0913_logo_copy

Giới thiệu toàn bộ sáng tác của Đông Duy

16 Tháng Tư 20228:33 SA(Xem: 5089)

Tìm đọc

 Đã tái bản và xuất bản những tác phẩm mới của

 

 Đông Duy

Hoàng Kiếm Nam

 

Tôi đã có môt đời để sống, để “Nghĩ và Viết”, để chia xẻ với quý bằng hữu và độc giả trong nhiều năm tháng trên các mặt báo từ trước và său 1975.

Những mảnh nghĩ rời rời rạc, vỡ vụn này, său cùng đã được ghép lại trong một loạt những tác phẩm tổng kết  một đời  “Nghĩ và Viết” của một người cầm bút trong nhiều lãnh vực từ văn chương tới chính trị, lần đầu tiên được ấn hành để gửi tới bạn đọc và thân hữu vào lúc mà cái quỹ thời gian của tôi xem ra cũng  không còn nhiều lắm.

Xin được coi như một bản tổng kết những nỗ lực trong cuộc đời một con người.

Căn bản tôi là một người làm báo mà làm báo là những “nhà văn không có tác phẩm”, cũng không có và không cần tranh ghế ngồi, không cần được định hình trong thế giới những người làm nghề viết lách vì thế những người từng đọc tôi rải rác xuốt nửa thế kỷ qua khó có thể hình dung  một cách đầy đủ nhân dạng của một người viết ẩn hiện trong từng mảnh nhỏ dưới cái tên giả hình là Đông Duy hoặc nhiều tên khác.

Thời gian qua  chiến tranh và những tang thương dâu  biển sẩy ra trên đất nước hoặc ở một đời riêng khiến những gì tôi từng nghĩ và viết thất tán, mất hút cùng đám bụi thời gian.

Kể cũng là điều đáng tiếc vì những điều tôi từng viết tuy chẳng có gì ghê gớm theo cảm quan của từng người đọc nhưng theo chủ quan của tôi thì ít nhất những gì tôi từng viết cũng là sự ghi dấu nhỏ bé về thế hệ của tôi, một thế hệ đặc biệt trong dòng lịch sự dân tộc từ lúc tôi ra đời năm 1941 , cũng là lúc mở vào cơn bão loạn lớn nhất của nhân loại đó là cuộc đệ nhị thế chiến. Tiếp đó tôi  và những người cùng thế hệ  đã lớn lên, đã sống , đã yêu thương, thù hận hoặc đã chết trong cái không khí đầy độc tố của chiến tranh và thù hận.

Ở thế hệ của tôi, chiến tranh, loạn lạc, huỷ hoại là một yếu tố hiển nhiên và đương nhiên của cuộc sống, như  thở hút khí trời nên cũng ít có dịp xuy nghĩ hay thắc mắc về sự hiện diện của nó trong đời sống. Chinh yếu là sống còn

Chúng tôi lớn lên cùng với những quy định của chiến tranh như một người mộng du đi giây giữa hai đầu sinh tử.

 Sống sót hoặc tan đi như nhiều người thân sơ quanh mình

Rồi cũng phải tới một ngày như mong đợi của Phạm Duy “ khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời” và phút đó biết mình sống sót.

Đó là lúc  có cơ hội nhìn lại, kiểm nghiệm   những gì đã  diễn ra trên đất nước mình bằng cái tâm bình tĩnh và trong sáng.

Tôi khởi sự soạn bộ sách 6 cuốn : “Trong Mắt Bão Lịch Sử ”.

Tôi chọn đề tựa nói trên cho bộ sách vì nhận ra rằng ngay  từ trước khi tôi ra đời, cũng là lúc đất nước bắt đầu  bị cuốn vào một cơn lốc cuồng nô nhất thế kỷ.

Thân phận Việt Nam như một cọng rác trôi nổi trong cơn bão,  hứa hẹn những đổi thay hay những tai ương chưa thể biết trước .

 Tuy nhiên, trong lòng mọi người Việt từ một thanh niên trí thức như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Tam hay một nông nô đang nhẫn nhục phục vụ  đám đại điền chủ tay sai của thực dân ở đồng bằng Cửu Long thì trong lòng mọi người Việt đều âm thầm chờ đợi một đổi thay...một bừng tỉnh său gần một thế kỷ nô lệ.

Đổi thay đã đến său  cuộc chiến, những đổi thay vĩ đại làm chuyển đổi vận mạng của toàn thể nhân loai.

Thế giới đứt làm đôi, bị kiềm toả bởi hai thề lực Nga Mỹ nhân danh hai ý thức hệ Tư bản Cộng Sản .

Việt Nam cũng đứt làm hai mảnh trong gọng kìm của cuộc “chiến tranh lạnh nhưng rất nóng” đang nối nhau diễn ra ở những tiểu quốc cựu thuộc địa

Nhiều máu sương và hi sinh được bỏ vào cuộc  tranh thủ nền độc lập của tổ quốc, cuối cùng, kẻ thống trị dân tộc đã bị khuất phục său gần 10 năm kháng chiến được lãnh đạo bởi Việt Minh , kết thúc với Điện Biên phủ và hiệp định Geneve 1954

Thế nhưng, trong thực tế chúng ta lại rơi vào những gông cùm thống trị mới, phức tạp, đầy uy quyền và tàn bạo hơn cả thời nô lệ, được ẩn dấu dưới những mỹ danh và nhân danh khác nhau, quốc gia, Cộng Sản, dân chủ, độc tài, tư bản, xã hội. vv..

Một cuộc chiến  mới do những “kẻ lạ” đưa đẩy dàn dựng với những nhân danh mới.

Sông Gianh thời Trịnh Nguyễn một lần nữa hoá thân thành sông Bến Hải.

Lịch sử đang tái diễn tuồng tích cũ hay chỉ là kéo dài  lời nguyền  của một chia lìa chưa được khai mở từ huyền sử dân tộc con rồng cháu tiên, vua rồng nói với nàng Tiên Âu cơ

“Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.”.

Lời nguyền chia lìa này bao giờ mới  khai mở ?

Chúng ta đã chia lìa và đã kết tụ để sinh tồn như lời tiền nhân “nếu gập sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”

Cuộc huynh đệ tương tàn cuối cùng cũng qua đi, nhưng những hiểm nguy mới lại chờn vờn trước mắt, không rõ có được như lời Trần Nhân Tông “

Xã tắc bao phen bôn ngựa đá

Non sông muôn thua vững âu vàng.

Trong ý nghĩ  và hi vọng này bộ sách 6 cuốn trong mắt Bão Lịch Sử của tôi, từ cuốn 1 mang tựa đề “Bùa Thiên Yểm”  sẽ là một phản hồi và phản tỉnh về dĩ vãng để tìm ra những lỗi lầm quá vãng với hi vọng đóng góp trong ý hướng của nhà thơ Tô Thuỳ Yên.

“Ta về khai mở bùa thiên yểm”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 58722)
Hoạ sỹ Mạc Chánh Hoà là một trong 125 hoạ sỹ tham dự cuộc tranh tài vẽ tranh hè phố BELMONT được tổ chức tại Long Beach ngày thứ bẩy 19- 10- 2013 và đã được trao giải Đia rếch tơ Đại hội vễ tranh hè phố nói trên được tổ chức thường niên trong đó những họa sỹ tham dự phải thực hiện tác phẩm của mình ngay trên đường phố trong thời gian 7 tiếng đôàng hồ với chất liệu là phấn tiên
(Xem: 52645)
Trước khi chia tay, trong một thoáng giây không dằn được sự xúc động hiếm hoi, Giáp quay lại nói với Patti: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước tôi, quốc kỳ Việt Nam có dịp tung bay trong một buổi lễ quốc tế, và quốc thiều Việt Nam đã được cử lên để chào mừng quý khách danh dự... Tôi hẳn sẽ nhớ mãi dịp này..."
(Xem: 53213)
“ Wellcome to our American friends”. Võ Nguyên Giáp vào lúc này có thể không biết nội dung của bản quốc ca Hoa Kỳ và xuất xứ lịch sử củùa nó. Nếu biết được tình ý của bản quốc ca này, hẳn ông sẽ phải rùng mình thấy nó trùng hợp thân thiết với số phận của Việt Nam biết chừng nào, trong giây phút nghiêm trọng của một cuộc cách mạng dựng nước chống thực dân mà chính Hoa Kỳ đã trải qua.
(Xem: 51096)
Bây giờ tướng Giáp đã không còn nữa, linh cữu của ông một lần nữa lại được theo con đường lịch sử xưa đã một lần cho ông niềm hãnh diện của một người Việt Nam sau gần một trăm năm nô lệ lại được thở không khí của tự do. Xin mời quý vị nghe lại đoạn trích dẫn dưới đây trong bộ sách : “Trong mắt bão lịch sử” của tác giả Đông Duy. Buổi sáng chúa nhật đầu tiên tại Hà Nội, hy vọng có vài phút yên tĩnh sau một tuần lễ đầy biến cố, cả toán OSS đang dềnh dàng ngồi ăn sáng, bỗng nghe như phía ngoài cổng có tiếng kèn của một ban quân nhạc đang dạo thử, giữa những tiếng người huyên náo. Một nhân viên OSS chạy vội ra phía cửa để quan sát, dự đoán chắc hẳn lại có biểu tình gì nữa đây.
(Xem: 50810)
Những quan sát viên chính trị tại hải ngọai cho rằng hành động hấp tấp của giới hữu trách Hanội chỉ làm đậm nét hơn sự lo sợ , bối rối của nhà cầm quyền đương thời về viễn ảnh một huyền thoại Võ Nguyên giáp sẽ đạt cường độ vượt tầm kiểm soát hoặc ít nhất tạo một chấn động tới chiếc ghế mà họ đang ngồi, đặc biệt là đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang phải đối đầu với phong trào chống Bauxit, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng , người mà dư luận chính trị trong nước cho rằng “ chỉ là một công bộc của Trung Hoa”
(Xem: 48756)
hàng vạn người Việt nam đổ ra đường, tràn ngập những địa điểm tổ chức truy điệu trên toàn quốc, đặc biệt tại Hanội và ở quê hương ông tại Quảng Bình, tang lễ Đại tướng Giáp cuối cùng, đã diễn ra trong uy nghi, đúng theo quy cách quốc tang của một nhân vật mà thù hay bạn đều phải kính trọng , tôn vinh, không chỉ vì sự nghiệp mà còn cả về đức độ của một nhà cách mạng dân tộc chân chính vượt lên trên mọi tham vọng vật chất hay quyền lực cá nhân.
(Xem: 55128)
Hoạ sỹ Mạc Chánh Hoà là một trong 125 hoạ sỹ tham dự cuộc tranh tài vẽ tranh hè phố BELMONT được tổ chức tại Long Beach ngày thứ bẩy 19- 10- 2013 và đã được trao giải Director ' s . Đại hội vễ tranh hè phố nói trên được tổ chức thường niên trong đó những họa sỹ tham dự phải thực hiện tác phẩm của mình ngay trên đường phố trong thời gian 7 tiếng đôàng hồ với chất liệu là phấn tiên. Tranh hoàn tất sễ được dán ngay trên hè phố và được chấm diểm và lựa chọn bởi một ban giám khảo 7 người. Kết quả được thông báo ngay său đố và hoạ sỹ Mạc chánh Hoà là 1 trong 5 người được chấm giải director
(Xem: 50697)
. Đoàn diễn hành này liên tục tới trưa mới đến toán chót. Trước khi chia tay, trong một thoáng giây không dằn được sự xúc động hiếm hoi, Giáp quay lại nói với Patti: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước tôi, quốc kỳ Việt Nam có dịp tung bay trong một buổi lễ quốc tế, và quốc thiều Việt Nam đã được cử lên để chào mừng quý khách danh dự... Tôi hẳn sẽ nhớ mãi dịp này..."
(Xem: 49177)
Tướng Giáp là của tất cả chúng ta, của dân tộc Việt Nam, dù dưới bất cứ một nhân danh trong giai đoạn nào, bạn hay thù, cùng chiến tuyến hay thù nghịch, nếu từng là những chiến binh, tất cả đều phải kính cẩn nghiêm chào tiễn đưa người chiến binh vĩ đại này vào lịch sử. Từ đây cái tên Võ nguyên Giáp sẽ hoà nhập trong lòng lịch sử Việt Nam bên cạnh những danh tướng, những anh hùng đã tranh đấu cho sự trường tồn của dân tộc và tổ quốc như một Lê Lợi 10 năm trường kỳ kháng chiến, một Hưng Đạo đại vương đại phá quân Nguyen và bao nhiêu anh hùng danh tiếng khác từ lập quốc tới mãi mãi về sau sẽ tiếp tục hiến thân mình để bảo vệ tổ quốc Việt nam. Trân trọng xin quý vi bấm vào TAPCHIXAMTV YOUTUBE Để coi trực tuyến video và bài viết. Chân thành cảm tạ Đông Duy và ban biên tập Tạp Chí Xam

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.