0913_logo_copy

Đã tái bản Trong Mắt Bão Lịch Sử Dong duy Hoang Kiếm Nam

05 Tháng Năm 201912:00 SA(Xem: 35668)

Đã tái bản

2Q==


 

Trong bộ 6 cuốn (3000 trang)

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

 

Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến

Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận vì:

 

Nếu không ngay tình học lich sử thì có lúc

 chính chúng ta sẽ là nạn nhân của lịch sử

 

 

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

 

  Tập 1

 Bùa Thiên Yểm

 

Khi tìm hiểu về những biến cố của nhân loại trong giai đoạn thế kỷ 19 , đặc biệt sự nổi trôi của thân phận Việt Nam, thì sự tìm hiểu về tầm vóc quan trọng của các đế quốc thực dân Tây Phương, đặc biệt trong khu vực Đông và Đông Nam Á Châu là một điều cần thiết.....

 

• Nhật ký hải trình của Marco Polo có nói sơ tới vương quốc Champa (Nam Trung Việt), đảo Phú Quốc, và cho rằng đây là một vùng giầu thịnh nổi tiếng với loại gỗ đen (gỗ mun hoặc gỗ lim) và cũng có những hải cảng thường xuyên có khách thương ghé qua.

 

 Chuyện quý quốc muốn chúng tôi hợp tác để truyền bá đạo giáo của quý vị thì chúng tôi không giám nhận lời, bởi vì (ở đây) đã có những phong tục cổ truyền được ban hành qua những sắc dụ mà mọi người phải bảo vệ. (Vua Lê Chúa Trịnh)

  

Nguyễn Ánh là một lá bài tốt nhưng một ông hoàng 3 tuổi còn quý giá hơn gấp bội vì nó là một sự đầu tư từ gốc rễ có thể được xử dụng tuỳ nghi dù Nguyễn Ánh còn hay mất.

 

Nguyễn Ánh: hiệp ước Versaille 1787 không có giá trị. “....còn những viện trợ đã xin với bệ hạ, tuy không nhận được, tôi vẫn nghĩ rằng việc đó không do lỗi của bệ hạ mà là do người chỉ huy quân sự của bệ hạ tại Ấn Độ.

Quân Tây Sơn có lợi thế là đánh trên đất nhà nên quen thuộc địa thế nhưng nhà Vua không hề nhụt trí nhờ có lực lượng trang bị súng điểu thương, pháo binh dã chiến (hoạt động theo kiểu Tây phương) và nhất là tinh thần của binh sĩ rất cao.

Tổn thất phía nhà Vua khá trầm trọng 4000 người chết nhưng tổn thất phía Tây Sơn còn cao hơn. Khoảng 50.000 tử thương? Toàn bộ lực lượng hải quân vĩ đại của Tây Sơn và hạm đội vận tải 1800 thuyền buồm bị tiêu hủy, 6000 đại bác, một số lượng vĩ đại võ khí đạn dược, quân trang, và vàng thoi bạc nén, châu báu của đám quan Tây Sơn làm mồi cho sóng cả.

 (Trận thủy chiến ở cửa Thị Nại )

Có 5 mgười phụ nữ bị bắt. Một thiếu nữ 16 tuổi rất xinh đẹp, một bé gái khoảng 12 tuổi, con của bà công chúa Bắc Hà (Ngọc Hân?) dung nhan tàm tạm, ba công nương khác tuổi từ 16 tới 18 da ngăm ngăm đen nhưng nhan sắc cũng dễ nhìn. Có ba hoàng tử tuổi từ 12 tới 15, con trai của công chúa Bắc Hà dáng dấp khả ái và cung cách khoan hòa.

 

Trong lúc Vua cha vừa đạt chiến thắng Ngụy quân thì vị thế tử nối dòng cuả ông là Hoàng tử Cảnh đang vật vã đau đớn trên giường bệnh. Dường như Thái tử chỉ còn chờ đợi tin chiến thắng của phụ hoàng để nhắm mắt lìa đời trong toại nguyện.”  (Barisi)

Bí ẩn về những cái chết nối đuôi nhau của hai người con lớn của Nguyễn Ánh. Hoàng tử Cảnh chết trước (ngày 20-3-1801), tiếp ngay sau đó hai tháng hoàng tử Hi cũng qua đời ngày (21-5 1801).

 

• Sáng tối Cảnh lẩm nhẩm đọc kinh và còn nói:

tôi không muốn làm Vua, nếu không vì có ý định làm cho cả dân tôi trở lại đạo.

• Tướng địch bị xiềng và điệu đến trước nhà Vua. Đương sự đã trả lời giọng lễ phép nhưng vẫn giữ được cung cách xứng đáng.

(Nguyễn Ánh) nói: “Ông là một tướng quân anh hùng, ta rất kính trọng nhưng dù sao cũng là một phần tử đã cầm gươm chống lại Vua của mình Dù vậy, ta biết cách đối xử với những đấng anh hùng, ta muốn làm nhẹ đi sự đầy đọa của ông...”

Bá Đa Lộc muốn buôn hai ông Vua một lúc và cái ông Vua tương lai từng được ông bế trên tay rèn luyện từ lúc chập chững biết đi mới đích thực là mục tiêu của “Bi Nhu quận công “.

Bá Đa Lộc và cuộc đầu tư phá sản

Ta nuôi ông lâu rồi, ban ơn phúc danh vọng cho ông nhiều rồi! sao ông không chịu lạy những đấng khuất của ta... ông không từng lậy các thánh của ông hay sao.... Họ cũng đã chết cả rồi không trở lại nữa.... Ông có muốn ta gửi ông đi Xiêm để Phật Vương bắt lậy Phật không...” Nguyễn Ánh

  

Thật ra các giáo sĩ chỉ muốn thay thế những thần linh lẻ tẻ bằng một thần linh lớn hơn, uy lực hơn đó là chúa Ky Tô nhưng họ đã thất bại.

 

Các linh mục Tây Giáo đã cố tạo nên một quốc gia trong một quốc gia, một cuộc nội chiến trong lòng một cuộc nội chiến.

 

“...Nếu đã có những rối loạn ở xứ này thì tôi sẽ tự nguyện khai thác ngay?...(Chaigneau gửi M Letondal)

 

• Ảnh hưởng Trung Hoa đã đào tạo một lớp cán bộ cai trị cốt tuỷ của mọi triều đại. Ảnh hưởng của đám quan văn chỉ tạm nhường bước cho đám quan võ trong một giai đọan ngắn của thời chiến, nhưng ngay khi có hoà bình, khi chế độ được củng cố là họ lại trổi lên nắm vai chủ động.

• Vụ nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc (ảnh hưởng Tin Lành) là một ám ảnh cho giới cai trị ở Việt Nam giai đọan hậu Nguyễn Ánh.

 

Tính từ lúc Hoàng tử Cảnh lấy vợ cho đến lúc Hoàng tử Đảm lên ngôi năm 1820 (29 tuổi), những người con của Hoàng tử Cảnh ít nhất cũng xấp xỉ tuổi của hoàng tử Đảm. 

Nếu được lên ngôi có nhiều hi vọng hoàng tử Cảnh sẽ thành một Minh Trị Thiên Hoàng của Việt Nam, vì được hấp thụ hai nền văn hoá và có kinh nghiệm trực diện với văn minh Tây Phương.

 

• Napoleon đệ I : (cuối thời Minh Mạng):

. Những tu si đó sẽ rất có ích cho ta tại Á Châu, Phi Châu và Mỹ Châu. Ta sẽ gửi họ đi thăm dò về tình hình các nước. Chiếc áo thầy tu sẽ bảo vệ cho họ và che giấu những ý đồ chính trị, thương mại.

 

Hạn chế sự hiểu biết giáo lý của các Thầy Cả là một chủ trương khôn ngoan, dù có giảm cấp tín lý Ky Tô xuống hàng thần đạo, nhưng lại khiến đức tin mang vẻ huyền nhiệm và dễ chuyền đạt vào quần chúng.

 

• “Hoàng nhi hãy yêu nước Pháp và người Pháp nhưng đừng để một tấc đất nào của giang sơn này rơi vài tay người Pháp.”.... (Trăn trối của vua Gia Long)

Những vụ tàn sát tiếp tục nhưng Minh Mạng cũng mau chóng nhận ra bạo lực đã thất bại. Ông không thể giết hết được mọi người Công Giáo.

Thập điều: 10 điều răn của đức hoàng đế

Biện pháp hữu hiệu và đơn giản hơn là thay thế tín lý của Tây phương bằng một thứ tôn giáo mới

ông sáng chế.

• Nhà Vua cũng ấn định những chi tiết hành lễ phức tạp, có người quỳ gối, có người phủ phục dưới đất kiểu như những linh mục dòng khổ hạnh nằm dài dưới đất.

 

 Thờ cúng tổ tiên.

 Người ta có thể có những mức tín ngưỡng khác nhau trên cái nền Tam Giáo, nhưng thờ cúng tổ tiên vẫn là mẫu số chung của mọi người Việt.

 

Xứ mạng truyền đạo, mang mầu sắc của tham vọng cá nhân khiến các linh mục Tây Phương trở thành ngạo mạn, cố chấp đối với các đức tin, văn hoá ngay cả luật pháp địa phương. Điều này là một cuộc thách đố nguy hiểm trong một chế độ phong kiến tập quyền, đưa lại bao tang thương cho giáo dân.

Có bao nhiêu người ngoại đạo theo đạo thì có bấy nhiêu người bạn của nước Pháp (Giám mục Puginier)

• Tất cả đất đai Bồ Đào Nha “tìm thấy” ở Phi Châu hay Á Châu đều thuộc “quyền sở hữu” của Bồ. Đây là những vùng đất tòa thánh đã thừa nhận (đã ban cho) Bồ Đào Nha, người Bồ được độc quyền buôn bán, ai vi phạm sẽ bị rút phép thông công !!!.

Là bạn, các ông cũng nên kính trọng các thần của nước ta nữa, đừng bắt chước những cha giảng lời chống lại thần linh, cấm thờ kính hay dẹp bỏ các tượng thần.. (Chúa Sãi)

Phép giảng 8 ngày: Chúng ta đã lật đổ được chính “sự dối trá đen đủi” là Thích Ca thì mọi huyền thọai mà ông tạo dựng lên sẽ tự nó xụp đổ...

Ở mặt trong đạo Phật còn tệ hại hơn nhiều vì chủ trương vô thần và thả lỏng đủ mọi lọai tội lỗi.

Đây là một thứ thuốc độc (Cố Đắc Lộ)

Hiến dâng sinh mạng, chịu khổ hình nhưng được đồng hóa, được hội nhập với thần linh (God) khiến con người hành xử như thần linh và bước vào thế giới phi vật chất.

Những người hiên ngang năn nỉ xin được “ân tử vì đạo” đã tự thánh hóa trước khi được phong thánh.

Máu của người hay xúc vật dùng trong các cuộc tế thần chính là tượng trưng cho nguồn sống linh thiêng của mọi sinh vật. Khi máu của người hay vật “được” hay “bị” hy sinh trong một nghi thức tôn giáo bắt đầu chẩy ra thì người ta cũng đồng thời nhận ra (chứng thực, witness) sự hữu hạn của thân xác vật chất cùng lúc với sự biểu lộ cái vĩnh cửu, tuyệt đối của một đời sống khác mang thánh tính.

Xác thầy André ngã xuống đất, giáo dân vây quanh thấm máu và chia nhau di tích. Riêng cha Đắc Lộ đã mang sẵn tấm vải mới để thấm tất cả máu từ năm vết thương chẩy ra và giữ như một thuốc thơm, một linh dược chữa lành mọi bệnh...”

• Tây Ban Nha đã đẩy mạnh một nỗ lực diệt chủng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Dân số thổ dân Mexico thời đó là 20-25 triệu giảm mau chóng còn non 3 triệu. Ở Peru từ 9 triệu xuống còn 1.3 triệu.

Thời hậu Lê, dân số Việt Nam khoảng 10 triệu. Một câu hỏi rùng rợn đặt ra là nếu người Bồ hay người Tây Ban Nha để mắt tới Việt Nam và áp dụng một chính sách tương tự như ở Nam Mỹ thì không rõ tiếng Việt còn tồn tại đến ngày hôm nay hay không?

• “ Bên đánh không hình, họ dễ cử động mà ta khó đo lường, bên giữ có hình, họ dễ trông thấy mà ta khó chu đáo, chọn thế thủ e có 6 điều không tiện.”

Các người biết rằng chiến thủ là khó mà không biết rằng hòa lại càng khó hơn”.(Vua Tự Đức) 

• ”Nếu toàn thể dân chúng An Nam là Công Giáo thì chúng ta sẽ lãnh đạo họ dễ dàng theo ý muốn. Quyền lợi của họ sẽ mau chóng hoà nhập với quyền lợi của chúng ta.  (Toàn quyền Paulbert )

 

• ”Nước Pháp phải thiết lập một chân đứng trong vùng thung lũng sông Mekong như một đối trọng với thế lực của Anh tại Ấn Độ. Khu vực này sẽ là một trạm tiếp liệu cần thiết cho hạm đội Pháp, đồng thời cũng giúp tăng cường uy tín của Pháp tại Viễn Đông. Quan trọng hơn cả là xâm nhập được vào cái thị trường béo bở ở miền Nam Trung Hoa mà cửa ngõ chính là xứ Đông Dương”.

 

• Nhìn vào hòa ước Harmand, Vương quốc Annam không còn thực sự hiện hữu nữa. Vương quốc này đã cáo chung cùng với vị thiên tử cuối cùng là hoàng đế Tự Đức.

 

• Vết đạn lủng lớn đã mờ rêu phủ, ngay dưới vết đạn thù này còn gắn một bảng đồng lớn với hàng chữ Souvenir de 1882 (kỷ niệm năm 1882). Tấm bảng ô nhục này nhắc nhở người Việt nhiều hơn người Pháp.

 

Thù hận này, như một lời trù ếm ma quái đã theo đuổi dân tộc Việt từ ngày Nguyễn Kim vào trấn Thuận Hóa cho đến ngày sông Gianh biến thành sông Bến Hải, những con chim Lạc Việt cất cánh từ Động Đình Hồ thủa nào vẫn không ngừng bước luân lạc khắp bốn phương trời thế giới.

Lời trù nguyền độc hại này đã được hóa giải chưa khi những người tù như nhà thơ Tô Thùy Yên trở về trên một đất nước bạc mầu tang thương để: “Khai mở đạo bùa thiên yểm”.

 

 

 

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

Quyển Hai

 

 

Vết đạn thù

Trên cổ thành Hà Nội

 

 

 

 

  Một biến cố lịch sử nếu được mô tả trong một cái nhìn cục bộ, sẽ có một hình dạng hoàn toàn khác khi người ta lùi ra xa quan sát và đặt nó trong một khuôn khổ lớn hơn.

 

 • Chỉ với môt hai tiểu đoàn quân Pháp, vài chiến hạm thực dân Pháp đánh đổ được vương quốc Đại Nam, khống chế dân tộc này trong gần 100 năm nhưng cũng chính những người nông dân dấy lên từ đất sống đã rửa nhục cho tổ quốc mình.

 

 • Ở thời điểm 1930, dưới sự bóc lột của cả thực dân lẫn bọn cường hào ác bá, căng thẳng xã hội đã đến tột cùng, vì thế, người nông dân Việt Nam chờ đợi và sẵn sàng nghe theo bất cứ ai, bất cứ lời xúi bảo nào mở cho họ chút hy vọng dành lại quyền sống.

 

Một trăm năm “khai hóa” của người Pháp, giữa trời đất bao la của nông thôn Việt Nam đã thấy nổi lên cái giáng trời u uất, hừng hực của một cơn giông bão lớn... Cơn bão này chẳng bao lâu sẽ hiệp sức với cơn bão loạn lớn nhất của thế kỷ, để toàn thể thế giới biết rằng vẫn còn một quốc gia Việt Nam, một dân tộc Việt tiếp tục chiến đấu.

 

 • Hồ Chí Minh? Một cán bộ Cộng sản vô tổ quốc, một anh nông dân chồi lên từ một bờ ruộng làng Kim Liên, một nhà ái quốc, một tội đồ của dân tộc. Hãy tìm những lý do để thù ghét Hồ Chí Minh...

 

 No Ho ...Yes Ho...Who’s Ho !

 

 Ai đã đưa Hồ chí Minh

 vào đường Cộng Sản?

 

 • Khi “ GUỒNG MÁY” một chế độ độc tài đảng trị đã kiện toàn nó sẽ không dung tha, không để bất cứ ai cưỡng lại, kể cả những người đã sáng tạo ra nó. Mọi răng cưa, đinh ốc đều mài sát lẫn nhau nhưng vẫn phải tựa vào nhau để tồn tại. Lenin hay Hồ Chí Minh thì cũng vậy thôi.

 

 • ...Không được... phải kìm giữ họ mãi trong vòng nô lệ”. (Báo Tương lai Bắc Kỳ)

 

 * Toàn quyển Doumer

  Khi nước Pháp đến Đông Dương thì dân tộc Annam đã sẵn sàng để làm nô lệ

 

 * Nhà văn Pháp Andre Malreaux:

?????•  Mọi người Việt biết tư trọng đều phải là những nhà cách mạng (tout Annamites qui se respectent doive etre revolutionaires).

 

 * Nhà cách mạng Phan Chu Trinh:

 • “Không bạo động, bạo động là chết, không vọng ngoại, vọng ngoại là ngu.

 

 * Anh Nông dân Hồ Chí Minh:

 • Nhân danh toàn thể nhân loại, nhân danh những đảng viên của đảng xã hội, Tả hay Hữu Khuynh, chúng tôi kêu gọi.... các đồng chí.... Hãy cứu chúng tôi....”

 * Nguyễn Thế Truyền 

 • Chúng tôi chỉ là những người nô lệ muốn có tự do, chúng tôi là 20 triệu con người bị áp chế muốn dựng nên một quốc gia Độc lập... vậy thôi... không hơn, không kém ...đó là đảng của chúng tôi... đảng của ĐỘC LẬP, DÂN CHỦ VÀ HOÀ BÌNH

 

 • Người nông dân Việt Nam không ù lỳ, không thụ động, cũng không hèn nhát... Họ sẽ chiến đấu nếu được chỉ cách chiến đấu... họ sẽ chiến đấu nếu được tổ chức, được dìu dắt và có võ khí trong tay.

 

 •Lenin: Đảng viên phải sống, phải ăn, thở và mơ mộng cho một chuyện duy nhất là cách mạng. Họ phải sẵn sàng nói dối, lừa gạt, giết người nếu những điều này phục vụ cho quyền lợi của đảng, và nếu đảng muốn họ làm những điều này.

 

Không... Người Annam chúng tôi là những nông dân, bị chôn sống trong đêm tối mịt mùng, không báo chí, không có một ý niệm nào về những gì đang xẩy ra ở thế giới bên ngoài... chúng tôi sống trong đêm tăm tối thực sự.”

Nguyễn Ái Quốc trả lời thi sĩ Nga Osip Mandelstam

 

Stalin là điển hình của lòng thù hận kiểu Á Châu. Tâm hồn ông ta in đậm sự sợ hãi, nghi kỵ và khao khát báo thù khi bị va chạm. Ông ta không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, và đẩy sự thù hận này tới mức độ tận cùng của sự phi lý, hàng triệu sinh mạng con người được đẩy vào lò sát sinh mà không cần một lý do rõ rệt, không một thoáng do dự, bán đứng đồng chí cho cảnh sát, vu cáo để đồng chí sát hại lẫn nhau như một chuyện đương nhiện.

 

 “ Trong mục tiêu kiến tạo một xã hội mới của thế giới, được cai trị bởi quyền tự quyết của con người, một thế giới không có những âm mưu chính trị và chiến tranh, sẽ có một hiệp hội các quốc gia để duy trì sự công bằng cho mọi quốc gia trên thế giới”.

Ở giai đoạn 1918 phải hiểu đó là những lời rao giảng của một đức tin mới, một thứ nước cam lồ đánh tan niềm tuyệt vọng của những người làm cách mạng Việt Nam.

 

• Vết đạn lủng lớn đã mờ rêu phủ, ngay dưới vết đạn thù này còn gắn một bảng đồng lớn với hàng chữ Souvenir de 1882 (kỷ niệm năm 1882). Tấm bảng ô nhục nhắc nhở người Việt nhiều hơn người Pháp.

 

 • Nhượng Tống khi đi tù Côn Đảo.)

 “Dậy đi giữa lúc đời đang ngủ

 Ai có cùng ta một tấm chung ?”

 

 

 

 

  

 Trong Mắt Bão Lịch Sử

Tập 3

Mầm Giông Bão

 

 

 

 • Lenin: Cách mạng phải được thực hiện bằng máu và bạo lực. Gươm sắc là võ khí của cách mạng. Mọi phương tiện phải được tận dụng.

 

 • Comintern, Nam Phương Cục, Đông Phương cục Đông Nam Á Sự Vụ (Dalburo), Nanyang (Nam Dương), Hồ Chí Minh thuộc cục nào.

 

• Sẽ không thể hiểu những hành động của Hồ Chí Minh nếu không tìm hiểu về cái gọi là sách lược Đông Phương của Stalin.

 

•Cộng Sản đã xâm nhập vào Việt Nam Quốc Dân Đảng ngay từ ngày đầu vì trong dự thảo tôn chỉ đảng có đặt vấn đề nghĩa vụ “làm cách mạng thế giới?”

 

• Khó tin nhưng có thật: Đồng Minh Hội của Trung Hoa chỉ là một sản phẩm của tình báo Nhật trong đảng Hắc Long, Quốc Dân Đảng Tầu tiền thân của Trung Hoa Quốc Gia cũng chỉ là con đẻ của Cộng Sản Nga.

 

• Bí mật đằng sau Hoàng Phố Quân Học Hiệu nơi Hồ Chí Minh, Mao Trạch Dông, Chu Ân Lai, Tưởng Giới Thạch cùng hoạt động dưới sự chỉ điểm của cặp tình báo quân chính Borodin-Galen.

Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc đều được Cộng Sản Nga Huấn luyện. Trường Tôn Dật Tiên ở Mouscow là cơ sở huấn luyện cán bộ quân chính quan trọng tại Nga.

 

Li Kwei hay Lý Thụy là Hồ Chí Minh hay là Chan Fu hoặc Trần Phú. Ai là tổng thư ký đầu tiên của đảng Cộng Sản Đông Dương.

 

•  HCM: “Có lúc tôi từng có một mái gia đình!”

 ( Tâm sự với Harold Isaac và Bernard Fall)

“Lúc ông cụ qua đời còn nắm chặt trong tay một túi gấm có những lọn tóc và một chiếc hài kiểu Tàu

 (Lời kể của Nguyễn Tuân)

 

• Tháng 5 năm đó, Hồ Chí Minh lưu luyến chia tay Tăng Tuyết Minh, “em phải bảo trọng đợi tin tức của anh... ổn định nơi chốn một chút là anh đón em ngay....”

 

• Sau khi biết chủ tịch Hồ Chí Minh chính là chồng mình, Tuyết Minh vội “báo cáo” với tổ chức và gửi một số thư nhờ đại sứ Việt Nam ở Bắc kinh là Hoàng Văn Hoan chuyển về Việt Nam, nhưng những thư đó như “đá chìm biển khởi” không hề được gửi đi.

 

• Nghi án Minh khai: Một người như thế, là một trong hàng triệu nhân vật của lịch sử, nếu có được nhắc tới, dù chỉ một dòng trong lịch sử Việt Nam nhất thiết không thể được đề cập đến mà không có sự kính trọng, nghiêm chỉnh.

 

 •  Mối liện hệ tình cảm giữa Hồ Chí Minh và người nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai khó có thể xẩy ra trong cái hình thái bình thường của một cặp vợ chồng.

• Tôi chịu trách nhiệm về mọi biến cố chính tr Tôi là thủ phạm thực sự và duy nhất.... 

 Kẻ thù của các ông

 Nguyễn Thái Học

 

• Một ký giả Pháp theo dõi cuộc hành quân đàn áp Cổ Am

Nhà cầm quyền thuộc địa tuyên bố cần phải trừng phạt nguyên cả làng .  Cổ Am bị oanh tạc ngày 16/2/1930 với một phi đội 5 phi cơ. Sau khi thả 57 trái bom các phi cơ còn xả súng đại liên xối xả xuống khu vực làng này và vùng phụ cận....

 

  Xô Viết Nghệ Tĩnh tái diễn bài học Yên Bái...Trời ơi... làm sao mà biết được. Họ biểu tình để đưa cho quân kháng chiến kiến nghị chống thuế.... Họ cho rằng thuế má qúa cao. Tất nhiên cuộc nổi loạn nào chả bắt đầu như vậy!!! Chúng tôi ra lệnh cho họ dừng lại, nhưng đám biểu tình không chịu nghe lời, cứ băng qua rào cản khiến phải nổ súng... Sau đó còn phải gọi cả phi cơ tới oanh tạc, thả bom nữa. Đợt đầu khoảng 200 tên bị hạ, bọn còn lại chạy như thỏ...”

 

• De Gaulle: Nước Pháp thua một trận đánh nhưng không thua một trận chiến. Đông Dương vẫn là xứ Đông Pháp, thuộc địa mỹ miều của nước Pháp.

 

• Sử gia Michael Charlton :

“Trong giai đọan từ tháng 8 tới tháng 9-1945, Hồ đã nhiều lần nói với tôi là ông không kỳ vọng gì ở người Nga. Liên bang Xô Viết sau chiến tranh đang theo một con đường sai lầm? (Bad way) và đang ở trong một tình trạng bê bết nên không thể chờ đợi được gì ở người Nga.”.

 

 

• Nước Pháp 1941, đầu hàng ở Âu Châu, chịu nhục ở Á Châu, và một ngày trong tương lai, chính người Viẹt cũng đứng dậy, lớn tiếng nói với thế giới là người Pháp không đủ khả năng bảo vệ chính họ, làm sao có thể bảo vệ Việt Nam....

 

• Với cuộc đàn áp diệt chủng tại Georgia hay tại Ukrain, Hồ hiểu rằng cuối cùng vẫn chỉ còn quyền lợi của những quốc gia riêng rẽ, Việt Nam không mang lại lợi lộc gì để có thể mong đợi một yểm trợ cụ thể và tận tình của Nga, nhân danh chủ nghĩa Cộng Sản.

 

Nước Mỹ phải ra khỏi cơn mộng du “Cô lập chủ nghĩa”, để mạnh dạn chấp nhận đối đầu trong vai trò lãnh đạo một thế giới mới, một thế giới mở rộng cửa chào đón nền kỹ nghệ đầy sinh lực và sức sống của Hoa Kỳ nhưng đói thị trường tiêu thụ....

 

• ?Open Door là ý định ngăn chặn sự bành trướng lòng tham lam của thực dân Âu Châu tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Trong những năm giữa của thế kỷ 19, 2/3 thị trường thế giới lọt vào tay những đế quốc thuộc địa

 

 

• ....Chính phủ Mỹ cũng chưa bao giờ và dưới bất cứ hình thức nào đồng thuận việc người Pháp nhượng đất cho Nhật Bản ....

 

Atlantic Charter (Hiến Chương Đại Tây Dương) là một văn kiện mà một người làm cách mạng Việt Nam vô danh tên là Nguyễn Ái Quốc thuộc nằm lòng và không ngừng viện dẫn trong suốt cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp).....

 

 

Atlantic Charter “Ngọn đuốc dẫn đường đưa tới hi vọng cho những dân tộc, những quốc gia đang thống khổ dưới ách của chế độ phát Xít và... thực dân.” Riêng ở Việt Nam, đối với một người tên là Hồ Chí Minh, bó đuốc này đã mang lại sức bùng vỡ của một ngọn hỏa diệm sơn, và ông ta đã thuộc lòng nó hơn là một bản kinh thánh, hơn cả những hứa hẹn của một thiên đường Cộng Sản xa vời.

 

Người Annam không ủng hộ người Pháp cũng không theo người Nhật.... Họ chỉ là một đám người làm culi nô lệ, nhăn nhúm, rên rỉ và nhút nhát... nửa lừa, nửa dê, nhát như thỏ”....

Tại Hà Nội, lần đầu tiên tôi được nhìn một người da trắng tát một người bản xứ... Bọn Tây chọn những anh phu xe dẫn đầu, đã kiệt sức, thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại rồi bắt anh ta phải làm tình với cô gái điếm, trong lúc bọn Tây đứng coi phim con heo sống động...

 Theodore H White

 

Hồ rất thích những huyền thoại. Có lẽ đây cũng là dụng tâm của Hồ Chí Minh khi trả lời một câu hỏi về đời tư của Brenad Fall :

 “ Người già có những niềm bí mật riêng của mình và không muốn chia xẻ với bất cứ ai”.

 

 Trong đà chiến thắng hiên tại của người Đức tại Âu Châu, Nhật Bản tin rằng chẳng bao lâu Anh Quốc cũng sẽ gục ngã, và đây là cơ hội tốt nhất để hốt những quyền lợi của thực dân Anh, Hoà Lan tại phía Nam Á Châu.

 

 •  “chính những con người nhăn nhúm, rên rỉ, nửa lừa nửa dê nàyđã hạ nhục Hoa Kỳ trên bãi chiến trường” (Theodore H White)

Hành động của Nhật tại Đông Dương đe dọa an ninh của nhiều khu vực khác tại Thái Bình Dương kể cả Phi Luật Tân. Điều này đã được chính phủ Mỹ quan niệm là có liên quan trực tiếp tới an ninh sinh tử của quốc gia này....

 

• Vạn lý trường chinh:

Để lại đằng sau 20.000 thương binh, đàn bà trẻ con, và lực lượng 6000 binh sỹ, để đánh cản hậu cho chủ lực, 100.000 quân Cộng Sản, khởi sự một cuộc cuộc di tản thê thảm dài 6000 dậm.

 

 Con Đường Lụa hay (The Silk Road) là một tuyến thương mại cổ xưa nhất, và cũng là huyết mạch giao lưu chính của nền văn minh nhân loại, giữa Á châu và Âu Châu trước khi người ta khám phá được con đường hàng hải tới Ấn độ. Nếu tin vào thuyết nhà Phật thì phải là một cơ duyên kỳ lạ mới đưa đẩy một anh chàng nông dân xứ Nghệ ở cái đuôi của đại Lục Á Châu được cơ may lưu dấu chân trên con đường huyền thoại này.

 

Sáu năm ở ẩn với đệ Bát lộ Quân, Hồ cũng được chứng nghiệm toàn bộ những bước thăng trầm, những ưu khuyết điểm của Mao trong việc phát động một cuộc cách mạng từ ngày chui rúc trong hang động ở Diên An, cho đến ngày chia đôi nước Tầu.

 

 Á Châu phải là biểu tượng quyền lợi kinh tế mai hậu của Hoa Kỳ không thể bị thao túng bởi Âu Châu. Thái Bình Dương được quan niệm như một Địa Trung Hải của Hoa Kỳ. Bên kia bờ Thái Bình Dương, (The Pacific rim) trong đó có vương quốc Annam là cả một vùng trời đầy hứa hẹn.

 

 

 

 

Trong mắt bão Lịch sử

 

 Tập 4

  

 CUỖNG PHONG ĐÃ NỔI

 

"Ráng đằng Đông vừa trông vừa chạy!

Tục ngữ Việt Nam

 

Đại Đông Á &

Đại Âm mưu

 

Tham vọng của Nhật được giới lãnh đạo Hoa Kỳ thầm kín nhìn như mọt công cụ để thanh toán quyền lực của thực dân trong khu vực Á Châu

mà không cần sự nhúng tay trực tiếp của Hoa Kỳ.

 

 • Từ Phương Đông, ở cực Bắc của đại lục Á Châu, một ngọn kình phong vừa dấy lên báo hiệu nhân lọai sắp buớc vào một cơn bão lốc hung tàn chưa từng thấy, sẽ ảnh hưởng tới mọi con người trên quả địa cầu này....

 

 • Phải thanh toán hạm đọi Mỹ tại Thái Bình Dương trong một trạn thư hùng một sống một còn sau đó sẽ điều đình ngay để yên tâm khống chế, khai thác toàn bộ Á Châu.

 

• Trusteeship sẽ là biện pháp để đánh gục đám thực dân, các cựu thuộc địa được giải phóng sau chiến tranh sẽ trao cho một số quốc gia quản trị và huấn luyện trong một thời gian nhất định dưới quy chế Trsteeship (tù giam lỏng) trước khi được trao trả độc lập

 

 • “ Mối đe dọa cho hòa bình thế giới trong tương lai sẽ không phát khởi từ Nga Xô mà từ phía những cường quốc thuộc địa, đặc biệt là Anh Quốc.”

 T. T. Roosevelt

 

• “ Tôi sẽ làm bất cứ diều gì để thấy Đông Dương được độc lập”. Khi Nhật Bản đã bị đánh gục thì ảnh hửơng của Nga tại Á Châu sẽ bị thay thế bằng ảnh hưởng của Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch). 

 T.T Roosevelt

 

• ”KHÔNG......”Phải là một nền độc lập thực sự cho Đông Dương, đây là một chính sách quốc gia mà bộ ngoại giao phải theo đuổi.

 T.T Roosevelt

 

Người Nhật có thể thắng hoặc thua, đến rồi đi nhưng lòng khát khao độc lập của người Việt đã nhen nhúm, sẽ từ đó lì lợm lan dần thành trận hoả thiêu chế độ thực dân Pháp. Trong âm thầm người Việt đã nhận ra là ngọn gió thời thế đã đổi chiều, sẽ có lúc trở thành một cơn bão dữ đánh ngã lá cờ tam tài (cờ Pháp).

 

 • Tám năm cách ly (từ sau khi bị bắt ở Hương Cảng năm 1831) người sinh viên số 19 bí danh là Lin bị cắt đứt khỏi những sinh hoạt của đảng Cộng Sản quốc tế

 

Chennault bị hớp hồn ngay trong lần đầu tiên gặp Tống Mỹ Linh (vợ Tưởng Giới Thạch).

Tôi đã quỵ té ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên ngay khi người đẹp bước vào phòng tràn ngập trong một nguồn sinh lực và nhiệt tình.”

 

 • ”Tôi đã nói cho Tưởng biết là ông ta nên sẵn sàng để tiếp thu Đông Dương từ tay người Pháp

 

 

khi chiến tranh chấm dứt. Người Pháp thiếu bổn phận với Đông Dương nên đã tự hủy bỏ chủ quyền của họ trên mảnh đất này”. Roosevelt

 

“Nếu có thể xác nhận là bạn của ông ta (tướng Chennault xếp chúa của phi đoàn Cọp bay),

thì cũng đáng giá hơn là khoản tiền thưởng 50.000 cứu phi công Mỹ”. Hồ Chí Minh

 

• Tổng lãnh sự Mỹ tại Côn Minh xin chỉ thị của bộ Ngoại Giao về việc cấp chiếu khán cho một người An Nam tên Hồ Chí Minh sang Hoa Kỳ làm việc.

 

• Một trăm mười ba năm sau, một ông đại uý thứ nhì của Hoa Kỳ lại ghé bến Á Châu. Cũng như hải quân đại uý Edmund Robert. Đại uý Patti không hề được nhắc nhở tới trong trong lịch sử Việt Nam, hoặc chỉ được biết đến như một bóng ma, một huyền thoại không có thật, mặc dù, trên thực tế chính sự đóng góp tưởng như quá nhỏ nhoi của ông đã làm lệch đi cán cân lịch sử Việt Nam cận đại.

 

• Giữa rừng già Bắc Việt, người đàn ông Á Đông bận một bộ đồ complet trắng toát, cravate đen, giầy đen, đầu đội một “mũ phớt” cũng mầu đen Tôi là Văn. (Võ Nguyên Giáp)

 

• Hồ Chí Minh và đường dây tình báo GBT:

Co ro trong một xó nhà, là một ông già hai mắt nhắm nghiền, trên người phủ một tấm chăn như một cái giẻ rách, lớp da người ốm vàng khè của một người bị sốt rét nặng căng trên một bộ xương khô, lơ thơ dưới cằm vài cọng râu tua tủa.

 

• Võ Nguyên Giáp: “Không hiểu sao một đại uý Hoa Kỳ là Patti lại có cảm tình với Việt Nam”... Không hiểu, cố tình không hiểu, hay vì sau này, khi cái bóng của Võ Nguyên Giáp đã quá lớn, quá cao ngạo để ông có thể cúi xuống bắt tay người bạn cũ, để nói một câu ngắn ngủi ...Cám ơn... Thank you...

 

• ”Nếu quả thật người Pháp sẽ trở lại Việt Nam như một đế quốc để bóc lột, để tùng xẻo và giết hại người Việt thì chúng tôi có thể bảo đảm với họ và mọi dân tộc trên thế giới là toàn thể nước tôi từ Nam chí Bắc sẽ được hỏa thiêu thành tro bụi, ngay cả điều đó có nghĩa là phải hi sinh mọi sinh mạng, kể cả đàn bà con trẻ. Đất nước này sẽ được nhận chìm trong một biển lửa cho đến phút cuối cùng.

 (Hồ chí Minh và đại uý OSS Patti)

 

• ”Phải chăng Atlantic Charter chỉ được áp dụng cho người da trắng ở Âu Châu, còn người dân thuộc địa da màu và Châu Phi thì bị gạt bỏ ra ngoài”.  (Hồ Chí Minh chất vấn Patti)

 

• Lối thoát duy nhất, cơ may cuối cùng, cũng là một niềm bí ẩn, một mê hồn trận đối với Hồ Chí Minh đó là cái yếu tố Hoa Kỳ. “Làm sao đạt được ít nhiều cảm tình của Hoa Kỳ ?...”

 

• ”Chiến tranh đã chấm dứt. Đây là chuyện tốt lành cho mọi người, riêng tôi, chỉ thấy buồn vì tất cả những người bạn Hoa Kỳ chẳng bao lâu nữa sẽ giã từ chúng tôi để ra đi. Khi các bạn đã bỏ đất nước này ra đi cũng có nghĩa là mối giao tình giữa ông (Fenn) và chúng tôi sẽ trở nên khó khăn hơn.

Chúng ta đã chiến thắng, nhưng chúng tôi những quốc gia nhỏ bé và bị trị không được hưởng gì trong chiến thắng này, dù chỉ là một phần nhỏ bé trong cuộc chiến thắng của tự do và dân chủ. Hồ Chí Minh

 

• Người đàn ông lớn tuổi, dáng gầy ốm, hơi thấp, khoảng 50 hoặc 60. Ông ta lại gần Patti, nụ cười ấm áp, thân mật, bắt tay khách và nói bằng tiếng Anh một cách thoải mái tự nhiên “Welcome.... my good friend...”

 

• Patti đưa mời Hồ một điếu thuốc Mỹ hiệu Chesterfield. Đôi mắt ông già Hồ như sáng lên một cách thích thú, thò bàn tay có những ngón dài thanh tú ra rút lấy một điếu... và nói chống chế “Hút thuốc là một tật xấu lớn của tôi...”

 

• Đêm 9/3 Nhật đột nhiên tấn công mọi vị trí của Pháp, toàn bộ lực lượng của Pháp đành bó tay, 99,000 sĩ quan, binh sĩ Pháp bị bắt trọn ổ, chỉ còn 9000 quân của Sébattien và Alessandri thoát được qua Lào và Trung Hoa dưới sự truy kích gắt gao của Nhật Bản.

 

• Cái tên Lou Conein này sẽ còn xuất hiện nhiều trong lịch sử Việt Nam, trong tập thể những phù thủy trong hậu trường chính trị, bên cạnh những Patti, Lansdale và nhiều bóng ma vô danh khác đã nhào nắn đưa đẩy lịch sử Việt Nam cho đến ngày chót của 1975.

 

Mặt Nạ” (bí danh của Việt Minh) thù nghịch với quân đội Pháp ở Đông Dương vì nó là quân đội của chính phủ Vichy theo phe Phát xít nhưng lại sẵn sàng cộng tác với De Gaulle vì đó là phe kháng chiến.”

 

• Người Anh Mountbatten đang dùng chiến cụ của Hoa Kỳ để giúp đế quốc Pháp phục hồi quyền cai trị ở Đông Dương. Khắp Á Châu hiện nay người ta cho rằng Hoa Kỳ ủng hộ đế quốc thực dân hơn là muốn thấy Á Châu dân chủ tự do.

 Hurley (Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Hoa1946) 

 

 Tại hội nghị Postdam, vì Trung Hoa không được tham dự, Người Anh vận động quyết liệt đưa đến quyết định chia vùng giải giới quân đội Nhật ở Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Một nửa phía Nam Việt Nam cho người Anh và một nửa cho Trung Hoa. Người Pháp bám theo đuôi người Anh ở Nam Vĩ tuyến 16 được người Anh trao võ khí. Cuộc chiến Đông Dương thực ra đã bắt đầu từ phút đó...?

 

• Tân tổng thống Truman ngày một lưỡng lự hơn trong nỗ lực giải thể chế độ thực dân theo quan điểm của cựu Tổng thống Roosevelt.

 

• Đại hội Tân Trào : Lính Mỹ trong căn cứ, súng Mỹ mới tinh, thêm hình ông tướng cọp bay thân tặng: Việt Minh đã được Đồng Minh thừa nhận!

 

• Thử lửa đầu tiên: Trận đánh Thái Nguyên

Đây là trận thử lửa đầu tiên của lực lượng Việt Minh. Trận đánh này kể như trận đánh mở màn của điều mà người ta gọi là Quân đội Nhân Dân Việt nam sau này  

 

• Rất nhiều người còn sống và có đủ thẩm quyền để viết lại, để mô tả chính xác về Hồ Chí Minh đã không đủ ngay tình để trả nốt món nợ cuối cùng với lịch sử, đó là tách hẳn mình ra khỏi mọi guồng máy, mọi tổ chức, mọi quyền lực để nói về Hồ không phải như một lãnh tụ cần phải phong thần và sùng bái cho mục tiêu chính trị, mà như một nhân vật lich sử bằng xương bằng thịt.

 

 

Trong mắt bão Lịch sử

Tập 5

Bình minh của một dân tộc

 

• Ngoại trưởng Hoa Kỳ “người Nhật chỉ đầu hàng với người Tầu ở Bắc vĩ tuyến 16 và với người Anh ở phía nam vĩ tuyến 16 không có chuyện đầu hàng với Pháp hay Việt”.

 

• Toán xâm nhập 6 người Pháp mật danh (Lambda) đã nhẩy dù xuống Huế mưu định tiếp xúc với Bảo Đại bị Việt Minh bắt trọn ổ.

 

• Mọt chính phủ bù nhìn thân Pháp, dù chỉ tồn tại trong một ngày cũng đủ, vì kể từ phút đó người Pháp sẽ đánh bài bây, tự coi như có chính nghĩa để can dự vào Việt Nam mà chính Hoa Kỳ cũng đành bó tay.

 

• Ủy ban trung ương Việt Minh: Dân chúng Đông Dương mong muốn có một quy chế tương tự như Phi Luật Tân trong một thời gian vô hạn định. (xin Hoa Kỳ bảo hộ)

 

• Kế hoạch A (Alpha) OSS sẽ đáp xuống phi trường Bạch Mai, ở đó sẽ có một biệt đội nhỏ của “quân đội giải phóng” Việt Nam đón tiếp.

 

• Lê Trung nghĩa: “Ủy ban cách mạng thành phố Hà Nội chào mừng và xin được đón tiếp phái đoàn Đồng Minh. Uỷ ban sẽ cung ứng mọi bảo vệ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam.

 

• Người Pháp đòi hỏi người Mỹ phải tổ chức ngay cuộc hành quân cảm tử với sự đóng góp của một số người Pháp tình nguyện lấy từ đám tù binh để “trừng phạt bọn Nhật, đồng thời giải cứu Sainteny và các tù binh Pháp.”

 

Để cứu vãn và xoá bỏ vết chàm cộng tác với Nhật: tổng bộ bí mật Việt Nam Quốc Dân Đảng ra lệnh các đồng chí từng “hi sinh đứng ra thân Nhật” như Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống xin rút lui khỏi đảng !

 

• Đại Việt (Quốc Dân Đảng ): “ mục đích của cách mạng là dành lại độc lập cho tổ quốc, Việt Minh hay bất cứ đòan thể nào thành công cũng giống nhau.

 

• Quốc Dân Đảng Lê Khang: “Nếu để Cộng Sản nắm được chính quyền Việt Minh sẽ khủng bố, tiêu diệt phe quốc gia rồi vu cho họ là Việt gian”.

Các anh không chịu nghe tôi, một ngày gần đây khi Cộng sản nắm vững tình hình, các anh sẽ không có đất mà chôn.”.

 

•? Ta nhớ mùa thu xưa nước về

 như sóng cờ lên Khi quân về thủ đô

 Đỗ Nhuận

 

• ”Lực lượng Việt Minh chiến đấu bên cạnh lực lượng Hoa Kỳ tại Bắc Việt sắp về đến Hà Nội để đá đít bọn Pháp áp bức từng bỏ chết đói hai triệu người Việt.”

 Solosieff một người Nga giữa Hà Nội 1945: Quốc gia có “phương tiện” nhất để tái thiết Đông Dương, giúp người Việt Nam tiến tới tự quản trị chỉ có Hoa Kỳ. Người Cộng Sản thế giới phải tự lo liệu cho thân mình trong lúc “quê mẹ Nga Xô!” tìm cách phục hồi!

 

• Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời đã thành lập. Chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu nhà Vua thóai vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập nước nhà”.

 

 

• “Tại sao OSS để cho người Pháp đến Hà Nội trước người Trung Hoa. Phải chăng người Pháp đã được Hoa kỳ cho trở lại Đông Dương?”

 Võ Nguyên Giáp

 

• “ Nguyễn Mạnh Côn cố tình bôi nhọ Viẹt Minh nhưng sự trình bầy của ông đã gián tiếp xỉ nhục, thóa mạ hào khí bừng bừng của cả một dân tộc trong men say tự do, độc lập.

 

• “ Sẽ không đích thân gặp Sainteny nhưng cho bộ trưởng bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt với điều kiện Patti đi cùng.”

 Hồ Chí Minh ?

 

• ”Giây phút đó, Sainteny không thể mường tượng nổi là ông ta đang đối đầu với một con người mà lịch sử sau này ghi nhận là tác giả của việc làm xập đổ toàn diện đế quốc Pháp tại Viễn Đông.... (nếu không nói đã khơi mào cho việc giải thể chế độ thực dân trên toàn thế giới từ Algerie tới Congo).” 

 Đại Uý OSS L. Patti

 

 “Công dân Vĩnh Thụy”:

Đây cũng là cái tước hiệu cao quý nhất trong lòng mọi người Việt 1945, “được làm công dân trong một quốc gia độc lập và tự do”. Cái tước hiệu này cũng được Hồ Chí Minh hứa hẹn sẽ được ban bố cho mọi người Việt.

 

• Ông có thực sự định dùng những lời lẽ của tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ trong trong một Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam hay không?

Hồ ngồi xuống ghế, hai tay ôm vào nhau, những ngón tay chạm nhẹ vào đôi môi như một người đang thiền định, đang trầm mặc suy tư một chuyện gì đó. Rồi ...với một nụ cười nhẹ hiền lành, ông ta nhỏ nhẹ hỏi Patti.

“Theo ông tôi có nên bỏ những lời lẽ này đi không?”

 OSS Patti

 

• Người Mỹ không hiểu tâm lý mấy thằng Annamite, họ sẽ không bao giờ dám tấn công lính Pháp vì họ đã quá quen sự kính trọng uy quyền của người Pháp.

 

• ”Tôi chỉ muốn nhìn lá Cờ Tam Tài của nước Pháp phất phới bay trên dinh thống sứ này một lần nữa. Mọi chuyện còn lại đều không quan trọng.

 Sainteny

  

• Không... người Việt cần có một đổi thay tòan diện, họ cần phải có một thôi thúc mãnh liệt đứng dậy đòi lại xứ sở của họ, Việt Nam phải trở thành một mảnh đất tự do, độc lập, dứt hẳn mọi ách thống trị của ngoại xâm.

 Patti

 

Ngày mai độc lập rồi

 

 • Tôi đã mời hai người bạn Mỹ tới dùng cơm trong cái đêm trừ tịch của nền độc lập Việt Nam là để bầy tỏ lòng biết ơn của chính tôi, các đồng chí của tôi đối với chính phủ Hoa Kỳ, đã dành những ủng hộ tinh thần và vật chất cho phong trào Viẹt Minh trong giai đọan vừa qua.

 (Hồ chí Minh)

 

 • Một cái bóng nhỏ bé, áo khoác kiểu cọ rất lạ, cổ cao, đội trên đầu một thứ nón gì đó ....Đó là Hồ Chí Minh.

 

 • “Chúng tôi, những thành viên của Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, long trọng tuyên cáo với tòan thế giới là Việt Nam có thẩm quyền là một quốc gia tự do và độc lập..... trên thực tế chúng ta đã có tự do độc lập rồi.”

 

 • Hồ Chí Minh, hiện nắm quyền nhưng ở trong thế cưỡi cọp. Tư thế của ông ta rất mong manh, Hoa Kỳ lại chưa có liên lạc ngoại giao với chính phủ cách mạng lâm thời của Việt Nam do đó cũng không có cách nào yểm trợ được chính quyền này. (đại sứ Gauss)

 

• Long Vân cắn câu chấp nhận cho cánh tay mặt của mình là Lư Hán sang Việt Nam. Giai đoạn hai là đảo chánh viên lãnh chúa quân phiệt này.

 

• Tiêu Văn chậm chạp đứng dậy, một tay chống nạnh tỳ vào bao súng, cái dáng điệu trịch thượng sếp sòng của ngừơi Á Đông mà người Việt Nam có thể nhận ra ngay....

 

 

• Trần Văn Giàu:

-Có ai thừa nhận một quan tòan quyền cai trị xứ ta không ?

-Có ai chịu bó tay để bọn thực dân ra mặt hay giấu mặt trở lại Việt Nam không?

 Không...Không...Không !!!

 

• Tôi đê nghị đồng bào cả nưóc, và chính tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn môt bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa.

  (Hồ Chí Minh)

 

• Sainteny: Chắc rằng ông Giáp cũng đã biết qua những kinh nghiệm quá khứ của lịch sử Việt Nam, một khi người Trung Hoa đã vào Đông Dương thì họ sẽ ở lại rất lâu...

 

• Võ Nguyên Giáp: Đây không phải lần đầu người Tầu tới Việt Nam nhưng rồi họ cũng sẽ không thể ở lại lâu....”

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

Tập 6

Về Ngọn Sông Hồng

 

 Từ sơ bộ đến Việt Bắc

 

• Garcey phóng thích và trang bị vũ khí cho tù binh Pháp. Đám lính Lê Dương đi lêu nghêu trong thành phố thả lỏng sự thỏa mãn thú tính của mình. Sàigon trở thành bãi chiến trường của một đám thú dữ xổng chuồng.

 

• Người Anh đuổi Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời khỏi phủ toàn quyền, gián tiếp phủ nhận tính cách pháp lý của một chính quyền Việt Nam.

 

• Cedile (Cao uỷ toàn quyền Cộng hoà Pháp) “tương lai chính trị của Đông Dương chỉ có thể được thảo luận sau khi người Pháp đã hoàn toàn tái lập được quyền cai trị.

 

• Trần Văn Giàu: “Pháp phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam trước khi hai bên có thể khởi sự thảo luận”.

 

• Phe Troskyste:bọn phản bội cách mạng.” Trần Văn Giầu đã bán đứng Việt Nam cho nguời Pháp

 

• Tướng Garcey: “Ở Đông Dương bọn dân bản xứ đã tự động công bố nền độc lập mà không có sự đồng tình bằng lòng của người Pháp. Đây là một tiền lệ không tốt cho toàn bộ chế độ thực dân nói chung.”. 

 

• Phạm Văn Bạch: “Lực lượng Anh dùng võ lực chiếm đóng các công thự của chính phủ Việt Nam tại Nam Bộ. Qúy vị có thể chờ đợi một cuộc biểu dương lực lượng để xác nhận quyền tự quyết độc lập của dân chúng Annam.

 

• Đêm 18/9, Trung tá Dewei (OSS Nam vĩ tuyến 16) họp mật với Trần Văn Giầu, Phạm Văn Bạch, giám đốc cảnh sát Dương Bạch Mai, ủy viên ngoại giao Bác sỹ Thạch, lãnh đạo công nhân Nguyễn Văn Tạo.

 “Đã quá trễ để có thể tiếp tục thảo luận thêm hoặc hợp tác với người Pháp.”

 

”Chính Viẹt Minh dự định trả một cái giá xương máu cho nền độc lập. Họ thách thức và chờ đợi người Anh, người Pháp đàn áp vì càng đổ máu nhiều, càng nhiều người chết càng tạo chú ý và gây tiếng vang đối với thế giới về sự hi sinh của những “thánh tử vì đạo Việt Nam, hiền hòa và yêu tự do”.

 

• George Wickes (OSS giảng sư đại học Oregan): Người Việt rất quyết liệt trong việc giành lại độc lập. Điều họ mong muốn nhất là nguyện vọng này sẽ được đạo đạt tới người hiệp sỹ của tự do là Hoa Kỳ.

 

• ”Người Pháp muốn hạ tầm quan trọng của Hồ chí Minh từ chủ tịch của chính phủ lâm thời xuống thành đại diện của một đảng cách mạng”.

 

• Giáo hội Công Giáo Việt Nam đứng ngoài những âm mưu chính trị nhưng không đứng ngoài đất nước và dân tộc. Độc lập, tự do... chỉ những điều này là quan trọng.

 

 

• Thế đu dây của Hồ Chí Minh:

 Lư Hán vốn không ưa người Pháp và đang mặn chuyện bán súng cho Việt Minh.

 

• ”Bọn Pháp không tha bất kỳ ai, đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé, phần lớn những người bị hành hung đều mang thương tích nặng nề, nhiều người bị mang thương tật vĩnh viễn. Một số người bị chém nặng, máu tuôn xối xả, bị bỏ mặc nằm đợi chết trên đường phố “.

 

• Nam Bộ kháng chiến đã khởi đầu:

 Có tiếng súng nổ khắp nơi và những đám cháy lửa đỏ ngụt trời”. Đêm 25-9, khám lớn bị tấn công, đêm 26, tấn công vùng Thạnh Mỹ Tây, du kích quân liên tục đột nhập tấn công các đồn lính trong thành phố, không ngày nào không có đám cháy, súng nổ.

 

• Tân Định, Cité Herault  (dành riêng cho người Pháp), Bình Xuyên thực hiện một cuộc tàn sát kinh hoàng, tàn bạo chưa từng thấy kể từ ngày khơi diễn phong trào độc lập. Ba trăm thường dân da trắng bị bắt làm con tin kể cả đàn bà trẻ con.

 

• Peter Dewey: “Nam Viêt đang bốc cháy, người Anh và người Pháp sắp tiêu ở đây và người Mỹ cần cuốn gói giông sớm khỏi Đông Nam Á”.

 

Chúng ta nên nhớ lời oanh liệt của chính một nhà đại cách mạng Pháp “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”.  (Hồ Chí Minh)

 

Giáp: Xin hiểu cho là tôi chân thành tri ân sự cảm thông mà Patti đã dành cho chính nghĩa tranh thủ độc lập của Việt Nam.

 

• Nhà báo:

 * Tại sao... Tại sao không nói truyện với Việt Minh trước khi xẩy ra những xung đột quân sự?

 Garcey:

* Người ta không thể nào thương thuyết khi bị gí súng vào đầu.

 Nhà báo:

* Phải chăng ông muốn nói “có thể thương thuyết khi chính các ông gí súng vào đầu người khác?

 

• Việt Quốc và Việt Cách vận động quần chúng biểu tình “đả đảo Hồ Chí Minh, đả đảo bọn Việt Gian thân Pháp” mà quên rằng khi những lãnh tụ này còn ở Trung Hoa chờ theo chân Lư Hán về nước, thì cái người mà họ vừa đả đảo và kết tội tay sai của thực dân đó, đã long trọng đọc bản tuyên ngôn trước toàn thể thế giới để công bố nền độc lập của nước Việt Nam.

 

• Cựu hoàng Duy Tân : Đối trọng tương xứng và duy nhất của Hồ Chí Minh, một quân vương yêu nước, mọt nhà cách mạng có thành tích kháng Pháp đã trở thành huyền thoại được lòng của mọi phía từ Cộng Sản tới Quốc Gia và người Pháp.

• ”Người Nga sẽ chỉ quan tâm tới chúng tôi nếu chúng tôi phục vụ cho quyền lợi của họ. Rất không may là trong giai đoạn hiện tại, chúng tôi không đáp ứng và không phục vụ cho bất cứ mục đích nào của người Nga.”

• ”Điều lạ lùng là mọi người cách mạng dân tôc Việt Nam nói chung đều nói về Hoa Kỳ như nói về một niềm hi vọng, dù trong thâm tâm họ cũng biết là vô vọng nhưng vẫn cố nắm lấy sự vô vọng này trong tuyệt vọng.”

 Nhà báo “Harold Issac”

 

• Trần Văn Giàu: Trong cuộc tranh hùng này, người Pháp có cung cách của họ, chúng tôi có phương cách chiến đấu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiêu hủy, phá hoại bất cứ thứ gì mà người Pháp dựng lên và sau đó sẽ tự tay xây lại từ đầu.

 

 • Một kháng chiến quân miền Nam: Hiện nay chúng ta yếu hơn người Pháp về võ khí! ...có lẽ chúng ta cũng thua người Pháp về sự hèn nhát...Máu sẽ chẩy ngập đất nước và trong dòng máu này, chúng ta sẽ viết lên hàng chữ Việt Nam Độc Lập”.

 

• ” Sau ông còn có nguời Mỹ nào tiếp tục công việc của OSS tại Việt Nam hay không?

  (Hồ Chí Minh hỏi Patti)

 

• Hoa Kỳ đã giúp ngừơi Việt chúng tôi trong những ngày đầu của cuộc chiến đấu giành độc lập, đã biểu lộ chân thành mục tiêu yêu chuộng tự do dân chủ của mình, nhưng... tại sao Hoa Kỳ có thể đứng yên ù lỳ nhìn người Pháp vi phạm mọi nguyên tắc của bản hiến chương Đại Tây Dương và những chủ trương tốt đẹp của Liên hiệp Quốc.

 (Hồ & Patti)

 

• Hội nghị Fontainebleau: Đánh trống ở chỗ có nhiều người nghe ... Điểm hẹn: “Paris trái tim của dân chủ tự do”.

 

 

• HCM: Tôi nợ Mạc Tư Khoa những huấn luyẹn chính trị và phương cách làm cách mạng nhưng tôi đã trả món nợ này với 15 năm làm việc cho đảng Cộng Sản.

Tôi không còn bị ràng buộc gì nữa, bây giờ tôi là một người (Cộng Sản) tự do . (Hồ Chí Minh)

 

• Ngoái cổ lại, ông còn nhìn thấy cái bóng dáng nhỏ bé của Hồ Chí Minh nán lại ở cửa, giơ tay vẫy chào từ biệt. Bỗng sáng lên trong trí nhớ của Patti buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai người trong cái tiệm bán trà tại Chiu Chou Chieh. Cái bóng của Hồ gầy ốm mảnh khảnh nhưng... cũng đã to lớn vô cùng....

 OSS. Archimede L Patti

 

Tôi không thể làm như vậy mà không thể trở thành một kẻ phản bội tổ quốc tôi. Pháp là một dân tộc lớn, chúng tôi yêu nước Pháp nhưng chúng tôi không muốn sống trong nô lệ. (Hồ và Salan)

 

 VNQDD không đủ nhân sự, sẽ phải kêu gọi Đại Việt cung cấp người vào chính phủ này. Người Pháp (tất nhiên) sẽ đồng thuận với họ để loại trừ Hồ Chí Minh và Việt Minh.

 

 • Nam Bộ là máu thịt của Việt Nam, không thể chấp nhận bất cứ điều gì hàm ý tách rời miền Nam như một thực thể cá biệt. Vấn đề Nam Bộ phải giải quyết trong tổng thể Việt Nam.

 

 • ”Phần tôi, tôi rất buồn vì ở căn bản quý vị đã thắng trong hiệp này. Quý vị dư biết tôi muốn nhiều hơn thế nhưng tôi cũng biết rằng chúng tôi không thể có đồng lúc mọi chuyện”. (Hồ Chí Minh lúc ký Hiệp định sơ bộ)

 

• Hiệp định sơ bộ, Một âm mưu, một mảnh giấy lộn, Một chiến thắng, một hành động bán nước của Hồ Chí Minh?

 

 • Thủ Tướng George Bidault “Chính phủ Pháp càng sửng sốt và cực kỳ xúc động khi đọc những điều khoản của hiệp ước phụ (quy định việc rút quân Pháp ra khỏi các miền của Việt Nam mỗi năm 1/5 trong thời hạn 5 năm.)

 

• Võ Nguyên Giáp: “Những người không thoả mãn, chỉ hiểu độc lập hoàn toàn như một khẩu hiệu, một nhật lệnh, trên giấy tờ hoặc ngoài cửa miệng”.

 

• Leclerc: “Thưa ngài chủ tịch... bây giờ chắc hẳn chúng ta thoả thuận với nhau rồi chứ “.

 

• Giáp với Leclerc: “Người lãnh đạo kháng chiến Việt Nam hân hạnh được gặp người lãnh đạo kháng chiến Pháp”.

 

• Hội nghị Fontainebleau:

Chúng tôi quyết tâm phản đối đến cùng bằng tất cả sức mạnh của một dân tộc 20 triệu người, đứng lên trong một hành động tự vệ cuối cùng, chống lại sự chia cắt đất nước chúng tôi, chống lại sự thành lập một quốc gia tự trị Nam Kỳ.”

 Phạm Văn Đồng

 

• Đồng chí (Nguyễn Ái Quốc) đã ký một thoả ước chấp nhận một quy chế tự trị thay vì một nền độc lập cho Việt Nam. Chúng tôi từng tin tưởng tên tuổi của đồng chí tượng trưng cho những tư tưởng cách mạng vĩ đại nhưng bây giờ chúng tôi căm hận và thấy sỉ nhục đã chọn lầm đồng chí làm một lãnh tụ...

• Tham vọng chính trị của các đảng phái đối lập trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng của đất nước, vô tình làm mờ đi mục tiêu cách mạng tranh thủ độc lập, khiến lực lượng quốc gia bị cuốn vào, trở thành một công cụ phục vụ cho đám quan tướng “Tàu phù”.

 

• ”Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, nếu không có gươm đao thì dùng quốc xẻng hay chỉ cần một cây gậy “. (Hồ Chí Minh)

 

• Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Nam Kỳ của bác sỹ Nguyễn Văn Thinh: “một biểu thị định mạng” Pháp Việt đề huề qua tư dinh của ông, căn nhà ngói hai tầng uy nghi, bà vợ đầm, hai cô con gái lai sinh đẹp và hạnh phúc.

 

• Những người này là ai? Jacob là ai?

Sainteny có quan hệ mật thiết với phe đối lập do một nhân vật bí danh Jacob chủ chốt. Nhóm này đã trao cho Sainteny một báo cáo ghi nhận những điều kiện trong đó nhóm sẽ ký với Pháp những thoả hiệp sau khi loại trừ được Việt Minh ra khỏi chính quyền.

 

• Sự thực thì lòng khát khao độc lập mới là động cơ thúc đẩy, không phải chủ nghĩa Cộng Sản. Cộng sản chỉ là một thiểu số ở nước chúng tôi. Cái yếu tố chính trị mạnh nhất ở Việt Nam là tư tưởng quốc gia. (Hồ Chí Minh)

 

• Hội nghị Đà Lạt:

Pháp : ...chỉ là chuyện nội bộ liên bang Đông Dương. Mọi quyết định phải hoàn tất ở Dalat...

Việt : ...không đồng ý bất cứ điều gì chờ đi Paris...

 

• Đối đầu Max André, Phạm Văn Đồng:

 “Ngài nên biết điều một chút, nếu ngài không biết điều thì ngài cũng nên biết rằng chúng tôi có thể quét sạch các ngài đi trong 2 ngày.”

 

• Tạm ước Modus Vivendi: Một thoả thuận dù có thua thiệt cũng được, vì trước sau gì Việt Nam hoặc Pháp sẽ phải vi phạm, “sẽ phải đánh nhau” nhưng trong giai đoạn này nó sẽ cho Hồ Chí Minh thứ võ khi cần thiết nhất:Thời gian.

 

• ”Những trận phục kích ở Hòn Gai và Bắc Ninh (của Việt Minh) đã làm nổi bật lên một tinh thần chống Pháp mãnh liệt của quân đội Việt Nam. Một quân đội được huấn luyện trong tinh thần căm thù và khinh bỉ người Pháp, được chỉ huy bởi những sỹ quan trẻ, đầy tham vọng, cuồng nhiệt, mù quáng vì kiêu ngạo và tuân theo những nguyên tắc của trường võ bị Sơn Tây (Trần Quốc Tuấn) theo kiểu Nhật.”.

 

• Ký tạm ước: Moutet bận áo ngủ, ngồi trên giường, Hồ Chí Minh ngồi ở một chiếc ghế đầu giường. Cung cách này trong mắt nhìn của một người Âu Châu là một chuyện quái dị quá sức tưởng tượng.

 

• ”Sức đề kháng của Việt Minh lỳ lợm, mê đắm hơn dự đoán của người Pháp. Sẽ không là quá đáng khi nói rằng những chiến sỹ Việt Minh ở mọi cấp bậc, đã chiến đấu một cách mê cuồng  (Sainteny)

 

• Hồ Chí Minh đang khéo léo tìm cách né tránh sự phân biệt giữa “một Bang tự do, một état tự do”. Ông ta muốn loại bỏ điều khoản ràng buộc Việt Nam vào Liên Bang Đông Dương. (D’argenlieu)

 

• ”Cọp chỉ cần đứng yên một chút là sẽ bị voi đè bẹp với cặp ngà vĩ đại, nhưng cọp không bao giờ đứng yên, ban ngày cọp trốn trong rừng sâu, ban đêm lại xuất hiện. Cọp sẽ phóng lên lưng voi, giựt rách từng mảng thịt lớn, rồi lại trốn vào rừng già. Dần dà, voi sẽ chẩy máu tới chết. Và đó cũng là hình ảnh cuộc chiến Đông Dương trong tương lai.”. (Hồ Chí Minh trả lời ký giả Schoenbrun)

 

• Cuối cùng thì người Mỹ cũng tới Việt Nam, như bạn hay như thù. Lịch sử vẫn có những khúc quanh oằn èo của nó trước khi tới một điểm hẹn. Một thế kỷ đầy biến động đã trôi qua từ ngày đô đốc Perry đưa đề nghị (năm 1854), là Hoa Kỳ cần chiếm cứ một số hải cảng cho riêng mình ở Á Châu. Hải cảng chiến lược được Đô Đốc Perry nói tới là Hội An và hải cảng được Hồ Chí Minh đề nghị là Cam Ranh.

 

 Moffat Lãnh sự Mỹ ở Đông Dương: “ Tôi chưa hề gặp bất cứ người Mỹ nào mà không tin rằng tiên khởi và trên tất cả Hồ Chí Minh là một người quốc gia”.

 

• Tướng Pháp Valluy:Đã đến lúc cần phải dậy một bài học đích đáng cho bọn phản bội đã tấn công chúng ta. Với mọi điều kiện có trong tay, ông phải làm chủ Hải Phòng và buộc chính phủ cũng như quân đội Việt Nam phải hối cải.”

 

 

 

 

 

 

 

Kính chào

qúy vị độc gia. quý thân hữu

 Trong Mắt Bão Lịch Sử

 

Qúy độc giả đã đọc, đã theo rõi, đã yêu mến nhưng bài viết, những biên khảo, những tạp bút, tiểu thuyết, thơ, nhạc với ngòi bút chân thành, sắc bén, trung thực của Đông Duy

Quý vị không thể thiếu bộ sách 6 cuốn rất giá trị, công phu “Trong mắt bão lịch sử”

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

 

Hơn nửa thế kỷ qua hệ quả của cuộc nội chiến Quốc Cộng để lại một di sản hận thù sâu đậm trong lòng mọi người Việt ở hai bờ sông Bến Hải.. Hận thù này tưởng đã chấm dứt từ sau ngày 30 tháng tư 1975, nhưng không, nó vẫn tiếp diễn và còn trầm trọng hơn do những sai lầm của chính quyền Cộng Sản. Hàng vạn quân cán chính, chất xám của miền Nam bị lùa vào những trại cải tạo mà thực chất là những nhà tù khổ sai tàn bạo không thua gì những đảo ngục tù Gulak ở Tây Bá lợi Á. Đói khổ, chia lìa, thù hận phủ chụp xuống cả nước, người ta lũ lượt nhào ra biển cả tìm chết để được sống tự do, Hàng vạn người gửi thân trong bụng cá hay ô nhục trong tay hải tặc. Đây là những sự thực lịch sử không thể chối cãi, và như mọi sự thực lịch sử cuối cùng cũng sẽ bị phơi bầy.

Tuy nhiên trong suốt hai thế kỷ qua, từ thời trịnh Nguyễn Phân tranh, tiếp theo là 80 năm nô lệ, rồi chiến tranh giải phóng, chiến tranh Quốc Cộng, chưa một quốc gia nào chịu chiến tranh tàn phá lâu dài như Việt Nam.

Cùng với chiến tranh là những nhân danh trá nguỵ của những thế lực đối nghịch càng bồi đắp thêm thù hận khiến rất nhiều sự kiện lịch sử bị che lấp, bị bóp méo để phục vụ những nhu cầu ngắn hạn của cả hai phía

Cho đến hôm nay, có lẽ đã đến lúc chúng ta phải bình tâm, gạt bỏ mọi thiên kiến, thù hận để tìm học lịch sử vì chỉ có sự thành tâm trong sáng này may ra chúng ta mới rút ra được những bài học và tìm một con đường sinh tồn cho dân tộc trong mai hậu.

Nếu tiếp tục đắm chìm trong thù hận, mù quáng vì những định kiến thì nhất thiết sẽ lại rơi vào vết xe sai lầm cũ mà cái giá sẽ vô cùng mắc.

Đúng, sai, công, tội cần phải được ghi lại phân minh, không thiên kiến, không bị mờ ám bởi thù hận. Đây là một chuyện khó làm nhưng vẫn phải cố làm.

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

 

Là sự dò đường tìm lại lịch sử, không chỉ lịch sử cận đại trong 20 năm cuộc tương tranh Quốc Cộng mà phải ngược lại từ thời Trịnh Nguyễn vì đó là cái mầm của mọi biến cố diễn ra trong hai thế kỷ qua. Bắt đầu từ đây đã tạo thành một chuỗi mắt xích những yếu tố nhân quả mà nếu tách riêng ra từng giai đoạn sẽ chỉ làm chúng ta mờ mịt trong những phán xét thiển cận, sai lầm.

...Trịnh Nguyễn phân tranh đưa tới nhu cầu võ khí của Tây Phương mở đầu sự nhòm ngó của thực dân vào mảnh đất Đại Việt đánh dấu bằng hiệp ước Versaille.

Gia Long thống nhất sơn hà, lãnh thổ Việt Nam mở rộng nhưng hoàng tử Cảnh người có khả năng nhất thừa kế di sản của Gia Long, cái gạch nối Đông Tây đột tử. Cái chết của ông Hoàng này tạo một hụt hững quyến lực và cai trị

Minh Mạng lên ngôi, mặc cảm cô đơn lo sợ trước những đại thần quân sự uy dũng thân Tây phương như Lê Văn Duyệt nên rút về cố thủ ở triều đình Huế, bế quan toả cảng, sát đạo.

Hoa Kỳ, Tân quốc gia duy nhất ngoài khối thực dân muốn kết thân với Việt Nam bị Minh Mạng từ chối. Không có một Minh Trị Thiên Hoàng Việt Nam rơi trong cô lập, sức phóng quân sự thời Gia Long lụi bại dần sau cái chết của Thần Sách Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Qua thêm hai đời Vua, 1883 Tự Đức hấp hối cùng với cơn giẫy chết của Việt Nam, Hoà Ước Patenotre 1884 và 80 năm nô lệ giặc Tây...

 

Nhân loại lại đang bước vào một biến cố cuồng nộ khởi đầu với đệ nhất thế chiến (1914-1918).

Ở trời Đông, Nhật Bản được Tây phương dung dưỡng trong thế ngư ông hưởng lợi lớn mạnh thành một đế quốc quốc quân phiệt.

Ở hoà hội Versaille 1918, một người Annam tên Nguyễn Ái Quốc dâng kiến nghị đòi quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam trong lúc ở quê nhà những phong trào đấu tranh đòi độc lập cũng bùng vỡ như Đề Thám, Nguyễn Thái Học.

Dứt đệ nhất thế chiến, Hội Quốc Liên ra đời với 14 điểm của TT Wilson như một hứa hẹn bất lực cho hoà bình tự do trên thế giới nhưng mở đường cho đệ nhị thế chiến vì thái độ tham lam của thực dân Pháp.

Nhiều nhà ái quốc Việt Nam tung ra ngoại quốc tìm đường tranh đấu trong đó có Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Kỳ ngoại Hầu Cường Để

Có những dấu hiệu một thay đổi toàn diện đánh dấu sự thoái trào của thực dân và sự vùng dậy của những dân tộc nhược tiểu đang bị thực dân thống trị.

Lenin thành công trong cuộc cách mạng Cộng Sản, tư tưởng cách mạng xã hội của Kark Max lan tràn tới tận Á Đông trong lúc Nhật bản nêu gương sáng như một biểu tượng sự vùng dậy của chủng tộc da vàng.

Ở trời Tây, không khí u uất hứa hẹn một cơn bão lớn.,

Đức quốc xã tái võ trang mãnh liệt đe doạ chiến tranh. Cuối cùng Đệ Nhị Thế Chiến đã bùng nổ.

Pháp gục ngã mau chóng, hèn hạ, đầu hàng vô điều kiện. Anh quốc gần chìm xuống, cố chống cự, đang khẩn cấp kêu cứu Hoa Kỳ.

Vai trò của Hoa Kỳ đột nhiên nổi lên như một hiệp sỹ cứu tinh của nhân lọai nhưng Hoa Kỳ chỉ vào cuộc với điều kiên :

đế quốc thực dân phải bị giải thể, những quốc gia nô lệ phải được trả lại độc lập”

TT Hoa Kỳ Roosevelt ép thủ tướng Churchill ký kết bản “Hiến Chương Đại Tây Dương” (Atlantic Charter. Một văn kiện bán chính thức nhưng sẽ quy định mọi diễn tiến chính trị trên quả địa cầu đưa tới việc thành lập Liên Hiệp quốc, cam kết trả độc lập cho nhiều dân tộc sau chiến tranh.

Mỹ nhẩy vào vòng chiến.

Nhật công bố chiêu bài Đại Đông Á. Những nhà cách mạng Việt Nam chao đảo giữa hai lựa chọn Cộng Sản Nga hay phát xít Nhật.

Pháp bị Đức hạ nhục Nhật chiếm Đông Dương tấn công trên châu Cảng.Việt Nam hân hoan vỗ tay nhìn người Pháp bị Nhật đá đít bạt tai dù Nhật lộ dần bộ mặt quân phiệt bá quyền.

Chiến tranh toàn cầu

Mỹ giúp Tàu đứng vững để cầm chân làm Nhật xuất huyết trên đại lục. Súng Mỹ máu Tầu.

Vai trò Tưởng được nâng cấp sẽ được dùng làm cảnh sát Á Châu thời hậu chiến. Tưởng tham nhũng ung thối. Mỹ thay ngựa ủng hộ Mao để dọn sạch nước Tàu

Thế chiến gần dứt. Quốc Xã gục ngã. Chiến tranh chuyển trục sang Á Châu Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Tình báo chiến lược OSS huấn luyện Việt Minh ở Tân Trào. Đại uý quân báo Patti kết nạp Hồ Chí Minh

Nhật ăn bom nguyên tử đầu hàng. Việt Nam tràn đầy hi vọng ở bản Hiến Chương Đại Tây Dương nhưng Roosevelt qua đời trước khi chiến tranh kết thúc. Anh Pháp tìm cách trở lại thuộc địa, Mỹ ngó lơ vì không ép được Nga dưới trướng của mình thời hậu chiến.

Khởi đầu của chiến tranh lạnh nhân danh tự do chống độc tài, Tư bản chống Cộng Sản

Việt minh với Hồ Chí Minh mau chân về Hànôi tuyên bố độc lập. Pháp được sự đỡ đầu bao che theo chân thực dân Anh giải giới quân Nhật Nam vĩ tuyến 16.

Nam kỳ khởi nghĩa với tầm vông vạt nhọn

Miền Bắc, Pháp gia tăng áp lực, Cuộc đấu tranh cam go giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ Chí Minh

Pháp bắn phá Hải phòng

Hiệp định sơ bộ cho phép mang quân trở lại Hanoi

Hôi nghị Fontainbleau và tạm ước Modus vivendi

Việt Minh mua thời gian cầm cự để củng cố lực lượng. Pháp tấn công Việt Minh.

Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946

Cuộc chiến tranh Pháp Việt (chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất) Mười năm. Kết thúc Điện Biên Phủ.

Hiệp định Geneve khai sinh quốc gia Việt Nam Cộng Hoà để bỏ vào bàn cờ chiến tranh lạnh kéo dài 20 năm, 2 triệu sinh mạng chết thảm cho những nhân danh, Quốc Gia, Công Sản, tự do, độc tài, chưa kể hai triệu chết đói trong giai đoạn đệ nhị thế chiến.

Gần 200 năm lịch sử nối kết với nhau liền lạc trong những hiệu ứng nhân quả chỉ có thể thấy được nếu được nhìn như một tổng thể, một bức tranh paranomic.

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

 

Toàn thể 6 cuốn sách, trên 3000 trang vẫn chỉ là một nỗ lực tuyệt vọng vẽ lại lịch sử Việt Nam với xương thịt, máu chẩy, qua hai thế kỷ đoạ đầy, tàn phá, hung hiểm, thù hận. Cả ngàn trang nữa vẫn chưa đủ nhưng chính yếu là lòng chân thành tìm hiểu lịch sử không mờ ám bởi thiên kiến hay dụng tâm bôi bác lịch sự dù với bất cứ nhân danh nào, thù hận hay lý tưởng.

Trong Mắt Bão Lịch Sử

 Có những câu hỏi cần được soi sáng

- Hoàng đế Gia Long thường bị nhiều người kết án là “rước voi về dầy mồ ”. Có đúng vậy không?

- Không có Gia long có miền Nam như hiện nay hay không...

Hoàng tự Cảnh chết vì bệnh hay bị sát hại. Ai giết hoàng tử Hi em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh 

- Minh Mạng công hay tội?

-Nếu Lê Văn Duyệt sống lâu hơn một chút, nếu Việt Nam không bị Pháp đô hộ, sinh mạng của Kampuchea và Ai Lao sẽ ra sao?

-Kỳ công xương máu kinh Vĩnh Tế để làm gì?

-Tám chục năm người Pháp làm gì ở Đông Dương

-Tại sao những phong trào cách mạng chống Pháp thất bại

-Say mê Karl Marx ở thời điểm 1900 là một tội lỗi hay một lựa chọn hấp dẫn. Những nhà cách mạng nào ở Việt Nam và Á Châu bị khuyến dụ bởi chủ nghĩa Marxist. Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Shokarno

-Khác biệt nào từ Marx tới Đệ tam, Đệ tứ quốc tế Cộng Sản

-Từ “Tung Minh Hui” của Trung Hoa tới Đồng Minh Hội của Việt Nam

-Tại sao Cộng Sản Nga lại giúp Quốc Dân Đảng Tàu tại trường Hoàng Phố

-Quan hệ giữa cán bộ tình báo chiến lược Borodin- Hồ chí Minh-Chu Ân Lai.

-Nhật chủ tâm đánh Mỹ để bá chủ Thái Bình Duơng với Đại Đông Á hay bị Mỹ gài vào thế phải đánh.

-Trong Hiến Chương Đại Tây Dương, bản văn mà Hồ chí Minh thường viện dẫn điều khoản nào liên quan đến nền độc lập của Việt Nam.

-Hồ chí Minh liên quan gì đến đường dây tình báo GBT (Gordon Bernard Tan). Điệp viên lucy là ai..Quan hệ giữa Tướng Chennault và Hồ Chí Minh. Tại sao sau ngày Nhật đảo chánh OSS bỏ người Pháp quay sang quan hệ với Mr Ho.

-Tưởng âm mưu gì đối với những nhà cách mạng quốc gia trong Đồng Minh Hội.

-Tướng độc nhãn Long Vân ở Vân Nam bị Tưởng đảo chánh ảnh hưởng thế nào tới Lư Hán và đệ nhất lộ quân ở Việt Nam trong quan hệ với Việt Minh, tuần lễ vàng.

-Chúng ta biết gì về “Hiệp ước sơ bộ phủ” một chiến thắng, một lừa lọc chính trị tuyệt vời hay một thất bại của Việt Minh. Tại sao chính người Pháp muốn phủ nhận hiệp ước này.

-Từ Phát biểu của Phạm văn Đồng trong hội nghị Fontain Bleau khi Pháp âm mưu tách miền Nam thành một quốc gia tự trị và công hàm về lãnh hải Trung Cộng sau này. Hai con người hay vẫn chỉ một Phạm Văn Đồng

Đây là những câu hỏi và rất nhiều câu hỏi có thể tìm thấy câu trả lời

 

Trong Mắt Bão Lịch Sử

Đã tái bản

 

 Mua Sách

 

Hoa Kỳ và các nước

Giá sách trọn bộ 6 cuốn 3000 trang

130 US (shipping 7.25% and Tax included)

 

Ngân Phiếu xin gửi về

Hoang Kiếm Nam 311 south Baker

Santa Ana Ca 92703

E mail : dongduy@yahoo.com

714-487 3588

 

 

Mua sách trực tiếp ở Việt Nam

Hanoi&Saigon

(giao sách tận nhà)

 

Trọn bộ 6 cuốn 130 US$

 

 

Điện thoại trực tiếp:

 

Phương Tâm: 091-455-7329

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập 1

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12684)
Người ta vẫn gọi ngày hai mươi tháng bảy là ngày “Quốc hận” vì đó là ngày ký kết thoả ước Geneve đưa tới việc chia đôi đất nước nhưng riêng tôi vẫn cho rằng đây là “một ngày vinh quang chưa từng thấy của dân tộc Việt Nam”... Sau câu mở ngang ngược này tôi phải chữa ngay: “Vì đó là ngày đánh dấu một sự hoà đồng chưa từng thấy trong lịch sử đất nước này.!!!”. Tôi biện minh tiếp Cuộc di cư mang vào miền Nam đồng loạt một triệu người Bắc mau chóng xoá đi những vết tích chia rẽ cuối cùng mà bọn thực dân đã mất công xây dựng trong suốt tám mươi năm để o bế và tìm cách đồng hoá thuộc địa Nam Kỳ thành một lãnh thổ hải ngoại của đế quốc.
(Xem: 8765)
Nhưng tại sao những điều nói ra đều về quá khứ mà không về tương lai? Chẳng lẽ 3 triệu người Việt đã chết trong chiến tranh để có ngày 30 tháng 4 không để lại một bài học nào cho tương lai?
(Xem: 6673)
Tình hình cho thấy Mỹ NATO và Nga Putin đã hình thành một thế đối đầu không thể rút lui được nữa. Chiến cuộc sẽ ngã ngũ trong vòng một vài tháng tới, và hậu quả của nó trong việc sắp xếp lại trật tự thế giới sẽ rất lớn lao.
(Xem: 7604)
Có nguồn ý kiến cho rằng có thể vụ "Thảm sát Bucha" là một sản phẩm chiến tranh thông tin do phía Ukraina dàn dựng ra để gây thiệt hại cho Nga về mặt dư luận. Hoặc đặt ra dấu hỏi, nguồn tin của báo giới Phương Tây về chuyện này có đáng tin không khi họ có vẻ đã đứng về phía chống Nga?
(Xem: 6782)
Những chuyên viên quân sự Hoa Kỳ cho rằng để kiểm soát được an ninh diện địa trong khu vực tạm chiếm, lực lượng xâm nhập phải gấp năm lần phe phòng thủ và sẽ cần nhiều hơn nữa nếu đối phương là một lực lượng có kỹ thuật và được thúc đẩy bằng một tinh thần quyết chiến và được tiép vận võ khí, yểm trợ tình báo từ một hậu phương bên ngoài lãnh thổ giao tranh. Ukraine hiện có khoảng 126.000 binh sỹ nhưng còn có lực lương dân quân tự vệ hàng chục ngàn người. Một điều quan trọng khác cần được nói tới vì đẫ từng được kiểm chứng trong lịch sử đó là việc ném bom tàn bạo vào các thành phố không mang hiệu quả trong việc ép buộc dân chúng phải đầu hàng thí dụ Đức tấn công Stalingrad năm 1942, Mỹ tấn công Baghdad 2003. Đây là một nghịch lý trong chiến tranh tại thành phố Càng oanh tạc tàn bạo càng khó khăn hơn trong việc bình định. Trong những đợt oanh kích đầu tiên người ta sẽ quen đi và trên cái nền đổ nát sẽ là những công sự chiến đấu lì lợm và hiệu quả.
(Xem: 6127)
Như Chúa đã nói : “phước thay đôi mắt trẻ thơ” Nếu có thể giải trừ mọi kiến thức khi cầm cọ để trở về cái tâm thức nguyên thuỷ vô nhiễm của trẻ thơ thì sẽ có được những tác phẩm tuyệt vời. Thực tế thì đôi khi chúng ta chỉ bắt chước một cách vụng về cái tư tâm thức chưa ô nhiễm của trẻ thơ trong một cơn say hay khi hoá điên (điên vừa phải như Van Gogh, Gauguin, Modigliani, Chagal và những tác phẩm để đời). Tranh Chargal
(Xem: 5459)
Tôn tử nói.: “Thành quả tốt nhất trong nghệ thuật chiến tranh là chiếm giữ toàn bộ một quốc gia còn nguyên vẹn. Làm tan nát, tiêu huỷ quốc gia đối thủ không là một kết quả tốt đẹp. Bắt giữ được trọn vẹn một quân đội, nắm bắt được một chế độ. Nếu Mariopul tử chiến Nga Sô sễ phại bằng mọi giá tiêu diệt hành phố này vì không thể kéo dài lâu hơn được nếu muốn tránh những hậu quả tuyên truyền tai hại cho sức mạnh của quân đội Nga và uy tín cụa Putin. Hiển nhiên quân đội Nga với truyền thốg tàn bạo sẽ làm được nhưng câu hỏi đặt ra là rồi “său đó chuyện gì sẽ sẩy ra”. Câu trả lời có trong lời dậy của binh pháp Tôn Tử. Nga Sô mất Mariopul và mất vĩnh viễn Ukraine
(Xem: 4934)
Giới thiệu toàn bộ sáng tác của Đông Duy gồm 2 bộ sách nghiên cứu lịch sử :TRONG MẮT BÃO LỊCH SỬ (6 cuốn 3000 trang) MỸ VIỆT DUYÊN VÀ NGHIỆP (4 cuốn 2000 trang) .BÍ SỐ VŨ TRỤ (từ chân không diệu hữu tới vật lý lượng tử) HÔM NAY TÔI LÀM BÁO (2 cuốn trước 1975 và trên đất Hoa Kỳ) Truyện dài “NƠI CÓ MƯA RÀO RẢI RÁC” và ĐẤT CÓ THẦN. tạp ghi ..NHỮNG MẢNH NGHĨ RỜI. Tuyển tập “Thơ Tranh, Nhạc (MỘT ĐỜI …A LIFE)
(Xem: 34478)
Trong mắt nhìn của Tập Cận Bình, cuộc cạnh tranh Hoa Mỹ đang diễn ra phải là một cuộc phục hưng vinh quang bá quyền của Thiên Triều trong toàn cõi Á Châu để rửa đi những ô nhục, mà Trung Hoa từng phải úp mặt xuống bùn đen chịu đựng xuốt hai thế kỷ nín thở qua cầu qua hai cuộc thế chiến. Trung Hoa càng ngay càng quá trớn trong việc phát động quan điểm quốc gia cực đoan. Trong hướng Nam tiến , Trung Hoa xâm nhập trầm trong và đất Lào.Dường xe hoạ cao tốc Côn Minh -Vạn Tượng dài 1000 câyy là một tuyến chiến lược quân sự và kinh tế để bao vây và vô hiệu hoá nút chặn Việt Nam.Thế lực của người Tàu phủ chụp lên lên CamBốt đang vươn tới Thái Lan với dựa án kinh đào Kra cắt ngang phần hẹp nhất của lãnh thổ Thái để thay thế cho eo biển Tân Gia ba.
(Xem: 20380)
Minh Hoa mở rộng cánh cửa vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, đức hạnh cũng như dục tính, một điều mà những nhà văn nam phái ( phần lớn chỉ đoán mò) . Đời một con người sao có thể bi thương đến thế. Nó tàn ác trong êm đềm mà sao nghe kinh hãi hơn cả đỉnh gió hú, bi thảm hơn bi kich trong Lôi Vũ của Tào Ngu Khoái Lạc Đỏ không thiếu chân dung của những nông nô vinh quang, sống sót được nhờ chút danh giá, sỹ diện, những biểu tượng hão huyền và cúi đầu chấp nhận hi sinh trọn một cuộc đời trong tăm tối chỉ mong được làng sóm chấp nhận và có bát cơm đầy để sinh tồn.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.