0913_logo_copy

Nhà báo Vũ Ánh săn tin cõi Vĩnh Hằng

25 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 53428)
vu_anh

  Cuối cùng, một người suốt đời đi săn tin đã trở thành chính bản tin.

 Tin giờ chót ghi nhận từ nhà báo Vũ Đình Trọng chủ nhiệm sống Mgazine thì nhà báo Vũ Ánh chính thức rời khỏi cõi tạm này vào trưa ngày 14-3-2014 để thực hiện một một phóng sự đăc biệt trong cõi Vĩnh Hằng vào đúng sinh nhật thứ 73 của ông .

 Nguồn tin nóng bỏng này được phối kiểm và được chính bà Yến Tuyết hiền thê của Vũ Ánh xác nhận trong hai hàng lệ khi cho biết sự vụ lệnh ghi “công tác không hạn định ngày chấm dứt nên không hẹn ngày trở về.”

 Cũng theo bà Yến Tuyết, dù buồn thương nhưng cũng hãnh diện vì chồng bà suốt một đời tung mình trong nỗ lực săn lùng tin tức nóng bỏng từ chuyện dân sinh, chính trị cho đến chiến trường máu lửa nên tất nhiên ông không thể từ chối nhiệm vụ săn lùng bản tin về bí mật cuối cùng và lớn lao nhất cuộc đời nên đã quyết liệt lên đường trước một số bạn bè.

 Vì có sai lầm ấn loát, một số bản tin cho rằng ông Vũ Ánh đã “đột quỵ” trong lúc chuẩn bị lên đường công tác nhưng theo bà Yến Tuyết thì phu quân của bà vốn là người rất nhiệt thành khi săn những tin quan trọng nên giữa lúc đang ngồi viết một bài báo, ông đã “đột ngột “ bỏ đi không kịp từ giã vợ con. Bài báo cuối cùng này mang tựa đề : “ Hà nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí” 

 Nhà báo Vũ Ánh bước vào nghề truyền thông năm 1964 cùng thời với sự bùng phát của một loạt những nhà báo trẻ được huấn luyện kỹ thuật làm báo với tiêu chuẩn quốc tế và họ đã lớn lên trong nghề nghiệp cùng với những biến cố chính trị, quân sự ngày một sôi động hơn, quyết liệt hơn trước hoặc sau cuộc “chính biến” lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm.

 Phía đài Phát thanh có Trung Tá Vũ đức Vinh một sỹ quan không quân thân cận với tướng Kỳ cả về cung cách phóng khoáng của một quân nhân bay bổng lẫn quan niệm làm chính trị và cách mạng. Phía Việt Nam Thông Tấn xã có nhà báo Nguyễn Ngọc Linh một người được huấn luyện báo chí tại Hoa Kỳ với cung cách làm báo “Dzăng go” cũng phóng khoáng tiếu ngạo giang hồ không kém.

 Kết quả của hai người chịu trách nhiệm bộ phận truyền thông chính thức của nhà nước Việt Nam Cộng hoà hậu 1963 ( chưa có TV) đã tạo ra một loạt những nhà báo trẻ có khả năng chuyên môn, có tư cách và ý thức nghề nghiệm cao.

 Phía Đài Phát thanh có những người như Vũ Ánh, Nguyễn thiên Ân, Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cầu, Dương Phục vv..và phía Việt Nam Thông tấn xã có những nhàï báo như Trần Công Sung, Lê Hùng, Lê Thiệp, Nguyễn Vạn Hồng, Bảo Hoàng, Anh Tử , Phạm Đại, Nguyễn sỹ vv..Rất nhiều, kể không hết.

 Đám phóng viên trẻ này, có trình độ trí tuệ và tự học hỏi lẫn nhau, được rèn luyện trong thực tế của những biến cố lớn và đa dạng của thời cuộc nên chỉ trong một thời gian ngắn đã đẩy những nhà báo lão thành như Tô Văn, Mặc Thu , Dzoãn Bình, Nguyễn Hoạt vào một góc tối hạn hẹp của sinh hoạt báo chí.

  Nhà báo Vũ Anh cũng lớn lên trong cao trào “cải cách” này vì thế không ngạc nhiên khi nói rằng đây là môt trong những nhà báo sạch. Sạch từ trong quan niệm làm báo trung thực, chính xác , giám đương đầu với hiểm nguy, áp lực mà còn sạch cả trong tấm lòng quyết không để bị mua chuộc bởi tiền bạc.

 Kể từ đó độc giả được có cơ hội tiếp cận trực tiếp với mọi biến cố qua những bài phóng sự trực tiếp truyền thanh hay qua phần tường trình mặt trận còn nóng bỏng của những phóng viên chiến trường chuyển qua điện thoại hay những cuộc phỏng vấn thực sự với những nhân vật thẩm quyền, những người thực việc thực.

 Sau khi động viên, thụ huấn căn bản bộ binh tám tuần và được biệt phái trợ về làm phóng viên chiến trường, phục vụ tại đài phát thanh quốc gia. Chức vụ sau cùng là chánh sự vụ sở thời sự cho đến ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa.

 Say mê trong chức vụ chỉ huy và được sự tín cẩn của “Mặt Trời”, Vũ Ánh làm việc ngày quên ăn đêm quên ngủ và tất nhiên cái giá của sự đam mê này cũng không phải là nhỏ cho bản thân và gia đình.

 Trong cơn hấp hối của VNCH, ngày 29 -4 trong lúc 3 triệu người Sài gòn như một đàn kiến trên chiếc chảo rang nóng điên đảo tìm đường thoát thân, ông chánh sở chương trình Vũ Ánh vẫn mê cuồng làm những công việc mà lương tâm một người làm báo khó có thể ngó lơ.

 Ngày 29-4 vẫn cử phóng viên thu thanh lời phát biểu của ông ngoại truởng Vũ Văn Mẫu và ngồi ở đài chờ đợi những người lính Cộng Sản bước vào cổng đài phát thanh.

 Đảng Cộng Sản quang vinh !!! không thể nhầm lẫn!!!.

 Một cấp chỉ huy dân vận cực kỳ nguy hiểm, thân cận với Phủ Đầu Rồng của VNCH, từng viết những bài bình luận phản động chống phá cách mạng, lính biệt phái,… .. Đúng là người của CIA gài lại !!!!!!!!!

 Cái tội lớn của Vũ Ánh là đã hành nghề bằng cả lương tâm chức nghiệp, lương thiện và trong sáng nên đã phải trả gía 13 năm tù đày trong đó có 6 năm biệt giam vì làm báo chui chống nhà nước xã hội chủ nghĩa, phá hoại cải tạo. Làm báo chui trong trại tù khổ sai gọi là cải tạo?. Chuyện khó tin nhưng có thật, có nhân chứng.

 Ra tù 1988 , Vũ Ánh quyết lao động vinh quang với đủ nghề từ thợ xẻ cưa đến đạp xích lô, cho đến 1992 mới được định cư sang Hoa kỳ theo diện HO.

 1993 sau khi ông nhạc sỹ du ca Nguyễn Đức Quang rời khỏi tờ Người Việt vì Lê đình Điểu mới là người biết cách tổ chức một cơ sở theo lễ nghi hành chánh cung đình, giai đoạn này Vũ Ánh về Cali công tác với tờ Viễn Đông của ông Quang nhưng không thành công lắm nên sau đó bán lại cho ông Tống Hoàng khi ông này di tản chiến thuật khỏi tờ Người Việt sau một cuộc chỉnh lý.

 Chấm dứt với Viễn Đông khi tờ báo này đổi chủ, Vũ Ánh về đầu quân tờ Người Việt và từng làm chủ bút tờ báo này cho đến khi bị Người Việt sa thải vì cho đăng mộït tấm hình cờ Việt Nam Cộng Hoà trong chậu rửa chân.

 Trong ba năm cuối đời Vũ Anh làm chủ bút cho tờ báo vắn số Việt Herald khi ông Đỗ Việt Anh ly khai khỏi Người Việt trong một tình huống tương tự như Vũ Ánh . Công việc cuối cùng được ghi nhận là làm cố vấn biên tập cho Sống Magazine.

 Buổi lễ tiễn đưa nhà báo Vũ Ánh lên đường vĩnh viễn làm phóng sự nơi Cõi Vĩnh Hằng đã diễn ra êm ả trong vòng thân mât ở trụ sở công ty chuyển vận tầu xuốt Peek famiy, nơi cuối con đường ty nạn, với sự có mặt của những đồng nghiệp trong nghiệp báo chí của ông.

 Như dự trù ông sẽ lên chuyến tầu mây khói của công ty này để lên đường công tác vào ngày mai chúa nhật 23-3-2014, đúng vào 3 giơ 15 phút. Tầu sẽ khởi hành đúng giờ. Vào lúc này, nắng chiều Cali rực rỡ chiếu rọi, bảo đảm những ai có mặt sẽ có thể thấy bóng ông mờ dần trong đám khói khi tầu rời bến.

@@@@@@@

 Cá nhân , dù có biết đến nhau trong cùng nghề “nói láo ăn tiền “, nếu nói chữ là “kiến kỳ thanh bất cận nhân tình”, vẫn nghe nói về nhau, biết người đó đang làm gì , đời tư, đời công, nhưng trong nửa thế kỷ qua làm báo cùng thời với nhau nhưng tôi chưa hề có dịp nói truyện mặt đối mặt với Vũ Ánh nói gì đến chuyện thân tình.

 Hình ảnh kỷ niệm về Vũ Ánh còn lại trong tôi cũng rất hạn hẹp. Một đôi lần ở Sàigon gập Vũ Ánh xách máy thu thanh làm phóng sự khi “đi khách” cho đài VOA nhưng ngay cả cũng làm biếng vẫy tay chào.

 Chỉ nhớ, đó là hình ảnh môt anh chàng đẹp trai, lạnh lùng, lãnh đạm, (hồi đó hình như không biết cười), trang phục tề chỉnh, kiểu như anh chàng tài tử Anthony Perkin

 waZETxmChl66AAAAABJRU5ErkJggg==anthiny_anh-content

 Vũ Ánh sinh ngày 5-5 lớn hơn tôi 22 ngày, khoảng cách thời gian ngắn ngủi này, tuy cùng ra đời trong mùa hè rực nắng gió đam mê nhưng theo tử vi Tây Phương Horoscope thì quả thực tính tình của chúng tôi lại ở hai thái cực. Thế mới lạ.

 Tuổi của Vũ Ánh cầm tinh con bò mộng Taurus. Theo Horoscope thì đây là mộït người có óc lãnh đạo, sẽ làm việc kịch liệt nếu thấy mang lại một thành quả hay tưởng thưởng ( vật chất) , thích những gì đẹp đẽ ngăn nắp, ổn định và thiên về bảo thủ đến độ lỳ lợm, ghét những thay đổi đột ngột hoặc thiếu an ninh.

 Còn tôi thì cầm tinh hai gã sinh đôi Gemini nên cá tính hoàn toàn đối lập, chóng chán, thay đổi liên miên, không thích chuyện làm xếp lãnh đạo, làm việc tuỳ hứng không cần tưởng thưởng quyền lợi, lộn xộn, bê bối, thích lao vào những thử thách hay những đổi thay phiêu liêu bất tử vượt ngoài quy cách bình thường.

james_dean


 







 Nếu ở Vũ Ánh từ tính tình tới diện mạo, phong thái giống anh chàng Anthony Perkin láng lẩy, thì tôi học lóm Jean-paul Sartre và thuyết hiện sinh dù chẳng hiểu rõ nó như thế nào chỉ biết bắt chước anh chàng “James Điên”, ngang ngang , chương chướng, làm bộ chán đời ăn mặc xốc xếch dù trong bụng lại ham đủ thứ.

 Ỏ Mỹ, đôi lần hiếm hoi ngồi trước mặt nhau, vui chung với bạn bè nhưng hình như cả hai chúng tôi chỉ nói chuyện với nhau qua trung gian của quãng không.

 Suốt một đời làm báo trước 1975 và sau này ở Hoa kỳ, tôi chỉ ngồi gần Vũ Ánh hai lần. Một lần ở nhà ký giả Lê Thiệp và lần khác có mặt nhà báo Trần công Sung khi tôi nhà hàng mang biếu ông Sung bộ sách Trong Mắt bão lịch Sử . Tự nhiên như người Hanội, Vũ Ánh thoải mái ôm bộ sách này coi như tôi mang tới kính biếu ông ta thay vì cho ông Sung.

 Tôi hơi sửng sốt nhưng cũng mặc kệ vì trong bụng tôi vẫn có lòng kính trọng, nể vì những người từng bị Cộng Sản đầy đọa. Càng nể vì hơn nếu suốt thời giam tù đầy trong địa ngục khốn khó đó vẫn giữ được chút lòng trinh bạch. Chưa cần nói là đã ứng sử kiêu hùng.

 Trong cả hai lần tiếp cận này chúng tôi đều nói với nhau qua trung gian của quãng không, hầu như không có eye contact. Thực tình không hiểu nổi tôi có tật chứng gì đã tạo ra sự ngăn cách này vì bình thường trong làng báo Sài gòn, dân chính quy chỉ có mấy bộ măït thôi, không thân thiết nhưng nếu hello một cái là thành thân rồi.

 Đối với tôi thì như vậy, không biết đối với những người khác thì sao vì thấy ông cũng dui dẻ cười toe với nhiều người khác. Chuyện này khó hiểu quá có lẽ phải hỏi bà Yến Tuyết mới biết được. . . Nhưng mà thôi, cũng không cần nữa vì .. ..cũng muộn rồi.

vu-anh-vu-dinh-trong-contentVũ Ánh&Vũ Đình Trọng chủ nhiệm sống Mgazine

 Những người quen biết thân cận với Vũ Ánh như ông Đào Quý Châu ( đi rồi) hoặc nhà báo Nguyễn mạnh Tiến (tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc) rất thán phục chuyện làm việc hăng say quên thân mình, quên gia đình của ông chánh sở chương trình hoặc cái khả năng có thể viết mau những bài bình luận theo phiếu đặt hàng mà luôn luôn làm đẹp lòng phủ Đầu Rồng.

 Không phải là chuyện dễ đâu đối với những người làm báo “gia nô” ( danh từ riễu cợt để chỉ giới truyền thông nhà nước như Việt Tấn Xã hay đài phát thanh, truyền hình.)

 Thí dụ như truyện kể ở Việt Tân Xã, một anh phóng viên lương thiện viết bản tin là việc canh tác lúa Thần Nông thất bại. Ông Thiệu nổi giận vì đây là quốc sách của ông ấy. Tổng giám Đốc cuống cuồng làm phiếu trình nói rằng anh phóng viên “thiếu ý thức chính trị”...Ông Thiệu phê ” thiếu ý thức chính trị thì đừng làm báo”.!!!

 Khó quá. Vậy mà Vũ Ánh thường viết xong ngay bài bình luận dù Tổng Thống chưa nói hết câu mở đầu “ Cùng quốc dân….. ..”’. Cái đà này một ngày không xa thấy ông nhà báo Vũ Ánh chễm chệ trong chiếc ghế giám đốc đài phát thanh quốc gia cũng là chuyện dễ hiểu thôi.

 Đối với tôi thì đó lại là chuyện đáng tiếc vì nếu chúng ta có một ông chánh sở chương trình tài ba, mẫn cán, hiểu được bụng dạ nhà Vua thì chúng ta lại mất đi môt nhà báo đích thực và có tài.

Cũng là môt lựa chọn thoi. Một phía là nhà vua và guồng máy, mặt khác là độc giả, là niềm say mê trân trọng nghề nghiệp, và sự thật. Thôi thì hãy như Tôn Thọ Tường thay Tôn phu Nhân trả lời ông anh Chu Công Cẩn “Thà mất lòng anh đặng bụng chồng” hoặc thơ hoạ của Phan Văn Trị : “Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng”

 Về với tờ Người Việt, không biết Vũ Aùnh có hiểu ruột gan phèo phổi ông Đỗ Ngọc Yến không hay là hiểu quá rõ đến độ để sẩy ra vụ cờ vàng trong chậu rửa chân với kết qủa là Lê Lai phải liều mình cứu chúa. Để sả hơi an toàn theo cung cách hòn bi của ông Yến Đỗ, tờ Người Việt , ngay trang nhất cho đăng tin kinh khủng : “chính thức sa thải Vũ Ánh vì phạm lỗi lầm nghiêm trọng”.

 Khi sẩy ra vụ “kỷ luật” này, tôi có viết một bài minh oan cho ông bạn tôi trên tờ Việt Weekly trong đó tôi khẳng định một người như Vũ Ánh , từng trả giá 13 năm oan kiên tù đầy Cộng Sản, từng phải đạp xích lô để kiếm sống, không thể là một người thân Cộng.

 Tôi không đồng ý với hình ảnh lá cờ vàng mà chúng tôi từng phục vụ suốt tuổi hoa niên bị bỏ trong chậu rửa chân nhưng đứng trên quan điểm bảo vệ quyền tự do phát biểu thì chúng ta vẫn phải tôn trọng. Chính nhờ sự tôn trọng những quyền tự do này mà chúng ta có lý do tiếp tục chiến đấu chống Cộng Sản. Không thể chấp nhận một double standars , nhân danh tự do mà trà đạp tự do ở ngay một nơi mà người ta gọi là ngọn đuốc của tự do..Quý vị có quyền vẽ bẩn lên mặt Hồ Chí Minh ,Võ Nguyên Giáp , gọi họ là cáo già, là sát nhân, tôi gọi họ là những người yêu nước. Chúng ta có quyền ngang nhau để bảo vệ quan điểm của mình.Giám khảo cuối cùng là quần chúng. Đó là lý do Vũ Ánh tù cải tạo 13 năm, em tôi tan xác ở tiền đồn Đức Lập, đó là tự do, dân chủ, dễ hiểu như bài học vỡ lòng ABC….

 Với sự thách thức và cuộc đánh cá của đám nhà báo trẻ trong tờ Việt Weekly, cùng quan điểm như nêu trên, tôi cũng viết một bài gửi tờ Người Việt khi nhắc tới chuyện một nghệ nhân Hoa kỳ làm tượng Chúa bằng kẹo chocolat. Cờ vàng trong chậu rửa chân thì cũng là sự thách thức dân chủ tự do, chẳng nên sợ hãi. Tụi nhỏ nói Người Việt không giám đăng. Tôi thua cuộc, mất 100$ vì quả thật báo người Việt không giám đăng.

 Ngay khi Vũ Ánh mới ra đi, toà soạn báo Người Việt tổ chức một lễ truy điệu long trọng gọi là để vinh danh người vắng mặt. Lạ nhỉ nếu đã có danh thì cần gì phải vinh danh, hơn nữa, giống như bài thơ phổ nhạc của nữ thi sỹ Ngô Tinh Yên “  Nếu có tốt với tôi thì hãy tốt với tôi bây giờ, đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi”.

 Cũng đáng tiếc là toà soạn báo Người Việt hiện không còn góc nào để đặt tên là phòng Vũ Ánh kiểu như phòng sinh hoạt Lê Đình Điểu. Cũng không còn chỗ để đặt tượng Vũ Ánh bên cạnh bức tượng ông Yến đỗ đăm đăm nhìn vào bức hoạ tu chánh án số 1 của Hoa Kỳ về quyền tự do phát biểu. 


 Còn ông Lý Kiến Trúc thì cười khịt khịt nói:

 “không biết tấm ảnh Vũ Ánh treo trong buổi lễ muốn nói gì”.

 Theo tôi thì có lẽ Vũ Ánh muốn là toàn thể toà soạn báo Người Việt phải đứng dậy đồng ca bài “Stand by me”!!!

 Tôi có người bạn là hoạ sỹ Đinh Hợi, ông này là trung uý tâm lý chiến cũng là anh vợ Vũ Ánh, một người hiền lành, lương thiện nhất nước vậy mà cũng đi tù cải tạo 10 niên. Tôi hỏi ông có thù bọn quản giáo cai ngục không? Câu trả lời của ông làm tôi suy nghĩ lao lùng.

 Theo Hoạ sỹ Đinh Hơi thì họ làm công việc của họ như ông làm hoạ sỹ. Điều khác biệt là ông ở tù dù không có bản án chính thức nhưng vẫn hi vọng có ngay ra, kể cả nếu đã chết nhưng đám cai tù Cộng Sản thì ở tù chung thân và có lẽ chết rồi cũng chưa ra khỏi cái ngục tù ngu dốt và lừa dối.

 13 năm tù đầy oan nghiệt tôi ngạc nhiên không kém thấy Vũ Ánh cũng không hận thù gì lắm nhất là quan điểm chống Cộng của ông rất cởi mở và thực tế như trong những dòng chữ cuối cùng trước khi từ giã mọi người.

Nguyen manh Tien

nguyen_manh_tien-content

 Những dòng chữ cuối cùng này , có lẽ cũng để tặng ông bạn ngày xưa Nguyễn Mạnh Tiến và ông bạn vong niên Nguyễn văn Khanh giám đốc đài phát thanh Á Châu Tự Do để nhắc nhở rằng võ khí chống độc tài áp bức là tự do.

 Một nhà báo chân chính không thể chấp nhận double standars và phải nói lên điều mình tin tưởng dù là chuyện cá lội ngược dòng.:

“”Người ta không thể phủ nhận được rằng việc chấp nhận một luồng dư luận hay tư duy, hoặc những phương thức khác nhau để cùng tiến tới một mục tiêu chung vẫn còn là một thử thách lớn trong cộng đồng người Việt ( hải ngoại) chỉ vì một thiểu số không tin rằng việc chấp nhận thảo luận hoà bình, hay một luồng dư luận đối nghịch để cân bằng sẽ giúp chúng ta xứng đáng được gọi là một người tự do ..”

 

jo231157-contentjo231156-contentjo231154-contentjo231152-content












Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 81230)
Sẽ có bao giờ không em nhỉ ? Lại cùng em về trong những tháng năm xưaTa sẽ nguyện cùng em thu mình thân ốc biển Mặc thời gian dần phủ lớp rêu mòn Xin được ngủ trong dòng cô tịch đó Rồi lắng nghe trầm tiếng bước chân nhung Giòng nước luân lưu thôi xin ngừng trôi nổi Kiếp phiêu sinh này hồn anh gửi trùng dương
(Xem: 84562)
Tôi sống những ngày hồn ủ trên mây Không yêu thương chẳng giận hờn thù nghịch Bão rớt cuối mùa trời bỗng chuyển đìu hiu Em đã rất xa mà nghe chừng gần lắm Vàng thời gian hiu hắt những chờ mong Chờ mong gì một thời mây vương núi Núi đợi mây hay mây gọi núi về
(Xem: 81851)
Sáng tạo bắt đầu từ lúc người chụp hình, với cảm quan của mình, lựa chọn và giữ lại được trên phim nhựa một góc nhìn thiên nhiên. Ngày nay,nhiếp ảnh không còn giới hạn trong việc sao chép copy thiên nhiên thô thiển như máy hình khi mới phát kiến.Ở thời đại của những nhiếp ảnh gia lão thành như Nguyễn Cao đàm, Trần Cao Lĩnh, Pham Ngọc Chất kỹ thuật phòng tối dễ dàng tiện lợi hơn, các tác giả bắt đầu phải tự mình in rửa phóng đại, ghép hình và áp dụng những sảo thuật phòng tối, nhiếp ảnh bước lên hàng nghệ thuật. kỹ thuật Digital, và những chương trình chỉnh sửa hình ảnh như Photo Shop thì không còn môt hạn chế nào trong khả năng sáng tạo thiên hình vạn trạng của ngành nhiếp ảnt. Như hoạ sỹ có một kho mầu sắc và bút vẽ đủ loại mặc tình tuôn trải cảm sú
(Xem: 80623)
Kể không hết những con thò lò múa rối Từ những vua biểu tình kiên trì và dai dẳng hơn vua đòi nợ Chí Phèo cho đến những chiến sỹ chống cộng điên Bùi Kim Thành với lá cờ vàng lòi tói quấn trên đầu, hoạc ông thiếu uý Biệt Động quân, mới ngày nào mặc quân phục VNCH, anh hùng tuyên bố “mẹ chết cũng không về Việt Nam nếu còn cộng sản”, mới hôm qua đã khóc mếu ở sân bay Nôi Bài và bây giờ ca ngợi nhà nước đánh rắm cũng thơm. Con ai nữa ....Ông thiếu uý thuỷ quân lục chiến Nguyễn Ngọc Lập giả điên giả khùng, nhiều năm độc diễn, gập ai cũng xin tiền cho thương phế binh VNCH nhưng thực ra là bỏ túi, khi được thứ trưởng Cộng Sản Nguyễn Thanh Sơn thí cho cái cà là vạt rẻ tiền đã khóc mếu như cha chết mẹ chết vì cảm động său đó về Việt Nam tung hô Cộng Sản cực kỳ vô liêm sỷ.
(Xem: 101296)
Di chiếu của Gia Long, cho đến nay vẫn chưa được thấy đề cập đến trong các sử liệu tuy nhiên, những lời trăn chối của ông trên giường bệnh có được loan truyền ra ngoài theo đó Gia Long đã căn dặn thái tử Đảm: "Hoàng nhi hãy đối xử tốt với người Pháp nhưng không nhựợng một tấc đất nào của Đại Việt cho người Pháp". Lời trăn chối này (được lập lại trong một bài báo đăng trong một tạp chí Hoa Ky Living Age số 2860 năm 1883) phải chăng đã phản ảnh sự lo sợ thường trực của Gia Long đối với thế lực của người Pháp nhất là sự vướng mắc của hiệp định Versaille. Nguyễn Ánh từ chối không thi hành hiệp định này
(Xem: 58180)
Một câu hỏi khác là trên phương diện quân sự, giả thử ngày mai trung Công bắn vào một tầu Việt Nam thì phía Việt nam có nên phản ứng lại manh mẽ và trong một đối đầu quan sự toàn diện , Việt Nam có thể thắng hoặc bảo vệ tổ quốc được không không Ong Long cho biết bổn phận của nhà nước Việt nam là phải phản ứng lại ngay và phản ứng mạnh mẽ, phải ra tuyên cáo phản đối và về quân sự thì phảùi hành động như những gì mà VNCH đã làm. Môït hành động đánh trả bằng quân sự sẽ có lợi mà không có hại. Có lợi vì dư luâïn quốc tế nhìn vào và cũng theo ông Long thì dư luận quốc tế sẽ không để cuộc chiến mở rộng.
(Xem: 57336)
Cuộc hải chiến anh hùng của Hải quân VNCH năm 1974 tuy không thành công trong việc bảo toàn lãnh thổ nhưng đã chứng tỏ quyết tâm của người Việt trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống lại sự đàn áp của kẻ thù Phương bắc. Trong nhiều năm trận chiến oai hùng này, tuy chưa là một Bạch đằng giang nhưng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt nhưng qua những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử tưởng như đã bị lãng quên nhưng sự thực nó vẫn sống mãi và việc phát động những sinh hoạt để vinh danh các chiến sĩ Hoàng sa năm 1974 luôn luôn như một nhắc nhở một đấu tranh trường kỳ với kẻ thù truyền kiếp từ phương bắc.
(Xem: 59161)
Mới nhất đây trung cộng đã đẩy mạnh hơn những hành động xâm lăng bất chính trong khu vực trong việc lấn chiếm nhiều đảo trong quần đảo trường sa mà trong lịch sử luôn luôn nằm dưới chủ quyền của VIỆT NAM và phi luật tân. Trung cộng đã ngang nhiên thiết lập chính quyền trên những đảo mới lấn chiếm, ngang nhiên áp đặt luật lệ của họ trên vùng biển đông và xua đuổi ngay cả bắn giết những ngư phủ VIỆT NAM đang chài lưới trong vùng biển của đất nước họ. Hành động xâm lăng của trung cộng còn hunh hãn hơn vào tháng 7 năm 2009 khi họ trơ chẽn thông báo với LHQ điều mà họ cho rằng co chủ quyền trên 80% biển đông mặc dù đòi hỏi này không hề dựa trên bất cứ một dữ kiện lịch sử, khoa học hay luật pháp quốc tế nào.
(Xem: 62605)
Hoạ sỹ Hồ Anh vừa được trao giải thưởng danh dự (honor Award ) trong một cuộc triển lãm quốc tế đa văn hoá do hội OCFA tổ chức.( Orange County Fine Art) Hội OCFA ra đời từ năm 1964 tại thanh phố biển và hội hoạ Costa Mesa và său trên 50 năm hoạt động đã quy tụ trên 220 hội viên gồm những nghệ sỹ trong nhiều lãnh vực như hội hoạ, điêu khắc vv. Theo Hoạ sỹ Hồ anh thì tham dự những cuộïc triển lãm quốc tế không những cần thiết trong Phương diện kinh tế vì có dịp giới thiệu tác phẩm của mình với những nhà sưu tập ngoại quốc có khả năng tài chánh mà cũng là cơ hội thử lửa để thấy tự tin hơn
(Xem: 53713)
Cali có gì Dzui không anh? Câu trả lời có thể làm nhiều người thất vọng nhưng sự thực thì Cali rất ít chốn vui. Niềm vui còn lại của Cali dung chứa nhiều lứa tuổi có lẽ chỉ còn một vài địa điểm gọi là lớp khiêu vũ nhưng thực sự là mộït vũ trường với nhạc sỹ one man band hoặc nêu muốn thực sự nghe nhạc với một full ban và ca sỹ nhà nghề như tại vũ trường Blue club. Nơi đây người ta có thể bắt gặp khán giả đủ mọi thành phần, từ những cặp “sixty and some thing” cho đến những thanh niên mới lớn . Nhạc khích động thì để tập thể thao Aerobic, nhạc trữ tình để nhờ môït ngày nào khi con trẻ biết yêu đương biết lụy tình như câu hát “ngày nào cho tôi biết biết yêu biết buồn , tôi biết tương tư” cua cô ca sỹ Mai Ly hay tiếng hát của “một lần bên em tình ngỡ như muôn đời” của Quốc Thái

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.