0913_logo_copy

Võ Đại tướng bước vào lòng lich sử : nếu từng là những chiến binh, tất cả đều phải kính cẩn nghiêm chào tiễn đưa người chiến binh vĩ đại này

07 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 49183)

Võ Đại tướng bước vào lòng lich sử

Trân trọng xin quý vi bấm vào

TAPCHIXAMTV YOUTUBE

Để coi trực tuyến video và bài viết.

Chân thành cảm tạ

Đông Duy và ban biên tập

Tạp Chí Xam

 

Theo tướng Giáp, chiến thuật của ông là:


“ Win…..Win………..and Win ..

Thắng Thắng và Thắng”.


Dong Duy
vo-nguyen-giap-18_1-content


 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một gương mặt huyền thoại trong lịch sử Việt Nam và trong quân sử thế giới đã chút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện trung ương quân đội Hà nội vào tuổi 103.

 Tin tướng Giáp qua đời đã được trung ương đảng Cộng sản Việt nam tạm giữ kín và mãi tới ngày 4 tháng 10 vừa qua mới chính thức thông báo dù tin này đã được phổ biến trên nhiều cơ quan truyền thông quốc tế như đài BBC.VOA ( Wall street Journal) Washington Post.v v

 Tin lúc đầu cho biết trưởng ban tổ chức tang lễ do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm nhưng tới ngày 6-10 lại đổi lại là do phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Phúc xuân, một uỷ viên không mấy nổi cộm trong bộ chính trị đảm nhiệm.

 Sự thay đổi này tạo nhiều thắc mắc vì theo khoản 1 điều 5 của nghị định 105 do ông Nguyễn Tấn Dũng ban hành năm 2012 về việc thành lập ban tổ chức tang lễ dành cho cán bộ được hưởng quốc táng thì đại tướng Giáp không nằm trong diện những người đã hoặc đang lãnh đạo chủ yếu trong đảng và nhà nước như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tich quốc hội.

 Tuy nhiên, chiếu điều 21 của nghị định nói trên thì tướng Giáp vẫn được hưởng quốc táng vì ông từng là : “ thượng tướng lực lượng võ trang nhân dân hoặc là cán bộ đã hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945 tức là trước khi Việt Minh nắm chính quyền.

  Nói tóm lại thì “tướng Giáp vẫn phải được quốc táng nhưng người ta muốn hạ thấp một chút danh dự và tầm mức ảnh hưởng của ông với quần chúng qua việc chỉ cho một ủy viên khá vô danh trong bộ chính trị chủ trì tang lễ thay vì do tổng bí thư ban chấp hành trung ương đảng Cộng Sản hoặc chủ tịch nuớc hiện tại là ông Nguyễn Phú Trọng hoặc ông Trương Tấn Sang.

 

 vngiap-f182c-crop1380902500005pThủ thuật chính trị này thật ra vo hiệu và không ảnh hưởng gì đến vóc dáng huyền thoại cũng như sự kính trọng tướng Giáp của người Việt cũng như dư luận quốc tế , trái lại, nó chỉ được nhận định như một sự “ vong ân và bất kính” đối với cái cột trụ chính yếu đã dựng nên đảng Cộng Sản Việt Nam mà công lao, đức độ, lòng yêu mến của quần chúng chỉ thua Hồ chí Minh một bậc vnghcm-664624-1368796710-500x0-3144-1380891512-1380899191123-content

 Giới thông thạo cho rằng sự thay đổi vào phút chót này có thể là để giảm bớt sự quan trọng cái vóc dáng huyền thoại qúa lớn lao và được quần chúng sùng bái cuả ông Giáp giữa lúc mà sự đối chọi giữa “Cung Vua Phủ Chúa” đang ngày một căng thẳng và lộ liễu.

 Người ta chưa quên việc tướng Giáp và những phần tử quân đội cựu trào công khai đả kích tổng cục 2 đã “vượt qua mọi uy quyền quốc gia” trong lúc khối quyền lực này được mô tả là thân ông Nguyễn Tấn Dũng.

 Tướng Giáp cũng là người đã công khai chỉ trích việc cho người Tàu khai thác Bauxite trong lúc cao trào chống Trung Hoa đang tìm cách bùng phát dù có sự ngăn cản của chính quyền.

 Hình ảnh tướng Giáp chống Trung Hoa có thể trở thành môt biểu tượng, một Icon cho những cuộc biểu tình sau này và tất nhiên, sẽ là một biểu tượng chống nô lệ, chống đế quốc bá quyền và chống ngoại xâm rất nhậy cảm và nguy hiểm cho một chính quyền bị mô tả là đang nhún nhường quá mức và đang bị Trung Hoa lũng đoạn.

 Sẽ không là điều đáng ngạc nhiên nếu trong những cuộc biểu tình chống Trung Hoa trong tương lai thấy xuất nhiện những biểu ngữ mang hình đại tướng Giáp , con người biểu tượng của nỗ lực đấu tranh đòi lại quyền tự chủ dân tộc và sự toàn vẹn của tổ quốc. 

bieu_tinh_chong_tau

 Đấy chỉ là những diễn biến bí mật và cung cách vận hành quen thuộc trong nội bộ cơ cấu quyền lực ở Việt Nam nhưng dù muốn, dù không, uy tín và lòng ngưỡng mộ tướng Giáp đã vượt qua mọi rào cản trong nước cũng như dư luận quốc tế.

 Washington Post, tờ báo chính trị uy tín nhất nước Mỹ đã viết:

 “ Các học giả quân sự trên thế giới đều cho rằng ông Giáp là một trong những bậc thầy đứng đầu về chiến tranh cách mạng và du kích của thời đại mới.

 Tờ báo này cũng nhắc lại một lá thư của tướng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Victor Krulak gửi tổng thống Johnson trong đó tướng Victor nhận định rằng cuộc chiến giữa Việt Nam và người Pháp hoặc giữa Việt Nam và Hoa kỳ hiện nay là sự cân nhắc và đánh đổi giữa một phía là xương máu và sức chịu đựng của người Việt, phía kia là giá xương máu và tiền bạc của người Pháp hay người Mỹ.

 Người Pháp đã thất bại tại hội nghị Geneve vì không còn chịu đựng được những phí tổn về tiền bạc và nhân mạng.

 Cuộc chiến tranh Mỹ Việt, theo sự tiên đoán của tướng Victor cũng diễn tiến tương tự và ông đã nói đúng.

 Người ta chỉ giản lược nghệ thuật chiến tranh của ông Giáp trong khuôn khổ kỹ thuật của chiến tranh du kích nhưng theo tướng Giáp thì kỹ thuật du kích chỉ là khởi điểm, nó đã được ông đẩy lên cao hơn, xa hơn trong điều mà ông gọi là chiến tranh nhân dân, bao gồm nhiều khía cạnh để đạt một chiến thắng toàn diện trong đó chính yếu là sự ủng hộ của toàn dân và lòng quyết tâm giải phóng dân tộc.

 Một nhà báo từng hỏi ông Giáp là chiến thuật của ông như thế nào?

 Câu trả lời rất đơn giản nhưng cũng bao gồm một học thuyết quân sự phức tạp.

 Theo tướng Giáp, chiến thuật của ông là: “ Win…..Win………..and Win .. Thắng Thắng và Thắng”.

 Một số người cho rằng tướng Giáp đã quá kiêu ngạo trong cái hào quang chiến thắng kéo dài từ Điện biên phủ tới sự sụp đổ của miền Nam Việt nam hoặc sự thừa nhận của Hoa Kỳ rằng đây là cuộc chiến bại đầu tiên của nước này.

 Lời tuyên bố của tướng Giáp, thật sự không phản ảnh lòng kiêu ngạo mà chỉ là cốt lõi của chiến tranh du kích khi một thế lực nhỏ và yếu phải đối đầu với một cường lực mạnh mẽ hơn mình rất nhiều lần, do đó, chiến thắng không nằm ở cường lực mà nằm ở sự kiên trì chiến đấu.

 Như câu nói quen thuộc của quy luật chiến tranh, kẻ chiến thắng là người cuối cùng còn đứng vững: “ The last one standing”.

 Nói khác đi, vũ khí chính của chiến tranh du kích trong khuôn khổ chiến tranh giải phóng chính là khả năng chịu đựng bền bỉ một cuộc chiến mà để đạt được điều này là :” Chỉ đánh khi chắc thắng”.

 Câu khẩu hiệu quen thuộc dưới thời kháng chiến chống người Pháp dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh được thể hiện bởi tướng Giáp là:

  “ Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, ta nhất định thắng địch nhất định thua”.

 camcodienbienphu-content Tiền chiến dịch Điện biên phủ, sau một loạt những cuộc phản công dành thế chủ động của người Pháp mở rộng lên vùng Việt Bắc năm 1949, nội tình Việt minh rất nao núng.

 Hồi ký của Krutchev cho rằng vào giai đoạn này trong một đại hội của đảng Cộng sản quốc tế tại Trung Hoa, Hồ Chí Minh cho Mao trạch Đông biết là lực lượng của ông có thể bị over run.

 Trong trường hợp này, ông Hồ đề nghị Hồng quân Trung Hoa can thiệp như ở Triều Tiên và cho phép lực lượng Việt Minh được rút sang Tầu.

 Cả hai yêu sách này đều bị từ chối vì thế chiến dịch Điện biên phủ được coi như trận chiến “được ăn cả ngã về không”.

 Trước khi khai diễn chiến dịch, chính Hồ chí Minh đã nói với tướng Giáp :

 “ Trận này phải thắng, nếu không thắng sẽ cạn vốn”.

 Trong những ngày đầu của chiến dịch những cố vấn Tầu với chủ trương biển người, đánh mau thắng mau đã tạo nên những tổn thất nặng nề cho phía Việt minh.

 Rất may là tướng Giáp đã quyết định kịp thời, kéo pháo khỏi trận địa, chuẩn bị chiến trường kỹ lưỡng hơn, đánh chậm, ăn chắc với chiến thuật công kiên chiến trong đó lực lượng Việt minh đào hầm địa đạo tiến gần hơn những cứ điểm phòng thủ của địch, đánh cận chiế, đánh trộn trấu để chống hoả lực của phi pháo

 

 Dẫn chứng nói trên để phản bác lại những cáo buộc cho rằng ông Giáp là một tướng sát quân, bất cần đến sinh mạng của binh sĩ miễn đạt được chiến thắng và vinh quang cho cá nhân như câu nói của cổ nhân: “ nhất chiến công thành, vạn cốt khô”.

 Để đạt một chiến thắng, cái giá của xương máu tất nhiên phải trả nhưng ông Giáp không phải là người phung phí sinh mạng của binh sĩ dưới quyền như cái tựa đề mang nhiều hiểu lầm trong cuốn sách “chiến thắng bằng mọi giá”. của sử gia Cecil B. Currey.

 Cuộc vây hãm lòng chảo Khe Sanh năm 1968, mang hình ảnh của một Điện Biên Phủ khiến nhiều người trong đó chính yếu là đại tướng WestmoreLand đã khẳng định là tướng Giáp muốn tái tạo một hào quang Điện Biên và sẽ chấp nhận mọi giá xương máu để đạt được điều này. Vì thế, phía Hoa kỳ đã dàn dựng cả một guồng máy hoả lực nghiền thịt để chờ đón tướng Giáp.

 Sự thực cho thấy tướng Westmoreland sai lầm vì Khe Sanh chỉ được tướng Giáp thổi phồng như một mũi nhọn “Diện”, trong lúc “Dứt điểm” của chiến trường được chuẩn bị và che giấu là cuộc tổng tấn kích Mậu thân.

 Những lời ca ngợi của những sử gia hoặc giới truyền thông ngoại quốc tràn ngập khắp nơi.

 Đài VOA ghi nhận ông Giáp là một trong những người được kính trọng nhất tại Việt nam chỉ sau Hồ Chí Minh hoặc báo Guardian cho rằng ông Giáp là một thiên tài quân sự vĩ đại, ngang hàng với những danh tướng như tướng Rommel của Đức với mũi nhọn cơ giới thiết giáp đã lướt qua Bắc phi như một ngọn sóng thần, hoặc một MacArthur tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh tại Thái Bình Dương đã đánh gục đế quốc Nhật bản hoặc ngay cả một thiên tài quân sự của thế giới là Napoleon.

 Có lẽ tướng Giáp còn vĩ đại hơn thế vì không như Rommel hay MacArthur, ông đã đứng dậy tranh đấu cho độc lập của Tổ quốc mình và đạt chiến thắng mà không có sự yểm trợ của những hạm đội vĩ đại nhất thế giới hoặc một quả bom nguyên tử.


 patent_drawing_henry_rifle-content Thứ vũ khí đầu tiên có trong tay ông Giáp năm 1945 khi được lệnh của Hồ Chí Minh sang Trung quốc để được gửi đi thụ huấn tại Đệ Bát Lộ quân, đơn giản chỉ là một lần ghé vào thư viện để nghiên cứu hình vẽ, cấu tạo của khẩu súng lục trong cuốn tầm nguyên tự điển.

 Báo Guardian gọi tướng Giáp là một Napoleon Đỏ có lẽ thích đáng hơn vì như Napoleon cạ hai đã trở thành danh tướng không qua một trường võ bị và có thể, như một định mạng, vì khi còn là một giáo sư sử học tại trường Thăng Long ở Hà nội, ông Giáp đã biểu lộ lòng ngưỡng mộ Napoleon trong những bài giảng đầy nhiệt tình của ông về những trận đánh của danh tướng này.

 Ngay cả lúc đó ông cũng có cái dáng điệu mà những đồng nghiệp đương thời cho rằng hơi giống Napoleon. Cách nói ngắn gọn, đầu hơi cúi, ngón tay cái thọc vào túi áo vét, vẻ mặt điềm tĩnh lạnh lùng thỉnh thoảng lại nổi lên sóng gió đam mê. Có người đùa giỡn hỏi: “ sao không làm kiểu Napoleon nữa ?”. Câu trả lời định mạng: “ tôi sẽ là Napoleon”.

 Một chiến thắng quân sự có thể đạt được bằng bạo lực, thúc đẩy bằng lòng tham lam quyền lực của con người nhưng một chiến thắng chỉ thực sự đáng kính trọng muôn đời khi nó phát khởi từ nhân tính của con người tức là được xây dựng trên căn bản của lòng thương yêu để tranh đấu cho công bằng và hạnh phúc của tha nhân.trungvo-37ff7-content

 Đó cũng là yếu tính cốt tuỷ, trong sáng và vô nhiễm của mọi chiến binh, bất kể một ai, trong đó có ông Giáp hay kẻ cựu thù của ông, nguời đã chút những trái bom lên đầu ông, như người phi công nay là thượng nghị sỹ Mc Caine.

 Tướng Giáp nói với Mc Caine đúng vậy “ chúng ta đều là những đối thủ đáng kính cuả danh dự … “we are honorable ennemy” vietnam_obit_giap-067a7-content 

 Tướng Giáp đã qua đời chiều ngày 4 tháng 10 2013 tại Hà nội và như cách nói của thống tướng Mac Arthur: “ những anh hùng không bao giờ chết, họ chỉ nhạt mờ dần………..The heroes never die ..They just fade away..”.

 Tướng Giáp là của tất cả chúng ta, của dân tộc Việt Nam, dù dưới bất cứ một nhân danh trong giai đoạn nào, bạn hay thù, cùng chiến tuyến hay thù nghịch, nếu từng là những chiến binh, tất cả đều phải kính cẩn nghiêm chào tiễn đưa người chiến binh vĩ đại này vào lịch sử. 

  Từ đây cái tên Võ nguyên Giáp sẽ hoà nhập trong lòng lịch sử Việt Nam bên cạnh những danh tướng, những anh hùng đã tranh đấu cho sự trường tồn của dân tộc và tổ quốc, như một Lê Lợi 10 năm trường kỳ kháng chiến, một Hưng Đạo đại vương đại phá quân Nguyen và bao nhiêu anh hùng danh tiếng khác từ lập quốc tới mãi mãi về sau sẽ tiếp tục hiến thân mình để bảo vệ tổ quốc Việt nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28105)
Nhà thơ lớn của đất nước Trần Dần là người của phố Sinh từ “ tôi ở phố Sinh Từ ” . Cũng trên con phố nhỏ mang nhiều di tich lịch sử và văn học này sau Trần Dần trên một thập niên một nhà thơ khác ra đời Vũ Đình Khánh trong một giai đoạn căng thẳng nhất của lịch sự, 1946 với bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam său tám chục năm nô lệ. Lớn lên, nổi trôi theo vận nước Vũ Đình Khánh làm thơ và bấm trụ con phố Sinh Từ. Con phố này như mạch máu trong tâm tư ông chất chứa đầy ắp những nhân vật và biến cố gắn liền với đời sống Hanôi, tuổi thơ và dòng thơ của ông.
(Xem: 36054)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(Xem: 23629)
phía Hoa Kỳ, những nỗ lực đả thông tất nhiên sẽ còn phải tiếp diễn vì đó là một nhu cầu mở vào thị trường Á Châu để tranh thủ cái thị trường hấp đãn này với phe thực đân như sẽ thấy trong sứ mạng của sứ thần Balestier său này. Rất không may là hai sứ thầm Hoa Kỹ đã đén việt Nam său vụ thuyền trưởng Jack Điên vô cớ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, bắn phá và đổ bộ vào Đà Nẵng .Bién cố náy đã vô hiệu hoá mọi nỗ lực său này của Hoa Kỳ. Său vụ Mad Jack, cánh cửa và vương quốc Việt Nam đóng chặt với người Tây Phương cho đến lúc thực dân Pháp phá cửa xông vào để áp đặt cái gông nô lệ lên cổ người Việt trong vụ tấn công 7 ngày vào vịnh Đà Nẵng của liên quân Pháp- Tây Ban Nha giữa lúc Vua Tự Đức đang hấp hối.
(Xem: 43633)
Vật chất bị giam cầm trong khung quy chiếu thời gian, không gian và rào cản nên không thể đi qua bức tường hoăc đồng thời có mặt tại hai nơi.Với cơ học lượng tửthì Sự mù mờ, không tiên liệu chỉ xẩy ra khi bướcvao thế giới hạ nguyên tử la những viên gạch xây dựng nên cấu trúc thực tại của vật chất, những lượng tử, những Quantum, thí dụ như những Proton, electron, quark người ta phát hiện là chúng có thể “đồng thời” hiện diện ở nhiều nơi khác nhau Những hạt lượng tử này có thị hiện hay không hoàn toàn do may rủi, tình cờ, có thể. Không thể biết hay tiên liệu chắc chắn. Do do “mọi vật, sinh vật, mà chúng ta cảm nhận được trong sắc giới (trên nguyên tắc luận lý) cũng phải có khả năng đồng thời hiện hữu ở nhiều địa điểm như những phần tử quangtum tạo thành nó.
(Xem: 54169)
Tri huệ Ba La Mật Đa (đáo bỉ ngạn,... A lại da thức tàng chứa những chủng tử quá khứ , hiện tại và vị lai, mầm của mọi hiện hữu, từ tinh thần tới vật chất , động cơ tiềm ẩn thúc đẩy mọi thị hiện trong hiện kiếp được ghi trong các chủng tử Á Châu gọi là cuốn sách trời (Thiên thư). Phải chăng Higgs Boson chính là những chủng tử đầu tiên hay cái mầm của hiện hữu?. Hiện hữu chợt có khi có một đột biến làm tan vỡ "sự đối sứng tuyệt đối" của không thời gian Space time .World line là sự "tiến hành" của những "vật thể di động" trong không không gian ba chiều nếu theo rõi trong cảnh giới 4 chiều ( khi thêm chiều thời gian. )...... "cấu trúc hình nón của không thời gian spacetime." Black hole, "chân trời hiện tượng" va điểm nhất nguyên noi không gian đụng thời gian
(Xem: 54556)
Yếu tố “không” (Sùnnyatà) trong kinh điển Phật gíao... “chỉ có ý niệm thuần toàn học này mới cho người ta cái khả năng vượt khỏi mọi cản trở, mọi giới hạn , mọi ràng buộc của ngũ uẩn để tiếp cận cái “không tuyệt đối, không cả cái không” với hi vọng nhập được vào nó như những thiền sư đã “đáo bỉ ngạn”... Phật giáo từ chối trả lời một cách cụ thể câu hỏi về “cái khởi đầu”...... . .Quán không la quán tưởng về cái vô cùng nhỏ và cái vô cùng lớn cho tới một lúc mà cả hai nhập thành một, một nhất nguyên vừa là đầu vừa là cuối, đó cũng là không. Phai chấm dứt “phân biệt có và không.....Vũ trụ chúng ta đang sống là một hiện hữu có giới hạn trong không gian và thời gian, vì thế phải có khởi đầu và sẽ có kết thúc)...
(Xem: 47369)
Có Không Không Có- Tính lưỡng diện của tính “KHÔNG” ...Lưỡng diện Sóng Hat –sự hoán chuyển giữa động và tĩnh, giữa hữu hình và vô hình. Môt sự biến đổi khép kín trong vòng luân hồi theo cái nghĩa chữ “Vô Thường” của nhà Phật . Trong thế giới vật lý lượng tử mọi thực tại sẽ trở thành hư hư thực thực, xoá nhoà biên giới giữa có, không, hoà nhập làm một và không. Vấn đề bản thể chân thực cuối cùng va khởi đầu của thực tại , của hiện hữu không còn cần đặt ra nữa Sóng vật chất hay Sóng sác xuất..Trùng hợp lý thú giữa giáo lý của nhà Phật và khoa học... Bát Chánh Đạo , ( The Eight ways fold) để đặt tên cho quy luật về cách sếp đặt những lượng tử hạ nguyên tử như Baryons và Meson thành những đơn vị 8 ( Barion octed).“ Những quy luật của thiên nhiên, bí số của vũ trụ được viết bằng toán học.”
(Xem: 87874)
Có trong trí nhớ anh Một lúc nào đó em khóc dịu dàng Bão rớt thổi về từ một núi rừng mịt mù ký ức Yêu em Lòng anh hoang sơ như ngọn cỏ Như là sầu đông khô vàng trên những lối lặng câm Bâng khuâng một ngày đời như mây nổi Như đã ngàn năm Thêm một ngày Một ngày yêu em mê mải
(Xem: 86016)
Còn lại này Em, lời cuối Thôi đành, hạt cát nhỏ phiêu liêu Cho anh xin, Muộn phiền đã chở lời lên khóe mắt Cách chia nào không bóp nghẹn con ti
(Xem: 88775)
Nắng hè cũ Như đời ta vẫn trôi êm đềm Sóng giòng sông miên man Âm thầm vỗ về giấc mơ Ôi em yêu dấu ơi Có một hôm lối xưa tìm về Gập ta Dòng sông xưa Soi dấu dung nhan buồn

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.