0913_logo_copy

Giới thiệu toàn bộ sáng tác của Đông Duy

16 Tháng Tư 20228:33 SA(Xem: 5127)

Tìm đọc

 Đã tái bản và xuất bản những tác phẩm mới của

 

 Đông Duy

Hoàng Kiếm Nam

 

Tôi đã có môt đời để sống, để “Nghĩ và Viết”, để chia xẻ với quý bằng hữu và độc giả trong nhiều năm tháng trên các mặt báo từ trước và său 1975.

Những mảnh nghĩ rời rời rạc, vỡ vụn này, său cùng đã được ghép lại trong một loạt những tác phẩm tổng kết  một đời  “Nghĩ và Viết” của một người cầm bút trong nhiều lãnh vực từ văn chương tới chính trị, lần đầu tiên được ấn hành để gửi tới bạn đọc và thân hữu vào lúc mà cái quỹ thời gian của tôi xem ra cũng  không còn nhiều lắm.

Xin được coi như một bản tổng kết những nỗ lực trong cuộc đời một con người.

Căn bản tôi là một người làm báo mà làm báo là những “nhà văn không có tác phẩm”, cũng không có và không cần tranh ghế ngồi, không cần được định hình trong thế giới những người làm nghề viết lách vì thế những người từng đọc tôi rải rác xuốt nửa thế kỷ qua khó có thể hình dung  một cách đầy đủ nhân dạng của một người viết ẩn hiện trong từng mảnh nhỏ dưới cái tên giả hình là Đông Duy hoặc nhiều tên khác.

Thời gian qua  chiến tranh và những tang thương dâu  biển sẩy ra trên đất nước hoặc ở một đời riêng khiến những gì tôi từng nghĩ và viết thất tán, mất hút cùng đám bụi thời gian.

Kể cũng là điều đáng tiếc vì những điều tôi từng viết tuy chẳng có gì ghê gớm theo cảm quan của từng người đọc nhưng theo chủ quan của tôi thì ít nhất những gì tôi từng viết cũng là sự ghi dấu nhỏ bé về thế hệ của tôi, một thế hệ đặc biệt trong dòng lịch sự dân tộc từ lúc tôi ra đời năm 1941 , cũng là lúc mở vào cơn bão loạn lớn nhất của nhân loại đó là cuộc đệ nhị thế chiến. Tiếp đó tôi  và những người cùng thế hệ  đã lớn lên, đã sống , đã yêu thương, thù hận hoặc đã chết trong cái không khí đầy độc tố của chiến tranh và thù hận.

Ở thế hệ của tôi, chiến tranh, loạn lạc, huỷ hoại là một yếu tố hiển nhiên và đương nhiên của cuộc sống, như  thở hút khí trời nên cũng ít có dịp xuy nghĩ hay thắc mắc về sự hiện diện của nó trong đời sống. Chinh yếu là sống còn

Chúng tôi lớn lên cùng với những quy định của chiến tranh như một người mộng du đi giây giữa hai đầu sinh tử.

 Sống sót hoặc tan đi như nhiều người thân sơ quanh mình

Rồi cũng phải tới một ngày như mong đợi của Phạm Duy “ khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời” và phút đó biết mình sống sót.

Đó là lúc  có cơ hội nhìn lại, kiểm nghiệm   những gì đã  diễn ra trên đất nước mình bằng cái tâm bình tĩnh và trong sáng.

Tôi khởi sự soạn bộ sách 6 cuốn : “Trong Mắt Bão Lịch Sử ”.

Tôi chọn đề tựa nói trên cho bộ sách vì nhận ra rằng ngay  từ trước khi tôi ra đời, cũng là lúc đất nước bắt đầu  bị cuốn vào một cơn lốc cuồng nô nhất thế kỷ.

Thân phận Việt Nam như một cọng rác trôi nổi trong cơn bão,  hứa hẹn những đổi thay hay những tai ương chưa thể biết trước .

 Tuy nhiên, trong lòng mọi người Việt từ một thanh niên trí thức như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Tam hay một nông nô đang nhẫn nhục phục vụ  đám đại điền chủ tay sai của thực dân ở đồng bằng Cửu Long thì trong lòng mọi người Việt đều âm thầm chờ đợi một đổi thay...một bừng tỉnh său gần một thế kỷ nô lệ.

Đổi thay đã đến său  cuộc chiến, những đổi thay vĩ đại làm chuyển đổi vận mạng của toàn thể nhân loai.

Thế giới đứt làm đôi, bị kiềm toả bởi hai thề lực Nga Mỹ nhân danh hai ý thức hệ Tư bản Cộng Sản .

Việt Nam cũng đứt làm hai mảnh trong gọng kìm của cuộc “chiến tranh lạnh nhưng rất nóng” đang nối nhau diễn ra ở những tiểu quốc cựu thuộc địa

Nhiều máu sương và hi sinh được bỏ vào cuộc  tranh thủ nền độc lập của tổ quốc, cuối cùng, kẻ thống trị dân tộc đã bị khuất phục său gần 10 năm kháng chiến được lãnh đạo bởi Việt Minh , kết thúc với Điện Biên phủ và hiệp định Geneve 1954

Thế nhưng, trong thực tế chúng ta lại rơi vào những gông cùm thống trị mới, phức tạp, đầy uy quyền và tàn bạo hơn cả thời nô lệ, được ẩn dấu dưới những mỹ danh và nhân danh khác nhau, quốc gia, Cộng Sản, dân chủ, độc tài, tư bản, xã hội. vv..

Một cuộc chiến  mới do những “kẻ lạ” đưa đẩy dàn dựng với những nhân danh mới.

Sông Gianh thời Trịnh Nguyễn một lần nữa hoá thân thành sông Bến Hải.

Lịch sử đang tái diễn tuồng tích cũ hay chỉ là kéo dài  lời nguyền  của một chia lìa chưa được khai mở từ huyền sử dân tộc con rồng cháu tiên, vua rồng nói với nàng Tiên Âu cơ

“Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.”.

Lời nguyền chia lìa này bao giờ mới  khai mở ?

Chúng ta đã chia lìa và đã kết tụ để sinh tồn như lời tiền nhân “nếu gập sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”

Cuộc huynh đệ tương tàn cuối cùng cũng qua đi, nhưng những hiểm nguy mới lại chờn vờn trước mắt, không rõ có được như lời Trần Nhân Tông “

Xã tắc bao phen bôn ngựa đá

Non sông muôn thua vững âu vàng.

Trong ý nghĩ  và hi vọng này bộ sách 6 cuốn trong mắt Bão Lịch Sử của tôi, từ cuốn 1 mang tựa đề “Bùa Thiên Yểm”  sẽ là một phản hồi và phản tỉnh về dĩ vãng để tìm ra những lỗi lầm quá vãng với hi vọng đóng góp trong ý hướng của nhà thơ Tô Thuỳ Yên.

“Ta về khai mở bùa thiên yểm”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 36087)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(Xem: 23644)
phía Hoa Kỳ, những nỗ lực đả thông tất nhiên sẽ còn phải tiếp diễn vì đó là một nhu cầu mở vào thị trường Á Châu để tranh thủ cái thị trường hấp đãn này với phe thực đân như sẽ thấy trong sứ mạng của sứ thần Balestier său này. Rất không may là hai sứ thầm Hoa Kỹ đã đén việt Nam său vụ thuyền trưởng Jack Điên vô cớ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, bắn phá và đổ bộ vào Đà Nẵng .Bién cố náy đã vô hiệu hoá mọi nỗ lực său này của Hoa Kỳ. Său vụ Mad Jack, cánh cửa và vương quốc Việt Nam đóng chặt với người Tây Phương cho đến lúc thực dân Pháp phá cửa xông vào để áp đặt cái gông nô lệ lên cổ người Việt trong vụ tấn công 7 ngày vào vịnh Đà Nẵng của liên quân Pháp- Tây Ban Nha giữa lúc Vua Tự Đức đang hấp hối.
(Xem: 43652)
Vật chất bị giam cầm trong khung quy chiếu thời gian, không gian và rào cản nên không thể đi qua bức tường hoăc đồng thời có mặt tại hai nơi.Với cơ học lượng tửthì Sự mù mờ, không tiên liệu chỉ xẩy ra khi bướcvao thế giới hạ nguyên tử la những viên gạch xây dựng nên cấu trúc thực tại của vật chất, những lượng tử, những Quantum, thí dụ như những Proton, electron, quark người ta phát hiện là chúng có thể “đồng thời” hiện diện ở nhiều nơi khác nhau Những hạt lượng tử này có thị hiện hay không hoàn toàn do may rủi, tình cờ, có thể. Không thể biết hay tiên liệu chắc chắn. Do do “mọi vật, sinh vật, mà chúng ta cảm nhận được trong sắc giới (trên nguyên tắc luận lý) cũng phải có khả năng đồng thời hiện hữu ở nhiều địa điểm như những phần tử quangtum tạo thành nó.
(Xem: 54192)
Tri huệ Ba La Mật Đa (đáo bỉ ngạn,... A lại da thức tàng chứa những chủng tử quá khứ , hiện tại và vị lai, mầm của mọi hiện hữu, từ tinh thần tới vật chất , động cơ tiềm ẩn thúc đẩy mọi thị hiện trong hiện kiếp được ghi trong các chủng tử Á Châu gọi là cuốn sách trời (Thiên thư). Phải chăng Higgs Boson chính là những chủng tử đầu tiên hay cái mầm của hiện hữu?. Hiện hữu chợt có khi có một đột biến làm tan vỡ "sự đối sứng tuyệt đối" của không thời gian Space time .World line là sự "tiến hành" của những "vật thể di động" trong không không gian ba chiều nếu theo rõi trong cảnh giới 4 chiều ( khi thêm chiều thời gian. )...... "cấu trúc hình nón của không thời gian spacetime." Black hole, "chân trời hiện tượng" va điểm nhất nguyên noi không gian đụng thời gian
(Xem: 54661)
Yếu tố “không” (Sùnnyatà) trong kinh điển Phật gíao... “chỉ có ý niệm thuần toàn học này mới cho người ta cái khả năng vượt khỏi mọi cản trở, mọi giới hạn , mọi ràng buộc của ngũ uẩn để tiếp cận cái “không tuyệt đối, không cả cái không” với hi vọng nhập được vào nó như những thiền sư đã “đáo bỉ ngạn”... Phật giáo từ chối trả lời một cách cụ thể câu hỏi về “cái khởi đầu”...... . .Quán không la quán tưởng về cái vô cùng nhỏ và cái vô cùng lớn cho tới một lúc mà cả hai nhập thành một, một nhất nguyên vừa là đầu vừa là cuối, đó cũng là không. Phai chấm dứt “phân biệt có và không.....Vũ trụ chúng ta đang sống là một hiện hữu có giới hạn trong không gian và thời gian, vì thế phải có khởi đầu và sẽ có kết thúc)...
(Xem: 47383)
Có Không Không Có- Tính lưỡng diện của tính “KHÔNG” ...Lưỡng diện Sóng Hat –sự hoán chuyển giữa động và tĩnh, giữa hữu hình và vô hình. Môt sự biến đổi khép kín trong vòng luân hồi theo cái nghĩa chữ “Vô Thường” của nhà Phật . Trong thế giới vật lý lượng tử mọi thực tại sẽ trở thành hư hư thực thực, xoá nhoà biên giới giữa có, không, hoà nhập làm một và không. Vấn đề bản thể chân thực cuối cùng va khởi đầu của thực tại , của hiện hữu không còn cần đặt ra nữa Sóng vật chất hay Sóng sác xuất..Trùng hợp lý thú giữa giáo lý của nhà Phật và khoa học... Bát Chánh Đạo , ( The Eight ways fold) để đặt tên cho quy luật về cách sếp đặt những lượng tử hạ nguyên tử như Baryons và Meson thành những đơn vị 8 ( Barion octed).“ Những quy luật của thiên nhiên, bí số của vũ trụ được viết bằng toán học.”
(Xem: 87904)
Có trong trí nhớ anh Một lúc nào đó em khóc dịu dàng Bão rớt thổi về từ một núi rừng mịt mù ký ức Yêu em Lòng anh hoang sơ như ngọn cỏ Như là sầu đông khô vàng trên những lối lặng câm Bâng khuâng một ngày đời như mây nổi Như đã ngàn năm Thêm một ngày Một ngày yêu em mê mải
(Xem: 86039)
Còn lại này Em, lời cuối Thôi đành, hạt cát nhỏ phiêu liêu Cho anh xin, Muộn phiền đã chở lời lên khóe mắt Cách chia nào không bóp nghẹn con ti
(Xem: 88799)
Nắng hè cũ Như đời ta vẫn trôi êm đềm Sóng giòng sông miên man Âm thầm vỗ về giấc mơ Ôi em yêu dấu ơi Có một hôm lối xưa tìm về Gập ta Dòng sông xưa Soi dấu dung nhan buồn
(Xem: 81506)
Sẽ có bao giờ không em nhỉ ? Lại cùng em về trong những tháng năm xưaTa sẽ nguyện cùng em thu mình thân ốc biển Mặc thời gian dần phủ lớp rêu mòn Xin được ngủ trong dòng cô tịch đó Rồi lắng nghe trầm tiếng bước chân nhung Giòng nước luân lưu thôi xin ngừng trôi nổi Kiếp phiêu sinh này hồn anh gửi trùng dương

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.