0913_logo_copy

Hoan Lạc Đỏ Nguyễn thị minh Hoa bai Dong duy

Thursday, March 26, 202012:00 AM(View: 22794)

Hoan Lạc Đỏ

Tự hoạ chân dung đất nước mình

Đông Duy Hoàng Kiếm Nam

Tội ác của nhân loại thường khởi đầu bằng những nhân danh

Nhân danh càng mỹ miều tội ác càng lớn lao

Điều nghịch lý là nhân loại vẫn cần những nhân danh

Vẫn khổ đau, hạnh phúc và lớn lên trong những nhân danh này

Hoàng Nguyên

 

Đâu đó tôi có đọc một bài viết tựa đề “Người Việt Cao Quý” . Cũng có một bài viết khác tựa đề “Người Việt xấu sí”. Cả hai bài viết này, không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai vì nó chỉ là phác thảo chân dung của một người Việt trong một xã hội Việt Nam nhìn từ bên ngoài.

Hoan Lạc đỏ của Nguyễn Thi Minh Hoa trái lại là chân dung của một Việt Nam soi gương nhìn hình bóng dất nước mình và tự họa.

Soi gương tự mình vẽ mình nên không chỉ vẽ bên ngoài lúc vênh vang áo mũ, rượư thịt phủ phê, anh hùng liệt sỹ hoặc khi đói rách tả tơi, ăn mày ăn xin mà Hoan Lạc Đỏ còn vẽ được cả phía bên trong lục phủ ngũ tạng, óc não, chỗ thanh cao, chỗ đang hư hoại hoặc chỗ dơ bẩn chỉ chứa toàn cứt đái, dục vọng.

Bức chân dung tự hoạ Việt Nam của Nguyễn thị minh Hoa có vẻ như đã được thực hiện trong một cơn mê sảng, như được sự xác nhận của chính tác giả trong những lời bạt:

Trong cái ngột ngạt của thành phố, đău đáu xuy nghĩ, có thật, có mộng mỵ, có ước mơ tôi đã chấp bút thành “Hoan lạc đỏ”… .. ..Dù tỉnh hay yếu đuối thì tôi cũng đà thấy mỗi ngày xuốt một chặng dài.

Trong gần 400 trang giấy, (ghi lại để nhớ) , Minh Hoa đã vẽ lên nhưng mảnh chân dung Viêt Nam , cực kỳ linh hoạt, cực kỳ tỷ mỷ, đôi lúc chân thực một cách tàn nhẫn.

Mùa hoan lạc không cứ nóng lạnh , nắng mưa. Chúng sinh tơi tả trong chuỗi ngày được sống. Trời đất lạnh lùng buông thả và cất giũ bí mật của mỗi con người để họ bất ngờ đón nhận số phận. Cái ác được bọc trong những nói cười lấp lành . Nhân gian thấm đậm sự buồn”

Tìm trong hai mơi ba bức chân dung Việt Nam, những bức chân dung tự hoạ như váng vất dấy lên từ một dĩ vãng đã xa, xa lắm rồi, như khi ta nhìn gương mặt mình lung linh hiện lên trên mặt nước ao bèo tù túng, ù lỳ của một làng quê. Cái ao tù bẩn tưởi u mê đó mà sao như chứa đựng cả hồn dân tộc đã sinh tồn từ bao ngàn năm. Dù khinh ghét, ghê sợ, nhưng cho đến nay nó vẫn cố tồn tại đâu đó trên gương mặt Việt Nam.

Rồi cách mạng, rồi chi
ến tranh, rồi văn minh, những con đường mê lộ của thời đại đổi mới ngày một nhiều hơn, đâm toạc qua làng sóm, tạo thành những vết sẹo,, những vết lở loét , đáng ghết, đáng khinh không khác gì những ao tù tích tụ sự ngu dốt u mê nhưng bây giờ những vết thương mới này lại được người ta hân hoan khoe mẽ, hãnh diện đã tạo được trên gương mặt mình những vết xâm dị hợm. Hãnh diện như đã học hỏi được một cung cách trang điểm tân kỳ, như một thành tích, rồi câng cáo xưng tụng ca ngợi cái thành tích tự huỷ hoại thân thể này như một tiến bộ, hợp thời

 

Hai mươi ba bức chân dung tự hoạ của Minh Hoa là dung nhan của Việt Nam xuyên xuốt qua môt gìai đoạn đầy biến động của lịch sử, từ chiến tranh qua hoà bình, từ câu thúc thân thể sang cởi trói, từ đói khát sang bội thực phủ phê, từ mê sang tỉnh, tỉnh mà đang mê, từ quê mùa sang hiện đại.

Đây cũng là giai đoạn mà những nhân danh, những vinh quang, những giá trị cũ, mới, những anh hùng xưa, nhưng kẻ thất thế, những kẻ bị lừa gạt trong mê cung chủ nghĩa, những quyền lực lớn nhỏ, tất cả hỗn độn đan chen vào nhau, kèn cựa, đấu tranh, mưu lược , cắn cấu , hãm hại nhau để nhoi lên tìm một chỗ đứng, tìm một vị thế mới, đòi trả công, không chỉ người sống mà cả những kẻ đã chết.


Mỗi bức tranh là mảnh ghép của một góc đời riêng nhưng chính nó cũng là sự thể hiện linh hồn Việt Nam nổi lên trên cái nền chung của đất nước, của xu hướng thời đại, vì thế, nếu ghép cả 23 bức tranh lại trong một tác phẩm duy nhất của Minh Hoa người ta sẽ có được toàn cảnh một bức tranh ghép ( collage) về một “mùa hoan lạc tưng bừng” nhưng ngập ngụa trong một mầu đỏ của lửa hồng đang thiêu đốt mọi sinh linh.:”Đỏ chói, khét lẹt, lửa và mắu. Chúng sinh đi về đâu cũng nhìn thấy mầu đỏ của hoan lạc bủa vây

Nhìn ở cự ly xa, nhìn bằng cái tâm dửng dưng của một kẻ bàng quang không liên hệ, bức tranh thật linh động, thể hiện huy hoàng một mùa hoan ca rực rỡ, hoành tráng, đầy sinh động nhưng nếu quan sát thật kỹ những mảnh ghép của bức tranh toàn cảnh này, “một người nào đó” có thể sửng sốt đến độ hoảng hốt, sượng sùng khi phát hiện chính dung nhan mình cũng có ở một góc nào đó của bức tranh. Cái dung nhan của chính mình, của chính hắn ta, chính bà ta, mụ đó, thằng đó, con đó trần truồng, trơ chẽn phơi bầy đưới ánh mặt trời, được minh hoạ bằng ngòi bút biếm hoạ hoặc tả chân đến độ tàn nhẫn, phũ phàng, không kiêng nể. không nương tay.


Một người khác coi tranh có thể phát hiện đúng là dung nhan của mình già nua, ngô nghê, dị hợm trong một áo vest dính đầy gầu trắng, phía dưới chỉ có một cái quần đùi sọc tả tơi , sốc sếch đang đọc diễn văn, nói những lời thuộc lòng vô nghĩa trước một đám đông quỳ gối sưng tụng hoặc một con mụ nạ dòng, những con gái dàn bà trẻ sẵn dàng tụt quần, cởi váy để được gia nhập trong cuộc hoan ca, để đuọc chia phần ít nhiều trong cái máng danh lợi.


Điều kỳ lạ là nếu kiên nhẫn và ngay tình tìm kiếm, mỗi người Việt Nam, đều như có thể thấy dung nhan mình trong đó, không ít thì nhiều, nếu không là chân dung một người đang vật vã leo từng bậc thang của chiếc kim tự tháp quyền lực sơn đỏ có mái nhọn hoắt mằu vàng, chói loà bởi những tụng ca mà đám chúng sinh đã hát cả trăm năm, thì cũng có thể tìm thấy chân dung một cô gái quê bị lừa bán sang Trung quốc , thân tàn ma dại trở về quê làm đĩ ở ngay làng mình hoặc một chị nạ dòng, một con nặc nô thời đại môi cong, thân sác “bồ cu chân dện” nhưng biết mang cái thân sác bèo sèo, che đậy bằng dủ thứ phụ kiện sang trọng để lèo lái đám đàm đàn ông già đầu hói, răng hô, hôi mùi tế bào chết nhưng đầy quyền lực.

Dựa vào những cụ già quyền lực đẳng cấp này, chị được cai quản một một cái “máng “ chứa tiền bạc, danh vọng “ để ban phát cho đám người đời kéo đến rất động. Họ bu quanh xu nịnh chị mong được chia phần béo bơ.

Cũng có thể thấy, chân dung một anh cán bộ gốc bần cố vô học, thô tục nhưng cuồng nhiệt với cách mạng và cũng ghen cuồng nhiệt và thô thô tục không kếm với cô vợ có chút chữ nghĩa. Anh phóng tay phát động quần chúng bài trừ mê tín phá đền phá miếu đốt chùa , băm vằm tượng phật, tượng thành hoàng. Đấu tranh giai cấp, anh đay nghiến cô vợ có chữ nghĩa là:

 “nó đã bóp vú cô chưa, chủ nghĩa duy vật đã thắng duy tâm”. Là cán bộ ăn to nói lớn, hò dân làng tay phá tay lửa châm. Anh mặc áo đại cán oang oang phát biểu tại sân chùa.

Rồi quá độ cũng qua đi, đốt được chùa nhưng sao đốt được tâm linh con người, duy tâm hồi sinh, làng làng sóm sóm xây lại chùa, đình, tiếng loa, tiếng trống kêu gọi dân làng đóng góp làm anh cán bộ đảng viên sởn gai ốc. Anh may áo dài, hàng ngày tụng niệm nhưng quả báo không thoát, anh phát điên tru lên những tiếng dài, sùi bọt mép , giật đùng đùng, vã mồ hôi lăn lộn góc hiên nhà..

Chiều Trung du tối sớm, mây mù giăng khắp, tiếng chim lợn kêu dồn dập. Người đảng viên kia chết..(mang theo không biết mối ân hận hay lòng kiêu hãnh đã hết lòng phục vụ cách mạng)

Nhiều lắm, kể cả chân dung của những con người lơ lửng giữa hai cõi âm dương. Họ đã chết, chết thực tình, chết đau dớn trong những hố bom, với viên đạn xuyên qua não óc hoặc “những người đã chết nhưng chưa được chôn, chết trong tâm hồn , vì có ai an táng được cho linh hồn khi chưa lìa khỏi sác. Xác thì hôi thối đầy dục vọng nhưng hồn thì vô nhiễm nên cho dù sác chưa được chôn, giữa hồn và sác đã có những cuộc tra vấn. Hồn mắng sác :” Cô nuôi một bọn lúc nào cũng hoan ca, khen hay, loè thiên hạ, .. . “sướng gì cái thân, cửa mình chai lỳ vì nạo hút, đốt nấm, do thằng chồng chơi gái về lây cho”..

Đó cũng là những linh hồn chưa siêu thoát trong cái cõi căng ứ ước vọng của những con người chỉ mơ ước “xin được một lần biết đến. Họ chết vô danh, uẩn ức, hồn chứa chất đau thương tột cùng và những khát vọng to lớn, không chỉ là ước vọng của cá nhân mà là khát vọng của đám đông, của nhiều nhiều hơn thế. (của cả nước?).

Thân sác tan nát, đâu đớn nhưng anh linh của linh hồn bất hoại biến thành ”những cái đầu” biết xuy nghĩ, biết khát khát không chịu siêu thoát, rủ nhau trong một cuộc hành hương tìm vào cõi bất tử

Những cái đầu còn lành lặn hay tan nắt vì bom đạn, máu khô, mắu tươi còn dính đầy trên khuôn mặt đang tham dự một cuộc hành trình từ những hố bom, từ hang đá chốn rừng sâu, từ những vết cháy bỏng tàn khốc”.

Họ tìm về những tượng đài những phù diêu to lớn mà người đời dựng lên với hi vọng tìm cho mình một thân thể thích hợp, để ngự trên đó và sẽ trở thành vĩnh cửu, sẽ thay thế cho cái thân sác sác đã tan nát .

Những cái đầu chứa đựng linh hồn này hoàn toàn thất vọng vì trên những thân thể cứng nhắc ( bằng si măng cốt sắt ) làm sao gắn được một cái đầu với gương mặt chết chóc tang thương ..”Những cái đầu thất vọng ..khóc ra máu tươi, máu vãn chẩy trong sự nhẫn nại vô tâm đầy xúc động của đám đông người đời đang khóc lóc khấn nguyện, hát và đọc thơ!!.”

Những cái đầu chợt nhận ra :

“…Sự sống với họ thế là đủ. Tại sao phải trường tồn, phải bất tử. Tại sao phải ngợi ca cái chết khi mà họ (đã) đau đớn, mất tuổi trẻ, mất cả sự sống. Người đời tạo ra những gương mặt đẹp quá (trên tượng đài), không ăn nhập gì với gương mặt của cuộc chiến thì làm sao tìm được nhau để gắn kết toàn hảo và làm nên sự bất tử !!

Trên cả sự cay đắng và tuyệt vọng vì không thể tìm được một thân thể thích hợp, nỗi đớn đau của những cái đầu chứa anh linh còn bi thương hơn hơn khi nhìn đám ngừời đang van vái cầu xin dứơi chân tượng đài. Đám người này không hiểu được ước nguyện của họ. Ước vọng của họ là những ngày bình yên, đừng làm tượng đài, đừng gắn ước vọng của họ vào đó. Uớc vọng của họ không phải là ước vọng của đám người đang quỳ gối cầu khẩn xin phù hộ cho được thăng quan tiến chức hoặc “cái thằng đầu bạc kia đang dọc những lời biết ơn sáo rỗng công thức”.

Thêm một lần tội ác của lừa phỉnh !!!. Thêm một độc ác với những cái đầu chết trẻ, chết trong chiến tranh. Những tung hô, những tượng đài, những vái lậy chỉ làm nổi lên sự giả dối trơ trẽn cuả bọn giả hình, bọn nhân nhân danh. Những cái đầu sực tỉnh, thây kệ những tượng đài hoành tráng và cùng lao về phía mặt trời …. (chắc hẳn sẽ tan đi để biến thành thứ ánh sáng ấm áp mang theo sự sống tinh khôi tưới xuống những đồng ruộng lúa trong cuộc sống hiền hoà chân thật nơi quê họ).

Thật vậy, họ chỉ là những con người bình thường, những chiến binh chân đất chiến đấu cho niềm mơ ước đạt được một cuộc sống bình yên no ấm, trong hữu hạn trên cõi dương gian này,” Họ không màng sự trường tồn bất tử . Họ chỉ là những con người, thế thôi “

 

2

Người ta nói đến hợp lưu là sự hoà trộn cuâ hai dòng nước chẩy theo những huớng khác nhau nay hoà thành một dòng chính, phong phú, tinh tấn, mạnh mẽ hơn nhưng Hoan Lạc Đỏ của Minh Hoa là sự va chạm của hai dòng đối lưu, của hai con sóng ngược va vào nhau vỡ tung toé cường lực, chưa định hình nên chỉ thấy đổ vỡ, hỗn loạn.

Cuộc chiến tàn khốc, kéo dài quá lâu, nẩy sinh không biết bao nhiêu nhân danh, trá nguy, lừa đối, miễn là đạt được cứu cánh. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Đúng vậy, nhưng khi hoà bình trở lại thì cũng là lúc chính những phương tiên từng vận dụng hữu hiệu trong thời chiến lại nổi lên tác hại, biến thành không biết bao nhiêu thói hư tật sấu trong đó những nét hung hiểm thời chiến giờ đây lại đương nhiên được vận hành, được chấp nhận như một thứ “văn hoá mới”. Văn hoá của hoà bình quá độ tiếp theo là văn hoá đổi mới quá độ

Thời chiến người ta hô hào “nhân đạo là tự sát” thời bình người ta nói :"Tiền là tiên là phật là sức bật lò xo, là thước đo danh vọng “. Âu cũng là chuyện thường tình muôn thủa, chẳng thế mà sử gia Tư Mã Thiên đã phải thốt lên : "Thiên hạ ồn ào đều vì lợi mà đến, thiên hạ náo nhiệt cũng vì lợi mà đi".

Tuy nhiên, khi mà cái khát khao danh vọng tiền tài, quyền lực, danh giá này được hợp thức hoá, được kiện toàn, được tôn vinh dù có sử dụng những “phương tiện” bẩn thỉu nhất, bất chấp mọi giá trị đạo đức thì đó là lúc xã hội đang lâm bệnh nặng. Căn bệnh mỹ miều, hoành tráng của cơn hoan lạc đỏ rực mầu máu khiến mọi ngươi bị hút vào đó như những con thiêu thân đổ về phía ánh sáng để cuối cùng bị đốt cháy trong ngọn lửa đỏ của dục vọng.

Trận chiến mới trong thời bình, tuy không máu chẩy, không có những thân thể tan nát trong hố bom nhưng sự tàn phá của nó vào cái nền móng văn hoá tâm linh dân tộc cũng ác liệt không thua gì thời chiến, nó vẫn tiếp tục reo nhiều tang thương cho những mảnh đời đơn lẻ, để lại những vết sẹo khó nhìn trên gương mặt Việt Nam từ thôn quê tới thành thị.

Ô thành thị, nợi tập trung của tiền bạc, danh vọng và uy quyền là hình ảnh những ông cụ thân sác đầy tế bào chết, đang sống mà như những bạo chúa, thuê người làm tượng chính mình hi vọng sẽ mãi mâi uy nghi hưởng thụ bên kia thế giới, khiến mấy tay thợ cũng phải thắc mắc :

Lẽ đất trời xưa nay chỉ tạc tượng Phật, Thánh, Mẫu, Hậu. Vua quan chỉ nặn tượng khi được phong thành hoàng làng mà sao giờ này người ta tạc tượng lắm thế. Tạc tượng người còn sống công tội chưa biét thế nào.”

Đó là thế giới của các “cụ” lão thành, lúc còn ngắc ngư đọc được diễn văn, còn chức danh, được đàn em dâng đầy gái trẻ, bắt chước vương giả ngày xưa hưởng gái trẻ để hút sinh lực thanh xuân. Các cụ hô phong hoán vũ, ban bố ân huệ, tập trung quanh mình một bầy xu nịnh, xây dựng thành quách khép kín trong một thế giới toàn những hoan ca xưng tụng , khoe khoang, ninh hót, được “bảo vệ” chặt chẽ trong một hệ thống đẳng cấp “thế quyền” mà nhìn thu gọn lại cũng chẳng hơn gì đời sống trong một ao bèo tăm tối ở làng quê trong đó có những con ốc bươu xin nhận kiếp hèn mọn, câm tiếng vì có miếng ăn, vì sự an toàn không muốn dây vào người khác, cố thủ trong vỏ bọc của mình, lặn xuống đáy sâu, hạnh phúc với lớp bùn hôi tanh, hoặc như những con cua yếu đuối nhưng luôn luôn dương còng đầy kiêu hãnh, hay dòng tộc họ nhà Trê, chui rúc trong cái mả sành trôi dạt xuống ao, “đã trăm năm rồi”, từ ngày một con chim lạ tha mồi làm rớt một cái hạt nẩy mầm thành cây ổi.

Cái đám Trê già nhớt lèo bệu bã vẫn bám chặt uy quyền dù có người nói sẽ có một trận đại hồng thuỷ cuốn đi hết. Cụ trê già trấn an “Không thể tin nhảm về trận đại hồng thủy với đám thuỷ sinh gớm ghiếc đến têu diệt chúng ta : “Họ là bạn, người bạn láng giềng. Họ sẽ mang đến cho ao này nguồn thức ăn mới lạ khiến chúng ta lớn mạnh…”.

Tám chục năm, Tây thuộc, ảnh hưởng văn hoá Pháp chỉ luẩn quẩn ở những tỉnh thị. không vượt qua được hàng rào phòng thủ dày đặc của những luỹ tre xanh. Thời gian như ngừng lại, đặc quánh său những luỹ tre làng, những ông đồ thời xưa dù chỉ huấn luyện được một số nhỏ trí thức lãnh đạo trong những làng quê cũng biến mất dần, chỉ còn lại, bất biến, trì trệ là những thói lề âm u của một xã hội nông nghiệp trong đó giống đực được tôn vinh nhờ khả năng truyền giống để tạo thêm nhân lực cho đồng ruộng hoặc cho những cuộc chiến tranh liên tục xuốt chiều dài lich sử .

Những bức tranh của Nguyễn Thi Minh Hoa trong Khoái Lạc Đỏ không thiếu chân dung của những mảnh đời trong đó cái nếp xuy nghĩ bảo tồn giống đực và duy trì “tông tộc đực” của một xã hội nông nghiệp khép kín, vẫn còn sức mạnh bao trùm và chi phối mọi xuy nghĩ hay sinh hoạt. Ngay cả một anh cán bộ bần nông làm việc cách mạng cũng không quên được cái ám ảnh của nhu cầu truyền giống đực này :

không đẻ nữa, biết cô có để được con trai cho tôi không ?” vì thế, “từ xưa bà cả lấy vợ cho chồng ( để kiếm con trai) , chưa ai ly di bao giờ.”

Thân phận nguời đàn bà bị đẩy xuống hàng những nông nô vinh quang, sống sót được nhờ chút danh giá, sỹ diện, những biểu tượng hão huyền và cúi đầu chấp nhận hi sinh trọn một cuộc đời trong tăm tối chỉ mong được làng sóm chấp nhận và có bát cơm đầy để sinh tồn.

Chuyện này thì không phải mới đây mà đã có tự ngàn năm. Dưới sự tràn lấn của văn hoá Trung Hoa người đàn bà bị xuống cấp, chỉ được trao cho những công việc thấp hèn như kéo cầy hoặc những công tác năng nhọc.

Tại Việt Nam tình trạng có vẻ cũng gần giống như vậy. Số phận của “phái yếu” chỉ cho phép họ làm những “công việc lao động” mà nếu không cần nhiều đến sức khoẻ thể chất thì cũng chỉ được làm những công việc trong những ngành sản xuất đòi hỏi sự kiên trì.

Như sự mô tả của John Crawfurd một người Anh từng ghé qua Việt Nam thời nội chiến Nguyên –Tây Sơn thì:

người ta có thể thấy những người phụ nữ Cochinchina ngày qua ngày, từ sáng tinh mơ tới chiều tối, ngâm chân trong những ruộng lúa ngập nước tới đầu gối để cấy lúa. Ngay cả những công việc nặng nhọc như cầy ruộng hoặc một số công việc liên quan đến nghề nông đều do phụ nữ đảm trách.”.

Một trật tự và giá trị Khổng giáo, chết cứng với thời gian vẫn còn thấm đậm trong xã hội làng quê Việt Nam trong đó người ta chỉ giữ lại được những ứng dụng sấu.


Cách mạng bùng nổ, kêu gọi thoát ly gia đình, giải phóng phụ nữ, rồi toàn quốc kháng chiến phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể, tự do luyến ái, nam nữ bình quyền, rồi giải phóng miền Nam, chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vác AK , vai trò người phụ nữ nở rộng ra khỏi luỹ tre xanh nhưng lạ thay cái vết tích xa xưa đó vẫn tràn ngập, tiềm tàng khắp nơi, vẫn tràn đầy sức mạnh, đúc khuôn chân dung những người phụ nữ Việt từ thành thi tới thôn quê, như Miềng hi sinh mối tình tuyệt với anh, đành chấp nhận chút danh giá hão chỉ để con anh được mang tên dòng họ của một ngươi chồng điên khùng tàn tật. Hoặc như bà mẹ họ Vũ trong “Đám ma một người làng bên”. thân phận người đàn bà có chút chữ nghĩa và anh cán bộ bần nông tho tục, hoặc như mẹ Quý trong “Người ở bên sông” yêu người bơi qua sông mà da thịt thơm như hương hoa vường tược, nhưng chuyện không thành, không vượt được cái nhân danh làng xã đành ôm cái bào thai truyền giống và mối hận, hoặc như Trâm trong “Hai vừng trăng” yêu chồng, chồng yêu, chăn gối mặn nồng nhưng ba năm rồi vẫn chưa giúp chồng làm cái nghĩa vụ truyền giống khíến bà mẹ chống bực tức :

Cái loại đàn bà khoẻ như vâm mà không biết đường đẻ đái.

Chồng Châm yêu vợ nhưng cũng phải khóc và nói :

Mẹ anh cần một đứa cháu cho dòng họ” ,

Hoặc như người đàn bà mẹ già của tôi trong mấy chị em” vui vẻ chấp nhận lấy vợ lẽ cho chồng vì mong có con trai nối dõi tông đường. Người đàn bà quê, yêu chống như yêu một thần tượng, an phận trong cuộc sống nhà nông đủ cơm ăn áo mặc, chắt chiu quanh năm lo làm ăn nuôi con thế là đủ. Thương thay, “có ngày chồng về, thêm con tép quả trứng cũng chỉ (giám) vui ngấm vui ngầm trong lòng, có tấm áo mới cũng phải năm lần bẩy lượt ướm ra thử vào cũng không giám mặc”.

Ai giám nói đây không là một hình ảnh tuyệt vời của tình yêu, vượt trên mọi tìn yêu. Khổ quá, nghèo quá, nếu không bám lấy chút nhân danh thì lấy gì để sống còn. Vì thế người ta vẫn phải bám lấy cái khuôn mẫu của làng sóm, dù mục rữa, để tồn tại trong một thứ hạnh phúc mù loà của những con người sinh ra trong lao tù, chưa một lần thấy thế giới bên ngoài. Người ta độc ác mà không biết mình độc ác, người ta khốn khổ mà vần nghĩ mình hạnh phúc vì hạnh phúc là sự an phận trong định mạng. Nếu biết an phận thì trong địa ngục cũng tìm được một góc nhỏ của thiên đàng. Đấy là cái góc nhỏ thiên đàng của những nguời phụ nữ Việt Nam Như Miêng, như cô con gái họ Vũ lấy anh cán bộ bần nông, như mẹ Quý, như Châm đã sống, vẫn sống nốt cuộc đời giữa những đổi thay của thời thế và cố tìm cho mình một góc rất nhỏ của thiên đường hẩm hiu.

 


3 

Ỏ căn bản, Nguyễn thị Minh Hoa cũng như bản thân tôi là những người làm báo.

Là người làm báo, thức ăn của chúng tôi là dữ khiện (facts) nên không là điều đáng ngạc nhiên là Hoan Lạc Đỏ dù không thiếu yếu tố văn chương nhưng chính yếu là sự tuôn tràn của những dữ kiện về đời sống quanh mình nhất là đời sống thôn làng Việt Nam tồn đọng đã ngàn năm, sống sót qua chiến tranh, cách mạng và său này là sự va chạm với những đổi thay của thời đại mới, với những chao đảo nhốn nháo từ chiến tranh qua hoà bình.

Có những sự kiện ẩn dấu mà chỉ người làm báo với “con mắt thứ ba” mới thấy được. Những sự kiên mà trong mắt người đời chẳng có gì quan trọng, hoặc đương nhiên, thường tình nên họ không thấy được, trái lại đưới con mắt của người làm báo lại là những chi tiết cực kỳ đặc sắc làm sáng lên sự việc.

 

Tôi là một người sinh ra trên đất nước Việt Nam nhưng đọc Hoan Lạc Đỏ của Nguyễn Thi Minh Hoa tôi học hỏi thêm biết bao điều về đời sống và tâm hồn của làng quê Việt Nam mà ngay cả với Nguyễn Tuân cũng không nói rõ được.

Nguyễn Tuân cũng là một nhà báo dù bị người đời gọi là nhà văn nhưng ông khước từ danh hiệu này và nói “je ne suis qu’ un rapporter” (tôi chỉ là một phóng viên.) . Cái chất liệu của Nguyễn Tuân từ Chùa Đàn, Mê Thảo hay Chém Treo Ngành, Quan Nhật Trình là những dữ kiện thật của đời sống Việt Nam trong những ngày đầu thế kỷ, được gạn lọc qua lăng kính của một anh trí thức tiểu tư sản, có một chút kiêu ngạo , kênh kiệu, mỉa mai, dạy đời, còn cái chất liệu của Nguyễn Thị Minh Hoa trong Hoan Lạc Đỏ, tuy cũng có một chút kênh kiệu, mỉa mai nhưng là thứ mỉa mai của những “con người của quần chúng, trong quần chúng ”, thô, cứng, mộc mạc nhưng táo tợn, hồn nhiên “vãi ra” như bài chửi mất gà của một bà nhà quê, tuôn tràn từ gan ruột, không mầu mè kiềm chế, không lập ngôn.

……. .. .. .. .. ” Họ Vũ Trọng không thả giống cho loại người như cô….. Tôi phải chửi tông ty họ hàng nhà người ta tôi mói ăn ngon ngủ yên, … ..con sấu người sấu nết …thối mồm,.. ..vợ con đi công tác em bi ngực mông nó tấn công .. Mấy tay tài xế ăn tạp nó hành cô ả thâu đêm …..Nó béo chương béo nứt vô lo vô nghĩ nên sớng là phải, thằng hàng sóm rủ nó ra “ấy” ở đống rơm.. ..Con bà nó đẹp nó mới hở,.. đồ đĩ có tông què cũng đẹp hả .. .. Ừ thì con bà đĩ đấy, con bà có tật cũng lấy được chồng, cũng biết làm sương đàn ông.. Mày định về nhà tao ăn vạ hả, lấy chồng rồi sống chết bệnh tật cũng để nhà nguời ta lo..cái con nửa đời, con tử tuyệt, con sấu người sấu nết nó lại thấy chị loâ lồ bên ông ấy..con mặt nám gò má cao đầy xu ninh.. Con mụ điêu, bán thịt ngoài chợ, vỗ đùi đôm đốp đập sương xếp lại cũng không sang..bọn đàn ông tinh trùng ít vì mất ngủ, chúng nằm la liệt không ngóc đầu dậy được, chúng là những con tinh trùng yếu, đi không đến đích, làm nền cho nhưng con có tốc độ bơi, để con kia đậu thai làm ổ , no đủ trong bọc nước ối cua người đàn bà … .. .. đó là cái mụ vợ mắt toét, gò má cao, mồm rông ngoác, chỉ hại chông con đủ điều.. Mẹ sẽ lấy cho cậu con ( lại cái) hai vợ làng, cho thiên hạ biết con bà biết đéo đàn bà ..

Nguời ta chửi thô tục , riếc móc ác độc nhưng hồn nhiên như hát không hề sợ khẩu nghiệp “mày cút đi cho đỡ nhọc công bà nuôi, mày lủi về bám váy bà, bà tống cổ ra đường cho thoát nợ”.. .. Bà thì vạc mặt mày ra bây giờ, đánh đúm đánh chịn ở đâu bây giờ về bắt bà hầu….. ..

 

Tôi cũng đã học được qua Hoan Lạc Đỏ rất nhiều những thành ngữ dân quê như mỏng mày hay hạt, khóc cười chu chéo méo dựt, là cái thá gì tấm thân chẳng đáng hòn chì..sợ gì thằng tám vía..cái bể nước mưa không thău, rốn bể lấp dầy cặn. Con mẹ này ăn tạp..

Ở quê, người ta có một thang giá trị và đạo đức khác thành thị. Đúng hay sai chưa nói nhưng nó đã như thế không biết bao nhiêu đời rồi, và chính chúng ta đã tồn tại trong những giá trị đó.

Trinh tiết không là vấn đề ở nông thôn Việt Nam. Mọi chuyện đều chiếu rọi qua lăng kính tình dục. Tình dục là chuyện hồn nhiên như khí trời ngoài bờ ngoài bãi trong mùa trăng sắng nhưng khi đã có con thì con phải có bố. Nó phải có họ bố, phải được xác nhận dòng dõi thì mới được làng sóm chấp nhận, nếu không thì chỉ là thứ trôi sông dạt chợ.

Trinh tiết đối với người dân nông thôn không phải là cái màng mỏng trong cửa mình người đàn bà nhưng trinh tiết là cái danh nghiã vợ chồng, là sự thừa nhận của làng sóm.


Như Miều cô gái quê đã nhiễm trào lưu mới, mặc quần bò Thái, tóc phi-de, tô son đổ , vẽ mắt nâu và đi xe cuốc. Miều yêu anh, cưu mang giòng máu anh trong bụng mình. Nhưng anh đi mãi chưa về, mẹ anh chê Miều vì mẹ Miều cũng chửa hong có con mà không chồng, Miều có bầu như bằng chứng tông giống không tốt, làng sóm cay nghiệt sẽ dè bỉu. Mẹ anh chọn con dâu khác.

Ông lang Đức Minh Đường có đứa con tàn phế, bệnh hoạn, bất lực, trí não bằng đứa trẻ sắu tuổi. Người ta xin cưới Miều chỉ để giúp con Miều có bố và nếu là con trai thì nhà Đưc minh Đường có người nối rõi ( dù chỉ là che mắt thế gian). Miều đẻ con gái tên Mỹ vần với tên mẹ

Miều lấy người chồng tàn phế, đần độn, nhưng chính thức trước làng sóm đó là chồng mình, là gái có chồng. Mối tình say đắm với anh trong đêm trăng năm nào phải nhường chỗ cho người chồng tàn phế này.

Miều nghiêm chỉnh và tận tụy làm tròn bộn phận với “chồng”, nhà chồng, trong vai người con dâu, lo đủ giỗ chạp cho đến ngày người chồng qua đời.

Cái ám ảnh hệ tộc đầy tính bộ lạc vẫn không dứt với dòng họ Đức Minh Đuờng. Người con trai của dòng họ vợ không có con, đề nghị Miều “đẻ hộ” với anh ta một đứa con trai nhưng Miều từ chối. Miều đã có chồng..đó là cái trinh tiết cần giữ.

Anh về đớn đau quay quắt trong kỷ niệm đêm trăng sáng năm nào bên nhau, da thịt người con gái có anh trăng khiến anh da diết nhưng Miều từ chối nối lại. Miều tái giá với ông Đại Hàn nhưng không thể nối lại với anh. Có thể Miều vẫn nhớ lời hứa của anh “ngày nào chính thức có Miều làm vợ anh sẽ bóc đi mấy viên ngói chỗ giường nằm của hai vợ chồng, để mỗi tuần trăng anh được ngắm vợ anh đẹp thế này” nhưng bây giờ, Miều là gái có chồng, một lòng cho Đức minh Đường để trả ân tình.. Con anh nhưng bây giờ đã mang họ Đức Minh Đường. Đó chính là trinh tiết.

Là một nhà văn nữ Minh Hoa mở rộng hơn cánh cửa vào tâm hồn người phụ nữ, phụ nữ Việt Nam, từ thành thi tới thôn quê, đức hạnh cũng như dục tính, một điều mà những nhà văn nam phái ( phần lớn chỉ đoán mò) hoặc trước đây những nhà văn nữ cũng chỉ mô tả một cách thoáng luớt, che đậy dưới lớp phấn trang điểm.

Nói đúng ra 23 bức chân dung của Minh Hoa chính yếu là chân dung những người phụ nữ trong thân phận đàn bà của của xà hội Việt Nam, bị giản lược thành một phương tiên duy trì dòng giống, một bộ phận sản xuất, một cơ phận tạo khoái lạc cho đàn ông ( biết làm đàn ông sướng) Họ buộc phải quên đi rất mau, những khát khao tình ái hay dục vọng của chính mình một khi đã được (hưởng đặc ân) trở thành một người vợ, dù là vợ cả hay vợ lẽ. Kể từ đó, họ an phận sống và tự chuyển hoá hay đè nén những khát khao của mình cho những nghĩa vụ.

Người đàn bà trong “Sự tích cây sương rồng bà” chồng đi lính biên khu mãi mâi chưa về, con trai đà lớn lập gia đình với vợ trẻ như bà ngày xưa đầm ấm bên chồng. Nỗi khát khao bùng cháy, “đau đáu trong đêm, không đau không mỏi mà nguời cứ ( nhuội ra) , cảm giác đằng đẵng bao trùm , nghe đôi vợ chồng trẻ rúc rích mà sởn cả người, sùng sục cả đêm cầm sào đuổi chuột trong buồng vợ chồng thằng con..”

Làm báo, chúng tôi trân quý hai điều đó là sự kiện và được nói sự thật. Thế nhưng khi không được nói thật thì sự thật sẽ được biến thành huyền thọai, vì huyền thọai (đã bỏ đi tính thời sự) sẽ trở thành ngụ ngôn để được lưu truyền bền vững mãi trong nhân gian, trở thành những sự tích lịch sử hay thời đại mang tính ẩn dụ.

Huyền thoại, ngụ ngôn đễ dàng vượt qua mọi rào cản để chuyển tải bền vững những ý tưởng, đạo đạt một vấn đề. Với thời gian, ngụ ngôn kết tinh thành sấm truyền, thành câu đồng dao mà người ta vẫn đọc cho nhau nghe như một lời răn

“Ai chớ vội làm giầu

Thằng Tây nó cút thằng Tàu nó sang

Bao giờ nhà cửa ra ma

Thì vua đủng đỉnh trong ngàn vua ra.

 

Vũ Khắc Khoan trong Thần Tháp Rùa không viết về Thành Cát Tư Hãn như một nhân vật lich sử với những thành tích chinh phục mà biến ông ta thành Đại Hãn mang đây tính ẩn dụ chuyên chở dụng tâm của tác giả như chính ông Khoan xác nhận “Đại hãn chị là một cái cớ”, nhân vật, đề tài ...chỉ là cái cớ để tác giả biểu lộ tư tưởng hay phản ứng của mình trước thời đại và cuộc đời..

Vận dụng qua một văn phong lộng giả thành chân, u u minh minh, nửa mê nửa tỉnh. Đó là cung cách mà Cao Huy Khanh gọi là “Huyền Truyện”. Như Nguyễn Tuân, mượn người thực để diễn tả cõi tâm linh đầy ẩn ức, đầy khát vọng của con người.

Minh Hoa cũng dùng thể văn này để vận dụng khả năng “ngôn tại ý ngoại” đầy ẩn dụ, như một lời cảnh báo xã hội.

Anh thấy mắt mình nhìn xuyên bóng đêm, về cái ngày dân sóm Trại (hô thần nhập tượng), thấy thành hoàng hiện lên, áo ngài mầu vàng, thếp vàng ta, mắt tinh anh, môi son đỏ, thân trung sâu, mày ngài mắt phương…. Đuợc ngài báo ứng cánh thợ chờ (quỳ) xong cùng anh (thếp). Tay anh tô son vẽ mắt. Tượng ngài bừng sáng nơi hậu cung .

Tháng mười một năm đó, 197 có tin về làng mười một người chết trận ở Quảng trị, Anh thấy chuyện này không có gì lạ, thành hoàng sóm Trại báo anh cả rồi, anh không nói với ai sợ điều tiếng mê tín di đoan.” Minh Hoa cũng mượn hồn ma, mượn những thuỷ sinh trong ao bèo tù túng để ẩn dụ hiện tại về cai ao tù loài người, của xã hội Việt Nam hôm nay. Về cái hiện tại chất chứa những di sản phá hoại của chiến tranh, với những ung thối trong thới bình và sự hình thành mộr giai cấp mới ở cao tần quyền lực, ngập ngụa trong su ninh, tham lam, nhiễu nhương ,trơ chẽn hay ở nông thôn khi những con đường như mê lộ phóng qua làng xã va chạm vào cái thành lũy cổ xưa trong một trận chiến chưa rõ thắng bại nhưng, cũng như thời chiến tranh tiếp tục nghiền nát nhiều mảnh đời.

Trong thời đại nhiễu nhương này, có những điều khó có thể nói thẳng, nói huỵch toẹt nên Minh Hoa cũng vận dụng cái phong thái “Huyền Truyện” của Vũ Khắc Khoan của Nguyễn Tuân để vẽ lên những chân dung huyễn hoặc, tưởng như thật mà lại như trong cơn mê hoảng, mang chuyện ngày xưa để nói về chuyện hôm nay, mang chuyện ma quái để tả người thật, việc thật.

Người vợ đã nằm mơ như thế đó : “linh hồn cười lạnh sương sống Tội gi.. biết không? .Cái sác được nói lời cuối cùng ..Kiếp này tôi hối hận. Tôi chối bỏ quá khứ, thân phận nghèo hèn, quê mua tôi lấy vợ nhằm đội kiếp...ba người phu nữ yêu tôi, tôi lợi dụng lòng tốt của họ….. .. Linh hồn mượn sác thắng thế. Tiếng tung hô rần rật cả căn phòng, họ đường như muốn “phụng thờ nhau” ngay tại căn phòng có bàn bầu dục mà người trên ngôi vi cao nhất không ai khác ngoài chị…. Người đời cần danh , chi xung trận hô quân làm danh, chị thấy mình trở thành con bé chân dài mà đám con trai vẫn bảo (phê lòi), chị chẳng cần gì ngoài bản năng của một con đàn bà dâm đãng.

Giọng văn biền ngẫu, mang vẻ cổ phong, Minh Hoa đảo lộn không gian thời gian mang thực tại vào quá vãng, mang quá vãng về thành hiện thực.

“Bờ mương êm ả, điền thanh muồng muồng tốt mù, suơng buông trắng, trăng suông sáng vàng, ì ùm tiếng cá quẫy.. .. Ta là tiền chủ, cần tôn ấp lập ban thờ dưới gốc nhãn. Bà đáp trong mơ . Nhà nghèo, lâp ban thờ đã khó, giữ lễ đúng phép tắc còn khó hơn” .. Xóm nghèo trung du có biến.. bà mẹ môi vẩu, khác khổ, răng như kẹo lạc sắp rụng, long mày thô, dài, có cái mọc ngược đang kia phát điên. . Ngôi mộ bị dạt xuống ao, cây ổi bám lấy mộ không ai sờ đến nên còn nguyên. Xuơng cốt trong tiểu sành đã tan vào dòng nuớc. Loài Trê núp bóng ngôi mộ đó.

Loài Trê, sống lâu và uy quyền ngự trị ao bèo dù những con Trê già sống trong bóng đêm bùn đọng, ngu xuẩn, thủ cựu, chúng nuôi những con “sin sít” sống bằng quá khứ, hay làm duyên, thường tiên phong trong các phong trào. Con Trê già đầu mốc, râu rụng một bên, mắt sụp, đĩnh đặc ra khỏi cái tiểu sành, nói như thể tiếp lời tổ tông chúng gần 100 năm trước (lúc mà “con chim lạ” rơi hạt giống xuông bờ ao !!!) .

Nghe truyện loài trê ngự trong cái tiểu sành mà sao như đang nghe truyện ngày nay, như thực sự thấy một hoạt cảnh đang diễn ra trước mắt mình trong đời thực.

Minh Hoa viết thoải mái, không cầu kỳ, không tu từ, thứ ngôn ngữ mộc mạc của đời thường kể chuyện, có sao nói vậy mà vẫn không thiếu nét mộng mơ, tràn ngập trong ấnh trăng. Trăng có khắp mọi nơi, có mặt trong mọi chuyện tình, chứng giám mọi nỗi oan khiên, mọi thảm kich của những mảnh đời riêng.

Trăng ngân khắp cánh đồng, mùi da thịt con gái thơm mùi lúa, đưới vừng trăng anh thề sẽ mâi yêu em, hai bên cánh đồng ngát ánh trăng, mùi lúa chín thơm ngát cả cơn gió . Có một buồng hoa cău vừa nở toả ngát sân nhà, Miều bé gọn trong tay anh, hai người như bị ánh trăng buộc chặt vào nhau hoà trong tiếng cót két đều đều của bụi tre đầu ngõ.

Hay Trăng của Châm, ở ngưỡng cửa của thảm kich chia ly vì không có con trai cho gia đình chồng :

Một đêm thức giấc, quờ tay không thấy chông đâu, hoạng hốt chay ra sân, trong ánh trăng lấp loáng dát xuốngnền gạch, nhễ nhại trên những tàu lá trong bườn, Châm thấy chồng minh như một cái cây bất động phủ đầy ánh trăng …thấy chồng minh như đang troi trong ánh trăng về đâu xa lắc, .Châm muốn chạy ra ôm lấy chồng mà níu giu, mà khóc lóc , van xin để anh đừng rời bỏ Châm..”

Minh Hoa viết về những thảm kịch cũng ôn tồn mà sao đău đớn xé lòng làm rơi nước mắt . Đời một con người sao có thể bi thương đến thế. Nó tàn ác trong êm đềm mà sao nghe kinh hãi hơn cả đỉnh gió hú, bi thảm hơn bi kich trong Lôi Vũ của Tào Ngu trong đó con người hoàn toàn bất lực trước sự chi phối đưa đẩy của định mạng, ngay cả không có quyền tìm đến cái chết nếu định mạng không muốn như thế. Đó là định mạng của Châm một người đàn bà đẹp, hiền thục tượng sẽ sứng đáng hưởng mọi hạnh phúc.

Chồng khóc xin bỏ vợ, đời vẫn trôi, Châm lấy chồng một lần nữa, đám cưới không có chú rể nhưng biết là con nhà tiệm vàng, nhà có phòng riêng có đầu vi ô, tivi, cả máy vi tính nữa.

Châm rón rén bước và căn phòng dành riêng cho hai vợ chồng. Không phải một người đàn ông say mèm. Chồng mới của Châm hiện ra trong ánh sáng hắt từ khung cửa sổ là “một thằng bé ba mươ hai tuổi”, nó nhoẻn miệng cươi, mặt lưỡi cầy, mồm móm môi trên, thều lều môi dưới, mũi huếch ngược, hai lỗ tai mộc nhĩ, da mai mái…, nó áp cái nịt vú thấm mồ hôi lên miệng cười sằng sặc, lật đật chạy lại ôm ghì lấy Châm. Mùi tanh hôi ập xuống, bàn tay nó lạnh cóng để trên bụng Châm mà không giám hắt ra sợ nó tỉnh dậy cùng với bản năng thì khốn.” .

Châm tìm vào cái chết , phả chốn chạy khọi bà mẹ trì chiết cay nghiệt, .Bà mẹ chồng, những cô em chồng và “Nó”, bàn tay lạnh cóng sờ vào ngực Châm, Châm đang trôi trong anh trăng về một nơi rát xa.. ..Nhưng rôi Châm mo mắt , xung quanh nàng có nhiều người lắm , gia đình nàng, gia đình nó, những cô em tay đầy vàng.

Và nó , không phải nó, mà không phải nó , bộ ngực trần vạm, vỡ của thằng bế ba muoi hai tuổi, là thằng bạn cùng lớp từng cứu nàng chết đuối. Châm mơ to mắt.
”về đi con ..chồng con lo cho con lắm”.
Châm được đưa về nhà minh, “Nó” bám chặt gốc phi lao không chịu về ‘”phải ở đâu với vợ”, nó khóc, rớt dãi chẩy lòng dòng. Đám kia lên taxi về thành phó bỏ nó lại.

Thời gian…. .. đơi troi.. .. người ta vẫn sống, chưa chết..hắn hoàn thiẹn hơn, da biết làm việc nhà nhưng ăn cơm đã biết mới, biết ăn mặc tươm tát dù ăn vẫn đỏ vãi nhưng đã biết thu vén…Châm mơ hồ nhận ra là nàng sẽ lại có tương lai nhu mọi phu nữ trong làng , ngay cả “biết đâu minh lại có được mụn con với nó (mà không phải , má là với hắn gã thanh niên ba muơi hai tuổi khuôn ngực vạm vỡ)

Cham khóc vì nó, ngây dại là thế mà cũng biết hít hà vợ, rót nuớc đưa tân tay vợ mỗi khi Châm đi chợ về, bầy tỏ cảm tình như đứa trẻ tìm hơi me. Châm yêu thương hắn thực tình mất rồi Ba me mang đồn nghề cho nó làm vàng. Nó khò vàng xuốt ngay, đánh được nhẫn trơn, nhẫn hoa,nhẫn nạm ngọc .Tiền công đưa cả cho vợ. Đùng một cái Châm ngã bệnh. Ung thư tử cung giai đoan cuối. Cham chết …Nó khóc bên mộ vợ.

À thì ra là vậy, Nếu không có thiên đàng thì cũng không có địa ngục, cứ cố tìm đi trong địa ngục sẽ thấy một góc của thiên đàng dẻ truẩnbình yên, trong yêu có ghét, trong ghét có yêu, hạnh phúc như đã tiềm phục thảm kịch.Đó là cái lẽ của thiên địa,nhau âm đương muôn thủa vẫn đuổi bắt nhau, tìm đến nhau.

Truyện của Minh Hoa không biết thật hay hư cấu nhưng trong gia đình tôi cũng có chuyện tương tự. Một ông chú họ xa, đẹp trai, Tây học, con nhà gia thế về nước được bố mẹ cưới cho cô vợ .

Ngày nay người ta tìm hiểu chán chê mê mỏi, thường là lên giường thực tế, ngay cả có bầu rồi mới cưới nhưng ngày xưa mai mối nhiều khi chẳng thấy rõ mặt nhau trước giờ động phòng hoa chúc vì thế mới có chuyện đánh tráo cô đâu.

Tưởng lấy được cô em sinh đẹp hoá ra là cô chị, răng hô khiếp đản chìa ra như cái mái tây hiên, người ngợm cao to thô lỗ. Lỡ rồi nhưng ông chú Tây học thương cảm người thiếu nữ không nỡ trả về. Thời gian nhiệm mầu, như Châm thực tình thương yêu “nó” , Nó khóc khi Châm chết, Ong chú tôi và bà vợ vổ thực sự thương nhau (yêu thì không biết nhưng rất hoà thuận, ai giám bảo không hạnh phúc), con trai con gái cao sang bác sỹ , kỹ sư, cháu chắt tam đại đồng đường sum họ, cô con gái khác hẳn mẹ sinh ơi là sinh, từng làm tôi nhìn ngây ngất.

Thề mới biết Phật thuyết Niết bàn ở ngay trên cõi thế này, ẩn trong cõi tâm. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, ngũ uẩn đều quy về không, là bản thể vốn là không của vạn vật vũ trụ. Tìm trong đớn đău vẫn có hạnh phúc, trong tuyệt vọng có hi vọng. Chuyện thè lè ra như vậy mà chẳng mấy khi chúng ta nắm bắt được nên vẫn quay cuồng trong côi vô minh bát nháo ngập ngụa danh lợi của cuộc đời này

Hai mươi ba bức chân dung tự hoạ Việt Nam còn rất nhiều hình ảnh như thế. Văn phong lôi cuốn đến độ người đọc có cảm tưởng tác giả chính là tất cả những nhân vật, những mảnh đời được ghi lại trong Hoan Lạc Đỏ.!!!

Đây là tác phẩm đầu tay của Minh Hoan nhưng tôi tin chắc sẽ không là tác phẩm duy nhất của cây viết kỳ lạ này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Send comment
Your Name
Your email address
(View: 15575)
Người ta vẫn gọi ngày hai mươi tháng bảy là ngày “Quốc hận” vì đó là ngày ký kết thoả ước Geneve đưa tới việc chia đôi đất nước nhưng riêng tôi vẫn cho rằng đây là “một ngày vinh quang chưa từng thấy của dân tộc Việt Nam”... Sau câu mở ngang ngược này tôi phải chữa ngay: “Vì đó là ngày đánh dấu một sự hoà đồng chưa từng thấy trong lịch sử đất nước này.!!!”. Tôi biện minh tiếp Cuộc di cư mang vào miền Nam đồng loạt một triệu người Bắc mau chóng xoá đi những vết tích chia rẽ cuối cùng mà bọn thực dân đã mất công xây dựng trong suốt tám mươi năm để o bế và tìm cách đồng hoá thuộc địa Nam Kỳ thành một lãnh thổ hải ngoại của đế quốc.
(View: 11128)
Nhưng tại sao những điều nói ra đều về quá khứ mà không về tương lai? Chẳng lẽ 3 triệu người Việt đã chết trong chiến tranh để có ngày 30 tháng 4 không để lại một bài học nào cho tương lai?
(View: 8819)
Tình hình cho thấy Mỹ NATO và Nga Putin đã hình thành một thế đối đầu không thể rút lui được nữa. Chiến cuộc sẽ ngã ngũ trong vòng một vài tháng tới, và hậu quả của nó trong việc sắp xếp lại trật tự thế giới sẽ rất lớn lao.
(View: 9823)
Có nguồn ý kiến cho rằng có thể vụ "Thảm sát Bucha" là một sản phẩm chiến tranh thông tin do phía Ukraina dàn dựng ra để gây thiệt hại cho Nga về mặt dư luận. Hoặc đặt ra dấu hỏi, nguồn tin của báo giới Phương Tây về chuyện này có đáng tin không khi họ có vẻ đã đứng về phía chống Nga?
(View: 9130)
Những chuyên viên quân sự Hoa Kỳ cho rằng để kiểm soát được an ninh diện địa trong khu vực tạm chiếm, lực lượng xâm nhập phải gấp năm lần phe phòng thủ và sẽ cần nhiều hơn nữa nếu đối phương là một lực lượng có kỹ thuật và được thúc đẩy bằng một tinh thần quyết chiến và được tiép vận võ khí, yểm trợ tình báo từ một hậu phương bên ngoài lãnh thổ giao tranh. Ukraine hiện có khoảng 126.000 binh sỹ nhưng còn có lực lương dân quân tự vệ hàng chục ngàn người. Một điều quan trọng khác cần được nói tới vì đẫ từng được kiểm chứng trong lịch sử đó là việc ném bom tàn bạo vào các thành phố không mang hiệu quả trong việc ép buộc dân chúng phải đầu hàng thí dụ Đức tấn công Stalingrad năm 1942, Mỹ tấn công Baghdad 2003. Đây là một nghịch lý trong chiến tranh tại thành phố Càng oanh tạc tàn bạo càng khó khăn hơn trong việc bình định. Trong những đợt oanh kích đầu tiên người ta sẽ quen đi và trên cái nền đổ nát sẽ là những công sự chiến đấu lì lợm và hiệu quả.
(View: 8567)
Như Chúa đã nói : “phước thay đôi mắt trẻ thơ” Nếu có thể giải trừ mọi kiến thức khi cầm cọ để trở về cái tâm thức nguyên thuỷ vô nhiễm của trẻ thơ thì sẽ có được những tác phẩm tuyệt vời. Thực tế thì đôi khi chúng ta chỉ bắt chước một cách vụng về cái tư tâm thức chưa ô nhiễm của trẻ thơ trong một cơn say hay khi hoá điên (điên vừa phải như Van Gogh, Gauguin, Modigliani, Chagal và những tác phẩm để đời). Tranh Chargal
(View: 7418)
Tôn tử nói.: “Thành quả tốt nhất trong nghệ thuật chiến tranh là chiếm giữ toàn bộ một quốc gia còn nguyên vẹn. Làm tan nát, tiêu huỷ quốc gia đối thủ không là một kết quả tốt đẹp. Bắt giữ được trọn vẹn một quân đội, nắm bắt được một chế độ. Nếu Mariopul tử chiến Nga Sô sễ phại bằng mọi giá tiêu diệt hành phố này vì không thể kéo dài lâu hơn được nếu muốn tránh những hậu quả tuyên truyền tai hại cho sức mạnh của quân đội Nga và uy tín cụa Putin. Hiển nhiên quân đội Nga với truyền thốg tàn bạo sẽ làm được nhưng câu hỏi đặt ra là rồi “său đó chuyện gì sẽ sẩy ra”. Câu trả lời có trong lời dậy của binh pháp Tôn Tử. Nga Sô mất Mariopul và mất vĩnh viễn Ukraine
(View: 6449)
Giới thiệu toàn bộ sáng tác của Đông Duy gồm 2 bộ sách nghiên cứu lịch sử :TRONG MẮT BÃO LỊCH SỬ (6 cuốn 3000 trang) MỸ VIỆT DUYÊN VÀ NGHIỆP (4 cuốn 2000 trang) .BÍ SỐ VŨ TRỤ (từ chân không diệu hữu tới vật lý lượng tử) HÔM NAY TÔI LÀM BÁO (2 cuốn trước 1975 và trên đất Hoa Kỳ) Truyện dài “NƠI CÓ MƯA RÀO RẢI RÁC” và ĐẤT CÓ THẦN. tạp ghi ..NHỮNG MẢNH NGHĨ RỜI. Tuyển tập “Thơ Tranh, Nhạc (MỘT ĐỜI …A LIFE)
(View: 44513)
Trong mắt nhìn của Tập Cận Bình, cuộc cạnh tranh Hoa Mỹ đang diễn ra phải là một cuộc phục hưng vinh quang bá quyền của Thiên Triều trong toàn cõi Á Châu để rửa đi những ô nhục, mà Trung Hoa từng phải úp mặt xuống bùn đen chịu đựng xuốt hai thế kỷ nín thở qua cầu qua hai cuộc thế chiến. Trung Hoa càng ngay càng quá trớn trong việc phát động quan điểm quốc gia cực đoan. Trong hướng Nam tiến , Trung Hoa xâm nhập trầm trong và đất Lào.Dường xe hoạ cao tốc Côn Minh -Vạn Tượng dài 1000 câyy là một tuyến chiến lược quân sự và kinh tế để bao vây và vô hiệu hoá nút chặn Việt Nam.Thế lực của người Tàu phủ chụp lên lên CamBốt đang vươn tới Thái Lan với dựa án kinh đào Kra cắt ngang phần hẹp nhất của lãnh thổ Thái để thay thế cho eo biển Tân Gia ba.
(View: 31197)
Nhà thơ lớn của đất nước Trần Dần là người của phố Sinh từ “ tôi ở phố Sinh Từ ” . Cũng trên con phố nhỏ mang nhiều di tich lịch sử và văn học này sau Trần Dần trên một thập niên một nhà thơ khác ra đời Vũ Đình Khánh trong một giai đoạn căng thẳng nhất của lịch sự, 1946 với bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam său tám chục năm nô lệ. Lớn lên, nổi trôi theo vận nước Vũ Đình Khánh làm thơ và bấm trụ con phố Sinh Từ. Con phố này như mạch máu trong tâm tư ông chất chứa đầy ắp những nhân vật và biến cố gắn liền với đời sống Hanôi, tuổi thơ và dòng thơ của ông.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.