0913_logo_copy

Chiến Tranh Lạnh kỳ II và vai trò của Đầi Loan Dong Duy Hoang kiem Nam

08 Tháng Mười Hai 202112:00 SA(Xem: 34597)

Chiến Tranh Lạnh kỳ II

và vai trò của Đầi Loan

Đông Duy Hoàng Kiếm Nam

Chiến tranh lạnh kỳ II đã mở màn nhưng từ Donald Trump, đến Biden vẫn chỉ mới là khúc dạo đầu, như lúc Staline cho xây bức tường phong toả Bá linh chính thức chấm dứt tư thế đồng Minh với Hoa Kỳ
Cho đến nay vẫn chưa thấy chẩy máu, dù máu Mỹ , màu Tàu hay máu của những quốc gia sễ bị chọn làm võ đài như từng thấy ở Triều Tiên, Việt Nam v.v.
Tuy nhiên, nếu chiến tranh lạnh kỳ I, như cách Bidden nói với Tập trong cuộc hội đàm ảo “chỉ là một cuộc canh tranh”.
Nếu competition theo ý nghĩa của Hoa Kỳ chỉ là một cuộc thi đua có phân thắng bại nhưng không chủ đích tận diệt đối thủ thì trong “quan điểm rất Trung Hoa” của Tập cận Bình, lần Hoa Sơn Luận kiếm Kỳ II này không đơn thuần giới hạn là một cuộc cạnh tranh rất thể thao theo kiểu Hoa Kỳ để dành ngôi vị “Minh Chủ Võ Lâm.”.
Trong mắt nhìn của Tập Cận Bình, cuộc cạnh tranh Hoa Mỹ đang diễn ra phải là một cuộc phục hưng vinh quang bá quyền của Thiên Triều trong toàn cõi Á Châu.
Luận kiếm kỳ ÌI này phải là một cuộc phục thù để rửa đi những ô nhục, những nhiệt thòi mà Trung Hoa từng phải úp mặt xuống bùn đen chịu đựng kể từ sự bùng vỡ của kỷ nguyên thực dân cuối triều đại Mãn Thanh cho đến xuốt hai thế kỷ nín thở qua cầu qua hai cuộc thế chiến.
Người Tây Phương không đặt nặng yếu tố thù hận . Đối với Tây Phương thù hận chỉ là một phản xạ, là sự đáp trả theo bản năng kiểu ăn miếng trả miếng hơn là một triết lý sống. Trái lại với Đông Phương thì “báo thù” là động cơ chính của đời sống.
Những tác phẩm lớn của Tây Phương như Hamlet của Shakespeare tuy dựa trên tiêu đề báo thù nhưng một cách nào đó cho thấy báo thù không hẳn là một động cơ đúng đắn, trái lại, báo thù thường đưa tới những hậu qủa tiêu cực.
Ngay trong thánh kinh là nguồn cảm hứng chính của văn minh Tây Phương cũng khuyến cáo nên tránh việc phục thù vì thù hận không phải là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Triết lý sống của Tây Phương là quên đi dĩ vãng và tiếp tục cuộc đời mới .
Trái lại ở Đông phương , từ Nga sô tới Trung Hoa thì “báo thù là động lực chính thúc đậy mọi hành động, cũng là một nghĩa vụ và cũng là vinh quang khi thì thù đã trả.”
Gia Long trả thù tàn bạo Tây Sơn trong lễ Hiến phù đã viện dẫn một câu trong cổ thư của Trung Hoa ca ngợi việc báo thù:
“Trẫm nghe vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn cụa kinh Xuân Thu...Nhạc Huệ đẫ chết rồi cũng đêm phanh xác tan xương để trả thù cho miếu xã, rửa hận cho thần nhân...”
Nước Tàu có nhiều mối thù cần báo phục, từ việc Tây phương sâu xé lũng đoạn nước Tàu với Nha phiến, chiếm cứ những nhượng địa, ngay cả chú em Nhật Bản cũng hạ nhục Thiên Triều ngay từ đệ nhất thế chiến hoặc chiếm nửa nước Tàu trong đệ nhị thế chiến với vết thẹo đău thương ô nhụccủa vụ cưỡng hiếp Nam Kinh ( the rape of Nanking)

BvEQgxzGY+iUQAAAABJRU5ErkJggg==


Để đánh gục từ trứng nước ý chí đề kháng của người Tàu, trong bẩy tuần lễ địa ngục, quân đoàn Quảng Đông của Nhật mặc tình cướp phá hãm hiếp, bắn giết người Tàu như tàn sát một đám súc vật. 300.000 lính Tàu dù đã buông võ khí quy hàng cùng với thường dân vẫn bị tàn sát, 80000 phụ nữ bi hiếp sau đó bị tùng sẻo, tù binh bị mang ra làm bia tác xạ hoặc để thực hành đâm lưỡi lê và người sống.

Đã một thế kỷ trôi qua, kinh hoàng cũ có thể chỉ để lại một ấn tượng ảo trong tâm trí những thế hệ hậu sinh nhưng hiện nay đang được Tập cận Bình khơi sống lại , được nhắc nhở, được học tập vì họ Tập đang muốn buôn lá bài quốc gia cực đoạn mà máu huyết muôi đưỡng nó là thù hận. Cho đến phút này thì đường lối quá khích này vẫn thành cộng trong việc củng cố uy quyền và hình ảnh lãnh tụ muôn năm của họ Tập, toả rộng ra thành niềm kiêu hãnh vô lối của người Tàu trong những hành động khiêu khích chính trị, ngoại giao hay quân sự trên toàn thế giới.

Quốc gia cực đoan là một thứ thuốc kích thích cần thiết để duy trì đà phát triển của Hoa Lục tạo cảm tưởng là Trung Hoa như một con bệnh xuy nhược thần kinh sẽ xuy sụp tức thời nếu không có thứ thuốc hưng phấn của quyết tâm báo thù, phục hận.
Tuy nhiên đây cũng là thứ độc được mà xuốt chiều dài của lịch sử nhân loại đã đưa đến những trận chiến tàn độc với kết quả chung cuộc là sự xuy tàn sụp đổ của những đế quốc như trong cận sử với đế quốc Nhật, Phát sít Đức. Ý.
Tương tự, Trung Hoa càng ngay càng quá trớn trong việc phát động quan điểm quốc gia cực đoan và rõ ràng đã có sự cổ võ của chính quyền trong ba đại chiến lược gồm có bành trướng về phía Tây, tràn lấn về phương Nam, kiện toàn phòng thủ về phương Đông
Ở hướng Tây Trung Hoa đang tìm cách xâm nhập vùng Trung Á (central Asia ) khởi từ thống trị kinh tế tới đô hộ quân sự .
Khu Trung Á gồm những quốc gia như :
1/ Kazakhstan 2/ Kyrgyzstan. 3/ Tajikistan 4/ Turkmenistan.5 Uzbekistan.

H9xhaO1LCdPGAAAAAElFTkSuQmCC


Đây là vùng trái độn tràn đầy tài nguyên chưa khai thác nằm giữa Á Châu và Au Châu, Trung Đông . Viễn mộng của thiên tử Tập Cận Bình là tái lập con đường tiến của Thành Cát Tư Hãn thiết lập một đại đế quốc Liên Âu Á

Tờ báo mạng Tuotiao.com ợ Bắc Kinh với 750 triệu độc giả cong khai nói “tại sao Kyrgystan không quay về với Trung Quốc vì dưới thời Thành Cát Tư Hãn Kyrgystan hoàn toàn là lãnh thổ Trung Quốc Tờ báo mang Sohu. com , rất có uy thế ở Trung Hoa , coi như cái loa phát thanh bán chính thực của nhà nước để phát động quan điểm quốc gia cực đoan cũng xác nhận : “Kazkhstan là lãnh thổ Trung Quốc về mặt lịch sử”

Cái gọi là chủ quyền theo lịch sử “dị hợm và ngang ngược theo kiểu Chí Phèo” cũng được Trung Hoa viện đẫn để ngang nhiên và vô căn cớ vẽ ra đường lưỡi bò để cưỡng chiếm 3/4 biện Đông khởi đầu với vụ cưỡng chiềm Hoàng sa, một số đảo ở Trường sa.

Trong hướng Nam tiến , Trung Hoa đã xâm nhập trầm trong và đất Lào với nhưng đầu tư khổng lồ thí dụ đường xe hoạ cao tốc Côn Minh -Vạn Tượng dài 1000 cây số kinh phí lên tới 6 tỷ Mỹ kim trong đó Trung Hoa gánh 93%.
Đường hoả xa cao tốc này không mang nhiều lợi ích cho Ai Lao nhưng hiển nhiên là một tuyến chiến lược quân sự và kinh tế để bao vây và vô hiệu hoá nút chặn Việt Nam, dự trù sễ kéo dài tới Thái Lan, Mã lai và Singapore.
Thế lực kinh tế quân sự của người Tàu cũng phủ chụp lên lên CamBốt và đang vươn tới Thái Lan với dựa án kinh đào Kra cắt ngang phần hẹp nhất của lãnh thổ Thái để thay thế cho eo biển Tân Gia ba.

3lH0WM91mM91mM99rj1OIoe67Ee67Ee+7P2H3M0NHpGhWnZAAAAAElFTkSuQmCC


Vấn đề còn lại là an ninh phía Đông của đại lục nơi có sự cọ sát trực tiếp với quyền lợi và thế lực của Hoa Kỳ trên biển Thài Bình Dương đặc biệt là trong khu vực eo biển Đài Loan và sự mối đe doạ còn tiềm ẩn cụa con kình ngư Nhật Bản.
Eo biển Đài Loan là một thuỷ lộ hẹp bề ngang 180 cây số giữa Đài Loan và Lục địa. Nếu kiểm soát được Đầi loan, ít nhất như một tỉnh tự trị của Trung Hoa thì người Tàu sẽ khống chế tuyệt đối được thủy lô này sẽ tuy nghi bóp chết ngạt Nhật Bản và Nam Hàn là hai đồng minh chính của Hoa Ky

AAAAAElFTkSuQmCC

Nói như thế không có nghĩa là với thế lực quân sự hiện nay Trung Cộng không có khả năng phong toả eo biển này nhưng đó là chuyện chỉ sẩy ra trong một cuộc chiến toàn diện với Hoa Kỳ. Nhiều hi vọng là một cuộc chiến trực diện và toàn diện sễ không sẩy ra trong một hai thập niên tới.

 Dù vậy, Đài Loan và Nhật Bản nằm trong sự điều động của Hoa Kỳ vẫn là một ám ảnh với Hoa Lục. Tập Cận Bình thấy bất ổn nhưng cũng thừa biết không thể đụng và hai cứ điểm sinh tử này vịđây là hai “gíám quan hải lộ”, hai tiền đồn chính bảo vệ quyền lợi của Hoa kỳ trong khu vực bên kia bờ Thái Bình Dương ( Pacific rim

Trong quan điểm chiến tranh tầm xa (Range war) với những hoả tiễn, oanh tạc cơ chiến lược, hoả tiễn siêu thanh có khả năng tấn công từ ngoại tầng không gian mà Trung Hoa mới thử nghiệm thì những cứ điểm như Hàn quốc, Nhật Bản nhất là Đài Loan sẽ là màng lưới phòng thủ đầu tiên của Hoa Kỳ có khả năng phát hiện và triệt tiêu nhưng mục tiêu ngay từ những phút đầu tiên truớc khi hoả tiễn rời dàn phóng.

 Không thể thực sự tấn công và chiếm cứ Đài Loan như từng thấy qua những đe doạ ngoài miệng hay những cuộc biểu dương lực lượng với hàng trăm phi cơ liên tục xâm nhập không Phận Đài Loan.

Tập Cận Bình biết rằng mọi hành động của Trung Hoa phải được giới hạn trong khuôn khổ và hình thức của một cuộc chiến tranh lạnh.

Tương tự như cuộc chiến tranh lạnh trước đây, một thoả thuận ngầm trong luật chơi được cả hai phía âm thầm tương thuận thí dụ như trong cuộc khủng hoảng hoả tiễn Cuba năm 1960: “nếu tôi găng quá thì anh phải lùi vì đó là yếu huyệt của tôi, phần tôi sẽ nhường anh ở chỗ khác.”

 

Đầi Loan là một võ đài có lợi cho cả hai phía.

 

Chủ trương nhất quyết đòi xát nhập Đài Loan vào lục địa vì vậy chỉ nhằm giúp củng cố quyền lực của Tập Cân Bình được che dấu dưới chiêu bài Phục hưng và phục hận nước Tàu.

Tập thừa biết chuyện xát nhập Đầi Loan vào lục địa dù bằng vận động hoà bình hay bằng võ lực là chuyện vô vọng.

 Một Đài Loan độc lập, sinh hoạt như một cổ họng lưu thông hàng hải quốc tế kiểu như Singapore, là một điều kiện bắt buộc đối với sinh mạng của Nhật bản, Nam Hàn, toàn vùng cực Bắc Thái Bình Dương cũng như an ninh, tư thế của Hoa Kỳ trong toàn vùng biển Đông (Pacific Rim ).

Hơn thế nữa, mặc dù có nhiều cư dân nói tiếng Tàu nhưng Đài Loan cho đến ngày cuối của đệ nhị thế chiến không là lãnh thổ của Trung Hoa mà chính thức là một lãnh thổ hợp pháp của Nhật Bản.

Yếu tố pháp lý và lịch sự này này còn ít được nói đến hoặc chưa cần khơi dậy nhưng sẽ có lúc được đặt ra khi Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập.

 Trong thực tế thì Đài Loan hiện sinh hoạt như một quốc gia độc lập (de facto) và sẽ chính thức tuyên bố độc lập khi Hoa Kỳ bật đèn xanh.

Ngay từ tháng bẩy 1971, để chuyển hướng xâm nhập vào Hoa Lục, phía Hoa Ky đã chuẩn bị đưa ra những nết chính cho một thoả thuận Hoa-Mỹ .
Ngay său đó, tháng 11-1971, Trung Cộng được thừa nhận là “đại diện duy nhất” của nước Tàu (không có phủ quyết của Hoa Kỳ) và trở thành hội viên thường trực của Liên Hiệp quốc .
Tư thế của Đài Loan trong tình trạng thả nổi.
Tiếp theo đó là Thông cáo chung tại Thượng Hải (Shanghai communiqué) được chính thức loan báo tháng giêng 1972
Thông cáo này nhắm hai mục tiêu.
Phía Hoa Kỳ trước hết là làm hoà với Trung Cộng để xâm nhập vào thị trường Hoa Lục, său đó là giải quyết chiến tranh Việt Nam.
Phía Trung Cộng đòi Mỹ phải xác nhận Đài Loan là lãnh thổ hợp pháp của nước Tàu, Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Hoa.
Buộc phải thủ tiêu sinh mạng chính trị của Tưởng Giới Thạch một đồng minh cùng chiến đấu trong đệ nhị thế chiến để Trung Cộng chiếm chỗ ở Liên Hiệp Quốc đã là một phản bội ô nhục mà Hoa Kỳ phải chấp nhận nên đòi hỏi phải thủ tiêu nốt Đài Loan là miếng sương khó nuốt nên cả hai phía đi đến một đường lối đặc biệt gọi là “đồng ý với sự khác biệt”.
Trong thực tế là cả hai phía đưa ra nhưng quan điểm bất đồng nhưng tạm thời chấp nhận.
Mỗi bên đưa ra nhưng đòi hỏi và quan điểm riêng biệt nhưng không phản kháng quan điểm phương.
Trung Hoa đòi thanh toán tư thế độc lập của Đài Loan như một vấn đề “nội bộ” trong tiêu đề chỉ có một nước Trung Hoa “One China”.. Đài Loan là một tài sản của Hoa Lục và họ mốn giải quyết thế nào cũng được (kể cả võ lực) .
Để cứu vãn cuộc hoà hoãn (detente) Hoa Kỳ né tránh khéo léo cho biết sẽ không chống đối quan điểm một nước Trung Hoa duy nhất nhưng nói thêm là vấn đề phải được giải quyết trong “hoà bình” bởi chính người Tàu. Vấn đề Đài Loan tam gác sẽ giải quyết trong tương lai.
Đây là môt né tranh khôn khéo vì thông cáo Chung Thượng hải không hề chấp nhận Đài Loan là lãnh thổ của Trung Cộng.
Trên nguyên tắc và trong thực tại cuộc nội chiến Quốc Công vẫn còn tiếp diễn, Tượng vẫn cương quyết xác nhận thẩm quyền của ông trên toàn thể nước Tàu. Trong một hang đá ở Đài Loan còn vẽ một hàng khẩu hiệu lớn của Tưởng “Hoàn Ngã Sơn hà”, có nghĩa (trả lại ta sông núi) và chính Tưởng là người đưa ra đòi hỏi “One China” để chối bỏ thực thể Mao Trạch Đông.
Do đó, chấp nhận đòi hỏi “một Trung Hoa” của Mao cũng là thuận theo đòi hỏi trước đó của Tưởng.
Những năm tháng său đó, Khi Đặng Tiểu Bình muối mặt sang Nhật vay sổi 550 triệu để phát triển hạ tầng cơ sở, Đài Loan trở thành lỗ mũi thở giúp Trung Cộng hấp thụ an toàn khoa học kỹ thuật Tây Phương mà không sợ bị lũng đoạn chính trị.. Cuộc tiếp sức này còn tiếp diễn với tư bản tiếp tục đầu tư song phương Đài Loan -Lục Địa.
Tóm lại tuy vẫn ồn áo la lối quyết liệt đòi chiếm Đài Loan nhưng chắc chắn đây chỉ là một màn kịch vì Cận Bình thừa biết phản ứng của Hoa kỳ và Nhật Bản sẽ rất quyết liệt. Hoa Lục không có lợi gì trong một hành động quân sự để làm hỏng quan hệ lưỡng lợi với Đài Loan.
Phía Hoa Kỳ cũng chỉ phản đối lấy lệ ngay cả gián tiếp khuyến dụ thái độ hung hăng của Trung Hoa thí dụ trong cuộc hội đàm ảo Biden-Cận Bình, thay vì quyết liệt lên án hay cảnh cáo hành động khiêu khích của Trung Hoa, Biden lại tái xác nhận vẫn tôn trong nguyên tắc “one China” đồng thả bong bóng là không nhất thiết Hoa Kỳ sẽ chính thức bảo vệ Đài Loan.
Lý do vì Đài Loan, biển Đông, khu Trung Á, nhưng quốc gia Tây Bắc nước Tầu như Mông Cổ, Mãn Châu, Tây Tạng, Xinjiang, Uyghurs sẽ là nhửng sân chơi cho cuộc chiến tranh lạnh kỳ II.
Đây là giai đoạn lập thế cờ .

Trung Cộng càng hung hăng thì toàg bộ khu Bắc Thái Bình Dương càng phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Máy bay, hoả tiễn của Hoa Kỳ trị giá hàng trăm tỷ liên tục được đổ vào khu vực này và người ta hoan hỉ xin trả tiền.
Tuy nhiên tình trạng này sẽ không đứng mãi trong trạng thái này vì như nhận định của cơ quan điều nghiên chíến lược Rand Corporation thì trước sau gì Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ phải đối đầu trực diện trong một quyết đấu cuối cùng để ấn định ngôi minh chủ thế giới.
Lúc đó có thể thấy Đài Loan tuyên bố độc lập và những yếu tố pháp lý theo công pháp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ thực sự của hải đảo này sẽ được đặt ra với tiêu đề : “Đài Loan là của Nhật không phải của Trung Hoa”

Đông Duy Hoàng Kiếm Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 79177)
Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mạnh mẽ đả kích bài tường thuật của BBC Việt ngữ khi cho rằng chương trình này xưa nay vốn hay có những cách dựt “cách dựt tít”không sứng tầm của BBC . “doi voi nhung nguoi Việt ở nước ngoài ,còn có tư tưởng hận thù . Chúng tôi không đẩy họ ra xa , không muốn hắt hủi họ !!!.Trong lúc vị thế đất nước Việt Nam đang đi lên.Dảng và nhà nước Việt Nam vẫn nhớ đến họ, không quên họ! Ho !“Còn ít thôi !!!...Tôi muốn nói thật là quý vị còn rất ít thôi. , tham gia những cuộc biểu tình, thực tế và nói thật là để kiếm thêm vài chục đô la. Họ phát tiền thì sao lại không đi nhưng trong thâm tâm đâu có muốn phản đối.?Nhiều doanh nhân nói là không đóng góp vì biết đó là những hoạt động phi nghĩa, đi ngược lại quyền lợi dân tộc!!!
(Xem: 74923)
Không rõ ong Sang đã nói những gì, đã giải thích thế nào với với Obama về những vi phạm nhân quyền khá hiển nhiên ở Việt Nam. Những chuyện mà trong cương vị lãnh đạo quốc gia ông Sang thừa biết là “không thể và không cần chỗi cãi” nhưng có lẽ cách trình bầy của ông Sang đã khiến Obama không thể áp đặt chuyện nhân quyền theo kiểu ông Bush trái lại đã phải gián tiếp thừa nhận việc tôn trọng nhân quyền là một vấn đề của nhân loại, ( của chúng ta...we) và cũng là một khó khăn một thách thức (challenge) mà chính Hoa kỳ cũng đang cố gắng hoàn chỉnh. Tất nhiên đây là một challenge nhưng “chúng ta phải vượt qua”, vì sẽ còn đó “những quyền của con người mà chúng ta phải tôn trọng
(Xem: 44316)
Này em Anh thường nghĩ nhiều về em Về cuộc tình chúng mình Với nhiều nỗi đắng cay Về tháng tám mùa thu miền Nam Nắng thơm và gió nhẹ Như những ngày chớm thu Một mùa thu Hànội Như anh thường vẫn kể dịu hiền và tha thiết Về miền quê hương anh Ngoài đó...
(Xem: 40010)
Em bụi đường một sớm chợt bay vào cay mắt, Nào xá chi nào Sao ép mãi được hồn ta quên có bầu trời xanh bát ngát và cả quê hương này.
(Xem: 33769)
Rồi sẽ một ngày ta xuôi về nơi nào đó Yêu em Yêu em Như rong rêu xa dấu mặt trời.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.