di chuyển tiếp trong thời gian sẽ tạo ra muôn và hình dạng.

 Sự thay đối vị trí của vật thể ba chiều trong không gian 4 chiều
khởi đi từ một tesseract
sẽ thành "vô tận" những hình thể trong không gian 4 chiều khi di chuyển

ong_troi_nhin_3_chieu_tu_4_chieu_0-content

 














fourth-dimension_forward_back_ward_in_time-content











 Đây là hình ảnh tượng trưng những hình khối ba chiều triển khai trong chiều thứ 4 thời gian để có một Tesseract và sự chiếu rọi độ quay tiếp theo của Tesseract
 (một thực thể từ không gian 4 chiều có thể đồng thời tức thời nhìn thấy diễn tiến những khối 3 chiều liên tục nối nhau tương tự như một nguời ở không gian 3 chiều có thể tòan diện và tức tức thời nhìn vào một mặt phẳng của không gian 2 chiều)
 
Trong không gian 4 chiều của một hình nón space time mọi hiện tượng có thể di chuyển ngược xuôi theo thời gian từ quá khứ qua hiện tại tới tương lai hay nguợc lại
 

(dài , rộng, cao va.. ….. .. THỜI GIAN….. , tới lui giữa quá khứ, hiện tại ,tương lai )
fourth-dimension_forward_back_ward_in_time_crop
 










 Đến đây chúng ta tạm có một hình ảnh minh hoạ về không gian liên tục 4 chiều "không-thời gian". bên ngoài cái không gian mà chúng ta cảm nhận được qua ngũ uẩn chỉ có ba chiều.

 Không gian 4 chiều không thời gian là một đối sứng tuyệt đối mà theo nhà vật ký E Charon chính là thứ "chất liệu ẩn giấu" của mọi hiện tượng.
Cá trong nước thì nước là một đối sứng tuyệt đối . Nhiệt độ xuống thấp nước đóng băng thì đối sứng bị phá vỡ.
Khi sự đối sứng này bị "xé rách" thì mọi hiện tượng xuất hiện.

  Khi nào và tại sao không thời gian bị xé nát thì có nhiều lý đoán mà một trong nhũng lý đoán có thể hình dung được là hiện tượng sẩy ra trong điểm nhất nguyên của những Black Hole, sẽ được nói tới său đây.
 Không là những toán học gia, thường nhân như chúng ta đành phải cố tập quán chiếu để hiểu thêm và sống trong cả chiều thời gian nữa.
reversing_time_0


 








Diễn tiến những điểm biến cố của một hình nón âm trong không thời gian

 Đến đây lại mở ra một câu hỏi mới:

 "Thế nào là một đối sứng tuyệt đối
 Thế nào là sự đối sứng của yếu tố không thời gian Space time?
 Tại sao và khi nào,
 ở đâu thì sự đối sứng space time bị xé nát.

 

 Trước hết hãy nghe lại lời thuyết giảng của đức Phật trong Tâm kinh về tính không.
"Xá lợi tử.. Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, , không dơ, không sạch, không tăng không giảm……….. .. ….. không có ý thức giới, không có vô minh, không có hết vô minh, không có lão tử cũng không hết lão tử.. ..
.."
 Những lời lẽ mang vẻ kỳ bí này phải chăng đức Phật muốn nói về tính đối sứng tuyệt đối của yếu tố "không thời gian espace temps ) có khi còn được Phật nói tới như là "tính bình đẳng" của vạn pháp và như ám thị có sự tương đồng với định nghĩa về sự đối sứng của một hệ thống vật lý vì :
 "Một hệ thống vật lý được coi là đối sứng khi những tính chất vật lý hay toán học của hệ thống đó ở "nội tại hay khi được quan sát từ bên ngoài" vẫn giữ nguyên không thay đổi khi chính toàn hệ thống chịu những biến đổi .

 Tính đối sứng này được gọi là toàn diện khi mọi điểm của hệ thống không thay đổi cho dù chính hệ thống lại có những thay đổi ".

 Cụ thể hoá hãy tưởng tượng một trái cầu tròn tuyệt đối, toàn thiện, toàn mỹ , vô ý ngại, bất phân biệt, đồng đẳng. Mọi điểm trên trái cầu đều giống hệt nhau về mọi hướng dù có thay đỏi vị trí trong không gian thì đó là một sự đối sứng toàn diện (global symetry).
 Nếu trái cầu này quay hay thay đổi theo mọi hướng thì biến cố này vẫn không làm thay đổi tính chất vật lý hay toán học của những điểm trên trái cầu .
Trái cầu tuyệt đối và vô nhiễm này dù quay đủ mọi chiều thì tính đối sứng của những điểm trên trái cầu vẫn được tôn trọng, có nghĩa là mọi điểm đều có tính chất giống nhau về toán học cũng như vật lý.
 Như đức Phật nói đó là tính bình đẳng của vạn pháp.
 Tạo một chấm trên trái cầu tuyệt đối này là tạo ra một biến cố phá vỡ sự đối sứng của nó, là tạo nên một "phân biệt".
Có phân biệt là làm một hiện hữu trồi lên từ chân không.
 Vậy thì Hện hữu chính là sự bất toàn hay một lỗi lầm của một hệ thống đối sứng tuyệt đối


 Nhà vật lý Jean E Charon đẩy hình ảnh xa hơn khi cho rằng chính không thời gian là một đối sứng tuyệt đối
và chính tính đối sứng tuyệt đối (absolute symetry) của không thời gian
mới thực sự là chất liệu (Substance) của mọi thể dạng (form)
.
 Đây là một chất liệu dù vô hình !!!!????
 Cái chất liệu không- thời -gian này tàng chứa những thể dạng có tiềm năng (forms potentielles.), là những dạng chưa thị hiện nhưng sẽ có thể trở thành, sẽ thị hiện, dể thành những dạng hiện hữu (vạn pháp) khi được khởi động bởi cõi tâm ( esprit).. ..

 Có thể xuy diễn thêm một chút, thử nghĩ về trái cầu tuyệt đối nói ở trên khi so sánh với lời Phật.

 Phải chăng đó cũng là trái cầu đối sứng tuyệt đối được ám thị trong Bát Nhã Tâm Kinh, đó là "tính không" :
 (không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thên không bớt), nhưng lại là nơi có chứa những điểm, những thể dạng có tiềm năng, mang tính đồng dạng, đối sứng, không thể phân biệt về mọi phương diện, toán học cũng như vật lý. Đó là mẹ của vạn pháp.

 Chính tập hợp của toàn thể những điểm hay thể dạng tiềm năng này tạo thành một chất liệu (substance) vô hình của trái cầu vô hình trong chân không.
 Nói xa hơn chất liệu Không thời gian tàng chứa trong sự đối sứng tuyệt đối, bình đẳng tuyệt đối của chân như.
 Nhà bác học vật lý Heisenberg cũng nêu nhận xét tương tự khi nói rằng :
  " Nguyên tử và những hạt tử cơ bản (âm điện tử trung hòa tử quark vv) không có thật , chỉ là một thế giới mang tiềm năng của sự khả hữu. ..hơn là một hiện thực cụ thể… .
atom


 


 Nói khác đi , chân không, hay chân như của đạo Phật cũng là một tập hợp đối sứng tuyệt đối, chứa những điểm tiềm năng chưa thể hiện vì thế mà Phật mới nói:
  "Chân không diệu hữu".
 Chân không chứa vô cùng những điểm khả hữu, những mầm mống che dấu dưới dạng đối sứng tuyệt đối nên chưa, thể hiện.
Khi sự đối sứng này bị vi phạm thì những mầm này mới thị hiện.
 Sự vi phạm sẽ sẩy ra khi tiến sâu vào điểm nhất nguyên Singularity của một lỗ đen (black hole) lúc mà không thời gian bị xé nát, đảo lộn, hoà nhập, đổi chiều vv..
 Theo E Charon :
 Khi nói những điểm tiềm năng tức là nói tới những điểm chưa hiện hữu, nó chỉ có sẵn trong trạng thái tiềm ẩn, trong tư thế khả hữu, chỉ thực sự được thị hiện trong không thời gian khi được khởi động (actualiser) bởi cõi tâm.
 Những tiềm năng ẩn dấu đó chứa ở đâu. Chứa trong "chân như diệu hữu" của nhà Phật mà bản thể vốn chỉ là tính không.
 Thật vậy, cách biện giải của E Charon cho thấy nhiều điểm tương đồng với điều được gọi là "chân như " trong đạo Phật.
 Chân như là cái bao trùm lên cả không gian, vốn tự tại, vốn như thế, vốn vô nhiễm , vốn bất sinh bất diệt , vốn bình đẳng vì chỉ là một tiền năng có thể biến thành, thị hiện thành thực tại.

  Một điểm cần nhấn mạnh là cái chất liệu tiềm ẩn và thường hằng trong chân như nhưng không thị hiện "nếu" không có sự thị hiện đối đãi của "chính cái mà nó tạo ra", (đơn giản và cụ thể nhất là con người, là chính chúng ta )
 Nghe có vẻ nghịch lý như Lão tử nói : cái này có cái kia mới có hay như đức phật nói với Anan "cái kia có, cái này có"
 Thực ra quan niệm này lại rất gần với quan điểm sẽ được khảo sát său này khi bước vào lãnh vực của Vật lý Lượng tử theo đó thì:
  "Mọi hiện hữu đều do tính đối đãi của cõi Tâm tạo ra: 
 Vật lý lượng tử cho rằng:
 "Mọi hiện hữu trong pháp giới chỉ có tương đối và chỉ trồi lên hiện hữu khi được quan sát.".
 Mắt ghi nhận thụ động nhưng Tâm thấy

Chính quan sát viên (thí dụ con người) tạo ra hiện hữu. Cái ngoài ta không hề có nếu không được quan sát bởi cái ta và ngược lại.
Như câu nói của Hawking: "nếu tôi nhắm mắt lại thì mọi chuyện không còn hiện hữu".
Người ta có thể cãi ngược lại là ông Hawking có thể tan đi nhưng vũ trụ vẫn có đó, trái đất vẫn quay , mặt trời vẫn mọc, tinh tú quây quần điệu luân vũ bất cần đến ông Hawking.
 Câu trả lời là nếu không có bất cứ một hữu tình để đối đãi nào thì cũng không thể minh định vũ trụ thực sự hiện hữu.
 Không có đối đãi giữa tiểu ngã và đại ngã thì cả hai cùng biến mất trong cội nguồn của nó là không.
 Như chủ trương của vật lý lượng tử, những hạt tử cơ bản, cũng là nền móng cuả thực tại vật lý có thể tồn tại trong môt trạng thái chồng chất lên nhau , đồng thời ở vô hạn định các địa điểm (toạ độ) trong một không gian nào đó trước khi bị quan sát tức là trước khi thực hiện phép đo.
 Nói đơn giản là nếu không bị quan sát thì chính bản thể của những hạt tự này vô nghĩa. Nó ẩn dấu trong sự đối sứng tuệt đối và vô nhiễm của tính không.
 Theo Schrodinger thì hiện hữu là một "hàm số sóng sác xuất" nên hoàn toàn bất định, huyển ảo trước giây phút được quan sát.
  Hàm số sóng xác xuất này sẽ sụp đổ khi có sự quan sát hay đo đạc . Từ phút đó hiện hữu chợt trồi.
 Nói đơn giản thì cái gọi là may rủi, sác xuất không là một sự kiện cố định mà lại là một làn sóng tràn ngập trong không gian.
 Einstein chống cự kịch liệt lại quan điểm "hên sui sác xuất rất cờ bạc " này và cho rằng mọi hậu quả phải có một nguyên nhân.
Ông không thể hình dung nổi một thế giới may rủi bất định như vậy nên có lần ông đã nói với một người bạn :
  "Ông có thực sự tin rằng mặt trăng tồn tại vì chúng ta ngó vào nó " .
 Một thế giới nhân quả , có cái này mơới sinh cái kia, tất nhiên hợp với tư duy bẩm sinh của con người vì quá hiển nhiên trong ngắn hạn và trong đời thường nhưng nếu cứ ngược mãi lên theo chiều tìm hiểu cái "nhân" thì tận cùng sẽ phải chạm tới bản thể của "cái nhân cuối" cùng là một thượng đế tự sinh không có nguyên nhân.
 Đặo Phật trú ẩn trong chữ "không" và mặc nhiên coi không là cái nhân đầu tiên, "al2 thượng dế" và né tránh giải thích trực tiếp bản thể của không
 Giả thử có cái tôi giữa một không gian tuyệt đối đen tối "không có bất cứ điều gì ngoài cái tôi" thì lúc đó cái hiện hữu của tôi cũng vô nghĩa và chính nó cũng bị thủ tiêu trong tính không.
 Luận điểm này đã được nói tới trong một thí nghiệm luận lý gọi là "con mèo của Schrodinger" sẽ được khảo sát său này theo đó hiện hữu chỉ là một làn sóng may rủi (wave of probability). Hiện hữu chỉ trồi lên khi được quan sát.
 Buổi sáng ra vườn thấy một bông hoa vừa nở. Bông hoa này chỉ là một thực tại hiện hữu giới hạn với tôi vì được tôi quan sát. Nó không hề hiện hữu với ông A đang sống tại Saigon. Hiện hữu của bông hoa vì thế chỉ có "tương đối" trong những không thời gian khi được quan sát từ bên ngoài.
Ông A bay sang gập tôi và thấy bông hoa trong vườn, lúc đó, bông hoa lại hiện hửu tương đối qua sự quan sát của ông A nhưng không hiện hữu với ông B ở Hanôi.
  Xa hơn nữa, đạo Phật cũng cho rằng thực tại phóng chiếu qua ngũ uẩn (giác quan) cũng chỉ là hư ảnh. Hư ảnh nhưng nó đã thị hiện dù tương đối và phụ thuộc vào những điều kiện duyên khởi.

 Từ său phút sáng thế tức là sát na đầu tiên của vũ trụ hiện hành, mọi thị hiện bị chi phối bởi chủng tử đầu tiên để bước vào con đường sinh diệt, tụ tán, tái sinh, biến hoá của những chủng tử, chịu tuân thủ những quy luật ẩn sâu trong cái bí số của vũ trụ..

Ơ đâu ra cái chủng tử đầu tiên này?

Măt mủi nó ra sao ? Nó tự có trong một bước nhẩy vọt lượng tử (quan tum leap)?.Nó nằm trong cái bí số của vũ trụ mà có lẽ chỉ mấy ông thiền sư đáo bỉ ngạn mới biết.
 Không thể trả lời, chỉ gián tiếp biết được nó qua những thị thiện chằng chịt trong vạn pháp. Trong sự sinh diệt này luôn luôn nẩy sinh những "chủng tử phức hợp" mới phát sinh do sự phức hợp của những nhân duyên để său đó lại thị hiện thành những hiện hữu mới mà vật lý gia Jean E Charon gọi là những "thực tại phức hợp" đó là những thực tại không thể quan sát trực tiếp nhưng vẫn có thể ý thức về nó.
 Hãy tưởng tượng con người một vài triệu năm trước như thế nào.
 Có thể lúc đó tổ tiên của loài người chỉ là những nguyên tử Carbon, Hydrogen, Oxygen, Nitrogen (CHON) hàm chứa những chủng tử như những dữ kiện ẩn trong trí nhớ của Alai Da Thức.
 Trước khi có con người, hay những hữu tình nói chung, trí nhớ của những chủng tử trong A lai da thức này điều động các nguyên tố nói trên, tiến hành tới việc thành lập những virus đầu tiên ở "ngưởng cửa của cái gọi là sự sống và sự chết.". Cũng là lằn ranh giữa có và không.
 Thật vậy, những Virus được khoa học gọi là cái ngưỡng cửa của sự sống và sự chết.
 Sống chết là theo quan niệm thế tục và quy ước vì virus chỉ là một sợi DNA mang trí nhớ những yếu tố di truyền để có thể sản sinh những Virus mới giống hệt nó.
 Sinh sản, di truyền là ý hướng muốn duy trì cái tiểu ngã
 Vì toàn thể "cơ thể" của một virus chỉ là một chỗi DNA , (viết tắt của chữ Deoxy ribonucleic acid) nên theo định nghĩa không là một sinh vật. (Quan niệm quy ước cho rằng những gì có thể kết tinh được thì không có sự sống).
 Vậy thì tại sao những virus kết tinh dược lại có một đời sống và có trí nhớ để biết sinh sản thành những hậu duệ, lại rất khôn ngoan trong việc bảo tồn sinh mạng của mình bằng cách biến hình để nguỵ trang như đã thấy trong những virus tạo bệnh AIDS.
 Ở một mặt khác, những Virus này lại có một đời sống bất tử .
 Vốn chỉ là một chuỗi acid nên khi môi trường chung quanh bất thuận lợi, khắc nghiệt, không thể sinh hoạt được, Virus sẽ rút về tình trạng tiềm ẩn kết tinh và sống vô hạn định như một khoáng vật.
  Đó là lý do mà virus được gọi là biên giới của sống và chết.
 Sự kiện này nhìn kỹ như vướng vất ẩn dụ trong câu kinh Bát nhã: " tướng không của các pháp không sanh không diệt......không lão tử, cũng không có hết lão tử "
 Nói đơn giản, phải chăng "chủng tử " như sự diễn giải của Phật giáo chỉ là những dữ kiện, informations được tàng chứa trong chân không dưới dạng ký ức của vũ trụ.
 Hiện nay người ta bắt đầu tin rằng:
  Mọi thứ có thể sinh diệt nhưng những ký ức, hay những tin tức một khi đã tạo ra thì bất hoại vì ký ức chỉ là thị hiện sự vi phạm cái đối sứng tuyệt đối giữa có và không giống như những "bit" on và off trong digital memory được tàng chứa trong chân như.

 Một biến cố sẩy ra chỉ là môt dữ kiện, một tin tức (information) . Tin tức này sẽ thành trí nhớ (memory) nếu được tàng chứa môt cách nào đó. Đó là sự khác biệt giữa một biến cố và một trí nhớ (memory).

 Phải có nơi tàng chứa thì mới có trí nhớ. !!!

 Như quan niệm của đạo Phật thì những tin tức , dữ kiện hay những chủng tử sẽ được lưu giữ trong A Lai da thức.
 Biến cố đầu tiên của tạo thiên lập địa đã được ghi nhớ trong những chủng tử và tàng chứa trong A Lai Da Thức.
 Về phương diện khoa học A Lai gia thức của Phật giáo có khác nào khu vực chân trời hiện tượng chung quanh một black hole nơi mà mọi dữ kiện, biến cố được lưu giữ vĩnh viễn dưới một dạng tiềm ẩn của những chủng tử.
 Đến đây có lẽ chúng ta cần tạm quên đi những giải thích, định nghĩa hay những dự đóan trừu tượng như những ẩn ngữ của triết học hay tôn giáo khi nói về về chủng tử hoặc Alai da thức để tìm hiểu thêm về hai yếu tố quan trọng mà khoa học đang nói tới đó là :

Chân trời hiện tượng và
điểm nhất nguyên của những black hole
 Nơi lưu trữ vĩnh viễn mọi tin tức (informations)

 Lý do cần tìm hiểu hai yếu tố này vì những khám phá hay lý giải về Black Hole cho đến hiện nay cho thấy rất gần gũi với những ẩn dụ trừu tượng được nói tới trong Phật giáo.
 Do đó, hy vọng sự hiểu biết về Black Holes sẽ giúp có một hình ảnh cụ thể hơn với những giáo huấn của đức Phật.
 Lại phải nhắc lại môt chút về thuyết tương đối của Einstein.
 Theo thuyết trương đối thì giữa vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển qua công thức W=MC2.
 Với công thức trên vật chất như gỗ đá kim loại vv chỉ là một dạng cực kỳ cô đọng của năng lượng vì thế khi đốt gỗ tạo nên hơi nóng tức là biến một chút síu vật chất thành năng lượng.
 Sự chuyển biến gỗ thành hơi nóng chỉ làm môt phần cực nhỏ vật chất được biến thành năng lượng nhưng nếu sự chuyển biến năng lượng ở mức nguyên tử thì chỉ một chút vật chất cũng tạo nên một năng lượng kinh hoàng như thấy trong những lò nguyên tử hay bom nguyên tử.
 Vật chất như thấy trong gỗ đá kim loại tưởng là cứng rắn cô động lắm nhưng thực ra trống rỗng vì mọi vật chất được cấu tạo bởi những nguyên tử mà phần vật chất chứa trong nhân nguyên tử vô lại vô cùng nhỏ so với khoảng không gian trống lỗng bên ngoài nơi có những âm điện tử quay vòng vòng quanh những quỹ đạo.
clound_of_electron-large-content
 
 














Nhân nguyên tử là một chấm nhỏ ở giữa
Những chấm xanh chung quanh là những vị
trí khả hữu của các âm điện tử


 Nhân nguyên tử chỉ bằng 1/10.000 so với đường kính của một nguyên tử tức là kể từ quỹ đạo âm điện tử còng ngoài cùng.
 Đường kính của nguyên tử Carbon là 0.5 nano mét mà nano mét là một phần tỷ của 1 mét).
 Nhân nguyên tử chứa Neutron (phần vật chất) lại còn nhỏ hơn nữa. Kích thước của Neutron là một phần 100 triệu một nanomét.
 Để có một hình ảnh cụ thể về sự trống rỗng của vật chất, hãy tượng tượng nếu phóng lớn một nguyên tử Carbon lên 24 triệu tỷ lần. Lúc đó một nguyên tử Carbon (kể từ quỹ đạo ngoài cùng ) sẽ lớn bằng trái đất của chúng ta . Lúc đó, những hạt tử hạ nguyên tử chứa trong nhân nguyên tử chỉ nhỏ bằng 5 milimet so với độ lớn của trái đất.
 Năm mili mét so với quả địa cầu có đường kính là 6.4 ngàn triệu mili mét chứa một khối lượng vật chất là 1,097.590.500.000.000,000,000 mét khối, cho thấy vật chất chính yếu nhốt trong nhân nguyên tử còn nhỏ hơn một hạt bụi vi trần và chứng tỏ vật chất quả thực trống rỗng.

 Một sự trống rỗng vô tận nếu ta tiếp tục tuy lùng sâu hơn nữa về những hạt hạ nguyên tử như quark, nutrino, higgs boson vv và vv...
 Trong cái biển không đáy của tính không, những hạt tử này tự thân chúng chỉ là ảo ảnh, chúng chỉ thị hiện qua sự đối chấp với nhau như nhận định của Niels Bohr :
 "Những hạt tử vật chất đơn lẻ chỉ là những ảo ảnh trừu tượng".
 Điều đáng nói là những hạt tử tuy là ảo ảnh trừu tượng nhưng những thi hiện trong sắc giới như hình hài của chính chúng ta lại xây lên bằng những hạt tử huyễn ảo này.

 Tưởng tượng phóng đại một ngón tay to lên mãi. Mới đầu chúng ta sẽ thấy những phân tử Carbon Hydrogen của thịt sương nối kết như môt mạng lưới rồi kế đó những nguyên tử carbon rời rẽ. Phóng lớn nữa sẽ thấy nhân nguyên tử như những cụm vật chất chơ vơ trong khoảng trống không.
 Tuy nhiên, dù cô động hay trống lỗng, dù thật hay ảo thì mọi vật chất đều tạo ra môt trọng lực (Gravity) tức là sức thu hút lẩn nhau giữa những vật chất, dù nhỏ bé nhất như một nguyên tử hay lớn như những thiên thể, những ngân hà trong vũ trụ.
 Mọi vật đều hút lẫn nhau, đó là luật vạn vật hấp dẫn đã được Newton phát hiện khi nhìn trái táo rơi .
 Mới đầu người ta nghĩ Gravity là một "lực" có khả năng thu hút như một lực theo quan niêm thông thường nhưng tới Einstein trong thuyết tương đối tổng quát thì được biết Gravity không phải là lực hút mà chỉ là do độ cong ít hay nhiều của "không thời gian". !!!
 Einstein giải thích thêm sở dĩ không gian cong là vì có sự phân phối không đồng đều !!!?!! của khối lượng (vật chất ) và năng lượng. (như nói ở trên hai yếu tố này có thể hoán đổi w=mc2);
 Năng lượng là cái vô hình vật chất là sự thể hiện cái vô hình.
 Său tiếng nổ bùng big bang tạo nên vũ trụ, năng lượng ngưng tụ thành vật chất không đồng đều và chính sự bất tòan (imperfect) này bắt đầu tạo thành hiện hữu.

 Chi tiết này thực phức tạp nhưng có thể tạm hiểu (tạm thôi) theo đó thì người ta được biết điện từ trường ( electromagnetic field) thực ra là một làn sóng chở năng lượng . Từ đó xuy ra rằng trọng lực (gravity) vì cũng hoạt động giống như một "trường" (field) nên Gravity cũng là những "làn sóng mang năng lượng" .
 Làn sóng năng lượng của gravity này khiến tạo thành những vết nhăn, như những đợt sóng trong không thời gian. Nhưng đợt sóng gravity này nhấp nhô di chuyển với tốc độ của ánh sáng làm không gian uốn cong tùy theo chỗ nhiều hay ít vật chất.

 Nếu minh hoạ yếu tố không thời gian là nước thì
  gravity là làn gió chở "năng lượng của trọng lực (gravity)" và tạo thành những đợt sóng.

 Môi trường nước với những phân tử nước H2O là một đối sứng tuyệt đối về moi phía, mọi khía cạnh. Nếu ở giữa nước và nếu chỉ thấy nước mà thôi thì mọi điểm đều tương đồng bình đẳng, thanh tịnh, bất biến, không thể phân biệt.
 Tương tự, không thời gian là một chất lượng có tính đối sứng tuyệt đối nhưng bị phá vỡ bởi làn sóng gravity mang năng lượng.

 Nghe những giải thích như trên chẳng khác nào như nghe chuyện phong thần, phàm nhân như chúng ta nghe nói vậy thì biết vậy và đành phải tin vì đây là những lý thuyết đã phần nào được kiểm chứng.
 Gravity vốn thị hiện như một lực hút rất yếu và giảm sức đi rất nhanh theo khoảng cách ( nghịch đảo của bình phương khoảng cách 1/d2).
 Đơn giản là với cùng một khối lượng vật chất nếu khoảng cách giữa hai vật tăng lên gấp 2 lần thì gravity giảm đi 4 lần, cách nhau 3 lần thì lực gravity giảm đi 9 lần).
 Người ta nói rằng Gravity cũng có một đối sứng tuyệt đối vì mọi điểm trong không gian ở cùng một khoảng cách với "tâm điểm của một hạt" đều có cùng một trọng lực 
 Tuy rất yếu, yếu nhất trong bốn lực căn bản của vũ trụ nhưng gravity lại có khả năng ảnh hưởng tới một khoảng cách xa vô cực, vô giới hạn trong không gian, nhờ đó mà mọi vật trong vũ trụ hay trong thế gian này dù ở xa nhau vô tận, ở bìa của vũ trụ cũng đều âm thầm liên hệ, nối kết, ảnh hượng ít nhiều tới nhau, khiến mọi vật giằng kéo xô đẩy trong môt vũ điệu của càn khôn, như cách nói của nhà bác học John Archibald Wheeler:
"vũ trụ không phải là một cái gì có sẵn ngoài đó, độc lập với chúng ta.. ..Chúng ta không thể chối bỏ có những ràng buộc với bất cứ điều gì đang thị hiện (trong vũ trụ).. ..
 Chúng ta không đơn thuần chỉ là những quan sát viên nhìn ngắm thực tại, (một cách thờ ơ khách quan) chúng ta cũng là những thành viên.. ..
 "vũ trụ này là một vũ trụ của sự tham dự (Univers de participation)"

 Tính liên hệ này có thể hình dung như những thuyết duyên khởi nếu nhìn theo quan điểm đạo Phật. Duyên và nghiệp luôn có những tương quan nhân quả để tạo thành một thực tại phức hợp hơn khiến không thể phân định nhân hay quả một cách tuyệt đối.
 Nhân hay quả chị có thệ hiểu trong những đơn vị không thời gian giới hạn từng sát na.
 Trong gới hạn thì cái này sinh cái kia, tận cùng , cuối cùng thì cái này có cái kia mới có.

 Bây giờ nói tới chuyện những vì sao,


 Nói đến hững thiên thể trên bầu trời để có một ý niệm về sự phá vỡ đối sứngtuyệt đối của không thời gian (broken spacetime symetry). Khi nào và ở đâu thì có sự bể vỡ đối sứng. (upset symetry)
 Trăng sao cũng có một cuộc đời sinh tồn như con người. Cũng sinh ra, lớn lên già ốm, chết và sẽ tái sanh và
ngay cả cũng có cái ngã của nó, cũng đam mê, tham lam, hung bạo như mọi chúng sinh.
 Ngôi sao sơ sinh được tạo thành do cát bụi vật chất của một hay nhiều ngôi sao tan vỡ trước đó.
 Nói rõ hơn một ngôi sao sơ sinh là sự tái sinh của những thiên thể già nua đã bùng nổ trong phút hấp hối.
 Cát bụi của những ngôi sao tan vỡ tạo thành một đám tinh vân, quyện dần lại nhờ hấp lực gravity.
 Như vừa nói ở trên, dù nhỏ như một hạt bụi vật chất cũng tạo nên những làn sóng gravity mang năng lượng dưới dạng hấp lực tương tác giữa muôn vật.
 Trải qua hàng tỷ tỷ năm lớp bụi tinh vân thu nhỏ dần dưới sức hút tương tác của Gravity bắt đầu tạo thành một ngôi sao sơ sinh cháy nóng (một định tinh) kiểu như mặt trời hay một hành tinh cứng như trái đất.
 Sức hút gravity không ngừng lại ở đây mà tiếp tục hành động khiến ngôi sao sơ sinh nhỏ dần lại thành một ngôi sao non dưới dạng một trái cầu lửa.
  Vũ trụ đã hoài thai.
 Sức ép gia tăng mãi, các nguyên tự dồn ép va chạm vào nhau nhau trong khoảng không gian ngày môt chật chội hơn làm nhiệt độ cũng gia tăng khủng khiếp, từ đó tạo nên một phản ứng hội nhập nguyên tử (fusion atomic) kiểu như những gì sẩy ra trong một bom nguyên tử . Kiểu như người ta ở xa thì hút nhau mong lại gần nhưng quá gần, quá chật, sinh nóng bức khó chịu (too close to comfort) và sinh chuyện, có lúc bùng nổ tan nát.
 Phản ứng hội nhập nguyên tử này biến hai nguyên tử Hydrogen thành một nguyên tử Helium, đồng thời tạo nên năng lượng (sức nóng, sức đẩy) giúp ngôi sao chống đỡ một cách tuyệt vọng truớc sức hút lì lợm của Gravity.
 Một cuộc chiến đấu chậm chạp nhưng phần thắng nhất định về phía gravity vì khi nguyên liêu Hydrogen cạn đần, khi sức chống đỡ yếu đi thì gravity sẽ làm ngôi sao co cụm, thu nhỏ đường kính lại thêm một chút.
 Một ngôi sao lớn cỡ mặt trời cần khoảng 50 triệu năm từ lúc những cát bụi bắt đầu quần tụ thành đám tinh vân, rồi tinh vân thu nhỏ lại cho ra đời một ngôi sao trẻ, tiến dần đến giai đoạn trưởng thành và sẽ tồn tại khoảng 10 tỷ năm.(ngôi sao đời người 100 năm)
 Ngôi sao sinh tồn nhờ những phản ứng hạch tâm tạo năng lượng do việc hội nhập hai nguyên tử Hydrogen tạo thành Helium trong lõi của ngôi sao. Năng lượng này nhả ra từ trung tâm ngôi sao trẻ tạo thành áp lực để ngôi sao tạm thời không sụm suống.
 Thế nhưng, nhiên liêu rồi cũng cạn đần nên việc teo nhỏ lại của ngôi sao dù là dài 10 tỷ năm cũng có lúc phải sẩy ra.
 Khi một ngôi sao đã xử dụng hết số hydrogen trong cốt lõi của nó thì những phản ứng nguyên tử sẽ ngừng lại.
 Vào lúc này vì không còn năng lượng để chống đỡ nên chính lõi của ngôi sao cũng sẽ xụm hẳn xuống và khu vực chật chội hơn này càng ngày càng nóng .
Ở phía ngoài của phần lõi vẫn còn có hydrogen nên phản ứng hội nhập nguyên tử vẫn xảy ra nhưng vì phần lõi của ngôi sao cực kỳ nóng nên sẽ tạo ra một sức đẩy tống ra phía ngoài biến ngôi sao trong lúc hấp hối thành một Đại Hồng tinh ( Ngôi sao đỏ hay red giant).
red-giant-content
red giant star is a dying star in the last stages of stellar evolution. In only a few billion years, our own sun will turn into a red giant star, expand and engulf the inner planets, possibly even Earth. What does the future hold for the light of our solar system and others like it? - See more at: http://www.space.com/22471-red-giant-stars.html#sthash.hpkJcr4W.dpufred-giant-content
















 Dần dà cục lửa bên trong ngôi sao trở lên cực kỳ nóng và trở thành bất ổn định.
Có lúc nó cháy mãnh liệt như ngọn lửa tàn bùng lên rồi sau đó lại tắt lịm. Tình trạng này giống như người sắp chết thở hắt ra, ngôi sao hấp hối cũng phập phồng như vậy và vứt bỏ dần lớp vỏ bên ngoài của nó như một người già cần xả đần đi những sắc tướng vật chất mình thu vào xuốt cuộc đời để trợ về cái cốt lõi trần trụi nhưng chân thật của cái ngã.
 Đối với những ngôi sao ở độ lớn trung bình như mặt trời việc rũ bỏ lớp xiêm áo bên ngoài tiếp tục cho tới lúc phơi bầy cái cốt lõi nóng bỏng trần trụi của nó. (Con người khi ra đời trần trụi khi hết hạn kỳ cũng trần trụi)
Một ngôi sao ở giai đoạn này, chỉ còn cái lõi thôi nên kể như đã chết dù vẫn cực kỳ nóng bỏng và được gọi là một White Dwarf (thằng lùn mặt trắng..Bạch tinh).
white_dwaf

 








 Một White Dwarf mặc dầu chỉ nhỏ như trái đất nhưng lại chứa trọn vẹn vật chất vĩ đại của một ngôi sao lớn .
 Đến đây người ta vẫn không hiểu tại sao White Dwarf không tiếp tục thu nhỏ nữa, lực nào đã duy trì tình trạng này.
 Theo vật lý lượng tử thì đó là nhờ những âm điện tử ở nhiệt độ cực cao nên cũng di chuyển cực mau quanh nhân (sức ly tâm ?) giúp đình chỉ việc tiếp tục sụm xuống.
 Mặt trời của chúng ta trong vài tỷ năm nữa cũng sẽ biến thành một "thằng lùn mặt trắng".
 Vì những White Dwarf rất nhỏ và không có nguồn cung cấp năng lượng nên sẽ nguội dần và biến mất trong vũ trụ tối tăm lạnh lẽo.
 Việc thành lập những White Dwarf là một cái chết êm đềm theo tuổi già của một ngôi sao và chỉ xảy ra với những ngôi sao mà khối lượng bằng 1.4 khối lượng của mặt trời.
 Lớn hơn khối lượng này phút lâm chung của một ngôi sao có thể diễn ra theo một lối rất hung bạo tức là sẽ bùng nổ đã trở thành một nova ( một ngôi sao tinh đẩu rực rỡ trên nền trời, nova là mới, một ngôi sao mới xuất hiện).
 Trong lịch sử từng được những nhà thiên văn cổ xưa nhận ra và lý giải như một điềm tốt hay xấu. Người ta tin rằng những ngôi sao mới sinh (thực ra là môt vụ nổ) tương ứng với định mạng của một con người trên cõi trần gian.
 Những ngôi sao có khối lượng trên 8 mặt trời sẽ kết thúc bằng một vụ nổ vĩ đại hơn tạo thành một super nova.(siêu tinh đẩu)

 Super nova.?
supernova_1supernova2

 



 Một super nova khác một nova vì ở nova chỉ lớp vỏ bên ngoài nổ tung còn ở super nova thì cái nhân của ngôi sao tiếp tục việc thu nhỏ lại tạo nên một áp lực kinh hoàng "ngoài sức tưởng tượng" đối với khối vật chất bên trong. Sức ép này tạo thành sức nóng và cuối cùng cò thể phát nổ.
  Ở trung tâm ngôi sao này sức ép cũng tạo thành những kim loại nặng như sắt thép rồi phản ứng hạt nhân trong tiếp tục tạo thành những nguyên tố nặng hơn cả kim loại nặng.
 Như vậy trái đất của chúng ta là một hành tinh tái tạo, tái sinh từ tro bụi của một vụ nổ vũ trụ vì có chứa những kim loại nặng
.
Nói rộng ra thì con người cũng là sự tái sinh hay phục sinh từ những vụ nổ này. Như thánh kinh nói "đến từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi .. .. để chờ phút phục sinh"
 Trong cơn dẫy chết của một ngôi sao, phản ứng hạch tâm lại đi theo chiều ngược lại tức là thay vì sản xuất năng lượng để chống đỡ sự suy sụp thì nó lại tiêu thụ năng lượng để tạo ra những nguyên tố nặng.
 Kết quả ngôi sao không còn cách chống đỡ nào khác nên cục sắt ở trung tâm của nó cuối cùng cũng phải xụm xuống.
 Tới lúc này, trong một nháy mắt cái cục sắt khổng lồ lớn khoảng vài ngàn miles đường kính ở trung tâm ngôi sao đột nhiên teo nhỏ, rút đường kính xuống chỉ còn một vài miles và nhiệt độ đạt tới trên một trăm triệu độ. Một sức nóng ngoài sự mường tượng của con người.
 Phần còn lại ở phía bên ngoài cũng xụm xuống theo rồi cuối cùng bùng vỡ và phóng ra phía ngoài một năng lượng kinh hoàng chỉ có thể diễn tả bằng toán học.
 Trong khoảng thời gian từ vài ngày tới vài tuần của vụ nổ, ngôi sao tinh đẩu supernova này sáng hơn cả một giải ngân hà.
 Cứ khoảng vài trăm năm lại có một vụ nổ như vậy.
 Tuy nhiên . điều kiện này rất quan trọng, "nếu" phần cốt lõi của một super nova trong giai đoạn cuối cùng chỉ chứa khoảng 1.4 tới 3 khối lượng của mặt trời (không quá lớn) thì sẽ không có vụ nổ vỡ kinh hoàng như trên, trái lại việc suy xụm sẽ tiếp tục êm ả và quyết liệt , những âm và dương điện tử phối hợp với nhau tạo thành những trung hoà tử. (phần vật chất trong nhân một nguyên tử không mang điện tích)

 Đó là sự thành lập những Neutron Star.
neutron_starneutron_star_2





 Những Neutron Star này rất đặc vật chất, giống như tỷ trọng trong nhân một nguyên tử.
 Vì quá nhiều vật chất được ép nhỏ trong một thể tích tối thiểu nên từ trường (magnetic field) và trọng lực trường (gravity)của nó toả ra bên ngoài cũng lớn kinh khủng.
 Như Einstein trong thuyết tương đối tổng quát, những khối vật chất sẽ làm không gian chung quanh nó cong lại.
 Độ cong của không gian chung quanh một ngôi sao chết càng lớn nếu khối vật chất càng lớn và thể tích càng nhỏ và đây là sự tạo thành những lổ đen 

(Black hole).


 Nếu phần lõi chết của ngôi sao "lớn hơn ba lần khối lượng của mặt trời " thì phần không gian chung quanh sẽ túm lại như một chiếc dọ tạo thành một black hole.
 Để có một hình ảnh cụ thể, hãy tưởng tượng một màng bằng cao su thật lớn căng thẳng đều 4 phía như trên một mặt trống.
Bỏ vào tấm màng cao su này một viên bi sắt thì tấm màng sẽ thụng xuống. Bây giờ niệm thần chú khiến viên bi nặng dần và nhỏ dần hơn thì màng cao su càng thụng sâu hơn để cuối cùng thành một cái dọ loe miệng.
blackholege-a-2_1430160292397-content
 















(Black hole nhìn từ bên ngoài)

Black hole được mô tả là một vật thể chứa một khối vật chất lớn "vô tận" trong một thể tích nhỏ "vô tận" vì thế hấp lực của trọng lực trường cũng lớn vô tận
(vô tận ở đây phải hiểu theo nghĩa toán học của chữ Infinity nghĩa là lớn không giới hạn, lớn hơn bất cứ con số nào mà chúng ta có thể nghĩ tới).
Súc hút gravity lớn như vậy nên bất cứ thứ gì lọt vào đây đều không thoát ra được kể cả ánh sáng. Ánh sáng không thoát ra được nên cái lỗ không gian này đen ngòm không thể nhìn thấy ở bên trong của nó. (ánh sáng cũng có khối lựng nên bị chi phối bởi gravity)
Lý do vì chúng ta nhìn thấy một vật vì ánh sáng phản chiếu lại từ vật đó mang theo những tin tức.
Sức hút của trong lực (gravity) có thể mường tượng gián tiếp qua cái gọi là (tốc đô vượt thoát )escape velocity .
Bắn một hoả tiễn lên không, gravity là lực ngược lại kéo hoả tiễn rơi trở lại trái đất. Nếu tốc độ ban đầu đủ mạnh thì hoả tiễn sẽ thắng sức hút của trái đất và thoát được vào không gian.
Trên mặt đất tốc độ vượt thoát khỏi gravity là 7 miles một giây hay 25000 miles một giờ. Phải vượt qua tốc độ này thì mới không rơi trở lại
Trong môt Black hole gravity hầu như vô tận nên cũng đòi hỏi một tốc độ vượt thoát vô tận vì thế ngay cả ánh sáng (300.000 cây số 1 giây) cũng không thoát khỏi cái bẫy tử thần này.
Chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy Black Hole trong không gian tăm tối nhưng có thể biết được sự hiện diện của nó tác động với mọi vật chung quanh.
black-hole-02-content














Không thể nhìn thấy những gì đang sẩy ra bên trong cái lỗ đen này
vì ánh sang đã lỡ lọt vào cũng không thoát ra được

 Thí dụ, khi Blackhole đi gần một đám mây bụi vật chất của những vụ nổ supernova trước đó, nó sẽ hút mọi vật chất vào nó . Ngay cả một ngôi sao lại gần cũng bị cái lỗ nông sâu mấy cũng vừa này nuốt trọn và xé nát ra .
 Vật chất bị hút vào sẽ nóng rực lên, phóng ra ra năng lượng dưới dạng những tia quang tuyến X.
 Black hole tiếp tục ăn thịt mọi thiên thể lại gần, đôi khi nó nuốt chửng cả một Neutron star tạo nên một vụ nổ vũ trụ său đó làm thành một lỗ đen lớn hơn .
 Ngay trong giải ngân hà sinh đẹp của chúng ta cũng có khoảng 1 tỷ black hole. Những black hole thường lớn tứ 3 tới 4 lần mặt trời nhưng cũng có những black hole lớn hàng tỷ mặt trời và thường thấy có ở trung tâm những giải ngân hà lớn.
 Trung tâm giải ngân hà của chúng ta là một black hole và trái đát là một hạt bụi vi trần ở ngoài dìa của cái miệng phễu black hole loe ra như môt cái đĩa.
milky_way_0
 








(giải Ngân Hà với black hole khổng lồ ở giữa)


 Nói đến Black Hole có hai yếu tố đặc sắc cần được khảo cứu thật kỹ đó là chân trời hiện tượng và điểm nhất nguyên. (event horizon và singularity)
 Hai yếu tố này theo những mô tả của khoa học và toán học "có vẻ như rất gần gũi với ý niệm về a lai da thức và một sự mường tượng về cái không tuyệt đối hay chân như của đạo Phật.
 Theo thuyết tương đối tổng quát thì chân trời hiện tượng là khu vực biên giới trong không thời gian mà vượt qua giới hạn này thì nhửng biến cố mất liên lạc với bên ngoài (không thể trở ra được nữa..a point of no return).
 Từ điểm này, sức hút của gravity quá mãnh liệt đến độ ành sáng cũng không thoát được
drawing_event_horizon
 








 Hãy tưởng tượng một phi hành gia đang điều khiển một phi thuyền tiến gần tới một cái lỗ đen (Black hole). Sự việc này là một biến cố và một biến cố bao gồm những tin tức sự kiện cua ] biến cố đó.
 Phi thuyền sẽ tiến gần hơn vào một khu vực mà Hawking gọi là vùng "chân trời hiện tượng" (events horizon) nhu một miệng phễu loe ra chung quanh black hole.
 Từ đây thời gian chậm dần lại cho đến lúc hoàn toàn triệt tiêu hay đổi chiều trong lỗ đen.
 Khi đó, toàn thể vật chất trong đó có phi thuyền và phi hành gia hút vào black hole sẽ bị nghiền nát thành hư vô trong một điểm nhất nguyên tức là một điểm không có thể tích, môt điểm ảo nhưng lại chứa một khối lượng vật chất vô hạn (infini density)
black_hole_details_singularity
 













Trong hình trên điểm nhất nguyên Singularity
ở chính giữa Blackhole chung quang là khu vực
Chân trời hiện tượng Event Horizon nơi mà mọï tin tức
lan truyền ra bên ngoài châm dần laï cho tới lúc không gian
và thời gian hòa thành 1 và đổi chiều


Trước giây phút tuyệt vọng này, khi còn ở biên giới của chân trời hiện tượng thời gian sẽ chậm dần, chậm dần lại vì sức hút của trọng lực trong lỗ đen làm tốc độ của phi thuyền gia tăng gần bằng tốc độ của ánh sáng. (tốc độ gia tăng thì thời gian chậm lại trong thuyết trương đối)
 Nhìn từ phía bên ngoài lỗ đen, mọi hoạt động của phi thuyền hầu như sẽ chậm lại và cuối cùng đứng khựng lại trở thành một ký ức (memory chứa những dữ liệu), trở thành bất tử đối với một quan sát viên ở bên ngoài. Nói cách khác là thành những chi tiết ghi trong những trang của cuốn sách trời ( thiên thư ).
 Chúng ta không đọc được những chi tiết lưu giữ ở chân trời hiện tượng vì theo Hawking nó cũng như một cuốn tầm nguyên tự điển chứa đầy kiến thức nhưng bị nghiền nát thành tro bụi, Những kiến thức ghi trong đó còn mãi dù chúng ta không đọc được hoặc chưa biết cách đọc.
 Câu truyện về black hole và tin tức lưu giữ ở "chân trời hiện tượng" như nói trên có khác gì ý niệm về những chủng tử ghi nhận những biến cố của vũ trụ và được tàng chứa trong A Lai Da Thức.
 Khoa học thì chưa đọc được những chi tiết trong cái gọi là "chân trời hiện tượng" nhưng đạo giáo thì cho rằng tuy không kiểm soát được những chủng tử ẩn nắu trong vạn hữu nhưng trong ẩn mật, những chủng tử vẫn tích cực chi phối và tương tác với những cơ duyên mới.
  Những chủng tử này thể hiện dưới dạng "tâm cảm" của vạn hữu . Nói khác đi là cõi tâm của mỗi con người hoặc cụ thể nói rộng lớn hơn là tìm thấy trong những quy luật thiên nhiên được cụ thể hoá tropng sự thị hiện mọi hiện hữu trong vũ trụ.
 Một con người ra đời, một ngôi sao vừa phát nổ, bụi tro kết hợp dần thành một ngôi sao mới đều là duyên khởi kết hợp của nhưng chủng tử .
 Làm sao có thể khẳng định những nguyên tử trong trong chất vôi của một hòn sỏi là không có đời sống.
 Như trình bầy ở trên, khoa thiên văn hiện nay biết rõ là ngay những ngôi sao, những thiên thể cũng có môt đời sống tức là cũng có sinh lão bệnh tử và tái sanh.
 Ép câu hỏi xa hơn nữa là những chủng tử mà đạo Phật nói tàng chứa trong A lại Da Thức có bản thể như thế nào, khởi từ đâu, có khởi đầu hay không thì không thể trả lời trực tiếp bằng ngôn từ vì đó là môt câu trả lời vô ngôn, bất khả lập văn tư.
 Người ta chỉ có thể lần mò từng bước một rồi suy diễn ra sự hiện hữu tất yếu của nó, qua sự tinh tấn quán chiếu hoặc học hỏi, qua những phát kiến khoa học và toán học.
 Như đạo Phật cũng đã giậy khi nào còn có tâm phân biệt giữa có và không là vẫn còn trên con đường đi tìm dù cái đích đôi khi ở ngay sát bên mình.
 Phía khoa học thì chọn con đường dùng chính cái tâm phân biệt để tiến tới tâm không phân biệt. Đó là chủ trương đại nghi đưa tới đại ngộ.
 Một câu hỏi khác là :

Con người có kiểm soát được nhưng chủng tử không?

Câu trả lời là chúng ta không không trực tiếp kiểm soát được sự chi phối âm thầm của những chủng tử có từ "tiền hiện hữu" nhưng chúng ta có thể cho nó tương tác với những chủng tử khác. Phải chăng cái chủng tử đầu tiên của hiện hữu đã có ghi trong "quả chứng vũ trụ " (the cosmic Egg) như tên gọi của ông thầy tu bác học Joseph Edouard Lemaitre .

Từ điểm nhất nguyên trong Blackhole tới Big Bang
Từ không tới có . . ..từ có tới không. .Từ không thành có

 Năm 1927, Lemaitre là người đầu tiên đưa ý kiến là nếu vũ trụ của chúng ta được ghi nhận là đang bành trướng , càng ngày càng nở rộng thì nếu đi ngược lại thời gian ắt phải có một lúc mà vũ trụ này khởi đầu chỉ là một điểm ( điểm theo nghĩa toán học là không có kích thước về mọi phía. Một điểm ảo theo sự xuy nghĩ vật chất của không gian 3 chiều).
 Muốn biết tại sao vũ trụ này đang nở rộng trước hết cần có một ý niệm về hiện tượng chuyển dich quang phổ của ánh thanh mầu đỏ (red shift) khi một vật rời xa quan sát viên hoăc quang phổ chuyển thành mầu xanh khi ánh sáng của một vật tiến lại gần (blue shift). Âm thanh và ánh sáng là những làn sóng nên cũng có những hiện tượng tương tự.
red_shif






Quang phổ của ánh sáng từ mầu xanh tới mầu đỏ
bên ngoài quang phổ này la tia hồng ngoại và tia
cự tím mắt thường không nhìn thấy
800px-redshift_blueshift_svg-content



 









Nhìn một vật đang lại gần chúng tá ánh sáng của nó chuyển
dần thành mầu đỏ
Khi môt vật rời xa thì ánh sáng thành mầu xanh

 Đứng cạnh một đường tầu hoả, nhìn một con tầu chạy lại gần minh thì âm thanh của tiếng còi tầu càng ngày càng trở nên cao lảnh lót nhưng khi tầu rời xa thì tiếng còi tầu như kéo dài trầm hẳn xuống trước khi biến mất vì độ dài sóng quá lớn tai không nhận biết được.
 Năm 1929 nhà thiên văn học Hubble khi quan sát mối tương quan giữa những thiên hà thật xa phát hiện là có một tỷ lệ giữa độ xa của những ngân hà và độ chuyển dịch sang mầu đỏ.
 Phát hiện của Hubble được Lemaitre thừa nhận là thích hợp với quan điểm vũ trụ bành trướng của Friedman khi dựa và phương trình lý thuyết tương đối của Einstein..
 Theo Hubble thì độ cách xa của hai giải ngân hà càng lớn thì tốc độ dời xa của chúng cũng lớn theo và kết luận : vữ trụ đang phình trướng, mọi thiên thể , mọi ngân hà đều đang rời xa nhau về mọi hướng.
 Thí dụ đứng trên trái đất nhìn vào không gian và giả thử như cho rằng chúng ta ở trung tâm của vũ trụ thi sẽ thấy mọi vật đang rời xa chúng ta và nhửng điểm ợ càng xa thì tốc độ rời xa càng mau hơn.
 Một cách cụ thể hãy tượng tượng nhồi một cục bột với những trái nho khô và mang nướng. Cục bột chín dần và nở to hơn trong đó những hạt nho ở ngoài dìa sẽ rời xa tâm điểm mau hơn những hạt nho ở trung tâm. Điều này đúng với bất cứ hạt nho nào, càng xa nó thì độ di chuyển càng mau.
bread











 
Những hạt nho càng ở xa ngoài bìa khối bột
 càng rời xa nhau mau hơn. Mọi hạt nho đều
 rời xa nhau

 Đi ngược chiều thời gian khiến phái nghĩ rằng trong quá khứ, vào một lúc nào đó, vũ trụ phải là một điểm (nhắc lại không có kich thước) với một tỷ trọng đậm đặc vô cùng (infinty), ợ một nhiệt độ vô cùng nóng (infinty temperature) .
Cái điểm khởi đầu này chúng ta đã nói tới gọi là điểm "nhất nguyên" Singularity.
m87_zoom-content


 













Tại điểm nhất nguyên này, mọi định luật vật lý không còn giá trị vì vượt khỏi ngay cả xuy nghĩ của loài người.
Đây là cái trứng của vũ trụ hiện hành.
Tuy không thể thực sự chứng nghiệm về sự hiện hữu của điểm nhất nguyên nhưng cũng với xuy luận dựa và sự bành trướng của vũ trụ thì ở một thời điểm nào đó phải có sự bùng vỡ từ điểm nhất nguyên để tạo thành vũ trụ hiện hành.
Đó là điều mà người ta gọi là tiếng nổ bùng Big Bang của vũ trụ mà theo uớc tính sẩy ra cách đây 13 799 ty năm.
 
Những gia đoạn thành lập vũ trủ vật chất
 từ một điểm nhất nguyên không không gian
không thời gian..Không cả Không
Trong tiếng nổ khai thiên lập địa này như tiếng sấm "UM" (VO? ma?i padme h?? Om Mani Pdme Hum)  trong mật tông.
Ở sát na đầu tiên vũ trụ sơ sinh chỉ có một loại năng lượng đồng dạng, đồng đẳng, cực kỳ nóng , sức nén ép áp lực cao vô tận său đó nguôi rất mău và khoảng 10-37 giây sau thì bắt đầu bành trướng và tiếp tục bành trướng cho đến hiện nay nhưng châm dần với sự thành lập những hạt tự căn bản, hạt vật chất và kháng hạt tử (matter-antimattre liên tục thành lập và huỷ diệt lẫn nhau nhưng rồi "không rõ vì sao" bỗng nẩy sinh sự bất quan bình nhờ đó có một số quark và lepton không bị ant quark hủy diệt .Số luợng quark và lepton may mắn này rất ít ỏi và chỉ có 1 phần 30 triệu tồ tại đẻ tạo thành cái vũ trụ vật chất của chúng ta.
universe_expansion2-content
 















 Một toàn thể vũ trụ vượt ngoài giại ngân hà đang bành trướng. Mầu đỏ là những thiên thể đang rời xa chúng ta . Càng xa thi tốc độ càng mau hơn.


 Thời đức Phật thì thật khó có thể chọn con đường tiệm tiến theo Văn Tự Ba La Mật vì trình độ của chúng sinh và khoa học còn quá kém dù nhân loại vẫn không thiếu những trí tuệ siêu việt, những tiên trị, những toán học gia, như Chúa , Phật, Lão tử hoặc những bực thánh Ấn Độ mà tuệ giác được ghi trong Veda có nghĩa chính là những kiến thức siêu việt về vũ trụ vv .
 Để giảng giải những tuệ giác siêu việt mà những vị này ngộ được cho quần chúng quả là điều quá khó khăn.
 Kinh sách thường được thuyết giảng như những ẩn dụ, những luận đề hoàn toàn triết học, trừu tượng hay qua những thí dụ dẫn giải một cách môt cách tuyệt vọng cho tăng chúng và thị chúng.
 Thí dụ trong Purusha Kukta của Rig Veda là vốn là một thứ "thánh thi" để nói về bản thể hay chính pháp thân của càn khôn "Thánh thi" này có vẻ như cũng cố nói về những điều mà khoa học hiện nay đang khám phá về khởi nguồn và bản thể của vũ trụ, bản thể của hiện hữu dù xử dụng một ngôn từ kỳ bí hơn đòi họi sự hiệu biết qua ngả tâm linh và trực giác.
 Thánh thi này còn được gọi là thánh thi về sáng thế ký tạm chuyển dịch như său theo A.L Basham

Lúc đó ngay cả cái không cũng không , hiện hữu cũng không.
Lúc đó, không có không khí, cũng không có trời phía trên
Cái gì bao phủ nó ? Nó ở đâu ? do ai coi giữ ?
Lúc đó có hay không Nước Càn Khôn (Cosmic water) sâu thẳm, không đáy ?
Lúc đó ngay cả không cũng không , hiện hữu cũng không.
không có chết cũng không có bất tử !
Cũng không có ngọn đuốc của ngày và đêm
Nhất Nguyên thở hơi thở không gió và tự nuôi dưỡng
Lúc đó chỉ có Nhất Nguyên (singularity, cái duy nhất, the One)
Său mới có những cái khác
Khởi đầu chỉ có bóng tối bọc trong bóng tối
Tất cả chỉ là nước không ánh sáng
Nhất Nguyên chợt hiện hữu,
 Bao phủ bởi chân không, cuối cùng trồi lên
nẩy sinh từ năng lực của sức nóng,
 Khởi đầu, "sự ham muốn" (desire) hạ xuống (nhất nguyên) ,
đó là mầm giống nguyên thủy nẩy sinh từ Trí.
Thánh nhân khôn ngoan truy lùng Tâm mình sẽ biết điều gì liên hệ điều gì không, vì dàn trải cảm nhận của mình trong toàn cõi không, nên hiểu được điều gì ở trên điều gì ở dưới, reo rắc năng lượng làm mầu mỡ sức mạnh vĩ đại,
Phía trên là sức mạnh, phía dưới là sự thôi thúc. (cái duyên cái logic, cái lý, điều phải như thế)
Nhưng cuối cùng, ai biết và ai có thể nói
Mọi thứ đến từ nguồn gốc nào,?
Khai thiên lập địa (sáng thế) sẩy ra như thế nào?
Chính những đấng Chúa ( god) cũng đến său sáng thế
Ai thực sự biết được "nó" (hiện hữu?) từ đâu trồi lên
Mọi tạo vật có nguồn gốc từ đâu?
Người ( đấng tạo hóa?) , phải chăng Người đã tạo dựng lên Nó (hiện hữu?) hay không phải Người đã làm việc này.
Người theo rõi Nó ( hiện hữu) từ tầng trời cao nhất,
Người biết.. hay ngay cả chính Người cũng không biết.. .. 

 Những câu thánh thi này không phải là sản phẩm của luận lý nhưng chính là một đốn ngộ trực khởi của một thiền sư cách đây vài ngàn năm. Thánh thi Veda tuy không nói tới bản thể của tính không nhưng có nói tới điều gọi là "cái duy nhất" (the ONE)
 Cái duy nhất là một cái gì đó : "không có không gian, không có thời gian nhưng lại là sức mạnh duy nhất và tuyệt đối.".
 Phải chăng thánh thi này muốn nói đến Tính Không như là một ý niệm "vượt ra ngoài không" vì "khi nói đến không là bắt đầu nghĩ đến cái có , đến hình thể ".
 Mọi hình thể trong tam thiên đại thiên thế giới, như quan niêm của Einstein trong thuyết tương đối tổng quát chỉ là một thể dạng của không thời gian (espace -temp).
 Cái duy nhất ( The One) của Veda vì thế phải là có trước cả cái không, trước khi có không gian, thời gian tương tư như "điểm Nhất Nguyên, singulaity " trong thuyết Big Bang.
 Từ Rutherford và Niels Bohr năm 1912 với sự phát hiện cấu trúc của nguyên tử, tiếp theo những khám phá său này người ta mới thấy rằng trong cấu trúc siêu vi của những nguyên tử là cả một sinh hoạt linh động quy củ của những âm điện tử, những quark, lepton , nutrion vv..
 Nói cho cùng mọi vật kể cả gỗ đá đều có một sự sống chịu chi phối của những chủng tử vô hình.
 Những viên gạch xây lâu đài thực tại này tuân thủ những quy luật chặt chẽ mà một cách nào đó có thể coi là sự thị hiện của chính là những chủng tử trong một Alaida thức của đại ngã.
 Những chủng tử này đã quy định mọi kết hợp , phân ly, thể hiện, của những phân tử tạo để thành muôn vật, muôn loài.

Làm thế nào hình dung được những chủng tử này..?.
 
Tất nhiên không thể nắm bắt được ý niểm chủng tử một cách cụ thể vì những chủng tử chỉ được thị hiện dưới nhiều hình thức, âm thầm nhưng không thiếu phần mãnh liệt.
Đây cũng là cái văn bản bát nhã nhưng ẩn tàng trong A Lai da thức, đó là cái trí huệ tuy không được ghi trên bút mực hay kinh điển của đời thường nhưng lại được ghi rõ trong cuốn vở của thiên thư (sách trời) nếu chúng ta chịu tìm đọc.

 Có bao giờ chúng ta chăm chú quan sát một lòai hoa leo, một con run, một con bọ ly ti, hay một con vi trùng không. Tại sao những cây leo yếu đuối biết phóng ra những tua vòi , ganh đua bám vào cành cây lớn để vương lên đón ánh mặt trời, tại sao con run ẩn dưới đất tối, Tại sao con vi trùng biết biến hoá, nguy trang để bảo tồn khi bị thuốc men tấn công…. Ai dậy chúng biết hành xử trong thân phân của mình.
 Lão tử thì gọi ngắn là cái "đức hiếu sinh của trời đất" nhưng xuy nghĩ như đạo Phật thì phải chăng muôn loài được thị nhiện chính là nhờ có những chủng tử chứa trong những A lai da Thức của tiểu ngã mà A Lai da Thức này ở bản thể chân thật và cuối cùng lại là không, chân không, chân như.
 Duy vật thì nói là do sự tiến hoá và tự thích nghi. Quan niệm duy vật đúng trong ngắn hạn, con người có thể biến hoá từ một con vi trùng, một con khỉ nhưng nhìn xa hơn sẽ nẩy lên câu hỏi là tại sao muôn loài lại biết cách tiến hoá.
 Câu hỏi này không có câu trả lời nếu không nói câu trả lời của hiện tượng tiến hoá là sự tạo tác thêm những chủng tử mới khi giao thoa với những duyên nghiệp mới. 
 Ở giai đoạn Văn tự Bát nhã , người ta có thể vận dụng mọi phương tiện nhưng không chấp cố định vào một phương tiện nào. Mọi phương tiên trong giai doan này chỉ nhằm chuẩn bị bước vào giai đoạn thứ hai tức là giai đọan quán chiếu Bát nhã, là sự soi sét, truy lùng, vấn nạn, chính những trí huệ mà mình chợt phát kiến trên con đường mong tìm sự thật cuối cùng ( chân như.)
 Đó là điều cần nhận rõ trong quan điểm của Phật giáo vì kinh điển chỉ là một phương tiện vì thế mới có câu "qua sông phải phá bè"

 Nên hiểu giai đoạn "Văn tự Bát Nhã" không chỉ giới hạn trong văn bản hay kinh điển mà phải hiểu là bất cứ phương tiện nào mà ta bắt gập thông qua qua ngũ uẩn.
 Những thị hiện dưới mọi hình thức được gọi là những Tướng trong vạn pháp .Thí dụ một lời nói gọi là "ngôn thuyết tướng", một hoàn cảnh bất chợt làm nẩy lên một niệm dù hung hiểm hay từ bi nhưng bỗng làm cõi tâm bị cật vấn đó chính là "Tâm Duyên tướng" khiến đồ tể buông dao và thành phật hoặc ít nhất một cơ duyên nào đó khiến phải xuy nghĩ xa hơn ngoài cái phạm trù sắc giới.
 Một buổi sáng ra vườn nhìn con ong tham lam chui đầu hút nhụy trong cành hoa, một con run ẩn sâu trong lòng đất tăm tối vừa bị khơi lên oằn oại dưới nhát cuốc, một côn trùng bé li ti như đầu tăm bay lượn trong không khí, một áng mây lơ lửng trên nền trời chợt nẩy lên huớng về một điều gì đó không thể nói thành lời, thúc đẩy người ta lên đường trong một cuộc truy lùng soi sét mới tức là bước vào giai đoạn của sự "quán chiếu bát nhã." Tại sao có cái ta và cái ngoài ta ?.Những hiện hữu đó có ý nghĩa, có sứ mạng nào không trong muôn vàn thị hiện của vạn pháp.
 Trong phút giây một đốn ngộ nào đó, "phật" trong ta chợt chợt loé lên rồi tan biến . Để giữ lại trạng thái này lâu hơn người ta cần bước thêm một bước nữa vào giai đoạn quán chiếu bát nhã.
 Trong đạo giáo, giai đoạn Văn Tự Bát Nhã này chỉ là lúc mà người ta trụ hoàn toàn vào kinh điển.
 Trong đời thường văn tự bát nhã này cũng là những kiến thức hay "kinh nghiệm" khởi từ tiền bào thai cho đến một trẻ sơ sinh, hun tập dần trong cuộc đời cho tới lúc thành một nhà thông thái thông thái.
 Nếu so với kiến thức của con người thời đức Phật Thích Ca thì con người ở thế kỷ này quả là những nhà thông thái .
 Những những kinh nghiệm được truyền dậy, được tinh tấn qua thời gian, tuy cho người ta thấy được rõ hơn một phần nào cái lý của sự hiện hữu, thấy được mối tương quan của cái ta với cái đại ngã là vũ trụ bên ngoài. Vì thế, có thể nói những gì mà chúng ta tiếp nhận qua ngũ uẩn trong đời thương nghĩ cho cùng cũng chẳng khác nào kinh sách mà chúng sanh tiếp nhận trong giai đoạn mà những nhà Duy Thức học gọi là giai đoạn Văn Tự Bát Nhã.
Có những "lời kinh vô ngôn" tàng chứa, ẩn dụ trong mọi thị hiện thường ngày, thị hiện từng giây phút qua ngũ quan, tai mắt mũi sờ nếm. Thị hiện ngay trong hỉ nộ ái ố dục vong. Chúng ta thấy mà như chặng thấy gì, tương tự như khi đọc một lời kinh đưa lối mà không thu nhận được gì vì chưa hề quán chiếu về lời kinh đó.

 Nhưng những hiểu biết, dù kinh điển, kiến thức chỉ là ngoại diện, chỉ là những mốc ghi giấu trên con đường tìm tới cái chân lý cuối cùng mà đạo phật gọi là sự vượt thoát rốt ráo sang qua bên kia bờ giác ngộ.
Hơn nữa, trong đa phần chúng sinh thì sự loé sáng của trí huệ Bát nhã chỉ đứng lại ở giai đoạn này mà thôi.
 Vượt qua sông mê sang bên kia bờ giác ngộ
 thì đạt được gì cho cái tôi, thấy được điều gì. ?


 Câu hỏi ngày thật ghê gớm và hầu như chính đức Phật cũng không trả lời vì đó là nghĩa vụ tự giải thoát của từng cá nhân, từng tiểu ngã trong cái đại ngã vượt ra ngoài cả vũ trụ hiện hành như lời Phật thuyết trong Kim cang :
"Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thiệt không có chúng sanh nào được diệt độ cả vì….. nếu bồ tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thời chặng là bồ tát."
 Từ những thí dụ đơn giản nhất như lửa đốt cháy rồi từ kinh nghiệm đốt cháy này người ta lần ra 1001 ứng dụng của nhiệt học nhưng không hề thắc mắc về bản chất của nhiệt năng hay năng lượng là gì. Điều này cũng giống như việc chấp vào lời kinh và chỉ lời kinh thôi của môn phái Tinh Độ Tông

 Cái tiểu ngã này vào môt lúc nào đó chợt muốn tìm về cội nguồn, như ông Adong và bà Eva quyết ăn trái cấm trên vườn địa đàng để tìm hiểu sự thật thì đó là giai đoạn của sự "quán chiếu bát nhã".
 Chỉ có cách này "may ra" mới đáo được bỉ ngạn vì con đường của khoa học hay kinh điển chỉ là một con đường ảo thuật cứ dài ra mãi dù cái đích tưởng như sắp chạm vào được.
 Còn chuyện tới được bờ bên kia để làm gì, thấy gì, có nghĩa lý gì với cái tôi trong cái cõi trần thế đầy phiền nhiễu nhưng cũng đầy quyến rũ này lại là một câu hỏi rất khó trả lời , để riêng mỗi người tự tìm câu trả lời qua kinh điển, qua thiền quán hoặc dò đường qua sự huớng đẫn từng chặng của khoa học.
 Chẳng riêng gì những bậc thánh, những bồ tát, mỗi người đều có một cách lý giải và một thiện tâm muốn chia xẻ dù là sự chia sẻ kinh nghiệm là của một tên sát nhân, một gã cuồng dâm, một tên lái buôn tham lam, một thi sỹ, một tu sỹ hay một bạo chúa.
 Điều chính yếu là một hữu tình đã một lần được hân hạnh lướt qua trần thế, "được hiện hữu" như câu hát của Pham Duy: "ba trăm ngày trong gói, ngóng trông ra đời góp mối chung vui", hoặc như Hawking "Tôi không sợ chết nhưng không muốn chết vội vàng" . Phải chăng vì đời vẫn vui, vẫn quá đáng sống, dù trong một thân thể nhục tù, hoặc .. .. .. hoặc như Einstein,  chính yếu là tôi hiện hưũ:
"Sẽ có một lúc nào đó, thoát khỏi được thân phân con người với những giới hạn và những khả năng không toàn vẹn .
 Vào phút đó , tưởng tượng đang đứng một nơi nào đó trên một hành tinh nho nhỏ , ngỡ ngàng nhìn ngắm vẻ đẹp mang tràn đầy cảm súc của một thiên thu vĩnh cửu ,lạnh lẽo và không cùng. Lúc dó sống và chết hoà nhập trong nhau, không còn tiến hoá , cũng không còn định mạng…. . .chỉ còn Hiện Hữu. .. .. Being.

Vậy thì không thể có bờ bên kia nếu không hiện hữu trong bờ bên này của hỉ nộ ái ố dụpc lạc sầu bi…..
 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 38400)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(View: 63487)
“ Bản quyền cho những công trình sáng tạo tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại . Ngay khi tác phẩm của họ được “định vị” trên môt phương tiện ghi chép cụ thể ( medium) thí dụ như viết trên giấy, vẽ trên vải là tác giả đã tự động được hưởng toàn bộ chủ quyền trên tác phẩm hoặc những sản phẩm phát xuất (biến đổi) từ tác phẩm chính (derivative work) . Từ lâu rồi, những ngộ nhận đã đưa tới nhiều lạm dụng khi người ta cho rằng bắt buộc phải mang đăng ký tại văn khố thư viện quốc hội Hoa Kỳ để có biên lai và số đăng ký thì tác giả mới có chủ quyền Luat Bản quyền Va Làm thuê viết muớn (work for hire)
(View: 49828)
- Bà ơi! Chúng ta ngu muội lầm đường rồi... Nhớ câu “Bắc Môn Tỏa Thược” khắc ở cửa Bắc đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng thuộc vùng non nước Tràng An không? UNESCO năm ngoái vừa công nhận nơi này là di sản văn hóa thế giới đấy! Nôm na đây là lời khuyên của tiền nhân từ ngàn năm trước: “Cửa Bắc Phải Luôn Khóa Chặt”. Chữ “thược” tiếng Hán là “chìa khóa”, hậu sinh chúng ta đã cố tình quên lời dặn nên thời nay mới khốn khổ. Bà thử nghĩ xem... tôi với bà còn là thông gia, có mấy đứa cháu ngoại gốc Tàu khác gì đưa chìa khóa cho họ vào nhà. - Dzậy “nuôi ong tay áo” mắc mớ chỗ nào? Ông không tin họ tốt bụng à? Dạo rầy, tui thấy họ hay về Tàu rồi quà bánh tặng gia đình mình cà phê, trái cây, thịt thà, rau cỏ tươi rói... ông thấy hôn? - Tôi thấy bà hỏi những câu nếu không vớ vẩn thì cũng ngớ ngẩn.
(View: 103031)
Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
(View: 82462)
Kể không hết những con thò lò múa rối Từ những vua biểu tình kiên trì và dai dẳng hơn vua đòi nợ Chí Phèo cho đến những chiến sỹ chống cộng điên Bùi Kim Thành với lá cờ vàng lòi tói quấn trên đầu, hoạc ông thiếu uý Biệt Động quân, mới ngày nào mặc quân phục VNCH, anh hùng tuyên bố “mẹ chết cũng không về Việt Nam nếu còn cộng sản”, mới hôm qua đã khóc mếu ở sân bay Nôi Bài và bây giờ ca ngợi nhà nước đánh rắm cũng thơm. Con ai nữa ....Ông thiếu uý thuỷ quân lục chiến Nguyễn Ngọc Lập giả điên giả khùng, nhiều năm độc diễn, gập ai cũng xin tiền cho thương phế binh VNCH nhưng thực ra là bỏ túi, khi được thứ trưởng Cộng Sản Nguyễn Thanh Sơn thí cho cái cà là vạt rẻ tiền đã khóc mếu như cha chết mẹ chết vì cảm động său đó về Việt Nam tung hô Cộng Sản cực kỳ vô liêm sỷ.
(View: 38140)
“Đồng trinh mẫu tử” có khác gì như “sự tích” hoàng hậu mơ thấy voi trắng xà xuống ấn vào hông bên phải hoài thai và hạ sinh thái tử nhẹ nhàng khi đứng dựa vào một cành cây. Có là sự thật không. Có thể lắm chứ trong thực tế y khoa được giản lược và huyền thoại hoá. Người ta muốn gạt bỏ đi những chi tiết xét ra thừa thãi về lịch sử một vĩ nhân, nhất là khi muốn thánh hoá nhân vật này. Tôn giáo vốn là cái đích vô vọng của khoa học, mang cái ngắn hạn xo với cái dụng ý vô cùng thì cũng vô vọng không kém.
(View: 24581)
Khi mà là cờ vàng tung bay lại trên cổ thành đố nát, quả thật trong tâm hồn những người miền Nam, nó đã đuợc tôn vinh và được đẩy tới cái ý nghĩa biểu tượng cao trọng nhất phản ảnh cho tấm lòng chân thành tin tưởng của nhiều thế hệ thanh niên miền Nam .Tin tưởng là quả thật họ đang chiến đấu cho tự do dân chủ, dù mỉa mai thay, sự tin tưởng này không chỉ là một đặc quyền dành cho miền Nam vì chắc chắn những người đang đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng, cũng có những tin tưởng tương tự và cũng chân thành không kém gì những người lính bên này sông Bến Hả
(View: 21817)
Thật vậy, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo hành. Như cách gọi của học giả Vũ Quang Hân thì đó là “thời đại âm phủ”, thời đại của những đao phủ thủ, những hung thần đại diện mặt trái hung hiểm củùa nhân tính, của những con người như Hitler, Stalin, nhữõng lò hoả thiêu, những Goulag lưu đầy ở Nga, đấu tố ở Trung Hoa và Việt Nam v.v..., hoặc những trận đói ở Phi Châu, ở Ấn Độ, ở Trung Hoa, ở Việt Nam giết chết nhiều triệu người, và hai trận đại chiến tàn phá toàn thể nhân loại.
(View: 15605)
Cá nhân tôi, chưa môït lầõn thề bồi dưới lá cờ này nhưng tôi hát nhiều hơn bài hát đó Việt Mam Minh Châu trời Đông. Viêt Nam nước thiêng Tiên Rồng . Có lẽ vì cái hình ảnh “một viên ngọc Viêt Nam long lanh đưới trời Đông A”Ù mang vẻ quyến rũ kỳ lạ, như môït nỗi khát khao, một mơ ước từ lúc mà tôi bắt đầu mơ hồ ý thức được là tôi rất yêïu mến mảnh đất mà tôi đã ra chào đời. Thật vậy “tôi yêïu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” và giấc mơ :” “Non sông như gấm hoa mê linh một phương Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương” Cá nhân tôi chưa có dịp “hi sinh sương mắu báo đền ơn nước” nhưng kể từ ngày đó, gần nửa thế kỷ rồi, từ Nam tới Bắc, có gia đình nào mà không từng đóng góp một chút sương máu để xin báo đền ơn nước dù đứng ở dưới lá cờ nào, nhân danh thứ chủ nghĩa nào.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.