0913_logo_copy

Võ Nguyên Giáp: “sinh vi Tướng , tử vi Thần” (Dong Duy)

16 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50593)


Võ Nguyên Giáp: “sinh vi Tướng , tử vi Thần”

Trân trọng xin quý vi bấm vào

TAPCHIXAMTV YOUTUBE

Để coi trực tuyến video và bài viết

 

 

vo-nguyen-giap-chan-dung-3-thumbnailVới hàng vạn người Việt nam đổ ra đường, tràn ngập những địa điểm tổ chức truy điệu trên toàn quốc, đặc biệt tại Hanội và ở quê hương ông tại Quảng Bình, tang lễ Đại tướng Giáp cuối cùng, đã diễn ra trong uy nghi, đúng theo quy cách quốc tang của một nhân vật mà thù hay bạn đều phải kính trọng , tôn vinh, không chỉ vì sự nghiệp mà còn cả về đức độ của một nhà cách mạng dân tộc chân chính vượt lên trên mọi tham vọng vật chất hay quyền lực cá nhân.

Mọi chuyện đã diễn ra êm ả , trật tự và cảm động với sự hiện diện đầy đủ những chức sắc theo đòi hỏi của nghị định quốc táng 105 do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành.

 Bên cạnh những giọt nước mắt nẩy sinh từ tấm lòng thương mến của đồng bào và đồng đội mọi chuyện đều êm ả ngoại trừ một vài một vài diễn biến “đáng tiếc” vào phút chót như việc nhà nước cho loa phóng thanh tại nhiều địa diểm ở Hanoi liên tục yêu cầu các gia đình khẩn trương hạ cờ rủ và các công sở được lệnh đồng loạt trút bỏ quốc kỳ và băng tang mầu đen, ngay cả có việc cán bộ tới từng nhà yêu cầu thi hành lệnh hạ cờ khi cả nước còn chưa hết bàng hoàng trong nỗi tiếc thương

 Ngay khi chiếc xe tang cuối cùng vừa ra khỏi nội thành Hanội thì Công an và cán bộ cơ sở đã được lệnh triệt để thi hành lệnh hạ cờ chấm dứt tang lễ

 Sự cố vội vã hạ cờ rủ tưởng niệm Võ Đại tướng tất nhiên đã tạo nhiều xôn xao và nghi vấn trong lòng người dân Hanội tương tự như một biến cố đáng tiếc khác tại Sàigon khi đài truyền hình HTV1 phát sóng ngày 12-10, xướng ngôn viên đã chúc khán giả “một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui”!!!!! .

 Lời cầu chúc này, 35 năm sau ngày mà người ta gọi là “Saigon giải phóng” đã được gắn thêm vào những ý nghĩa chính trị vì thế đại diện đài này đã phải đau đớn “ ngỏ lời xin lỗi về một lỗi lầm nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng tới tâm tư , tình cảm của đồng bào và chiến sỹ cả nước trong ngày quốc tang của đại tướng Võ nguyên Giáp kính yêu,”

 Tại Quảng Ninh , môït thành phố giáp ranh Trung Hoa và có truyền thống thân Tầu cũng như mang nặng ảnh hưởng sắc tộc văn hóa Trung Hoa, mộït số cơ sở đã không tuân hành việc treo cờ rủ trong quốc tang và vẫn tổ chức sinh hoạt như thường lệ đưa đến việc trưởng phòng văn hoá thể thao tỉnh bị khiển trách

 Những quan sát viên chính trị tại hải ngọai cho rằng hành động hấp tấp của giới hữu trách Hanội chỉ làm đậm nét hơn sự lo sợ , bối rối của nhà cầm quyền đương thời về viễn ảnh một huyền thoại Võ Nguyên giáp sẽ đạt cường độ vượt tầm kiểm soát hoặc ít nhất tạo một chấn động tới chiếc ghế mà họ đang ngồi, đặc biệt là đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang phải đối đầu với phong trào chống Bauxit, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng , người mà dư luận chính trị trong nước cho rằng “ chỉ là một công bộc của Trung Hoa” , său cùng và đậm nét nhất là việc tuớng Nguyễn chí Vịnh và vụ án tổng cục 2 bị 38 sỹ quan cao cấp đứng đầu là trung tướng Nguyễn Nam Khánh nguyên phụ tá tướng Giáp kết án là tổng cục này đã dùng cơ quan an ninh để tiêu diệt và khống chế những nhân vật quan trọng trong đảng trong đó tướng Giáp và một số nhân vật cao cấp bị vu cáo là đã bị CIA mua chuộc.

 Năm 2004 khi ông Vịnh đương quyền tại Tổng cục 2 tướng Giáp đã gửi một lá thư cho ban chấp hành trung ương đảng trong đó có việc đòi giải quyết vụ án chính trị Sáu Sứ tố cáo là có âm mưu đưa tướng Giáp lên làm tổng bí thư hay chủ tịch nước.

thu-giap-gui-dung-content

Ông Vịnh hiện đã rời khỏi tổng cục 2 để trở thành môït trung ương uỷ viên kiêm thứ truởng quốc phòng nhưng thù hâïn và dư vang ấn dấu lá thư của tướng Giáp về Nguyễn chí Vịnh vẫn còn đó như môït vết chàm khó tẩy.

Tướng Giáp Viết :

 “Tôi không hiểu vì sao Nguyễn Chí Vịnh từng có những khuyết điểm mà đồàng chí Nông Đức Mạnh nói với tôi là (đương sự) không thể lên trung tướng cũng chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không như vậy mà tiếp tục được thăng quân hàm và giao trọng trách tổng cục trưởng tổng cục 2 và hiện nay vừa được đề bạt làm thứ trưởng quốc phòng


Như thư tố cáo (của Trung tá Vũ Minh Trí) thì tổng cục 2 tiếp tục hoạt đôïng sai chức năng và đang bị biến chất , tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội và đảng ….” .

Những lời lẽ như nói trên thật khó để ông thứ trưởng quốc phòng an tâm nhất là trong thời đại truyền thông điện tử . namkhanh-content

Ở cương vị thứ trưởng quốc phòng mà quan hệ còn mạnh mẽ ở tổng cục 2, với sự chiếu cố đặc biệt của giới quân sự Trung Quốc, với một tổng bí thư Nguyễn phú Trọng thân Trung Hoa, với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vụ bauxit. Người ta cho rằng trong hiện tại tư thế của ông Vịnh còn rất vững vàng dù 

 đám tang và lòng sùng kính cuồng nhiệt của quần chúng đối với tướng Giáp có làm ông Vịnh phải quan ngại đôi chút và mong tang lễ qua đi thật mau trong êm thấm.


Tướng Vịnh biết rằng ông đã thành công trong đối đầu với tướng Giáp khi ông Giáp còn sống nhưng sẽ rất khó thanh toán cái huyền thoại Võ Nguyên Giáp và những âm mưu đằng său cái huyền thoại này .

Những huyền thoại đang được đẩy lên hàng tôn giáo ,mang vẻ thần bí kiểu như ngày xưa Nguyễn Trãi bậc thầy của tâm lý chiến cho bôi mỡ lên lá cây để kiến ăn thành hàng chữõ Lê Lợi vi quân Nguyễn Trãi vi thần.

 Người ta cũng đang đồn đại nhiều điều kỳ lạ như việc phát tán một bức ảnh chụp trong ngày tang lễ đại tứơng , một cụ rùa Hồ gươm nổi lên như để tiễn đưa ông Đại tướng.

cu_rua-content

 Tin đồn đại còn cho rằng có những điềm đặc biệt vì cụ rùa nổi lên trong gần một tiếng đồng hồ, đầu cụ hướng về Đền Ngọc Sơn nơi thờ Đức Thánh Trần.

 Những tin đồn đại ở Hanôi còn gắn liền việc cụ rùa nổi lên với sự tích rùa thần nhận gươm do vua Lê Thái tổ tra lại sau khi dành lại độc lập. Từ đó

 Hồ Lục Thuỷ được đổi thành Hồ Hoàn kiếm.

 Cũng có mhững người hồ nghi nhưng cũng có người cho rằng đây không phải là một trường hợp tình cờ mà đây chính là một tình cờ “thần thánh” !!!

 Chưa hết , người dân Hanội còn xôn xao một điềm khác nữa, đó là chuyên cây bằng lăng tại ngã 3 Hoàng Diệu Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong , cao khoảng 10 thước , tàn tán rộng lớn , đột nhiên vàng úa trong môït thïời gian cực ngắn .

 Ảnh chupï lúc 15 giờ ngày 7-10 cây còn xanh lá, đến trưa ngày 9-10 chuyển dần sang mầu đỏ và tới 11 giờ 50 ngày 10-10 thì đã hoàn toàn chuyển sang mầu đỏ trong lúc những cây khác trong phố Hoàng Diệu vẫn xanh tươi

img-3617-1381723967376-contentimg-5455-1381724412138-contentimg-3884-1381724352484-content

Thêm một trùng hợp vì vào cuối thu bằng lăng đổi mầu thành đỏ vốn là chuyên tự nhiên .Cái ngã 3 này voi những ten gọi như Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong phải chăng cũng gợi lên một âm vang nào vì Lê Hồng Phong và tướng Giáp là hai anh em cột chèo.

phat_song_vtv_1-contentphat_song_vtv_3-contentphat_song_vtv_2-content
delete








Dân Hanôi hiện đang sì sào bàn tán là tại sao có quá nhiều trùng hợp như vậy và sự việc này cũng được gắn liền với việc các đài truyền hình thủ đô không thể trực tiếp phát sóng . Lý do được biết là nhà nước đã phối trí một xe an ninh với trang cụ phá sóng chạy theo đoàn xe tang.

 Người ta nói rằng việc phá sóng nhằm chống lại việc kích họat bom từ xa nhưng cũng có những dư luận hồ nghi rằng đây cũng là một thủ thuật của giới an ninh để làm nhẹ bớt tầm vóc ảnh hưởng của tang lễ. Điều này thì khó có thể biết chắc bên nào đúng.

 Dù sao thì cũng chỉ là những tin đồn mang sự khích thích lòng hiếu kỳ và mê tín truyền thống của người dân Việt Nam nhưng có lẽ cũng là mối quan tâm rất nhậy cảm cho giới an ninh nhất là mới đây một tài liệu ký tên “Võ Đồng Đội” được một nhóm gọi là câu lạc bộ dân chủ phổ biến ra hải ngoại tố cáo ông Nguyễn chí Vịnh với đủ thứ tội tầy trời và đòi ban chấp hành trung ương đảng thanh trừng ông Vịnh.

 Võ Đồng Đội thêm một cái tên khá nhậy cảm.

 Bên cạnh những nét hòanh tráng hay cảm động của tang lễ, như những giọt lệ của người dân đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần nhưng ít ai để ý tới việc linh cữu của tướng Giáp được di chuyển quanh hồ gươm với mộït đám đông tràn ngập, như một ngày năm xưa , giữa một mùa thu cách mạng tháng 8 năm 1945.

img-5447-1381724709912-content

Biến cố lịch sử này có lẽ chỉ còn trong trí nhớ của rất ít người nhưng chắc chắn nó là niềm hân hoan, hãnh diện mà tướng Giáp sẽ mang theo về bên kia thế giới.

Cũng một ngày mùa thu như thế này năm 1945, cây bằng lăng cũng đã chuyển sang mầu đỏ ối, hai trái bom nguyên tử với sức tàn phá ma quỷ vừa san bằng hai thành phố Hirosima và Nagasaki, nước Nhật quỳ gối trong một cuộc đầu hàng vô điều kiện.

 Võ Nguyên Giáp thay vì được gửi theo Đệ Bát Lộ Quân của Mao Trạch Đông, đã được Hồ Chí Minh chỉ thị trở về Tân Trào để điều động việc huấn luyện khoảng một đại đội binh sĩ Việt Minh do tổ chức quân báo Hoa Kỳ OSS thực hiện.

 Việc huấn luyện chỉ mới tiến hành một thời gian ngắn là xẩy ra việc Nhật đầu hàng trên nguyên tắc. Vì thế thiếu tá Thomas của OSS cùng với Võ Nguyên Giáp và tiểu đội đầu tiên của Việt Minh đã mở một cuộc hành quân khẩn cấp từ Tân Trào về miền xuôi. Trận thử lửa đầu tiên của ông Giáp và những chiến binh mới ra lò đã xảy ra ở Thái Nguyên.

 Ngay sau đó ông Giáp đón Hồ Chí Minh về Hà Nội và để tạo một ấn tượng, uy tín đối với những người Mỹ dẫn đầu bởi thiếu tá tình báo Patti, lực lượng Việt minh đã tổ chức một cuộc tuần hành vĩ đại vòng quanh hồ Hoàn Kiếm để gọi là nhân dân Việt Nam chaò mừng Đồng minh.

bieu_tinh_chao_mung_dong_minh-content

 Cuộc diễn hành này là một niềm hãnh diện của ông Giáp mà có lẽ cũng là niềm hãnh diện của người Việt Nam.

 Bây giờ tướng Giáp đã không còn nữa, linh cữu của ông một lần nữa lại được theo con đường lịch sử xưa đã một lần cho ông niềm hãnh diện của một người Việt Nam sau gần một trăm năm nô lệ lại được thở không khí của tự do. Xin mời quý vị nghe lại đoạn trích dẫn dưới đây trong bộ sách : “Trong mắt bão lịch sử” của tác giả Đông Duy.

 Buổi sáng chúa nhật đầu tiên tại Hà Nội, hy vọng có vài phút yên tĩnh sau một tuần lễ đầy biến cố, cả toán OSS đang dềnh dàng ngồi ăn sáng, bỗng nghe như phía ngoài cổng có tiếng kèn của một ban quân nhạc đang dạo thử, giữa những tiếng người huyên náo.

Một nhân viên OSS chạy vội ra phía cửa để quan sát, dự đoán chắc hẳn lại có biểu tình gì nữa đây.

 Tại cổng chính, bốn người Việt Nam vừa xuất hiện. Họ nói muốn xin gặp trưởng phái đoàn Hoa Kỳ và tự giới thiệu là có phái đoàn đại biểu của Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia và chính phủ lâm thời Việt Nam tới để chào mừng Đồng Minh.

 Khi những người Việt Nam được mời vào phòng khách chính của trụ sở OSS, Patti nhận ngay ra, một trong những người mới đến là Vũ Văn Minh. Minh giới thiệu những người khác của phái đoàn:

 Võ Nguyên Giáp, đại diện Hồ chủ tịch...

 Đến lượt Giáp giới thiệu những người khác, Dương Đức Hiển và Khuất Duy Tiến.

 Đám khách bất ngờ trong buổi sáng chủ nhật này đều ăn mặc nghiêm chỉnh, thắt cravate, đầu trần, ngoại trừ Võ Nguyên Giáp có hơi khác một chút, đội mũ "phớt” (mũ nỉ dạ), tiêu chuẩn thời đại của thanh niên Hà Nội 1945...

 Bằng một thứ tiếng Pháp trău chuốt, hết chỗ chê, Võ Nguyên Giáp chuyển tới phái đoàn Hoa Kỳ lời chào mừng của đích danh Hồ chủ tịch, cũng như lời chào mừng của chính ông ta tới phái đoàn. Sau đó, Giáp thăm hỏi là phái đoàn có được thoải mái, có cần gì không. Giáp nói:

 “Quý vị là thượng khách của chính phủ Việt Nam và chúng tôi mong mỏi phái đoàn sẽ lưu lại Việt Nam, bao lâu cũng được.”

 Patti đáp lễ, cám ơn Hồ Chí Minh và cho biết chính ông cũng đang muốn có dịp được gặp Hồ Chủ tịch trong một thời gian ngắn sắp tới.

 Hai người bồi cũng vừa mang cà phê ra mời khách. Dương Đức Hiển quay sang nói chuyện với Patti vẻ thân tình như người trong nhà vậy.

 Trong câu chuyện qua lại, Patti té ngửa xửng sốt khi được Hiển vui vẻ thố lộâ là một trong hai người bồi vẫn ở sát cạnh phái đoàn Hoa kỳ tên là Phát, thực ra là một sinh viên đã bỏ học để trở thành đoàn viên của một tổ chức thanh niên cách mạng do Hiền điều động, sau đó anh ta gia nhập quân đội giải phóng của Giáp.

 Theo chỉ thị, Phát gia nhập vào đơn vị lính bảo an thân Nhật tại Hà Nội để móc nối và kết nạp cho Việt Minh. Mấy người trong phái đoàn Việt Minh đùa trêu Phát là coi anh ta có vẻ thoải mái trong không khí Pháp thuộc của Hà Nội, hơn là trên những con đường mòn của chiến khu... Thì ra trong lúc vội vã thiết lập trụ sở ở Hà Nội, những điệp viên thượng thặng của OSS đã phạm vào cái lỗi lầm phản gián sơ đẳng nhất là để Việt Minh gài người vào ngay trong đầu não của mình từ phút đầu.

 Rất ngạc nhiên nhưng Patti thấy không có gì đáng lo vì vấn đề bảo mật của OSS đã được thực hiện gắt gao đối với mọi dụng cụ, mật mã và hồ sơ. Chưa kể, mỗi khi cần có chuyện gì tối mật để bàn bạc, họ đều ra ngoài sân để phòng ngừa bị nghe lén, hoặc có đặt máy dò khuếch đại âm thanh.

 Trong cái thành phố này OSS đã bị bốn phía bám sát, nhòm ngó. Ngay cái anh đại úy Nhật được biệt phái làm thông ngôn cho Patti, theo sự điều tra của X2 (sở phản gián của OSS), thực ra cũng là một sĩ quan tình báo quan trọng của Nhật, nguyên là trưởng phái bộ hải quân Nhật tại Hà Nội.

 Patti quan sát và thấy Võ Nguyên Giáp có vẻ lầm lỳ hơn những người khác. Ông ta không tham dự vào những chuyện xã giao, đùa dỡn qua lại như mấy người kia. Ngồi uống cà phê thoải mái và sau đó bắt thẳng vào đề tài chính.

 Giáp cho biết, rất mừng khi hay tin phái đoàn Hoa Kỳ đã tới, nhưng cũng không khỏi quan ngại vì sự hiện diện của mấy người sĩ quan Pháp đi cùng.

 Ông ta cật vấn Patti là tại sao OSS lại để cho người Pháp đến Hà Nội trước người Trung Hoa. Phải chăng đã có một sự thay đổi trong kế hoạch ấn định trứơc của Đồng Minh. Phải chăng người Pháp đã được phép tái chiếm đóng Việt Nam?

 Patti trấn an Giáp khi xác nhận kế hoạch của Đồng Minh vẫn không có gì thay đổi. Lực lượng Tưởng Giới Thạch đã được chỉ định tại hội nghị Postdam sẽ tiếp thu từ vĩ tuyến 16 trở ra. Trong một thời gian rất ngắn sắp tới, họ sẽ tạm thời chiếm đóng Đông Dương để tiếp thu sự đầu hàng của Nhật Bản và lo việc hồi hương quân đội Nhật.

 Chủ lực quân đội Pháp đang có mặt tại miền Nam Trung Hoa sẽ chỉ được phép vượt biên giới sau khi việc đầu hàng và giải giới đã hoàn tất. Lực lượng này cũng chỉ được phép xâm nhập vào Việât Nam theo từng đơn vị nhỏ. Một điều quan trọng khác cần nhấn mạnh là chắc chắn cả Trung Hoa lẫn Hoa Kỳ, đều không có kế hoạch nào nhằm yểm trợ người Pháp dùng võ lực để tái chiếm Đông Dương.

 Patti đã giải thích hết lời nhưng Võ Nguyên Giáp có vẻ vẫn chưa tin. Ông cố đào sâu thêm, cứ thắc mắc hoài về ý đồ của toán sĩ quan Pháp đi cùng Patti. Người Mỹ mang họ trở lại Việt Nam làm gì, tại sao?

 Patti thông cảm sự hoang mang và bực bội của Giáp. Giáp có thể thông hiểu và đã theo rất sát với những kế hoạch tổng quát ở cao tầng chính trị thế giới. Những hiểu biết này càng khiến việc cho phái đoàn Pháp đi cùng với OSS, có vẻ như ngược lại với trục suy luận của ông ta về quan điểm của Mỹ trong vấn đề Đông Dương.

 Giáp thắc mắc về mọi chi tiết. Ông ta nói:

 “....Đồng ý ....đại diện quân đội Pháp đã bị Nhật cô lập tại dinh Thống sứ và khắp mọi nơi, nhưng đó là “ý riêng của người Nhật.” ...Còn người Mỹ thì sao? 

 Chưa hết, người Mỹ là đại diện đầu tiên của Đồng minh vào Đông Dương vậy mà không hiểu tại sao Patti cứ khăng khăng thanh minh nói là người Mỹ chỉ đóng vai trò quan sát, mọi thẩm quyền sinh sát lại giao cho người Trung Hoa.

 Có những bí mật quá phức tạp để Võ Nguyên Giáp có thể hiểu được. Ông ta nghi rằng phải có một cái gì “lợn cợn” trong sự xếp đặt, vì mọi người đều tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới thật là thành phần lãnh đạo và chủ động.

 Sau cùng Patti phải nói huỵch toẹt bằng bạch văn với Võ Nguyên Giáp là ông tin rằng cho đến nay, Hoa Kỳ không hề có ý định yểm trợ người Pháp trở lại Việt Nam, trong tương lai cũng sẽ không bao giờ làm như vậy, vì như vậy là đi ngược lại khát vọng của người Việt.....

 Tuy nhiên, ...."chúng ta cũng phải hiểu Pháp là một trong những quốc gia đồng minh. Nước Pháp đã chịu tổn thất nặng nề trong trận chiến ở Âu Châu, cũng như Anh Quốc và Nga Sô... do đó, Hoa Kỳ không thể khước từ tình bạn của người Pháp, dù Hoa Kỳ có thể không đồng ý với chính sách thực dân của Pháp trong vấn đề thuộc địa. Hoa Kỳ cũng không thể đồng ý ngay cả với đồng minh chính của mình là Anh Quốc.... Còn chuyện cái phái đoàn tí hon năm người sĩ quan Pháp tháp tùng Mercy Team đã có thỏa thuận từ trước, là họ phải tự giới hạn trong các hoạt động nhân đạo, nhắm vào việc lo lắng cho tù binh và thường dân Pháp. Cũng không nên quên là cho đến nay, ngay cả chuyện liên lạc với tù binh Pháp của họ cũng bị cấm cản.

 Giáp và Khuất Duy Tiến có vẻ chú ý đặc biệt khi Patti nhắc đến người Nga, vì thấy cả hai cùng lên tiếng đồng loạt nhưng Tiến đã tự chế ngay, nhường cho Võ Nguyên Giáp đặt câu hỏi tiếp là tại sao người Nga không đại diện cho đồng minh để tiếp thu ở Đông Dương.

 Patti giải thích cho hai người biết đây là một thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị Postdam trong những ngày chót của chiến tranh tại Âu Châu. Những thoả thuận này có sự đồng ý của thống chế Stalin.

 (Ong Hồ khôn hơn Giáp và không bao bao giờ nhắc nhở tới Nga Sô, hoăc chỉ nói tới Nga Sô một cách lơ là, mang vẻ thiếu tin tưởng).

 Những quyết định của Hội nghị Postdam đã cho phép bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh lựa chọn những quốc gia đại diện trong việc giải giới quân đội Nhật. Khu Bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra, được trao cho thống chế Tưởng Giới Thạch mà không có sự phản đối của Nga Sô.(Ngay từ đầu của chiến trường Thái Bình Dương, để đồn nỗ lục chính cho khu vực Âu Châu, vai trò Tuởng Giới Thạch được nâng tầm đểû dùng máu người Tàu cầm chân Nhật. Khu chiến Trung Hoa bao gồm Đông Dương được trao cho Tưởng)
 Những giải thích của Patti chỉ hạn chế trên bề mặt của sự kiện và giới hạn trong một cuộc tiếp xúc xã giao. Patti có thể không có thì giờ, hoặc ông cũng không muốn đi sâu vào những âm mưu giành giật, những va chạm quyền lợi đã có từ đầu giữa người Anh và Trung Hoa tại Đông Dương. Càng không thể luận bàn sâu hơn về mục đích khiến người Anh bằng mọi giá tranh thủ để được xía vào lãnh thổ của khu chiến Trung Hoa.

 Theo nhận xét của Patti thì Võ Nguyên Giáp không thể ngờ, hoặc không thể nghĩ đến cái sự thật phủ phàng là Stalin chẳng hề quan tâm đặc biệt, hoặc muốn tự mình dính dáng trực tiếp vào những khó khăn tại Đông Dương.

 Không rõ phần giải thích đã thỏa đáng chưa hay là hai người khách không muốn hỏi thêm nữa, e sẽ phải nghe những sự thật mà họ không muốn nghe, Võ Nguyên Giáp đứng dậy cười một cách thân mật, ấm áp. (sau này khi đã quen biết nhau lâu hơn, Patti nhận ra là cái lối biểu lộ tình cảm chân thật này rất rất hiếm xẩy ra nơi Võ Nguyên Giáp). Giáp nói:

 “Nhân dân Việt Nam xin được chúc mừng ông và những người bạn Hoa Kỳ của chúng tôi... Xin ông và phái đoàn nể tình chúng tôi ra phía cổng chính một chút...”

52575822df6b4084506-content

Đúng lúc này những tiếng ồn ào vang vọng từ phía ngoài khiến Patti chợt hiểu là hẳn phải có cuộc lễ gì đó đang chuẩn bị ở bên ngoài. Toán OSS vội vã tập trung ở sân trước của biệt thự trong lúc Patti lo sửa soạn quần áo. Patti đi trước, Giáp theo sau tiếp đó là phái đoàn Việt Nam, sau chót là các toán viên OSS.

Mọi người ra cổng chính, ở hai vỉa hè bên ngoài đường, mở ra một quang cảnh đầy màu sắc rực rỡ, tạo một ấn tượng mạnh đập vào mắt. Một đại ban quân nhạc với 50 nhạc công đã tụ họp sẵn phía bên kia đường đối diện cổng chính khu biệt thự.

Phất phới trong cơn gió nhẹ là năm lá cờ khổng lồ đại diện cho các quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Nga, Trung Hoa và “Cộng Hòa Dân Chủ” Việt Nam.

Bên tay trái là một đơn vị quân sự khoảng một trăm người trong tư thế thao diễn, mũ chào mào, quần kaki cụt ống kiểu Ăng Lê. Toán này trang bị bằng súng Mỹ và Anh (lực lượng này đã được Thomas thông báo trước đây khi toán DEER nhảy xuống chiến khu của Hồ Chí Minh.)

 Phía tay phải là một đơn vị nhỏ hơn của đoàn thanh niên võ trang, quần áo trắng tinh (lực lượng của Dương Đức Hiền), tất cả đựợc đóng khung trong quang cảnh êm ả của đại lộ Beau Champ với hàng cây cong vòm bóng mát và những bụi hoa rực rỡ của Hà Nội. Có lẽ không được biết về mối liên hệ và những dàn dựng giữa Hồ Chí Minh với Patti ở Trung Hoa, nên với một vẻ đầy hãnh diện, Giáp chỉ cho Patti đoàn quân trước mặt nói:

 “ Binh sĩ của tôi, ...họ mới từ rừng núi trở về.”

 Một vài giây sau đó, các lá cờ lớn được rũ xuống thấp, ngoại trừ lá cờ sao sọc của Hoa Kỳ rồi ban nhạc khởi sự bài quốc ca Mỹ.

 “Oh, say can you see, by the dawn’s early light, What so proudly we hailed at the twilight’s last gleaming? Whose broad stripes and bright stars, through the perilous fight...Ôi ! bạn có thấy không, trong ánh binh minh vừa ló dạng, chúng tôi kiêu hãnh biết chừng nào khi lá cờ sao sọc được kéo lên trong chút nắng cuối cùng của buổi hoàng hôn đêm trước, với những ngôi sao ngời sáng vừa vượt qua một trận chiến hiểm nghèo.

 Patti tâm sự, đây là lần đầu tiên kể từ khi tới Viễn Đông, ông được nghe trình tấu bản quốc ca Mỹ hay như thế,. The best... "hay nhất.."..

 Là một chiến binh xa nhà, ở cái đuôi của đại lục Á Châu, trên cái mảnh đất Anam xa lạ, trong bất ngờ được nghe bản quốc ca của đất nước mình cử lên như mộât lời xưng tụng, một sự tri ân, Patti xúc độâng là chuyện dễ hiểu, tương tự như những chiến binh OSS đã ngỡ ngàng thích thú khi nhìn thấy tấm banderole chào mừng bằøng tiếng Mỹ giữa chiến khu Kim Lung của Việt Minh. Bản quốc ca Hoa Kỳ được cử lên trong dịp này hơn một nghi lễ xã giao, nó chính là lời chào mừng:

“ Wellcome to our American friends”.

 Võ Nguyên Giáp vào lúc này có thể không biết nội dung của bản quốc ca Hoa Kỳ và xuất xứ lịch sử củùa nó. Nếu biết được tình ý của bản quốc ca này, hẳn ông sẽ phải rùng mình thấy nó trùng hợp thân thiết với số phận của Việt Nam biết chừng nào, trong giây phút nghiêm trọng của một cuộc cách mạng dựng nước chống thực dân mà chính Hoa Kỳ đã trải qua.

 Thật vậy, bản quốc ca Hoa Kỳ đã đựợc thi sỹ Francis Scott Key xúc động viết ra trong cuộc chiến đấu dũng cảm của dân quân Hoa Kỳ, trong lúc bảo vệ đồn M C Henry chốâng lại cuộc tấn công của đế quốc Anh mùa thu năm 1814. Cũng là một mùa thu, cùng thời điểm với lúc bài Tiến Quân Ca được cử lên lần đầu tiên như mộït quốc hiệu mới của mộït nuớc Việt Nam độc lập.

 Bản quốc ca Hoa Kỳ đến nốt cuối cùng, cờ của các quốc gia đồng minh còn lại lần lượt lại được kéo lên với bản quốc ca, và... sau cùng, cờ Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (cờ đỏ sao vàng) và bản quốc ca chưa chính thức bản (Tiến Quân Ca).

 “Đoàn quân Việt Minh đi sao vàng lấp lánh”

 (sau này đựợc đổi thành đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, khi chính thức trở thành quốc ca của miền Bắc).

 Dứt thủ tục chào cờ, Patti quay lại cám ơn phái đoàn Việt Nam rồi người chỉ huy toán lính, trưởng ban nhạc và đoàn quân diễn hành trước quan khách.

 Khi toán quân đã rời xa khỏi khu cổng biệt thự, Patti để ý có một đoàn thường dân xếp hàng 10, dẫn đầu bởi rất nhiều cờ quạt và đủ loại khẩu hiệu, biểu ngữ cầm tay. Một vài khẩu hiệu chào đón phái đoàn Hoa Kỳ, một số khác với những lời lẽ chính trị mạnh bạo, gay cấn. Đám diễn hành dân sự cũng dẫn đầu bởi đám học sinh nhỏ, theo sau là thanh thiếu niên và người lớn.

 Khi đi qua chỗ phái đoàn đứng, đoàn người quay mặt về phía quan khách, tay phải nắm chặt giơ cao. (chào theo kiểu Cộng Sản). Võ Nguyên Giáp cũng nắm tay chào bằng kiểu này. Đoàn diễn hành này liên tục tới trưa mới đến toán chót.


 Trước khi chia tay, trong một thoáng giây không dằn được sự xúc động hiếm hoi, Giáp quay lại nói với Patti:

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước tôi, quốc kỳ Việt Nam có dịp tung bay trong một buổi lễ quốc tế, và quốc thiều Việt Nam đã được cử lên để chào mừng quý khách danh dự... Tôi hẳn sẽ nhớ mãi dịp này..."

Trân trọng xin quý vi bấm vào

TAPCHIXAMTV YOUTUBE

Để coi trực tuyến video và bài viết.

Chân thành cảm tạ

Đông Duy và ban biên tập

Tạp Chí Xam




 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12685)
Người ta vẫn gọi ngày hai mươi tháng bảy là ngày “Quốc hận” vì đó là ngày ký kết thoả ước Geneve đưa tới việc chia đôi đất nước nhưng riêng tôi vẫn cho rằng đây là “một ngày vinh quang chưa từng thấy của dân tộc Việt Nam”... Sau câu mở ngang ngược này tôi phải chữa ngay: “Vì đó là ngày đánh dấu một sự hoà đồng chưa từng thấy trong lịch sử đất nước này.!!!”. Tôi biện minh tiếp Cuộc di cư mang vào miền Nam đồng loạt một triệu người Bắc mau chóng xoá đi những vết tích chia rẽ cuối cùng mà bọn thực dân đã mất công xây dựng trong suốt tám mươi năm để o bế và tìm cách đồng hoá thuộc địa Nam Kỳ thành một lãnh thổ hải ngoại của đế quốc.
(Xem: 8770)
Nhưng tại sao những điều nói ra đều về quá khứ mà không về tương lai? Chẳng lẽ 3 triệu người Việt đã chết trong chiến tranh để có ngày 30 tháng 4 không để lại một bài học nào cho tương lai?
(Xem: 6676)
Tình hình cho thấy Mỹ NATO và Nga Putin đã hình thành một thế đối đầu không thể rút lui được nữa. Chiến cuộc sẽ ngã ngũ trong vòng một vài tháng tới, và hậu quả của nó trong việc sắp xếp lại trật tự thế giới sẽ rất lớn lao.
(Xem: 7606)
Có nguồn ý kiến cho rằng có thể vụ "Thảm sát Bucha" là một sản phẩm chiến tranh thông tin do phía Ukraina dàn dựng ra để gây thiệt hại cho Nga về mặt dư luận. Hoặc đặt ra dấu hỏi, nguồn tin của báo giới Phương Tây về chuyện này có đáng tin không khi họ có vẻ đã đứng về phía chống Nga?
(Xem: 6783)
Những chuyên viên quân sự Hoa Kỳ cho rằng để kiểm soát được an ninh diện địa trong khu vực tạm chiếm, lực lượng xâm nhập phải gấp năm lần phe phòng thủ và sẽ cần nhiều hơn nữa nếu đối phương là một lực lượng có kỹ thuật và được thúc đẩy bằng một tinh thần quyết chiến và được tiép vận võ khí, yểm trợ tình báo từ một hậu phương bên ngoài lãnh thổ giao tranh. Ukraine hiện có khoảng 126.000 binh sỹ nhưng còn có lực lương dân quân tự vệ hàng chục ngàn người. Một điều quan trọng khác cần được nói tới vì đẫ từng được kiểm chứng trong lịch sử đó là việc ném bom tàn bạo vào các thành phố không mang hiệu quả trong việc ép buộc dân chúng phải đầu hàng thí dụ Đức tấn công Stalingrad năm 1942, Mỹ tấn công Baghdad 2003. Đây là một nghịch lý trong chiến tranh tại thành phố Càng oanh tạc tàn bạo càng khó khăn hơn trong việc bình định. Trong những đợt oanh kích đầu tiên người ta sẽ quen đi và trên cái nền đổ nát sẽ là những công sự chiến đấu lì lợm và hiệu quả.
(Xem: 6130)
Như Chúa đã nói : “phước thay đôi mắt trẻ thơ” Nếu có thể giải trừ mọi kiến thức khi cầm cọ để trở về cái tâm thức nguyên thuỷ vô nhiễm của trẻ thơ thì sẽ có được những tác phẩm tuyệt vời. Thực tế thì đôi khi chúng ta chỉ bắt chước một cách vụng về cái tư tâm thức chưa ô nhiễm của trẻ thơ trong một cơn say hay khi hoá điên (điên vừa phải như Van Gogh, Gauguin, Modigliani, Chagal và những tác phẩm để đời). Tranh Chargal
(Xem: 5460)
Tôn tử nói.: “Thành quả tốt nhất trong nghệ thuật chiến tranh là chiếm giữ toàn bộ một quốc gia còn nguyên vẹn. Làm tan nát, tiêu huỷ quốc gia đối thủ không là một kết quả tốt đẹp. Bắt giữ được trọn vẹn một quân đội, nắm bắt được một chế độ. Nếu Mariopul tử chiến Nga Sô sễ phại bằng mọi giá tiêu diệt hành phố này vì không thể kéo dài lâu hơn được nếu muốn tránh những hậu quả tuyên truyền tai hại cho sức mạnh của quân đội Nga và uy tín cụa Putin. Hiển nhiên quân đội Nga với truyền thốg tàn bạo sẽ làm được nhưng câu hỏi đặt ra là rồi “său đó chuyện gì sẽ sẩy ra”. Câu trả lời có trong lời dậy của binh pháp Tôn Tử. Nga Sô mất Mariopul và mất vĩnh viễn Ukraine
(Xem: 4936)
Giới thiệu toàn bộ sáng tác của Đông Duy gồm 2 bộ sách nghiên cứu lịch sử :TRONG MẮT BÃO LỊCH SỬ (6 cuốn 3000 trang) MỸ VIỆT DUYÊN VÀ NGHIỆP (4 cuốn 2000 trang) .BÍ SỐ VŨ TRỤ (từ chân không diệu hữu tới vật lý lượng tử) HÔM NAY TÔI LÀM BÁO (2 cuốn trước 1975 và trên đất Hoa Kỳ) Truyện dài “NƠI CÓ MƯA RÀO RẢI RÁC” và ĐẤT CÓ THẦN. tạp ghi ..NHỮNG MẢNH NGHĨ RỜI. Tuyển tập “Thơ Tranh, Nhạc (MỘT ĐỜI …A LIFE)
(Xem: 34630)
Trong mắt nhìn của Tập Cận Bình, cuộc cạnh tranh Hoa Mỹ đang diễn ra phải là một cuộc phục hưng vinh quang bá quyền của Thiên Triều trong toàn cõi Á Châu để rửa đi những ô nhục, mà Trung Hoa từng phải úp mặt xuống bùn đen chịu đựng xuốt hai thế kỷ nín thở qua cầu qua hai cuộc thế chiến. Trung Hoa càng ngay càng quá trớn trong việc phát động quan điểm quốc gia cực đoan. Trong hướng Nam tiến , Trung Hoa xâm nhập trầm trong và đất Lào.Dường xe hoạ cao tốc Côn Minh -Vạn Tượng dài 1000 câyy là một tuyến chiến lược quân sự và kinh tế để bao vây và vô hiệu hoá nút chặn Việt Nam.Thế lực của người Tàu phủ chụp lên lên CamBốt đang vươn tới Thái Lan với dựa án kinh đào Kra cắt ngang phần hẹp nhất của lãnh thổ Thái để thay thế cho eo biển Tân Gia ba.
(Xem: 20398)
Minh Hoa mở rộng cánh cửa vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, đức hạnh cũng như dục tính, một điều mà những nhà văn nam phái ( phần lớn chỉ đoán mò) . Đời một con người sao có thể bi thương đến thế. Nó tàn ác trong êm đềm mà sao nghe kinh hãi hơn cả đỉnh gió hú, bi thảm hơn bi kich trong Lôi Vũ của Tào Ngu Khoái Lạc Đỏ không thiếu chân dung của những nông nô vinh quang, sống sót được nhờ chút danh giá, sỹ diện, những biểu tượng hão huyền và cúi đầu chấp nhận hi sinh trọn một cuộc đời trong tăm tối chỉ mong được làng sóm chấp nhận và có bát cơm đầy để sinh tồn.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.