0913_logo_copy

Sangobama you OK me OK (bài 1) Đông Duy

29 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 75183)
Sangobama


sang3-content Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ mới đây của CTN Việt Nam ông Trương Tấn Sang tiên khởi và đậm nét cho thấy đây là một con người có bản lĩnh và kinh nghiệm chính trị. Ông Sang đã đáp ứng nghiêm túc, khôn khéo vượt xa cung cách trình diễn vô thưởng vô phạt của ông cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết hoặc cung cách xoa vuốt mọi phía để an thân của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
 
Không được tham dự những cuộc hội đàm kín giữa thủ lãnh Obahma và Trương Tấn Sang nhưng nhìn vào cuôïc họp công bố thông cáo chung giữa hai nước cho thấy ông Sang đã tạo được một ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc với tổng thống Hoa Kỳ . Ấn tượng tốt đẹp này được thể hiện qua sự sác nhận của tổng thống Mỹ :
 “Từng bước một , điều mà chúng tôi đã đạt được là một mức độ tương kính ( base on mutual respect), Từ tín cẩn đó cho phép chúng tôi công bố một đồi tác “toàn diện” giữa hai quốc gia .
 “Mutual respect” là điều tối cần yếu trong một quan hệ với Hoa kỳ vì sự tương kính này không chỉ với bạn mà còn cả với kẻ thù.
 Cách đối xử của Mỹ với người Anh , người Pháp trong đệï nhị thế chiến đã cho thấy. Nước Pháp vĩ đại buông súng không đề kháng ô nhục trước quân thù không thể được đối xử tương kính như với khả năng kiên trì đè kháng của nước Anh hay ngay cả với kẻ thù thua trận Nhật Bản. 
 Tuy nhiên cũng cần lưu ý từ ngữ “Comprehensive partnership” mà ông Obama dùng khi nói về đối tác Mỹ Việt. Đây là một từ là rất tế nhị và rất ngoại giao.
 Comprehensive không có nghĩa chính sác là “toàn diện” và chỉ có thể hiểu là sẽ bao gồm, gần như đầy đủ trong nhiều lãnh vực. Kiểu như trong ngành bảo hiểm người ta nói Comprehensive coverage không có nghĩa là đối tượng sẽ được bảo đảm trong mội trường hợp.
 Nói khác đi hợp tác Mỹ Việt vẫn còn một vài hạn chế, vài điều kiện mà nói theo kiểu người Mỹ là vẫn có một sợi day cương an toàn ràng buộc đối tác, được gọi là một String attached.
 Cái sợi dây cương an toàn để điều kiện hoá quan hệ Mỹ Việt cuối cùng đã đươc ông Obama nói tới rất khéo léo đó là vấn đề nhân quyền :
 “Chúng tôi đả thảo luận về những thách đố ( challenge) mà “tất cả chúng ta” (we) phải đối đầu trong vấn đề nhân quyền . Tôi đã nhấn mạnh là Hoa Kỳ luôn tin rằng “tất cả chúng ta” đều phải tôn trọng những quyền của con người thí dụ như quyền tự do phát biểu, tử do tín ngưỡng, tự do hội họp . Chúng tôi cũng đã thẳng thắn thảo luận về những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt đựơc cũng như những thách đố còn tồn đọng ”
 Trong lời phát biểu nói trên có hai từ ngữ mà người ta cần chú y đó là chữ “
thách đố, challenge” và cụm từ “tất cả chúng ta, we”.
 Thật vậy, nhân quyền và nhân đạo vẫn là một thứ nhân danh quen thuộc mà Hoa Kỳ thường xử dụng để xía vào nội bộ những quốc gia khác về quân sự cũng như chính trị nhưng nhân quyền cũng là một thách đố mà chính Hoa kỳ đang phải đối đầu.
 Đặt vấn đề nhân quyền với ông Sang, vào một lúc mà không lâu trước đây một thiếu niên da đen 17 tuổi vô cớ bị bắn chết khi vô chợ mua đồ vậy mà thủ phạm lại được một toà án toàn người da trắng tha bổng khiến tạo nên một làn sóng phẫn nộ va khiến Obama, ông tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ đã phải thấm thía thốt lên :”
 "Khi Trayvon Martin bị bắn chết tôi tưởng như người bị bắn là con trai tôi, nói một cách khác đi Trayvon Martin có thể là tôi 35 năm trước” .
Câu nói này vượt khỏi sư e dè chính trị vì nó đã bùng vỡ từ nỗi đau phủ tạng của ông Obama, bật lên từ một “thách đố “ mà chính Hoa Ky đang đối đầøu và đang cố tranh thủ.
 “:Và khi quý vị hỏi tại sao ?.... (ít nhất) trong tập thể người Mỹ gốc phi châu, vẫn còn rất nhiều nỗi đớn đau quanh những gì đã sẩy ra. Tôi cho rằng điều quan trọng cần phải thừa nhận đó là cộng đồng người MỸ gốc Phi Châu đã nhìn vào vấn đề ( vụ án) qua một số những kinh nghiệm và lich sử mà cho đến nay vẫn chưa tan đi được...
 Có rất ít ngưới Mỹ gốc Phi Châu ( da đen) không phải trải qua cái kinh nghiệm bị theo rõi khi mua đồ trong siêu thị và ...
.....Trong đó có cả tôi”.
 Lời tuyên bố bi thiết này phát xuất từ của miệng một tổng thống đương nhiệm, một “vua của những vua” còn nặng nề hơn một phán quyết của tòa án nhân quyền.
 Không rõ ong Sang đã nói những gì, đã giải thích thế nào với với Obama về những vi phạm nhân quyền khá hiển nhiên ở Việt Nam. Những chuyện mà trong cương vị lãnh đạo quốc gia ông Sang thừa biết là “không thể và không cần chỗi cãi” nhưng có lẽ cách trình bầy của ông Sang đã khiến Obama không thể áp đặt chuyện nhân quyền theo kiểu ông Bush trái lại đã phải gián tiếp thừa nhận việc tôn trọng nhân quyền là một vấn đề của nhân loại, ( của chúng ta...we) và cũng là một khó khăn một thách thức (challenge) mà chính Hoa kỳ cũng đang cố gắng hoàn chỉnh.
 Tất nhiên đây là một challenge nhưng “chúng ta phải vượt qua”, vì sẽ còn đó “những quyền của con người mà chúng ta phải tôn trọng
 Những lời lẽ khôn khéo này, hẳn đã có một tác dụng cụ thể và đầy tính thuyết phục với ông Sang vì người nói là vị tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ, một quốc gia với một di sản lớn lao của chế độ nô lệ Phi Châu. Nhìn lại lich sử thì cũng chỉ mới trên 60 năm qua (1960) nạn kỳ thị chủng tộc cùng với những vi phạm nhân quyền còn đè nặng trên nuớc Mỹ.
 Người da đen ngay ở thời tổng thống Kennedy vẫn còn bị coi là một giống người hạ đẳng không được hưởng trọn vẹn quyền làm người
 Nước Mỹ có vấn đề nhưng đã vượt qua nhiều trở ngại mà chính Obama hay ông tướng da đen,
Cựu Ngoại Trưởng Hoa kỳ
Collin Powell là bằng chứng. 
 Việt nam đã có những tiến bộ (lời ông Obama) nhưng vẫn còn tồn đọng những “thách đố .
 Những “thách đố tồn đọng” mà trong quan điểm hoặc đòi hỏi của Hoà Kỳ vẫn chưa được Việt Nam giải quyết và đã duoc xác nhận gián tiếp qua cách phát biểu của ông Sang .
 “ Chúng tôi đã bàn bạc kỹ lưỡng kể cả vấn đề nhân quyền nhưng ý kiến của hai nước vẫn còn nhiều khác biệt “
 Đây là một cách biện bạch ương ngạch của ông Sang để nói rằng nhân quyền chỉ có một nhưng chúng ta quan niệm khác nhau.
Trong lúc hai ông Obama và Trương tấn Sang đang thảo luận thì bên ngoài khu công viên La fayette đối diện toà bạch ốc có khoảng 2000 người Mỹ gốc Việt đến từ Canada và nhiều nơi khác mang cờ vàng ba sọc đỏ và nhiều biểu ngữ chống Cộng đòi nhà nước Việt Nam phóng thích tù chính trị và những nhà tranh đấu nhân quyền hay tôn giáo
sang5
 Những người biểu tình trương những khẩu hiệu đòi phóng thích những người tranh đấu cho dân chủ như Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Cù Huy hà Vũ, Linh mục Nguyễn Văn lý, Luật sư lê Quốc Quâân, ông Trần Hùynh Duy Thức, Tạ Phong Tần, 3 nhà hoạt động lao động, Đồn Huy Chương, Nguyễn Hồng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh, nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ An Bình, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyen Kha, Mục sư Nguyễn Công Chính, đặc biệt là tù nhân lương lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà bị giam cầm suốt 35 năm .
Người ta cũng đòi nhà nước Việt Nam phái trả tự do cho tất cả những tù nhân lương lương tâm hiện bị giam giữ vì lý do tôn giáo như các tín đò , tu sỷ thuộc các đạo giáo như , Cao Đài, Hoà Hảo , Đại Thừa, Tiểu Thừa Phật gíao, Công giáo, Tin Lành, những đoàn thể đảng phái như Đại Việt Cách Mạng Đảng, Đảng Dân Chủ Nhâân dân, Đảng Đại Việt, Đảng Việt Tân, Họp Mặt dân Chủ, Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Nghị Hội Tồn Quốc Người Mỹ Gốc Việt, Tập Hợp vì Nền Dân Chủ, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Viện Quốc tế vì Việt Nam và Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam.
 Cái danh sách danh sách dài vô tận này đã được gắn vào cái string attached của đối tác Việt Mỹ và đã được đặt trước mặt ông Sang
 “Chỉ có” 2000 người biểu tình trước toà Bặch ốc trong lúc hai ông Obama- Sang nói chuyện nhưng cả hai đều biết rằng bao quanh 2000 người này là một tập thể 1.548449 người Mỹ gốc Việt Việt mà đa phần là những người ty nạn thế hệ thứ nhất và thứ nhì . Khối người này, nếu không chống đối quyết liệt thì cũng không hoặc chưa thân thiện với chế độ Cộng Sản.
sabg5-content
 Đó là một thực tế lịch sử chĩu nặng những di sản hận thù chưa thể quên hết, chưa thể khắc phục, ít nhất trong một hai thế hệ, vì thế, ông Obama đã nhắc khéo ông Sang đừng quên cái yếu tố quan trọng này .





 







 Ong Obama nói
  Cuối cùng , tôi và chủ tịch Sang đều đồng ý rằng một trong những nguồn sức mạnh lớn lao nằm giữa hai quốc gia chúng ta là cộâng đồng nguời Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ . Hiển nhiên tập thể này có một liên hệ mạnh mẽ với Việt Nam .
 Cuối cùng, chính “mối quan hệ giữa người với người” này sẽ là chất keo kết nối kết nối “mối quan hệ giửa hai quốc gia chúng ta.”

 Đây là một đe doạ. một cảnh giác hay một gợi ý. ?
 Có thể là cả ba
 vì trong một thể chế “dân làm chủ ” thực sự như Hoa Kỳ, thì  thực thể này cũng là những lá phiếu uỷ nhiệm và là nhưng mệnh lệnh vượt lên mọi quyền lực.
 Ông Sang nhận ra ngay tín hiệu này và đã đáp ứng khôn khéo hoặc co" dụng tâm chủ quan" trong phần đáp từ khi mặc nhiên coi tập thể ty nạn là một tập thể thuộc thẩm quyền hay sở hữu của nhà nước Việt Nam.
 Ong Sang nói :
 “ Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành của chính phủ Viêt Nam về sự chăm sóc hết sức chu đáo của chính phu và nhân Hoa ky đối với "đồng bào chúng tôi" (our compatriot) sinh sống, làm việc tại My, hiện đã là những người Mỹ gốc Việt (không dùng chữ công dân Hoa Kỳ American citizen)).
 Chính phủ Hoa Kỳ đã giúp đỡ rất nhiều và phần lớn đồng bào chúng tôi  đã hết sức thành đạt cả về phương diện chính trị.”
 Bên lề, trong phần phiên dịch này phiên dịch viên đã them vào một câu vuốt đuôi cho ông Sang khi nói “và họ đã đóng góp cho sự phát triển chung của nuớc Mỹ” (contributing to the development of the US!!!).

 Đối với cái mỹ từ “khúc ruột ngàn dặm” ông Sang vớt vát nói rằng :
 “Chính phủ Việt Nam mong muốn bà con người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ sẽ là chiếc cầu vững chắc nối liền tình hữu nghị của nhân dân hai nước”.
 Những thăm dò trong giới Việt kiều hải ngoại ngay său lời kêu gọi của ông Sang chỉ cho thấy một phản ứng tiêu cực khi người ta cho rằng đây chỉ là những lời lẽ ngoại giao sáo rỗng vì cho đến nay phía chính phủ Việt Nam chưa có một hành động tích cực hoặc xây dựng cụ thể nào nhằm thu đạt cái cảm tình mà ông Sang gọi là “đồng bào chúng tôi”hay 
bà con người Việt.
 Một vài chuyến tham quan cuả ông Nguyễn thanh Sơn thứ trưởng đặc trách cái gọi là “uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ” lạnh lùng hơn khúc ruột ngàn dặm, chỉ đủ giúp ông Sơn thoả mãn lòng kiêu ngạo với một số rất nhỏ những thành phần thân thiện, đã khuất phục, để được nghe những lời nịnh hót hơn là thực hiện một nỗ lực có chất luợng, chân thành, nhằm đả thông hay phục vụ cái khối thầm lặng trên một triệu người Việt ở Hoa kỳ. Đây là một tập thể còn gánh nặng trên vai điều mà cả hai ông Obama và Trương Tấn Sang gọi là những “di sản của cuộc chiến cũ” ( war legacy issue).
 Di sản của một cuộc nội chiến dài học tập thù hận, di sản của 1 triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đi tù cải tạo kiểu Goulag, những người bỏ xác hay ô nhục trên biển cả, những người bị cưỡng đoạt tài sản, quyền làm người...quyền sống.

Còn tiếp
Đông Duy


Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Chín 20147:00 SA
Khách
Hai long neu la dang vien co tien co quyen , Hai long neu la dai gai kiem tien nho an cap.... qua dung hai long voi do an day chat doc, hang rom cua ba tau
13 Tháng Chín 20147:00 SA
Khách
SAO KHONG NOI TOI DE QUOC NGA TAU CHUNG TA CHI LA MOT NAN NHAN CUA CUOC CHIEN TRANH LANH DO NÖNG DE QUOC LON BAY RA ,,,DIEU DANG NOI LA SAU KHI THONG NHAT DAT NUOC VA HOA BINH CHUNG TA DI THUT LUI SO VOI DAI HAN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 81508)
Sẽ có bao giờ không em nhỉ ? Lại cùng em về trong những tháng năm xưaTa sẽ nguyện cùng em thu mình thân ốc biển Mặc thời gian dần phủ lớp rêu mòn Xin được ngủ trong dòng cô tịch đó Rồi lắng nghe trầm tiếng bước chân nhung Giòng nước luân lưu thôi xin ngừng trôi nổi Kiếp phiêu sinh này hồn anh gửi trùng dương
(Xem: 84840)
Tôi sống những ngày hồn ủ trên mây Không yêu thương chẳng giận hờn thù nghịch Bão rớt cuối mùa trời bỗng chuyển đìu hiu Em đã rất xa mà nghe chừng gần lắm Vàng thời gian hiu hắt những chờ mong Chờ mong gì một thời mây vương núi Núi đợi mây hay mây gọi núi về
(Xem: 82026)
Sáng tạo bắt đầu từ lúc người chụp hình, với cảm quan của mình, lựa chọn và giữ lại được trên phim nhựa một góc nhìn thiên nhiên. Ngày nay,nhiếp ảnh không còn giới hạn trong việc sao chép copy thiên nhiên thô thiển như máy hình khi mới phát kiến.Ở thời đại của những nhiếp ảnh gia lão thành như Nguyễn Cao đàm, Trần Cao Lĩnh, Pham Ngọc Chất kỹ thuật phòng tối dễ dàng tiện lợi hơn, các tác giả bắt đầu phải tự mình in rửa phóng đại, ghép hình và áp dụng những sảo thuật phòng tối, nhiếp ảnh bước lên hàng nghệ thuật. kỹ thuật Digital, và những chương trình chỉnh sửa hình ảnh như Photo Shop thì không còn môt hạn chế nào trong khả năng sáng tạo thiên hình vạn trạng của ngành nhiếp ảnt. Như hoạ sỹ có một kho mầu sắc và bút vẽ đủ loại mặc tình tuôn trải cảm sú
(Xem: 80898)
Kể không hết những con thò lò múa rối Từ những vua biểu tình kiên trì và dai dẳng hơn vua đòi nợ Chí Phèo cho đến những chiến sỹ chống cộng điên Bùi Kim Thành với lá cờ vàng lòi tói quấn trên đầu, hoạc ông thiếu uý Biệt Động quân, mới ngày nào mặc quân phục VNCH, anh hùng tuyên bố “mẹ chết cũng không về Việt Nam nếu còn cộng sản”, mới hôm qua đã khóc mếu ở sân bay Nôi Bài và bây giờ ca ngợi nhà nước đánh rắm cũng thơm. Con ai nữa ....Ông thiếu uý thuỷ quân lục chiến Nguyễn Ngọc Lập giả điên giả khùng, nhiều năm độc diễn, gập ai cũng xin tiền cho thương phế binh VNCH nhưng thực ra là bỏ túi, khi được thứ trưởng Cộng Sản Nguyễn Thanh Sơn thí cho cái cà là vạt rẻ tiền đã khóc mếu như cha chết mẹ chết vì cảm động său đó về Việt Nam tung hô Cộng Sản cực kỳ vô liêm sỷ.
(Xem: 101520)
Di chiếu của Gia Long, cho đến nay vẫn chưa được thấy đề cập đến trong các sử liệu tuy nhiên, những lời trăn chối của ông trên giường bệnh có được loan truyền ra ngoài theo đó Gia Long đã căn dặn thái tử Đảm: "Hoàng nhi hãy đối xử tốt với người Pháp nhưng không nhựợng một tấc đất nào của Đại Việt cho người Pháp". Lời trăn chối này (được lập lại trong một bài báo đăng trong một tạp chí Hoa Ky Living Age số 2860 năm 1883) phải chăng đã phản ảnh sự lo sợ thường trực của Gia Long đối với thế lực của người Pháp nhất là sự vướng mắc của hiệp định Versaille. Nguyễn Ánh từ chối không thi hành hiệp định này
(Xem: 53606)
Tin giờ chót ghi nhận từ nhà báo Vũ Đình Trọng chủ nhiệm sống Mgazine thì nhà báo Vũ Ánh chính thức rời khỏi cõi tạm này vào trưa ngày 14-3-2014 để thực hiện một một phóng sự đăc biệt trong cõi Vĩnh Hằng vào đúng sinh nhật thứ 73 của ông . Nguồn tin nóng bỏng này được phối kiểm và được chính bà Yến Tuyết hiền thê của Vũ Ánh xác nhận trong hai hàng lệ khi cho biết sự vụ lệnh ghi “công tác không hạn định ngày chấm dứt nên không hẹn ngày trở về.
(Xem: 58370)
Một câu hỏi khác là trên phương diện quân sự, giả thử ngày mai trung Công bắn vào một tầu Việt Nam thì phía Việt nam có nên phản ứng lại manh mẽ và trong một đối đầu quan sự toàn diện , Việt Nam có thể thắng hoặc bảo vệ tổ quốc được không không Ong Long cho biết bổn phận của nhà nước Việt nam là phải phản ứng lại ngay và phản ứng mạnh mẽ, phải ra tuyên cáo phản đối và về quân sự thì phảùi hành động như những gì mà VNCH đã làm. Môït hành động đánh trả bằng quân sự sẽ có lợi mà không có hại. Có lợi vì dư luâïn quốc tế nhìn vào và cũng theo ông Long thì dư luận quốc tế sẽ không để cuộc chiến mở rộng.
(Xem: 57557)
Cuộc hải chiến anh hùng của Hải quân VNCH năm 1974 tuy không thành công trong việc bảo toàn lãnh thổ nhưng đã chứng tỏ quyết tâm của người Việt trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống lại sự đàn áp của kẻ thù Phương bắc. Trong nhiều năm trận chiến oai hùng này, tuy chưa là một Bạch đằng giang nhưng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt nhưng qua những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử tưởng như đã bị lãng quên nhưng sự thực nó vẫn sống mãi và việc phát động những sinh hoạt để vinh danh các chiến sĩ Hoàng sa năm 1974 luôn luôn như một nhắc nhở một đấu tranh trường kỳ với kẻ thù truyền kiếp từ phương bắc.
(Xem: 59379)
Mới nhất đây trung cộng đã đẩy mạnh hơn những hành động xâm lăng bất chính trong khu vực trong việc lấn chiếm nhiều đảo trong quần đảo trường sa mà trong lịch sử luôn luôn nằm dưới chủ quyền của VIỆT NAM và phi luật tân. Trung cộng đã ngang nhiên thiết lập chính quyền trên những đảo mới lấn chiếm, ngang nhiên áp đặt luật lệ của họ trên vùng biển đông và xua đuổi ngay cả bắn giết những ngư phủ VIỆT NAM đang chài lưới trong vùng biển của đất nước họ. Hành động xâm lăng của trung cộng còn hunh hãn hơn vào tháng 7 năm 2009 khi họ trơ chẽn thông báo với LHQ điều mà họ cho rằng co chủ quyền trên 80% biển đông mặc dù đòi hỏi này không hề dựa trên bất cứ một dữ kiện lịch sử, khoa học hay luật pháp quốc tế nào.
(Xem: 62917)
Hoạ sỹ Hồ Anh vừa được trao giải thưởng danh dự (honor Award ) trong một cuộc triển lãm quốc tế đa văn hoá do hội OCFA tổ chức.( Orange County Fine Art) Hội OCFA ra đời từ năm 1964 tại thanh phố biển và hội hoạ Costa Mesa và său trên 50 năm hoạt động đã quy tụ trên 220 hội viên gồm những nghệ sỹ trong nhiều lãnh vực như hội hoạ, điêu khắc vv. Theo Hoạ sỹ Hồ anh thì tham dự những cuộïc triển lãm quốc tế không những cần thiết trong Phương diện kinh tế vì có dịp giới thiệu tác phẩm của mình với những nhà sưu tập ngoại quốc có khả năng tài chánh mà cũng là cơ hội thử lửa để thấy tự tin hơn

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.