0913_logo_copy

MỞ VÀO CÓ-KHÔNG (5) Đông duy Hoàng Kiếm Nam (xin coi bài 1-4 trong KIEN THUC KHOA HOC DOI SONG)

20 Tháng Chín 201612:00 SA(Xem: 43383)

MỞ VÀO CÓ-KHÔNG


 Đông duy Hoàng Kiếm nam




Câu hỏi không ngừng nghỉ trong trí óc loài người từ thời thái cổ và có lẽ ngay cả trong trí óc những khoa học gia và những nhà tâm linh học là có hay không một quan hệ hai chiều hỗ tương giữa vật chất và tâm linh.
Mối quan hệ này bắt đầu hé mở trong thuyết tương đối của Einstein trong công thức W=mc2 theo đó vật chất như một que củi chỉ là một dạng cực kỳ cô động của năng lượng và có thể hoán chuyển thành hơi nóng, thành sự chuyển vận của máy hơi nước.
Nếu gỗ đốt lên thành hơi nóng của ngọn lửa thì trên nguyên tắc về sự hoán chuyển năng lượng phải có thể biến ngược lại thành củi vì theo định luật về sự bảo toàn năng lượng thì không có gì mất đi mà chị có sự hoán chuyển.
Vật chất là cái gì hữu hình, cụ thể trong nhãn giới của người thường còn năng lượng là cái gì luôn luôn biến đổi và vô hình vô dạng hoặc thị hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vật chất bị giam cầm và giới hạn trong khung quy chiếu thời gian, không gian và những rào cản nên một người không thể đi qua bức tường hoăc đồng thời có mặt tại hai nơi.
Với cơ học lượng tử (Quantum mechanic )thì những nhận biết tượng là hiển nhiên như một chân lý này bắt đầu bị cật vấn nếu không nói đã sụp đổ khi bước vào thế gíới siêu vi hạ nguyên tử cụa những hạt lượng tử.
Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh là chính cái thế giới vật chất khổng đại mà chúng ta đang sống lại được xây dựng trên những hạt tử hạ nguyên tử huyễn ảo này.
Cái logic thông thường nhất là “vậy thì hiện hữu của chúng ta có là ảo không khi mà chính những thành tố căn bản tạo nên chúng ta là ảo và nếu là ảo thì ý nghĩa của sự hiện hửu là gì ? Cũng theo cái logic thông thường thì khi chúng ta nghĩ, ý thức một cái gì là ảo thì cũng phải có một cái gì không ảo. Có lẽ vì thế mà trong mọi luận thuyết của nhà Phật thường dùng thứ luận lý lưỡng phủ nhận không không, không có , có chẳng có, chẳng có có …. ..Lối lập luận này nghĩ cho cùng cũng không xa lắm với những nhận định của trường phái vật lý lượng tử
Chẳng thế mà chính Neil Bohr thủ lãnh của Cơ Học Lượng tử phải thú nhận Cơ học Lượng tử điên đến đô chính cha đẻ của nó là Niel bohr phải thú nhận :“Bất kỳ ai khi nghe những lý thuyết về lượng tử mà không bị khủng hoảng ngỡ ngàng thì coi như người đó không hiểu gì về nó .”
Còn nhà vật lý thiên văn John Bell khi tìm cách chứng minh và tuy xác nhận quan điểm của Bohr là đúng nhưng lại nói :“ lý thuyết của Bohr không nhất quán, không rõ ràng , cố tình làm mù mờ nhưng…………”Đúng” !!!!!!.
Vây xin thử điên theo Bohr biết đâu lại “ đáo bị ngạn”


Trong đời thường của cảnh giới ba chiều mà chúng ta đang sống, mọi việc diễn ra khá chính sác. Lên đạn , dí súng vào đầu bóp cò chắc chắn sẽ chết, bỏ một con chim vào lồng đóng cửa chắc chắn con chim không thoát ra ngoài được rào cản, bỏ một cục đường vào ly cà fe chắc chắn cục đường không thể chui khỏi cái ly.

Thế giới khổng đại của đời thường có vẻ như tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc của một vũ trụ thiên định, tiền định, như quan niệm của Newton trong đó vũ trụ là một bô máy khởi động từ phút sáng thế và cứ thế nối tiếp chuyển dịch mãi, nước vẫn chẩy từ chổ cao xuống thấp, tinh tú giằng co níu kéo nhau quay cuồng trong điệu vũ càn khôn mà mọi biến dịch đều có thể theo rõi ngược xuôi theo dòng thời gian.

Người ta vẫn khắc khoải , hoang mang, đôi khi lo sợ nhưng không giám hạch hỏi xa hơn là trước cái phút sáng thế đó là cái gì? .. cái gì ở bên ngoài , cái gì dung chứa cái vũ trụ vừa trồi lên thành hiện hữu trong đó có tôi, có anh ? . Câu trả lời tạm thời trao phó cho tôn giáo.

Quan niệm thiên định “deterministic” ẩn giấu trong tôn giáo dù vậy cũng giúp tạo một một ảo giác ổn định và an lành nhất là khi phối kiểm với đời thường qua phương tiện của Ngũ Uẩn thì lại thấy cái quan niện thiên định này to ra rất chính sác.

 Đối chiếu hay kiểm chứng một hiện tượng qua những sắc giới thị hiện trong trong thế giới khổng của đời thường, trong cái khung quy chiếu của thế giới nhìn thấy được (visible world) thì mọi chuyện rất thoả mãn cái “logic”, cái luận lý của con người.

Thí dụ bỏ một cục đường trong ly cafe thì rõ ràng cục đường phải ở trong ly cafe, bỏ con chim vào trong lồng, đóng cửa lại con chim không thể bay ra khỏi lồng. Mắt ta thấy, tay ta cảm nhận, tai ta nghe , ngũ uẩn vận dụng cho ta biết , kiểm chứng, luận lý. 

Thế nhưng, từ thời thái cổ, cái thế giới nhìn thấy được của loài người theo thời gian và những phát kiến khoa học tiếp tục được mở rộng theo hai chiều cực vi và cực đại, hứa hẹn sẽ không dừng lại ở một vị trí nào.

Thời tối cổ, thế giới loài người thu gọn trong cái hang mà họ tạm trú mở dần ra thành một thung lũng rồi vượt qua đãy núi , thành quốc gia, dại lục, quả địa cầu rồi tiếp tục được nhìn ngày một xa hơn vào cái vũ trụ vô tận quanh mình hoặc nhỏ dần lại từ phân tử xuống nguyên tử, âm diện tử và rơi trong cái biện không đáy của những hạt tự hạ nguyên tử như proton, quark, nutrinos vv..

 Dù theo chiều nhỏ dần lại từ con sâu , cái kiến đến những vi trùng, những phân tử, nguyên tử hay hướng vào không gian ở những độ lớn vĩ đại của vũ trụ hiện hành thì vẫn là những thực tại có thể thấy được bằng cảm nhận của ngũ uẩn.

Những thế kỷ trước vi trùng vô hình vô ảnh, tác hại loài người, một trận dich hạch giết 2/3 dân số Âu Châu nhưng rồi với kính hiện vi, vi trùng trở thành một thực tại kiểm soát được và bị khống chế. Rồi nhỏ hơn, Virus cũng bị phát hiện, rồi kính hiện vi điện tử chụp được cả vân đạo của những nguyên tử, rồi phòng hơi (gaz chamber) chụp hình dấu vết của những yếu tố hạ nguyên tử

Thế nhưng, kể từ khi phát hiện được thế giới nguyên tử và hạ nguyên tử thì sự chắc chắn thiên định bắt đầu lung lay, mọi thực tai trong đó chính sự hiện hửu của con người hay vũ trụ bao quanh nó có vẻ như chỉ là những hình bóng huyễn hoặc. 

 Ở ngoại diện, cuộc sống đời thường của con người trong cảnh giới trên trái đất hay khi phóng tầm nhìn vào cái không gian còn nhìn thấy được (visible world) vẫn là chuyện có thể tiên liêu chính sác. Người ta vẫn có thể biết được vị trí, quỹ đạo, đường đi của những vệ tinh cách xa trái đất hàng ngàn triệu cây số. Vận chuyển của những thiên thể, quỹ đạo của những vệ tinh, đạn đạo của nhưng phi thuyền thám hiểm không gian vẫn có thể tính toán , tiên liệu nói như Newton thì nếu ta biết vị trí và động năng ban đầu của một động tử thì có thể xuy ra mọi vị trí trong dĩ vãng hay trương lai của đông tử đó

Sự mù mờ, lung linh, không thể kiểm soát hay tiên liệu chỉ xẩy ra khi người ta bước vào ngưỡng cửa của thế giới hạ nguyên tử nơi có những viên gạch xây dựng nên cấu trúc thực tại của vật chất,

Sự hoang mang bắt đầu nẩy sinh vì khoa học hiện nay cho rằng chính những viên gạch nền móng này lại hoàn toàn trừu tượng, hầu như chỉ là một ảo ảnh, một ý niệm toán học.

Từ mức nguyên tử, người ta chợt phát hiện cả một vũ trụ khác thường ẩn hiện giữa có và không như cách nói của nhà Phật “sắc sắc không không”. Từ său ngưỡng cửa này là cả một vũ trụ hoàn toàn khác với vũ trụ của đời thường.

Những gì mà trong đời thường trong không gian ba chiều mà chúng ta vẫn cho là thật sẽ có thể không còn là thật nữa vì một khi đã phát hiện chính nhưng viên gạch nền móng để xây dựng nên thực tại lại là những hạt tử chỉ là hư ảo thì cái lâu đài tráng lệ nguy nga của thực tại cảm nhận qua ngũ uẩn bắt đầu bị cật vấn.

Hiện hữu của mỗi con ngươi , của từng tiểu ngã cũng trở thành nghi hoặc.

 Càng đi sâu theo chiều tiểu vi trong cái biển không đáy hạ nguyên tử càng khiến không thể định nghĩa thế nào là thực thế nào là giả.

Ngay cả những ý niệm bẩm sinh và quen thuộc về không gian, thời gian đều không còn ý nghĩa nếu cứ bám chặt theo những định nghĩa hay tiêu chuẩn của đời thường, lấy sự hiện hữu của con người làm chuẩn. Trong thế giới tiểu vi này không còn , trước său, trong ngoài, còn mất.


Bước vào thế giới siêu vi hạ nguyên tử gọi là những lượng tử, những Quantum, thí dụ như những Proton, electron, quark người ta phát hiện là chúng có thể “đồng thời” hiện diện ở nhiều nơi khác nhau và “thân phận hay định mạng” của những hạt lượng tử này có được thị hiện hay không thị hiện là hoàn toàn do may rủi, tình cờ, có thể. Không điều gì có thể biết hay tiên liệu chắc chắn.

Cần đặc biệt lưu ý ở từ “đồng thời”“nhiều nơi khác nhau” trong câu nói trên

Nếu hiểu và tin như phát biểu nói trên của Vật Lý lượng tử và cứ “tạm” coi mọi thứ trên cõi đời, trong không gian của thế nhân đã khởi đi từ những Proton, electron rồi tới những nguyên tử, rồi thành mọi vật thể hữu tình hay vô tình như định nghĩa của đạo Phật , thì tất nhiên:

 “mọi vật, sinh vật, mà chúng ta cảm nhận được trong sắc giới (trên nguyên tắc luận lý) cũng phải có khả năng đồng thời hiện hữu ở nhiều địa điểm như những phần tử quangtum tạo thành nó.

Đây cũng là một sự hiện hữu bất tử vì vuợt mọi giới hạn của không gian và thời gian

 Nói một cách phóng đại rằng “một người đang ở cali nhưng đồng thời cũng có thể đang đi chợ ở Việt Nam, một người tù nhót trong khám vẫn đồgn thời lang thang ở một nơi nào đó”

Bản thể chân thực của thực tại (reality) nếu đẩy tới tận cùn là một chuyện vượt ngoài, hoặc chối bỏ cái gọi là sự hữu lý thông thường của thế nhân. Vì thế, những gì mà từ trước tới nay chúng ta nghĩ và hiểu về thế giới và vũ trụ quanh mình có thể sẽ là những kiến thức hoàn toàn sai lầm một khi phải đẩy tới cái bản thể chân thực cuối cùng của mọi thực tại. Vì như cách nói của đạo Phật đó là cái bản thể khi ngộ được bản thể của “chân như

Nhận thức có vẻ như điên cuồng này bắt đầu tại nước Đức, Bá Linh 1890 với nhà bác học Planck .

Giai đoạn này nước Đức vừa mới thống nhất cùng với sự bùng vỡ của khuynh hướng canh tân trong giới tiểu tư sản thành thị khát khao muốn kỹ nghệ hóa.

Song hành với khuynh hướng phát triển đời sống đô thị tân tiến , rất nhiều công ty kỹ thuật ra đời với hàng ngàn phát kiến, sáng chế mới đặc biệt là những ứng dụng của bóng đèn điện do edison phát minh năm 1878 tại Hoa Kỳ.

bong_den_crop-content

Bóng đèn điện xuyên thủng màn đêm là biểu tượng và khởi đầu của một cuộc cách mạng cơ khí thời đại. Tiếp theo đó là sự ra đời của rất nhiều lý thuyết khoa học vĩ đại như thuyết tương đối, vật lý lượng tử.

Qua sự phát sáng của bóng đèn điện người ta cũng nhận ra một vấn đề đặc biệt chưa có giải thích đó là tại sao khi dòng điện chạy qua tim đèn bằng kim loại thì kim loại này nóng lên và tỏa sáng.

Kim loại tỏa sáng khi nóng là một nhận xét hiển nhiên, thường nhật nhưng người ta vẫn không hiểu tại sao mức độ toả sáng và mầu sắc của ánh sáng lại có liên quan tới nhiệt độ đun nóng của tim đèn.

Tùy sự gia tăng độ nóng, ánh sáng có thể chuyển từ mầu đỏ sang vàng, thành trắng rồi

“ngừng lại ở mầu trắng”. Tại sao lại ngừng lại ở mầu ánh sáng trắng.





 

anh_sang_trang-content

 




Hiện tượng toả sáng của kim loại khi đốt nóng thực ra không có gì lạ vì từ khi con người biết luyện kim thành đồ dùng. Nguời ta có thể thấy hiện tượng này thường ngày. Cục sắt đỏ lên phát sáng trên bễ lò của thợ rèn



red_hot_iron-content



Cục sắt nguội, theo định nghĩa khoa học là một vật thể đen (black body).

Gọi là vật thể đen vì để trong bóng tối khối sắt lạnh này đen ngòm nhưng nếu bỏ vào lò than đốt nóng , cục sắt sẽ nóng đỏ và khi mang trở lại vào bóng tối thì cục sắt không đen nữa mà sẽ toả ra ánh sáng.






Đó là “sự phát xạ của những vật thể đen”.

 Sự phát xạ của vật thể đen black body

 và

Tính “bất liên tục” của vật chất


 Vào giai đoạn 1887, chính phủ Đức đầu tư rất nhiều tiền cho những viện nghiên cứu khoa học tại Bá Linh trong đó có viện Physikalisch Technische Reichsanstalt (PTR).

 Ở thời điểm trong cao trào của cuộc canh tân thập niên 1900, nhiều khoa học gia sáng giá của thế giới được mời tới làm việc tại đây trong số đó có nhàvật lý Max Planck.

planck_crop-contentPlanck khởi sự nghiên cứu hiện tượng toả sáng của kim loại và tìm hiểu lý do của sự thay đổi cường độ cũng như mầu sắc của ánh sáng theo nhiệt độ.

Planck và các cộng sự viên thiết lập một dụng cụ để đo một hiện tượng mà khoa học său đó gọi là:


 Sự phát xạ của những

vật thể đen (black body radiation)

 

Dụng cụ thô sơ trong thí nghiệm này là một cái ống có thể làm nóng lên ở nhiều nhiệt độ (đơn giản như cái núm thay đổi nhiệt đô trong những nồi cơm điện) để có thể kiểm soát chính sác những thay đổi nhiệt độ và quan sát được sự thay đổi tần số hay mầu sắc của ánh sáng.

Người ta thấy rằng khi nhiệt độ bên trong ống tăng tới 841 độ C thì ống tỏa ra một mầu ánh sáng vàng óng. Khi nhiệt độ tăng tới 2000 độ C thì ánh sáng rực rỡ và có mầu trắng hơn . Công xuất tiêu thụ đòi hỏi tăng lên 40 kilo watts. Său đó, dù có tăng công xuất điện thì vẫn chỉ đạt tới mầu trắng vàng của (đèn 40 watts)

Sự thay đổi mầu ánh sáng dừng lại vì trong những điều kiện giới hạn của cuộc thí nghiệm không thể tăng thêm nhiệt độ.

Dần dà, người ta biết rằng để có những mầu ở quang phổ xanh đòi hỏi một nhiệt độ rất cao

Muốn đạt tới quang phổ cực tím càng đòi đòi hỏi nhiều năng lượng hơn mà trong những phòng thí nghiệm thời đó không thể thực hiện.

Ngay cả ánh sáng mặt trời đạt tới một nhiệt độ kinh khủng là 5500 độ C nhưng phần lớn ánh sáng vẫn chỉ chính yếu là mầu trắng với một số nhỏ tia cực tím (ultraviolet)

sun







Planck cố đưa ra lời giải thích toán học đầu tiên để chứng tỏ phải có một mối quan hệ giữa màu sắc, tần số của ánh sáng và số năng lượng chuyên chở trong những loại tia sáng khác nhau .

Những giải thích này dù vậy vẫn chưa thực sự đạt tới bản chất cốt tuỷ của ánh sáng, điều mà său này mới được biết đó là tính “ bất liên tục của mọi vật chất và ngay cả ánh sáng.”

Mọi vật chất và ngay cả ánh sáng không liện tục như một dòng chẩy mà cũng là những “hạt” năng lượng rời rạc. Nguồn sáng chẩy mênh mông khắp nơi cũng là những hạt năng lượng đơn lẻ ?!! (său này gọi là quang tử)

Cũng có một vấn nạn kỳ lạ khác là ở giai đoạn cuối thế kỷ 19 khi các khoa học gia đang khảo cứu một hiện tượng mới được khám phá đó là làn sóng radio. Người ta đang tìm hiểu cung cách lan truyền của làn sóng này.

Để khảo cứu hiện tượng làn sóng radio, người ta thiết lập một dụng cụ có khả năng phát ra một giòng điện có hiệu thế (voltage) cao giữa hai cực kim loại .

image009-contentVới một hiệu thế rất cao tĩnh điện chứa trong một cục kim loại có thể “vượt qua” được quãng cách không gian giữa hai cực kim loại ở cách xa nhau .

Hiện tượng phóng tĩnh điện cũng thường thấy khi trời lạnh, khi ma sát hai vật với nhau. Tĩnh điện sẽ tích tụ trong một vật nào có điện trở cao hơn thí dụ như quần áo, thuỷ tinh vv.. Khi gập một vật có khả năng đẫn điện tốt hơn như sắt, đồng thì tĩnh điện sẽ nhả ra dưới dạng một tia lửa điện.








Hiện tượng này thường xẩy ra khi trời lạnh, tĩnh điện tích tụ trong người khi ma sát với ghế ngồi trong xe. Thân thể con người ít dẫn điện nên tĩnh điện tích tụ trên cơ thể không truyền đi được. Khi đổ săng, bàn tay chạm vào sắt có tính đẫn điện tốt hơn sẽ làm nẹt tia lửa điện gây hỏa hoạn.

_strike





Trong thí nghiệm về sự phóng tĩnh điện, một điều bất ngờ chợt được phát hiện liên quan tới anh sáng đó là không cần dùng dòng điện mà chỉ cần chiếu một nguồn sáng cực mạnh vào một trong hai khối kim loại thì cũng có hiện tượng tia lửa điện phóng qua không gian giống như thí nghiệm khi dùng giòng điện.

Trong thí nghiêm trên thay vì dùng dòng điện , ngừơi ta chiếu ánh sáng vào một trong hai cục kim loai và cũng cố được sự phóng tỉnh điện

image012

Phát hiện này cho thấy phải có một mối liên lạc kỳ bí nào đó giữa ánh sáng và giòng điện nếu không nói ngay là :

“ánh sáng cũng tạo ra được dòng điện.”






Để giải thích hiện tượng này đưa tới một thí nghiệm được gọi là “gold leaf electroscope experiment .

image015

Elecroscope hai la vàng mỏng bị đẩy ra xa

Khi nạp tĩnh điên

image017






image018


Thật ra đây chỉ là một cải tiến của thí nghiệm phóng tĩnh điện như thí nghiệm trước đó với hai khối kim loại.

Dụng cụ thí nghiệm mới còn được gọi là Elecroscope vì dụng cụ này giống như một kính hiển vi giúp nhìn được hiện tượng điện một cách cụ thể.

Dụng cụ thí nghiệm được thiết lập gồm hai “lá vàng mỏng” trước khi thí nghiệm thì ở vị thế chạm sát vào nhau .

Mới đầu người ta phóng tĩnh điện vào hai lá vàng này. Sức đẩy của tĩnh điện làm hai lá vàng bị đẩy xa nhau ra.



 Lập lại thí nghiệm nạp tĩnh điện nói trên nhưng thay vì dùng sự phóng tĩnh điện, người ta lại dùng ánh sáng và thay đổi dùng nhiều loại ánh sáng khác nhau.

Kết quả cho thấy khi ánh đỏ hay trắng chiếu vào thì hai lá vàng không bị đẩy xa dù có tăng cường độ sáng????(coi lai). Trái lại khi thay bằng ánh sáng xanh của tia cực tím thì hai lá vang đột nhiên sụp suống sát lại gần nhau như vị trí cũ.

image022-content






1/ Ánh sang đỏ electron không bi đẩy khỏi phiến kim loai

2/ Ánh sáng xanh mot số it electron không bi đẩy khỏi phiến kim loai

3/ Ánh sáng cực tím nhiều electron bi đẩy khỏi phiến kim loai


Điều đó đưa tới kết luận là thứ ánh sáng xanh tím (ultraviolet) có khả năng loại trừ lượng tĩnh điện trên lá vàng bằng cách đẩy những âm điện tử tĩnh điện mà ta đặt vào trong lá vàng trong lần thử nghiệm đầu tiên với dòng điện.

Đó là phát kiến đầu tiên về điều được gọi là hiệu ứng quang điện (photo electric)

 

Hiệu ứng quang điện


Tạm ghi nhận như vậy nhưng lúc thực hiệm thí nghiệm ở thời điểm 1900 người ta vẫn không thể giải thích tại sao ánh sáng tím lại làm được chuyện này.

 Cũng ở Giai đoạn này người ta đã có những bằng chứng để tin chắc rằng ánh sáng là làn sóng khi nghĩ về một làn sóng người ta thường liên tưởng và mường tượng cụ thể như một làn sóng vật chất của nước

Một trong những bằng chứng về tình trạng sóng là khi ánh sáng rọi một bóng của một vật thể trên một màn hình thì chung quanh bóng đen có một viền sáng mờ nhạt.

bong_den_anh_sang_la_song-content

Hiện tượng này được giải thích là khi ánh sáng chạm vào bờ của một vật thể, vật thể này cản trở đường truyền thẳng của ánh sáng và tạo nên một bóng den đậm.

Một phần khác của ánh sáng lại tìm cách bẻ cong theo hình thể 3 chiều của vật cản để tiếp tục di chuyển vì thế đã tạo nên một viền mờ chung quanh cái bóng chính của vật thể đó.









Tương tự như sóng nước vờn quanh một hòn đá cản đường

Môt nhận xét khác khiến người ta thắc mắc là tại sao lại có hiện tượng cầu vồng 7 mầu hay những bong bóng sà phong có đủ mầu khi ánh sáng chiếu vào.

Những hiện tượng này chỉ có thể giải thích nếu chấp nhận rằng ánh sáng là do tính chất sóng của nó nên phản chiếu lại khi gập một mặt phẳng như những tấm gương cong nên bị tách riêng ra thành nhiều quang phổ giống như những làn sóng tạo ra trên mặt nước khi bị khích đông tại một điểm

Tiến thêm một bước người ta cho rằng sóng của ánh sáng không phải là sóng vật chất như sóng nước mà là những làn sóng năng lượng lan truyền trong không gian.

Ý niệm về một làn sóng năng lượng quả là một điều mới mẻ dù chúng ta vẫn thường mơ hồ cảm nhận được điều này khi hơi nóng được gió lùa vào mặt như những đợt sóng,

anh_sang_giao_thoa-content








Những lý giải về tính chất sóng của ánh sáng giải quyết được môt vài chuyện như việc tạo nên viền mờ quanh bóng đen của một vật thể nhưng vẫn chưa giúp hiểu được nguyên do của hiện tượng quang điện trong thí nghiện hai lá vàng nói trên..

Cuối cùng người ta chính thức xác nhận vì “ánh sáng có chở theo năng lượng”. Năng lượng này nếu đủ mạnh sẽ làm những âm điện tử trên những nguyên tử kim loại bật khỏi quỷ đạo của nó (khi âm điện tử rới khỏi quỹ đạo để di chuyển như những âm điện tử tự do tức là tạo thành dòng điện)


Phải đợi tới Albert einstein 1905 với lý thuyết về quang điện (photoelectric) thì vai trò của ánh sáng và khả năng tạo điện năng mới chính thức được xác nhận.

photon

T

rong lý thuyết này Einstein nói rằng chúng ta cần “quên đi” chuyện ánh sáng là một làn sóng vật chất liên tục mà phải quan niệm ánh sáng là một chuỗi, một giòng suối những hạt rất nhỏ gọi là những đơn vị năng lượng hay những“lượng tử mang năng lượng” gọi là “quanta”.

 Ở thời điểm 1900 nói rằng ánh sáng là những hạt quả là chuyện hoang tưởng nhưng Einstein cho rằng buộc phải quan niệm như vậy mới giải thích được những hiệu ứng của ánh sáng. Trước mắt là việc ánh sáng thành giòng điện trong thí nghiệm hai lá vàng .

Những loại ánh sáng mầu sắc khác nhau mang những đơn vị năng lượng hay những“quanta năng lượng” mạnh yếu khác nhau.

Ánh sáng đỏ rất yếu năng luợng. Ánh sáng tím, cực tím mang nhiều quanta năng lượng cao hơn nên làm những âm điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng vọt khỏi quỹ đạo của nó.




Một thí dụ minh hoạ là thời thượng cổ người ta cột một hòn đá vào sợi đây quay vòng vòng trên đầu khi buông tay ra hòn đá bay tới sát hại con mồi.

Sức mạnh của hòn đá quay tròn gọi là động năng của nó phụ thuộc vào độ lớn của khối vật chất, tốc độ quay và sợi dây nối dài ngắn để tạo quỹ đạo lớn nhỏ.

Một âm điện tử quay trên những quỹ đạo của một nguyên tử cũng tương đương với một trạng thái, một mức năng lượng đặc biệt.

image_atom

Ở vòng quỹ đạo ngoài cùng của nguyên tử khi âm điện tử bị ánh sáng có năng lượng cao chiếu vào , âm điện tử này nhận thêm nhiều quanta năng lượng thặng dư sẽ nâng cấp mức năng lượng cố hữu và làm nó văng khỏi quỹ đạo của mình để trở thành một âm điện tử tự do.

Nên nhớ dòng điện là do sự di chuyển của những âm điên tử tự do này.



(mỗi quỹ đạo tương ứng với một mức độ năng lương cao hay thấp. Nếu nhận thêm năng lượng âm điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng sẽ bị bắn ra tạo thành dòng điện. Dòng điện là sự di chuyển của những âm điện tử)


Phát kiến của Einstein mở đầu cho một cuộc cách mạng trong ngành vật lý nhưng cũng mở ra nhiều nghịch lý khó hiểu vì những phát kiến của ông dường như đi ngược lại xuy tư thông thường của con người

Chuyện ánh sáng lan truyền như làn sóng thì còn có thể hiểu được vì nó tương đồng với sự quan sát hiện tượng làn sóng nước giao thoa hay chạy quanh những chứng ngại nhưng khi nói ánh sáng là hạt năng lượng tức là nói về bản thể của ánh sáng thì quả là chuyện quá siêu thực.

Hơn nữa khó có thể chấp nhận “một thực tại lưỡng diện” như vậy . Anh sáng không thể tuỳ ý biến dạng lúc là sóng lúc là hạt.!!!!

Một thời gian ngắn său khi Einstein với lý thuyết ánh sáng là những hạt lượng tử mang năng lượng (quanta), điều nghịch lý về chyện ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt trở nên trầm trọng hơn nhưng không ai đưa ra một phản bác rõ rệt nào


1922 lúc thuyết tương đối ra đời, cũng là giai đoạn mà Tây Phương đang chìm đắm trong một cuộc cách mạng văn hoá său đệ nhất thế chiến làm tiêu hao nhiều triệu sinh mạng con người. Trong chiến tranh, nhu cầu sống còn và chiến thắng cũng thúc đẩy con ngươi trong việc phát kiến những dụng cụ phục vụ cho chiến tranh dựa vào kiến thức khoa học.

 Cuộc chiến làm thay đổi mọi chuyện, său chiến tranh là sự ra đời của trào lưu canh tân, người ta khát khao đổi mới trong mọi phương diện từ văn chương nghệ thuật tới chính trị và khoa học.

Nước Nga thành Cộng sản đang muốn bành trướng chủ nghĩa này, nhạc jazz của hoa kỳ, thứ âm nhạc nổi loạn, phản kháng như muốn phá bỏ nền móng giá trị và cách tư duy khuôn mẫu cũ lan tràn khắp thế giới .

Khoa học kỹ thuật cũng phát triển theo trào lưu này.

 Người ta khao khát đổi mới nên cái quan điểm hoang tưởng về tính nhị nguyên vừa sóng vừa hạt của ánh sáng có vẻ cũng là một thể hiện của sự phản kháng tư duy trong cơn sốt đổi mới của xã hội.

Ở một phía là cuộc canh tân những lý thuyết cổ điển trong khoa học mà người đẫn đạo là bác học vật lý lỗi lạc người Đan Mạch Niels Bohr (1885-1962) và phía khác là Albert einstein đại diện cho những chiến sỹ cuối cùng của quan điểm tiền định. (deterministic).

image030


image031









Niels Bohr Albert einstein

Cuộc chiến giữa hai khối óc thiên tài ở hai cực đối diện kéo dài nhiều thập niên, tạm lắng để người ta khai thác những ứng dụng thức tiễn trong tính lưỡng diện ánh sáng nên phương điện thuần lý dù chưa hẳn ngã ngũ hoặc có một giải quyết chung nhưng giới khoa học tạm cho nó vào tủ khoá lại.

Khoảng giữa thập niên 1920, một thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bell Laboratory tai New Jersey Hoa Kỳ trong đó người ta phát hiện một yếu tố mới lạ và hoàn toàn bất ngờ liên quan tới những âm điện tử .

Cho đến phút đó, trong lãnh vực điện lực, những âm điện tử tuy chưa trực tiếp nhìn thấy nhưng qua luận lý toán học và quan sát gián tiếp cũng đã được “thừa nhận” là những hạt tử chứa vật chất, rất nhỏ, nhỏ vượt sự quan sát vật lý nhưng được ý niệm là cứng chắc như những viên Billard .

Trong thí nghiệm của Bell, người ta bắn một tia âm điện tử vào một màn có hai khe hở để nghiên cứu xem những âm điện tử này phát tán như thế nào. Kết quả được ghi nhận trên một màn chắn ở phía său. (màn hồ quang)

Kết quả của cuộc thí nghiệm này làm chấn động giới khoa học thế giới vì nó minh sác là “ánh sáng có thể vừa là sóng vừa là hạt”.

 Nếu là sóng thì sóng ánh sáng phải có khả năng giao thoanuoc_qua_hai_khe_ho-content

Để mường tương cụ thể hơn về việc giao hoa của hiện tượng sóng người ta thiết lập một thí nghiệm cụ thể và tinh tế hơn chia làm hai giai đoạn để so sánh.









Trong thí nghiệm thứ nhất, sóng nước được lùa qua hai khe chắn của một bức màn chắn

Đằng său bức màn chắn hiện tượng giao thoa của sóng nước xẩy ra tạo thành những vân sáng tối.

Tai sao vậy

Một sóng phải có 1 đỉnh dương và một đỉnh âm ngược chiều.

wave

Crest= đỉnh sóng

Tough= đáy sóng

Amplitude- biên độ hay chiều cao, cường độ của sóng

Wavelength= độ dài sóng , khoảng cách giữa hai đỉnh sóng

Khi hai làn sóng chạm vào nhau, nếu khu vực giao thoa là hai dỉnh sóng dương thì độ cao của hai sóng sẽ cộng hưởng làm sóng nhô lên cao hơn.

Trái lại ở khu vực một đỉnh dương gập một đỉnh âm(đáy sóng) thì sóng sẽ triệt tiêu . Dừng biệi diễn la’ một vạch thặng hay mọt vạch tối trên màn ảnh

song_cong_huong

Kết quả là khi hai làn sóng giao thoa sẽ tạo nên những vệt sáng tối










Thí nghiệm kế tiếp ,

thay vì dùng sóng nước, người ta dùng một máy phóng một "chùm tia âm điện tử" vào môt màn chắn cũng có hai khe hở tương tự như thí nghiệm với sóng nước .

Như vừa nói ở trên là từ lâu rồi electron đã được xác nhận là những hạt nhưng trong thí nghiệm hai khe hở này người ta lại thấy những electron hoạt động tương tự như sóng tức là tạo nên những vạch sáng tối giống như thí nghiệm với sóng nước.

electron_inteferance







Phải chăng điều này chứng tỏ electron cũng là sóng.

Tuy nhiên kết quả vẫn không toàn diện để chứng tỏ cách hoạt động “sóng- hạt” của từng electron độc lập vì trong thí nghiệm trên người ta dùng một chùm tia âm điện tử nên chưa nói lên được" cá tính của từng âm điện tử như nhửng đơn vị biệt lập."


Tiến thêm một bước nữa, thay vì bắn một chùm tia electron bây giờ người ta chỉ bắn từng electron một qua màn chắn có hai khe hở. Cần lưu ý yếu tố “một âm điện tử” vì trong thí nghiệm trước, người ta có thể lý luận là sự giao thoa sở dĩ có là do một chùm nhiều âm điện tử đaN VÀO NHAU. Thí nghiệm thứ nhì chứng tỏ dù chỉ với từng âm điện tử một cũng có sự giao thoa như làn sóng. Sự giao thoa này được gọi là một hàm số sác xuất hay hàm số sóng. Nó chứng tỏ những âm điện tử có khả năng lựa chọn theo may rủi hoặc qua khe A hay khe B.
Kết quả cho thấy:

“Mới đầu màn ảnh hồ quang ghi nhận những chấm sáng loé lên của từng âm điện tử rời rạc xuất hiện một cách tình cờ. Điều này chứng tỏ đã có từng âm điện tử cô lập lựa chọn đi qua hoặc khe A hay khe B. Nói khác đi từng hạt âm điển tử có thể hên sui lúc qua A lúc qua B

image042-content









Thế nhưng nhưng đần dà một dạng thức đặc biệt bắt đầu xuất hiện và đây cũng là cái dạng thức của hai làn sóng giao thoa, tức là cũng có những vạch đen trắng.

Đây là một ghi nhận cực kỳ đặc biệt vì nhớ lại trong thí nghiệm với sóng nước, dạng thức những vạch sáng tối là là do sự giao thoa của hai làn sóng khác nhau khi đi qua hai khe hở .

single_electron_behave_as_wave-content









Trong thí nghiệm mới nhất chỉ có từng âm điện tử một được bắn đi.

Điều này cho thấy là từng âm điện tử độc lập vẫn có sự lựa chọn khe A hay khe B .Vì thế ở giai đoạn đầu đã thấy có có những chấm sáng rời rạc của tưng âm điện tử hiện trên màn hình .Tai sao giai đoạn său của thí nghiệm thì lại có sự giao thoa như làn sóng?

 Tại sao từng hạt âm điện tử cô lập lại có thể tạo nên dạng thức giao thoa sóng?.

Cách gỉai thích rất thần bí “của thường nhân” như chúng ta là :

“Có thể âm điện tử khi đến trước hai cửa ngõ A và B đã hoá thân như tề thiên đại thánh một thành 2 để đồng thời đi qua cả hai khe hở.”

 Theo mắt nhìn của khoa học thì sự kiện mỗi âm điện tử đơn lẻ vẫn có thể sinh hoạt như một làn sóng không phải vì nó có thể hoá thân thành hai hạt để đồng thời đi qua hai khe hở kiểu như sóng nước, sóng vật chất 

 Vậy thì làm sao giải thích được hiện tượng giao thoa sóng dù chỉ bắn tứng âm điện tử một.


Sóng loại gì đây.? 


Nước là sóng vật chất của những phân tử H2O còn với âm điện tử là loại sóng gì đây?.

Câu hỏi này là khởi điểm của những lý thuyết về ngành vật lý Lượng tử.


Sóng hạt tử

Những electron không là sóng vật chất như sóng nước

mà là một làn sóng sác xuất, sóng may rủi ?!!?

Để giải thích hiện tượng này Niels Bohr đưa ra một nhận định kỳ bí không kém gì cách giải thích của thường nhân chúng ta và đó cũng là mở đầu của những lý thuyết về Cơ học Lượng tử (quantum mechanic) gồm những lý giải rất điên để giải thích về hoạt động của ánh sáng và vật chất, xa hơn nữa là bản thể của mọi thực tại.

Cơ học Lượng tư điên đến đô chính cha đẻ của nó là Niel bohr phải nói rằng:

Bất kỳ ai khi nghe những lý thuyết về lượng tử mà không bị khủng hoảng ngỡ ngàng thì coi như người đó không hiểu gì về nó.”

Thực vậy đây là những lý thuyết hoàn toàn đối trọi với luận lý thông thường

Theo giải thích cũa Bohr thì không thể quan niệm một âm điện tử “trong tình trạng di động” như một thực tại vật lý và chỉ có thể mô tả vị trí của âm điện tử di động này như một làn sóng may rủi (sóng sác xuất). Trong trạsng thái này, nó có thể đòng thời hiện diện ở bất cứ vị trí nào (trước khi bị định vị trong một cuộc đo đạc) (Lưu ý cụm từ trong tình trạng di động)

 Một hạt tử đang di động sẽ thị hiện dưới dạng sóng may rủi (wave of chance), nhưng khi chạm vào màn chắn có hai khe làn sóng này sẽ tách thành hai làn sóng (giống sóng nước) để đồng thời đi qua hai khe một lượt.

Vì thế, hai làn sóng sác xuất này cũng tạo ra sự giao thoa giống như sóng nước.

image046





Hai đỉnh sóng gập nhau tăng gấp hai cường độ (vệt sang)

image048






Đỉnh sóng gập đáy sóng triệt tiêu cường độ sóng (vệt tối)

Khi hai làn sóng này chạm vào màn hình thì hai cái “bóng ma” của hạt âm điện tử như bừng tỉnh khỏi cơn mê trở về thực tại nguyên dạng.( thoát khỏi tình trạng sóng sác xuất để trở thành một hạt tử thực sự)

Tình trạng giao thoa ghi nhận trên màn hình chi là ghi nhận sự giao thoa của hai làn sóng sác xuất său đó sóng này sụp đổ tức thời?

(Sự đột nhiên, tức thời, biến mất hay sự sụp đổ của hàm số sác xuất như vừa nói là một vấn đề còn được tranh luận sôi nổi)

Giải thích kiểu này như nghe chuyện hồ li tinh biến đi khi trời vừa sáng (thực ra tình trạng này được vật lý lựng tử gọi là sự sụp đổ của hàm số sóng sẽ được khảo sát său này)

Một hình ảnh cụ thể hơn thí dụ khi chúng ta quay một đồng su trên mặt bàn. Đồng su có hai mặt, mặt hình người và mặt bông lúa.

spining_coin



Khi đang quay mau hình ảnh hai mặt của đồng su chập chờn hoà nhập vào nhau mờ mịt, chơn trượt, như hoà nhập không thể phân biệt hai mặt của nó.

Trong tình trạng hoà nhập hai trạng thái mặt người và măt lúa này nếu có ai hỏi đang thấy mặt nào của đồng tiền thì chỉ có thể nói vu vơ là “có thể là mặt người, có thể là mặt lúa


Vào một thời điểm nào đó nếu đập bàn tay xuống để chấm dứt tình trạng nước đôi mù mờ này tức là chúng ta can thiệp để ép đồng tiền (vào lúc đó) phải chọn một trong hai trạng thái thị hiện, mặt người hay mặt lúa.

 Phút đó hàm số sóng của trạng thái rủi may xác xuất đột nhiên sụp đổ , tan biến

image055









Bohr cho rằng tình trạng của một âm điện tử khi di chuyển cũng tương tự như vậy.

Khi làn sóng âm điện tử chở theo sự may rủi (hàm số sác xuất) tới màn chắn có hai khe hở thì làn sóng này sẽ đồng thời tách làm hai làn sóng riêng biệt để đồng thời đi qua cả hai khe hở kiểu như tề thiên Đại Thánh nhổ một sơi lông biến thành hai người.

Său đó tình trạng hai sóng sóng tách rời của âm điện tử tiếp tục di chuyển trong không gian và chỉ chấm dứt khi sóng sác xuất này đã , tương tự như khi chúng ta stop không cho đồng tiền quay nữa.thực sự chạm vào màn hình

Sự bí hiểm khiến chúng ta tự hỏi là phải chăng khi làn sóng may rủi của âm điện tử trước khi chạm vào màn có hai khe hở thì hình như nó biết được điều này, ý thực được có hai khe nên tách làm hai để đồng thời qua cả hai khe.

Một câu hỏi ngớ ngẩn khác là phải chăng khi đứng trước hai khe hở làn sóng sác xuất lưỡng lự không biết nên đi qua khe nào nên đành quyết định tách đôi để đi qua cả hai khe (cho công bằng) .

Không ai trả lời được câu hỏi này nhưng điều chắc chắn nhất mang tính thực nghiệm là sự giao thoa được ghi nhận trên màn ảnh chứng tỏ

vandao_electron-content âm điện tử vừa hoạt động như hạt vừa hoạt động như sóng.







Hơn nữa theo Bohr người ta không thể biết vị trí của một hạt tử cho tới khi nào thực hiện phép do .

Ghi nhận hình ảnh cụ thể của một âm điện tự trên màn hồ quang như một chấm sáng chính là sự thực hiện phép đo.

Các âm điện tử trong một nguyên tử cũng vậy

electron_clound_1electron_cloud_2






Âm điện tử có thể ở "đồng thời và bất kỳ nơi nào" trong vân đạo

 Trước khi thực hiện sự đo đạc một electron

"có thể ""đồng thời" ở "khắp mọi vị trí trong không gian".

Cần nhấn mạnh những cụm từ như : "có thể "

“đồng thời” và “Khắp mọi nơi trong không gian”

Người ta chị thực sự phù phép để vị trí của nó bật lên thành hiện hữu khi tìm cách nhìn ngó vào nó.

Đây là một nhận xết cực kỳ kinh hải vì nó làm lung lay toàn bộ quan niệm cũng như định nghĩa về thực tại.

Kiểu như có một tấm màn che giấu giữa chúng ta và thế giới siêu vi lượng tử.

Sau tấm màn che u minh này này mọi chuyện đè chồng lên nhau vô tận trong sự “có thể, sự khả hữu, giửa có và không”.

Khi chúng ta tìm cách vén được bức màn vô minh này lên để nhìn vào thì cũng chỉ thấy thực tại vào lúc đó mà thôi.

Đó cách lý giải của Bohr được giới khoa học gọi là

Lý giải Copenhagen,

the copenhagen itrepretation” .


Điều ghê gớm trong lý giải Copenhagen là chúng ta không thể quên rằng những âm điện tử ẩn hiện “có có không không” rất liêu trai này lại chính là những viên gạch căn bản xây lên lâu đài thực tại trong đó có vũ trụ và con người. Và như thế, nếu xuy rộng ra phải chăng hiện hữu của con người cũng chỉ là một làn sóng rủi may và chúng ta có thể đồng thời ở khắp mọi nơi trong không gian.

 

Thiền ca Phạm duy

Tôi nằm võng võng đưa võng đưa…

Tôi nằm võng “nằm yên mọi chỗ”

 

Cách lý giải copenhagen mặc dù có tính thuyết phục như trình bầy nói trên nhưng ý niệm về sự hợp lý hợp tình thông thường của con người vẫn khó nuốt trôi.

Đặc biệt cây cổ thủ Albert Einstein cũng không chịu nổi cái ý nghĩ thực tại chỉ là một chuỗi mịt mù vô định của may rủi như câu nói đã thành kinh điển của ông là “thượng đế không chơi súc sắc “god do not play dice” hoặc “liệu mặt trăng sẽ ngừng hiện hữu nếu ta không nhìn ngắm nó”.

Trong những thập niên său đó, Einstein và Bohr tranh cãi chung quanh vấn đề nhận thức thực tại (reality).

Thật vậy nếu Bohrd đúng thì cái thực tại mà chúng ta nhận biết qua ngũ uẩn còn có thật hay chỉ là một ảo ảnh hội tụ lại từ những tình cờ không thể kiểm sóat..

Nói theo kiểu hiện tượng luận Hegel theo đó “tất vả vũ trụ hiện hữu chỉ là phạn ảnh tin thấn của con người”. Nói khác đi là ttôi nghĩ thế nào thì vũ trụ xuất hiện như thế.

Nói theo khoa học thì một hiện tượng xuất hiện thế nào là tuy theo cách mà ta thiết lập dụng cụ thí nghiệm. Đeo kính mầu hồng thì mọi chuyện sẽ nhuộm mầu hồng, thế gíới qua mắt loài chó chỉ có một mầu đen hay trắng.

Để phản bác Bohr, Einstein và hai nhà khoa học khác là Nathan Rosen, Podolsky đưa ra những luận lý để phá quan điểm của Bohr và

 cho rằng lý giải Copenhagen về sự đồng thời chồng chất lên nhau những vị trí trong không gian của một hạt tử trước khi được quan sát (Entanglement) chứng tỏ có những sai lầm nghiêm trọng.

 

Entanglement theo quan điểm của cơ học lượng tử nói thu gọn lại là có sự chồng chéo quan hệ của một cặp lượng tử (quantum particle) khi những lượng tử này được tạo thành trong cùng một biến cố (event).

 Event hay biến cố được hiểu là khi ta thị hiện một chuyện gì đó trong không thời gian, thí dụ búng cho hai đồng tiên quay trên mặt bàn

hoặc bắn ra đồng loạt hai âm điện tử.

two_spinningdime-content

Thí dụ ta có hai đồng tiền hay hai electron “đồng lượt thị hiện” trong một biến cố  (thí dụ đơn giản là cho chúng quay trên mặt bàn) sau đó ta đẩy chúng xa nhau ra thì theo cơ học lượng tử (quantum mecanic). (thí dụ hai đô’ng tiền tiếp tục quan nhưng một đồng tiền ở cali, đồng tiền kia trên mặt trăng). Dù bị đảy xa nhau thì:

 “định mạng” của hai đồng tiền hay hai electron này vĩnh viễn giao thoa ràng buộc, chồng chéo với nhau (entangle) ở bất kỳ vị trí nào của chúng từ său khi được thành lập său một biến cố.

Trong trường hợp cho hai đồng tiền đồng thời mà chúng ta vừa búng cho quay mau trên mặt bàn thì cho đến lúc chúng ta tìm cách đo đạc “một trong hai đồng tiền”, tìm hiểu tình trạng của nó, chúng ta sẽ không thể biết chắc đồng tiền nào là mặt người hay mặt lúa.

Ở một thời điểm nào đó nhìn vào đồng tiền đang quay và tự hỏi ta đang thấy mặt nào thì không thể trả lời chính sác là thấy mặt nào.

Nói khác đi là cả hai đồng tiềntrong tình trạng chuyện động” sẽ ở trong một trạng thái chồng chéo, đồng thời vừa là mặt người vừa là mặt lúa.

move_to_coinaway-contentmove_very_far_away_2_coin-content











Thế nhưng khi chúng ta stop một trong hai đồng tiền không cho quay nữa và phát hiện đồng tiền bị stop lại là mặt người thì đồng tiền thứ 2 sẽ phải hiện ra là mặt đuôi (mặt lúa) .

stop_turning_coin-content











Theo Quantum Mecanic hai đồng tiền vì cùng tạo ra trong một biến cố (event) nên “định mạng” của chúng chồng chéo lên nhau. Khi một đồng tiền bị xác định là đầu người thì đồng thứ hai lập tức thể hiện mặt còn lại tức là mặt lúa (đuôi).

Ở bất cứ ở thời điểm lựa chọn nào sự thể hiện của hai đồng tiền luôn luôn đối nghịch kiểu như chúng biết thông đồng tức thời với nhau qua không gian để thực hiện cái luật tối thượng của mọi hiện tượng đó là sự đối sứng tuyệt đối, sự công bằng tuyệt đối của chân như.

 Tạm ngừng ở đây để nghiên cứu vài ý niệm về chân như trong đạo Phật hi vọng có sự soi sáng khi đối chiếu với những quan điểm cơ học lượng tự nói trên

Chân như trong quan niệm của Phật giáo là cái vốn là như thế của vạn pháp hay của mọi hiện tượng được thị hiện dưới vô vàn hình thái. Chân như là cái thể tính cuối cùng và chân thật của mọi sự. Cái thể tính này vốn hằng có, vượt ngoài mọi nhận thức, không thệ nghĩ bàn vì vượt khỏi mọi đối chấp của thế giới nhị nguyên, không còn chủ thể hay khách thể nữa. Tận cùng là một chân như vô vi vì ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật cũng cón là hữu vi pháp/ Cuối cùng chỉ còn lại một không của chân như vượt ngoài mọi xuy luận

Điều quan trọng chính yếu trong giải thích của cơ học lượng tử là người ta không thể tiên đoán được kết quả sự đo đạc sẽ là thế nào trước khi thực sự đo đạc nhưng chính yếu là một khi đã đo đạc thì  ‘kết quả sẽ đối ngược nhau” .

Một đầu một đuôi, một âm phải có một dương , có yêu phải có ghét, như trong quẻ dịch có gạch dài gạch ngắn, có ngày phải có đêm, có sống phải có chết vv…

Einstein xoáy vào nhận xét này khi nói rằng theo lý giải của Bohr thì bắt buộc phải có “một chuyện gì đó quá kỳ qúai lắm” (spooky) đã sẩy ra giữa hai đồng tiền xa lạ , cách xa nhau trong không va’ thời gian, chỉ vì chúng được tạo ra trong cùng một biến cố.

Nói khác đi hai đồng tiền này phải bí mật tức thời liên lạc với nhau qua không gian và thời gian cho dù cách xa nhau vạn dậm, thí dụ một đồng tiền vẫn ở trái đất trong lúc đồng tiền thứ hai được mang lên Hoả tinh. Hình ảnh này “kỳ quái” “spooky” quá . Einstein nói thế !!!

Một liên hệ tức thời theo kiểu thần giao cách cảm như quan điểm của Bohr đòi hỏi là sự dẫn truyền tin tức đó phải có tốc độ nhanh hơn cả ánh sáng.

Vị trí gần nhất của Hoả tinh và trái đất là 56 triệu cây số . Ở khoảng cách gần nhất này ánh sáng từ Hoạ tinh tới được trái đất cũng phải mất 182 giây tức là khảng trên 3 phút. Một tín hiệu, hình chụp một một hiện tượng trên hỏa tinh khi người trên trái đất nhìn thấy qua hình ảnh thì hiện tượng này đã không còn nữa. Không còn là hoả tinh 3 phút trước đó.

Điều kiện dẫn truyền tin tức này trái ngược ngay với lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein theo đó tốc độ của ánh sáng là một tốc độ giới hạn.

Giới hạn có nghĩa là mọi hiện tượng, mọi vật thể, dù nhỏ như một âm điện tử cũng không thể di chuyển, loan truyền tin tức mau hơn tốc độ 300.000 cây số một giây của ánh sáng.

Quan niệm cố hữu về sự dẫn truyền của những hiện tượng tại một địa phương ((Local realist of causality) cho rằng mọi hiện tượng cần phải được ẫn truyền trong không gia và phải chậm hơn hay bằng tốc độ của ánh sáng dù là đẫn truyền bằng bất cứ phương tiện nào.

Trong những buổi truyến hình trực tiếp từ xa xuyên đại dương nếu để ý người phóng viên ở xa thường phải đợi một vài giây mới nghe hết câu hỏi và bắt đầu trả lời vì âm thanh cần thời gian để chở tín hiệu.

Einstein cho rằng điều gọi là trạng thái “chồng chéo định mạng Entanglement” có thể giải thích đơn giản hơn theo đó thì “một cách nào đó” ???!!! định mạng hay tình trạng của hai đồng tiền hay (hai hạt tử ) dù thị hiện thế nào khi bị quan sát thực ra đã được “định phận tại thiên thư từ trước khi chúng ta khởi sự quan sát.”

Mặc dù hai đồng tiền có vẻ như có tự do hay có khả năng quyết định sẽ thị hiện mặt người hay mặt đuôi ở thời điểm bị quan sát nhưng điều này thực ra chỉ là “chuyện đã được ấn định từ trước dù bi che dấu”.

Nhóm EPR gọi đó là “những biến số ẩn mật “

Theo Einstein thì ngay từ lúc được tách riêng thì hai hạt tử đã hàm chứa những “biến số ẩn mật” mà với những trị số khác nhau của biến số ẩn mật này vào lúc đo đạc sẽ thị hiện thành kết quả.

Nói cách khác thì những Biến số ẩn mật ( Hidden variable) chẳng khác nào những cẩm nang bí mật mà quân sư trao cho quân sỹ để biết phải hành sử thế nào trong những trường hợp khác nhau, nếu chuyện này sẩy ra thì sẽ đáp ứng thế nào.

Vì cả hai hạt tử đều tàng chứa những tin tức cần thiết để đáp ứng trong mọi trường hợp nên không chúng cần thiết phải “nói chuyện với nhau” khi đo đạc một trong hai hạt tử.

 Câu hỏi đặt ra cho Einstein là cái ( Hidden variable) được ấn định từ trước là từ lúc nào…??? Từ lúc đột nhiên nẩy sinh trong chân như rồi biến hoá liên tục thành vạn pháp, từ vụ nổ bigbang khai thiên lập địa, từ trước khi được đúc thành đồng tiền hai mặt từ đó mang một thân phận một cái ngã khác.

Theo Einstein thì những ẩn số mí mật nói trên bắt đầu có từ lúc hạt tử bị tách rời để chuyện từ tình trạng nhất nguyên sang nhị nguyên.

Theo Einstein thì độ quay, độ lúc lắc (spin) những luợng tử (quantum particle) không giống trường hợp độ quay của hai đồng tiền.

 Thí dụ cụ thể như một đôi găng tay, một trái một tay phải. Định mệnh của chúng khi thành lập đã là một trái một phải.

gangtay_einstein1-content









Hai găng tay này được bí mật bỏ vào trong hai cái hộp giống hệt nhau.


Chúng ta không thể biết hộp nào chứa găng tay phải hay trái cho đến lúc mở một trong hai hộp.
dang_tay_hai_hop_dung_einstein-content







Như quan điểm của Einstein và nhóm EPR thì hai chiếc hộp chứa hai cái găng chính là tình trạng một

dịnh mạng được ấn định từ trước dù bi che dấu” .

Cái biến số này có từ trước khi đôi găng được dệt thành hình vì

đã bị ấn định một găng là tay trái găng kia là tay phải.

Khi đã mở một hộp và phát hiện hộp vừa mở chứa găng tay phải  thì tức thời chúng ta tất nhiên biết hộp kia chứa găng của tay còn lại là tay trái mà không cần viện dẫn tới cái “ý nghỉ kỳ quái là hai chiếc găng nói chuyện với nhau bằng thần giao cách cảm”.

Nói rõ hơn là trạng thái , tính chất, hay định mạng, của những chiếc găng trong hộp đã được định sẵn khi bỏ vào hộp.

Vì vốn được định trước một găng là tay trái, một găng là tay phải nên việc mở hộp để quan sát không làm thay đổi gì cả.

Cách giải thích này ngầm ám chỉ nguyên tác tiền định deterministic cổ điển trong đó việc bỏ chiếc găng vào hộp nào chỉ là một điễn tiến tiền định của các pháp từ vô thuỷ vô chung.


Trong hai giải thích trên giải thích nào là đúng.

Theo Bohr là thực tại chủ quan

Theo einstein là thực tại khách quan

Cuộc tranh luận Einstein Bohr bỏ lửng trong chiến tranh .

Sau đệ nhị thế chiến, mở ra chiến tranh lạnh , giới khoa học thế giới củng chia lìa thành hai ngả. Những khoa học gia Hoa Kỳ được nâng đỡ bởi đồng Dollar bắt đầu áp dụng mạnh mẽ những lý thuyết Lượng tử (quantum physic) trong việc khảo cứu sâu xa hơn vào thế giới hạ nguyên tử và nhận thấy ngành cơ học lượng tử (quantum mecanic) giúp hiểu biết nhiều hơn về cơ chế hoạt động của những chất bán dẫn điện (semi conductor) từ đó mở ra cả một kỷ nguyên mới về điện tử như những ứng dụng truyền thông, tia laser , nguyên tử lực vv

Những thành công trong mặt ứng dụng thực tế khiến nguờit đành bỏ qua mọi chống đối của Einstein. Đúng sai lý thuyết chưa cần biết nhưng rõ ràng trong thực hành là những hiệu quả cụ thể nếu áp dụng cơ học lượng tử.

Nên nhớ tất cả những ứng dụng thực tế này đều là đáp số từ những bài toán vi phân tích phân dựa trên nguyên lý bất định của cơ học lượng tử kiểu như những kiến trúc dựa trên định đề Euclide ở đời thường vì thế giới khoa học thực nghiệm nói : “im miệng lại và tính toán đi” Shut up and calculate

Cho tới thập niên 60 có một người vẫn xuy nghĩ về sự đối trội Bhor –Einstein đó là nhà vật lý thiên văn John Bell

john_bell









John Bell

Trong thời gian làm việc tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử lực Dido , Bell đặt lại câu hỏi là phải chăng thế giới lượng tử chỉ hiện hữu khi được quan sát hay là bên dưới cái vở trơn chượt bất ổn định này phải có một nền tảng sự thật khác mà chúng ta chưa khám phá được.


Có đúng như vậy không?

Mọi thứ, nếu không được quan sát thí không hiện hữu.?


Kết củạ cuộc truy lùng này là một bất đẳng thức toán học gọi là “bất đẳng thức Bell (Bell Inequation) :


P(a,c)-P(a,b)-P(b,c) ≤ 1 (nhỏ hơn hoặc bằng 1)

 Bất đẳng thức này nói ngắn và gọn dùng để kiểm chứng giữa quan niệm thực tại “quan hệ chồng chéo và thông tin qua không gian với tốc độ nhanh hơn ánh sáng- Entanglement” của Bohr hoặc chủ trương tiền định khách quan do Einstein chủ xướng theo đó không có “tình cờ may rủi vì nếu truy nguyên thì mọi chuyện đều được định sẳn nhưng che giấu Hidden variable” 

Quan niệm nào đúng?

Công thức của John Bell đưa ra năm 1964 không được giới khoa học chú ý có lẽvì cái công thức bí hiểm nói trên chưa có cách chứng minh và ở giai đoạn 1965, nước Mỹ cũng đang gập khó khăn trong cuộc chiến tranh Việt Nam với phong trào phản chiến phát động bởi một nhóm trí thức khuynh tả trong các khuôn viện đại học trong đó có một nhóm nhà khoa học vât lý trẻ tuổi thuộc đại học Berkley California .

hippy








Họ là những khoa học gia trẻ tuổi, sáng giá nhưng nổi loạn trong phong trào Hippi thả trôi trong cần sa, thuốc ảo giác LSD và phiêu liêu trong đủ mọi loại tư tưởng triết học và thần học như đạo. Vệ đà, Phật, Lão, thần giao cách cảm , thông thiện học, và tất nhiên, họ cũng yêu những lý thuyết phá thể, nổi loạn hoặc sự mô tả thực tại một cách huyễn hoăc của cơ học lượng tử vì quan niệm này mà xem ra có vẻ cũng giống như cách sống khác thường của họ .

tao_of_phisic-content

Quần chúng bắt đầu biết đến nhóm bác học hippi này qua những tác phẩm khủng hoảng tinh thần của họ vì nó mở ra những móc nối giữa cơ học lượng tử và huyền bí học của Đông phương .Nhửng cuốn sách như “Đạo của vật lý ,(the Tao of physics) của Fritjof Capra. Vượt ngoài Không thời gian ( Space time and beyond) , Tìm giải thích cho những điều không thể giải thích (Towards an explanation of the Unexplanable).

Giửa một Einstein nhà cách mạng vật lý còn gánh nặng hơi hướng cựu trào với điều gọi là “mật mã bẩm sinh tiền định của những hạt tử”, nói theo toán học là một biến số che giấu và một phía kia là vật lý lượng tử với hàm số sóng xác xuất, quan hệ vượt thời gian mau hơn ốc độ ánh sáng vv..

 Bohr gần với tư tưởng và lối sống của đám nhũng nhà khoa học hippy hơn. Tư tưởng đi ngược trực giác gần như hoang tưởngcủa Bohr về thực tại gần với những viên LSD đầy ảo giác, huyền bí như chuyện thần giao cách cảm của hạt tử hoặc cho rằng hạt tử có thể đồng thời ở khắp mọi nơi .

Nhóm khoa học gia hippy đang muốn cố chứng minh những điều này qua ngả toán học vì thế họ quay sang tìm cách thực sự thí nghiệm bất đẳng thức toán học của Bell . Bất đẳng thức này là chìa khoá toán học để chứng minh giữa Einstein và Bohr ai đúng ai sai.



Trong thí nghiệm này người ta dùng một tinh thể crystal để tách một tia laser thành một cặp lượng tử . tức là tạo thành hai photon nẩy sinh trong cùng một biến cố.

Trong thí nghiệm này người ta phóng một tia laser qua một tinh thể cristal để tạo thành hai quang tử Photon biệt lập lan truyền qua hai ngả khác nhau theo (hình nón không thời gian) .

Như nói trước đây, hai quang tử photon sẽ di chuyển theo bề mặt của hình nón không thời gian tức là với tốc đô giới hạn 300.000 cây số 1 giây nhưng độ xoay spin khác nhau.

phan_cuc_photon-content

Hai quang tử cùng được thiết lập từ một biến cố này tiếp tục di chuyển trong hình nón không thời gian nhưng độ phân cực của chúng đối nghịch nhau.

 Một Photon phân cực ngang (phía tay trái của hình vẽ) photon thứ hai phân cực đối nghịch tức là phân cực thẳng đứng .

Theo giải thích của Bohr thì ở trạng thái lượng tử (quantum state) tức là đang di chuyển, những hạt photon này có sự tương tác (liên lạc, quan hệ) với nhau, vì thế, khi chúng còn đang di chuyển và khi chưa thiết lập dụng cụ để đo đạc thì hai hạt quang tử này tạo nên một trạng thái chồng chéo “thân phận” của chúng (Đây là lúc hai hạt tử có khả năng thông tin với nhau vượt qua mọi khoảng cách không gian, thời gian và tức thời vì mau hơn cả ánh sáng) .

 Tình trạng Entanglement (chồng chéo, ràng buộc, liên hệ) này khiến người ta không thể mô tả (xác định) và độc lập trạng thái của từng hạt một. (khong thể viết nó đang ở đâu, quay (spin) thế nào vv..

Một hạt tử thường được xác định với những tính chất đặc thù như vị trí, động năng ( Momentum), độ quay (spin) độ phân cực (polarisation) vv Đây là những yếu tố xác định trình trạng (state) của một hạt tử.

Nếu hai hạt tử được thành lập trong cùng một biến cố thì chúng ở trong một tình trạng chồng chéo quan hệ (entanglement) nên có vẻ như một trong hai hạt tử khi bị đo đạc đã “biết và tức thời thông báo !!!” cho hạt tử còn lại để hạt tử này thị hiện tương ứng.

Thí dụ ở thời điểm khi bị đo đạc, hạt tử A đang quay theo chiều kim đồng hồ thì đúng vào lúc đó, hạt tử B , được A thông báo sẽ thị hiện một độ quay (spin) ngược chiều kim đồng hồ nhờ đó, tổng cộng đô quay (spin) của hai hạt tử nói trên là 0.

Trong đời thường sự thể hiện Entanglement không rõ ràng như trong thế giới hạt tử và thường đựơc gọi là tình trạng “thần giao cách cảm” của những nhà thông thiên học hay những nhà ngoại cảm.

Rất khó có thể kiểm chứng trong thế giới khổng đại nhưng người ta ghi nhận như cũng có những quan hệ chồng chéo (entanglement) dù mơ hồ ở những cặp song sinh thực sự (tween).

Cá tính của hai trẻ song sinh là sự đối nghịch trong quan hệ đối đãi giống như cặp luợng tử entanglement.

Ngành y khoa cho rằng có một quan hệ mơ hồ về sức khoẻ, tâm lý hay khả năng thần giao cách cảm ở những cặp song sinh mặc dù về phương diện tâm tính hay thể chất là hai con người đối nghịch, một mặt như muốn tiêu huỷ nhau để tìm trở về một thực thể nhất nguyên, mặt khác lại cần đến nhau như một bổ túc tương trợ và giửa hai nguời sinh đôi luôn có những rung động mang tính tâm linh hoặc thần giao cách cảm đặc biệt.

Theo Bohr trạng thái entanglement của những lượng tử chỉ được nói tới, được xác định trong "một toàn thể một hệ thống duy nhất” vì khi đo hạt tử A thì hạt tử B tự động có một kết quả ngược lại A. 

Đây là cách nói bác học.

Nói đơn giản là hai hạt tử này có khả năng thông tin với nhau qua không gian với tốc độ mau hơn ánh sáng và không thể nào đồng thời đo riêng rẽ hai hạt tử nếu chúng ở trong tình trạng Enanglement ( giao thoa chồng chéo) .

Đo dậc, các định, nhận diện môt hạt tử đương nhiên sẽ đồng thời có kết quả của hạt tử còn lại

Sự thông tin này mau hơn chừng nào không thể biết nhưng vật lý lượng tử cho rằng thông tin giữa hai hạt tử có tính “tức khắc bất kể khoảng cách không gian”. Nói khác đi là vượt thời gian và không gian.

 Một hạt tử trên trái đất có thể "tức thời "thông tin liên lạc với một hạt tử khác về tình trạng của mình cho dù hạt tự thứ nhì đang ở bìa của vũ trụ

Trong thí nghiệm thực tế như nói trên, người ta phải đo độ phân cực của hai photon này nhiều lần vì theo cơ học lượng tử, trong tình trạng di động những hạt tử chỉ là những làn sóng của một hàm số sác xuất.

Kết quả đo nhiều lần trong thực nghiệm là nhằm thoả mãn đòi hỏi tín sác xuất său đó được điền vào bất đẳng thức Bell nêu trên.

 

Kết quả cho thấy là Bohr đúng.

 

Hai hạt tử di động luôn luôn liên hệ chồng chéo để thông báo với nhau khi một trong hai hạt tử “bị “ đo đạc nhờ đó hạt còn lại thể hiện một trị giá hay tình trạng đối nghịch để tổng số của toàn thể một hệ thống duy nhất là 0


Thí nghiệm này mang một ý nghĩa to lớn vì nó cho thấy quan niệm về một thực tại huyền bí và khách quan của Einstein sai.

Thực tại không tự nó hiện hữu trái lại đúng như chủ trương của Bohr:

Mọi thực tại đều liên hệ với nhau với bằng một tốc độ nhanh hơn ánh sáng”.

Tính chất hay trạng thái của từng lượng tử rời rẽ không thể ấn định từ trước lúc được quan sát và cũng là những bí mật ẩn dấu như quan niệm của nhóm EPR.

Hiện hữu của những hạt tử chỉ có khi chúng ta tìm cách quan sát hay đo đạc chúng. Trước khi đo đạc hiện hửu của chúng chỉ là một hàm số sóng sác xuất hư aỏ.

Phải có một chuyện gì kỳ lạ lắm khiến chúng có thể quan hệ phi không gian phi thời gian.

Đây những điều thực ra không thể giải thích cụ thể, chỉ có thể diễn tả trừu tượng qua toán học. Chẳng thế mà chính John Bell đã phải nói :

 “ lý thuyết của Bohr không nhất quán, không rõ ràng , cố tình làm mù mờ nhưng…………”Đúng” !!!!!!

Đúng vậy, cơ học lượng tử mù mờ không nhất quán nhưng “Đúng” vì mới nhất đây, các khoa học gia đã thực sự đạt được một tình trạng gọi là “ Viễn chuyển “ Hay teléportation dựa vào tình trạng giao thoa chồng chéo (Entanglement) của hai hạt tử . Như đã thấy trong cuộc tranh luận giữa Bohr và Einstein. Bohr cho rằng trong tình trạng chồng chéo Entanglement hai hạt tử được tạo ra trong cùng một biến cố có thể trao đội tin tức theo kiểu thần giao cách cảm vượt khơng gian thới gian với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Einstein thì cho rằng đó là chuyện quái di khó tin (spooky)
Nói cụ thể hơn thí dụ có ba người. Ông A, Ông B và ông C.
Ông A muốn gửi tin tức cho ông B nhưng thay vì gửi trực tiếp .
Ong A gửi một quant tử cho ông C.
Trong lúc đó ông B tạo nên hai quan tử (photon) nhưng trong tình trạng phân cực chồng chéo Entanglement tạm gọi là photon B1 va B2 . Sau đó ông B này gửi một quang tử B1 cho trung gian là ông C.
Như vậy ông C trung gian sẽ nhân được hai photon một của A và B1 của ông B.

hinh_teleportation_dd-content









Như cơ học lượng tử của Bohr lúc đó B1 sẽ thông báo với ông B tin tức về hạt tử mà ông A gưi đi mặc dù hai ông A và B ở xa nhau và không liên lạc trực tiếp vơi nhau. Sự truyền thông viễn liên này (transportation) trên nguyên tắc vượt thời gian (sẩy ra tức thời ), vượt không gian vì bất kể khoảng cách, và rất mau hơn ánh sáng .Lúc đo đạc được gọi là (trạng thái khi đo đạc của Bell= the Bell state measurement).
Nguời ta bắt đầu thí nghiệm với những khoảng cách xa nhau hơn giữa ông A và ông B kể từ thí nghiệm đầu tiên năm 1997 với koảng cách vài chục centi mét cho tới thí nghiệm thí nghiêm mới nhất đây liên tục phá kỵ lục 6,2 cây số (oán Canads) và toán Trung Hoa báo cáo đạt được khoảng cách 12,5 cây số.
 Những khoảng cách này còn quá ngắn so với khoảng không gian của vũ trụ vô tận nhưng nên nhớ là một khi mà lý thuyết đã được chứng minh bằng thực nghiệm thì việc tiến dần tới những ứng dụng cụ thể sẽ đi theo và với những tiến bộ k ỹ thuật hiện nay chắc se mau hơn rất nhiều so với việc khám phá và sáng chế ra những phương tiên viễn liên bằng làn sóng radio đòi họi hơn 100 năm từ lúc phát kiến năm 1820, trải qua Maxwell với phát kiến về sóng điện từ, cho tới dùng ký hiệu Morse rồi chiếc điện thoại đầu tiên, tivi và như hiện nay chiếc I phone.


Khi nói đến danh từ “viễn chuyển teléportation” người ta có thể liên tưởng tới một cảnh trong phim Star Treck trong đó ông captain của con tầu vũ trụ chỉ cần đứng vào một máy teléportation là nhấp nháy có thể có mặt ở bất kỳ đâu.
Thực tế cho đến nay người ta biết teleportation chi là sự vận chuyện vượt không thời gian của những hạt tử chuyên chở dữ kiện, tin tức (informations) mà mà thôi, theo kiểu thần giao cách cảm.
(Nói một cách minh hoạ thì những quang tử chính là một trong những thiên sứ của thượng đế hay đơn giản hơn là những người đưa thư. Chúng ta nhìn thấy sự hiện hữu của thực tại vì ánh sáng mang tin tức của một vật thể tới não bộ chúng ta.)
Trong giai đoạn hiện tại người ta đang cố ứng dụng teléportation để làm những computer siêu nhanh, quantum Internet hoặc những máy mật mã mà không ai có thể phá được.
Những phương tiện truyền thông hiện nay đang tiến từ dạng Analog sang dạng kỹ thuật số digital 0s1s (on off) nhưng nếu sài những Photon dưới dạng quantum thì không thể nào phát hiện được vì ngay khi tìm cách "nhận diện" hay do dạc thì hạt tử sẽ chấm dứt tình trạng chồng chéo của nó để trở về tình trạng thực sự của nó (sự sụp độ của hàm số sóng nếu nói một cách bác học)
 Mới nhất đây Trung Hoa vừa “hô hóan” đã chế tạo được một Quantum Radar.
 Họ cho rằng Radar này có thể phát hiện được mọi vật từ cách xa 62 Miles và nhẩn diện đuợc mọi vật thể dưới mọi hình dạng nên những máy bay tàng hình trở thành vô hiệu.
 Thật ra đây không phải là điều gì mới mẻ trên phương điện lý thuyết của vật lý lượng tử và ngay từ 2008, công ty Hoa kỳ Lockheed đã âm thầm nộp môn bài sáng chế một radar quantum.
 Như thấy trong lý thuyết chồng chéo entanglement của hai hạt tử, người ta tạo ta những cặp quang tử (photon) ở trạng thái chồng chéo khiến chúng có thể liên lạc với nhau, tức thời, mau hơn tốc độ ánh sáng ở những khoảng cách (trên nguyên tắc) xa vô giới hạn.
 Trong áp dụng để làm một quantum radar, người ta tạo “NHIỀU” cặp quang tử entanglement bằng cách tách chúng ta khi đi qua một tinh thể “Cristal”.
Thí dụ một quang tử được tách thành hai “hình bóng chồng chéo” là quang tử A và B.
Său đó quang tử A được máy radar phóng đi “thăm dò viễn thám” trong không gian nhờ làn sóng siêu âm Microwave trong lúc “quang tử song sinh B” bị giữ trong máy Radar ở hậu cứ.
Khi quang tử A phát hiện được điều gì, nó sẽ “tức thời” thông báo bằng thần giao cách cảm cho cậu em song sinh B đang ở nhà.

Những radar cho tới hiện nay hoạt động được là nhờ phóng một làn sóng Radio, làn sóng này sẽ phản xạ lại khi gập mục tiêu, Tuy nhiên khi mục tiêu có hình dạng đặc biệt như những máy bay tàng hình thì không có làn sóng phản hồi.
Hơn nữa làn sóng Radio rất dễ bị nhiễu loan (Radio Jaming). Với cách thông tin thần giao cách cảm của hai quang tử sinh đôi trong tình trạng chồng chéo thì không có chuyện bị nhiễu và nó có thể phát hiện mọi hình thể.












Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12684)
Người ta vẫn gọi ngày hai mươi tháng bảy là ngày “Quốc hận” vì đó là ngày ký kết thoả ước Geneve đưa tới việc chia đôi đất nước nhưng riêng tôi vẫn cho rằng đây là “một ngày vinh quang chưa từng thấy của dân tộc Việt Nam”... Sau câu mở ngang ngược này tôi phải chữa ngay: “Vì đó là ngày đánh dấu một sự hoà đồng chưa từng thấy trong lịch sử đất nước này.!!!”. Tôi biện minh tiếp Cuộc di cư mang vào miền Nam đồng loạt một triệu người Bắc mau chóng xoá đi những vết tích chia rẽ cuối cùng mà bọn thực dân đã mất công xây dựng trong suốt tám mươi năm để o bế và tìm cách đồng hoá thuộc địa Nam Kỳ thành một lãnh thổ hải ngoại của đế quốc.
(Xem: 8767)
Nhưng tại sao những điều nói ra đều về quá khứ mà không về tương lai? Chẳng lẽ 3 triệu người Việt đã chết trong chiến tranh để có ngày 30 tháng 4 không để lại một bài học nào cho tương lai?
(Xem: 6675)
Tình hình cho thấy Mỹ NATO và Nga Putin đã hình thành một thế đối đầu không thể rút lui được nữa. Chiến cuộc sẽ ngã ngũ trong vòng một vài tháng tới, và hậu quả của nó trong việc sắp xếp lại trật tự thế giới sẽ rất lớn lao.
(Xem: 7604)
Có nguồn ý kiến cho rằng có thể vụ "Thảm sát Bucha" là một sản phẩm chiến tranh thông tin do phía Ukraina dàn dựng ra để gây thiệt hại cho Nga về mặt dư luận. Hoặc đặt ra dấu hỏi, nguồn tin của báo giới Phương Tây về chuyện này có đáng tin không khi họ có vẻ đã đứng về phía chống Nga?
(Xem: 6782)
Những chuyên viên quân sự Hoa Kỳ cho rằng để kiểm soát được an ninh diện địa trong khu vực tạm chiếm, lực lượng xâm nhập phải gấp năm lần phe phòng thủ và sẽ cần nhiều hơn nữa nếu đối phương là một lực lượng có kỹ thuật và được thúc đẩy bằng một tinh thần quyết chiến và được tiép vận võ khí, yểm trợ tình báo từ một hậu phương bên ngoài lãnh thổ giao tranh. Ukraine hiện có khoảng 126.000 binh sỹ nhưng còn có lực lương dân quân tự vệ hàng chục ngàn người. Một điều quan trọng khác cần được nói tới vì đẫ từng được kiểm chứng trong lịch sử đó là việc ném bom tàn bạo vào các thành phố không mang hiệu quả trong việc ép buộc dân chúng phải đầu hàng thí dụ Đức tấn công Stalingrad năm 1942, Mỹ tấn công Baghdad 2003. Đây là một nghịch lý trong chiến tranh tại thành phố Càng oanh tạc tàn bạo càng khó khăn hơn trong việc bình định. Trong những đợt oanh kích đầu tiên người ta sẽ quen đi và trên cái nền đổ nát sẽ là những công sự chiến đấu lì lợm và hiệu quả.
(Xem: 6129)
Như Chúa đã nói : “phước thay đôi mắt trẻ thơ” Nếu có thể giải trừ mọi kiến thức khi cầm cọ để trở về cái tâm thức nguyên thuỷ vô nhiễm của trẻ thơ thì sẽ có được những tác phẩm tuyệt vời. Thực tế thì đôi khi chúng ta chỉ bắt chước một cách vụng về cái tư tâm thức chưa ô nhiễm của trẻ thơ trong một cơn say hay khi hoá điên (điên vừa phải như Van Gogh, Gauguin, Modigliani, Chagal và những tác phẩm để đời). Tranh Chargal
(Xem: 5460)
Tôn tử nói.: “Thành quả tốt nhất trong nghệ thuật chiến tranh là chiếm giữ toàn bộ một quốc gia còn nguyên vẹn. Làm tan nát, tiêu huỷ quốc gia đối thủ không là một kết quả tốt đẹp. Bắt giữ được trọn vẹn một quân đội, nắm bắt được một chế độ. Nếu Mariopul tử chiến Nga Sô sễ phại bằng mọi giá tiêu diệt hành phố này vì không thể kéo dài lâu hơn được nếu muốn tránh những hậu quả tuyên truyền tai hại cho sức mạnh của quân đội Nga và uy tín cụa Putin. Hiển nhiên quân đội Nga với truyền thốg tàn bạo sẽ làm được nhưng câu hỏi đặt ra là rồi “său đó chuyện gì sẽ sẩy ra”. Câu trả lời có trong lời dậy của binh pháp Tôn Tử. Nga Sô mất Mariopul và mất vĩnh viễn Ukraine
(Xem: 4935)
Giới thiệu toàn bộ sáng tác của Đông Duy gồm 2 bộ sách nghiên cứu lịch sử :TRONG MẮT BÃO LỊCH SỬ (6 cuốn 3000 trang) MỸ VIỆT DUYÊN VÀ NGHIỆP (4 cuốn 2000 trang) .BÍ SỐ VŨ TRỤ (từ chân không diệu hữu tới vật lý lượng tử) HÔM NAY TÔI LÀM BÁO (2 cuốn trước 1975 và trên đất Hoa Kỳ) Truyện dài “NƠI CÓ MƯA RÀO RẢI RÁC” và ĐẤT CÓ THẦN. tạp ghi ..NHỮNG MẢNH NGHĨ RỜI. Tuyển tập “Thơ Tranh, Nhạc (MỘT ĐỜI …A LIFE)
(Xem: 34532)
Trong mắt nhìn của Tập Cận Bình, cuộc cạnh tranh Hoa Mỹ đang diễn ra phải là một cuộc phục hưng vinh quang bá quyền của Thiên Triều trong toàn cõi Á Châu để rửa đi những ô nhục, mà Trung Hoa từng phải úp mặt xuống bùn đen chịu đựng xuốt hai thế kỷ nín thở qua cầu qua hai cuộc thế chiến. Trung Hoa càng ngay càng quá trớn trong việc phát động quan điểm quốc gia cực đoan. Trong hướng Nam tiến , Trung Hoa xâm nhập trầm trong và đất Lào.Dường xe hoạ cao tốc Côn Minh -Vạn Tượng dài 1000 câyy là một tuyến chiến lược quân sự và kinh tế để bao vây và vô hiệu hoá nút chặn Việt Nam.Thế lực của người Tàu phủ chụp lên lên CamBốt đang vươn tới Thái Lan với dựa án kinh đào Kra cắt ngang phần hẹp nhất của lãnh thổ Thái để thay thế cho eo biển Tân Gia ba.
(Xem: 20380)
Minh Hoa mở rộng cánh cửa vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, đức hạnh cũng như dục tính, một điều mà những nhà văn nam phái ( phần lớn chỉ đoán mò) . Đời một con người sao có thể bi thương đến thế. Nó tàn ác trong êm đềm mà sao nghe kinh hãi hơn cả đỉnh gió hú, bi thảm hơn bi kich trong Lôi Vũ của Tào Ngu Khoái Lạc Đỏ không thiếu chân dung của những nông nô vinh quang, sống sót được nhờ chút danh giá, sỹ diện, những biểu tượng hão huyền và cúi đầu chấp nhận hi sinh trọn một cuộc đời trong tăm tối chỉ mong được làng sóm chấp nhận và có bát cơm đầy để sinh tồn.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.