KY 12
Tuy nhiên vì lo sợ Nguyễn Ánh có thể phục hồi, Huệ đành sai Phan văn Hưng mang một lực lượng thuỷ quân hùng mạnh vào cứu Sâm. (Không dùng bộ binh vì phải băng qua lãnh thổ của Nhạc dù bộ binh mới là sở trường của Nguyễn Huệ).
Nguyễn Ánh lại có thêm vây cánh mới là Võ Tánh, (không phải cựu thần của Chúa Nguyễn, Tánh nổi loạn từ trước khi Ánh trở về).
Võ Tánh có một quan hệ mật thiết với Bá Đa Lộc (cha tinh thàn) nên có thể đã được Bá Đa Lộc goi về và sau này lại là anh em rể của Nguyễn Ánh. Nhờ phụ tá của Võ Tánh, lực lượng Nguyễn Ánh lên đến cả vạn người.
Trận đánh quyết định giai đoạn phản công diễn ra ngày 7-9-1788 tại rạch Thị Nghè. Quân Tây Sơn thua to, Phan văn Sâm phải tháo chạy và Nguyễn Ánh chính thức tái chiếm Sàigon. Cái đà chiến thắng này tất nhiên sẽ không dừng lại ở đây vì thế lực và tinh thần quân Tây Sơn ngày một sa sút nhưng vẫn chưa thể nói lực lượng này đã bước vào giai đoạn thoái trào.
Cũng trong giai đọan này Nguyễn Huệ đang bận đánh nhau với quân Nhà Thanh ở Bắc Việt nên dù có muốn đích thân vào cứu cũng không thể làm đuợc.
Đây là giai đoạn cực điểm vinh quang của Nguyễn Huệ và uy thế của Tây Sơn. Năm 1789, Nguyễn Huệ vừa đăng quang Hoàng đế hiệu là Quang Trung và đang điều quân ra Bắc để đối Phó với 20.000 quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị vừa kéo sang Việt Nam theo lời yêu cầu của vua Lê Chiêu Thống.
Như sự tiết lộ trong thư đề ngày 15-7-1789 của Olivier de Puymanel viết từ Sàigon gửi cho M Letodal ở Macao để thăm dò về lực lượng của Tây Sơn ở miền Bắc cũng như trận chiến với Trung Hoa. Nguyễn Ánh muốn khai thác tình trạng nước đục để thả câu và cũng hi vọng là có thể Nguyễn Huệ sẽ đại bại trước quân Tầu.
:"Ông Hoàng hiện đã chiếm lại đuợc 3 tỉnh và mới nhất đây đã bắt được một tướùng của phe Ngụy gửi từ Huế tới. Mới đầu, ông đã định tha chết cho y thị nhưng đột nhiên nổi ý nghi ngờ nên lại lôi ra chém đầu. Ông cũng rất nôn nóng thấy những chiến thuyền Pháp mang con ông trở về đây. Phía Tây Sơn cũng biết từ lâu là nước Pháp sẽ phải trợ giúp Nguyễn Ánh nên tỏ ra rất lo ngại khi phát hiện gần bờ biển Annam những Tầu Pháp từ Macao. Có lẽ vì thế mà hồi đầu năm, chưa thấy Ngụy quân ở Huế mang quân tới vùng này. Cũng có thể một lý do khác đã buộc chân quân Tây Sơn là vì họ đang bận đánh nhau với Trung Hoa.
Hoàng thượng muốn biết những gì đang xẩy ra, lực luợng của đôi bên, và hi vọng rằng những quen biết của ông với nguời Trung Hoa sẽ cho Hoàng Thuợng biết nhưng tin tức chính xác hơn là những tin tức nhận đuợc ở đây...."
Ngay sau đó, đầu năm 1790 Nguyễn Ánh gửi một công hàm cho vua Louis XVI lời lẽ ôn nhu nhưng không kém phần ngạo mạn cho biết không cần đến người Pháp nữa và gián tiếp minh thị là hiệp ước Versaille 1787 không có giá trị.
“....còn những viện trợ đã xin với bệ hạ, tuy không nhận được, tôi vẫn nghĩ rằng việc đó không do lỗi của bệ hạ mà là do người chỉ huy quân sự của bệ hạ tại Ấn Độ. Tôi sẽ không bao giờ nói được hết tấm lòng tri ân của tôi đối với bệ hạ đã có lòng tốt cho hoàng tử con tôi trở lại với tôi. Việc đoàn tụ cha con, người ta thường nói, như trả về với nước một con cá từ nước thoát ra, dẫu vạn ngàn xa cách tôi sẽ không quên những ân huệ lớn lao này.
Còn về lực lượng hiện tại của tôi, tôi đang có một đạo quân khá đông, lục quân cũng như hải quân, tôi có quân nhu, quân lương khả dĩ đủ cho cái chiến dịch mà tôi còn phải thực hiện. Tôi chẳng giám xin bệ hạ viện trợ cho quân lính nữa."
Lá thư gửi Pháp Hoàng này, không biết có sự tham khảo với Bá Đa Lộc hay không nhưng quả là một hành động khôn ngoan của Nguyễn Ánh. Trước hết nó ngăn chặn việc người Pháp thấy Nguyễn Vương đã có cơ may chiến thắng sẽ gửi một số quân tượng trưng sang lấy cớ là trợ giúp nhưng thực sự là đòi thực thi hiệp ước Versaille. (chuyện này đã xẩy ra trong những năm sau này khi Nguyễn Ánh đã thống nhất sơn hà). Lá thư cũng ngầm cho người Pháp hiểu là ông có một lực lượng hùng hậu đủ để vô hiệu hoá thoả ước Versaille trong trường hợp người Pháp có gian ý này.
Cuộc chiến với Tây Sơn còn tiếp diễn nhùng nhằng khiến các cố vấn nguời Pháp sốt ruột nhưng Nguyễn Ánh không còn ở thế tuyệt vọng và bị động nữa.
1790 Nguyễn Ánh sai Lê Văn Câu đánh chiếùm Bình Thuận nhưng lại bị Tây Sơn đánh tan tác phải bỏ chạy về Gia Định dù vậy những đợt đột kích của Nguyễn Ánh vẫn diễn ra kiên trì và cường độ ngày một gia tăng theo với sựï chia rẽ lực lượng của Tây Sơn
Như đã trở thành một thông lệ, mỗi mùa gió nồm, Nam quân lại tung ra những đợt xung kích lớn nhỏ dù vẫn chưa đủ lực lượng để giữ đất.
Cơ hội ngàn vàng để tổng phản công là trong dịp vua Quang Trung băng hà năm Nhâm Tý 1792, hàng ngũ Tây Sơn cực kỳ rối loạn nhưng Nguyễn Ánh vẫn không giám tung toàn lực lượng để khai thác thời cơ.
Nguyễn Văn Thành và Nguyễn văn Trương được cử ra đánh phá thủy trại của Tây Sơn ở cửa Thị Nại trong dịp này. Trên đường rút về, Nguyễn Ánh có ý định chiếm thêm một sô lãnh thổ lùi về phía Bắc như Phan Rang Phan Rí để mở rộng vùng hoạt động nhưng rồi lại thôi vì xét ra không đủ sức cầm cự.
Thơ của Chaigneau ghi nhận là :
" Năm ngoái 1797, một lần nữa nhà vua lại mất một dịp ngàn vàng để chinh phục lại toàn thể vương quốc của ông vì anh em nhà Tây Sơn chia rẽ nhưng lại để cơ họi này vuột mất..Său chiến dịch vừa rồi, tôi ngờ rằng nhà vua sẽ chẳng bao giờ lấy lại đuợc giang sơn của mình .."
Cột trụ của nhà Tây Sơn không còn nữa, tuy nhiên những trận đánh ác liệt để quyết định thắng bại chỉ diễn ra từ 1800. Chaigneau không còn bi quan như hai năm truớc. Thư gửi cho bố vợ là Barisi cũng đang phục vụ Nguyễn Ánh vào tháng 3 năm 1801, Chaigneau hoan hỉ loan báo chiến thắng lớn.
:"Chúng tôi vừa mới hỏa thiêu toàn bộ hải quân địch, không để chạy thoát dù chỉ là một chiếc thuyền nhỏ nhất. Đây là một trận chiến đẫm máu nhất chưa từng thấy ở Cochinchinois ( Đằng trong). Đối phuơng quyết tử thủ và cầm cự tới giọt máu cuối cùng trong lúc lính của chúng ta chiến đấu anh dũng nên số thương vong cao nhưng không thấm vào đâu nếu so sánh với những lợi ích mà nhà vua có thể thu đuợc từ sau chiến thắng này. Vannier, De Forsan và tôi thoát hiểm an tòan.
Trước trận này, chưa đuợc chính mắt nhìn thấy tiềm lực hải quân của Tây Sơn, tôi vẫn coi thường bọn họ nhưng tôi đã sai lầm lớn... Tây Sơn có những chiến thuyền trang bị tứ 50 tới 60 súng lớn... Sau trận này, lính Tây Sơn rất nản chí, nhiều người muốn đổi ngũ nhưng không được chấp thuận. Nhà vua cho phép họ được về quê sống an ổn không dính vào chuyện chiến tranh nữa. Sau trận đánh nhà vua vận dụng ngay mọi chiến thuyền lớn để đi thu mua gạo..."
M Barisy, tuy không tham dự trực tiếp nhưng đã thu thập những tin tức về các trận đánh quyết định trong khu vực Quy Nhơn và đã tường thuật một cách tỷ mỷ hơn trong một thư gửi cho giám mục Letondal ở Ma Cao:
"Người ta nói là Tây Sơn có gửi một sứ giả tới gặp nhà Vua.. chuyện này có thể lắm vì họ đang găp rất nhiều khó khăn và đang phải cầm cự lực luợng của nhà Vua thuộc đạo quân của ông Tien Quaoun (Tiền Quân).
Tới ngày 21, nhờ những thổ dân miền núi, người ta khám phá ra một đường mòn đủ rộng để voi và súng đại bác có thể di chuyển qua được. Đối phương không hề biết đến con đường này nên nhà vua sai ông Tong Đong Tag (ông Thống Đồn Tả tức là tướng chỉ huy trưởng cánh quân bên trái) mang một lực lượng di chuyển suốt 7 ngày liên tục để đánh bọc phía sau tuyến địch. (Theo Linh mục Cl E Maitre thì đây chính là đại tướng dũng lược Lê văn Duyệt lúc đó đang mang chức Thần Sách Quân Tả Đồn Chính Thống. Thần sách là đội súng đại bác dã chiến cỡ nhỏ để linh động việc di chuyển và đặt trên thuyền nhỏ )
Rạng đông ngày 21, phát súng lệnh khai hỏa, lực lượng của Tả Quân tấn công dữ dội tất cả 7 đồn trại tiền trạm để cản đường của địch trong vùng (Dung Thi ?!).
Khởi sự lúc 7 giờ sáng, đến 10 giờ thì quân Tây Sơn bắt đầu nhận ra là họ đang bị quân của nhà Vua đồng loạt tấn công bọc hậu và từ hai mạng sườn. Một đội súng điểu thương và 20 khẩu đại bác dã chiến hạng nhẹ bắn tầm gần, rất mau chóng đã quét sạch con đường.
Những kẻ sống sót bỏ chạy lại rơi ngay vào những mũi nhọn của lưỡi lê, gươm giáo. Cuộc tàn sát thật kinh hoàng. Đám lính bản bộ thuộc đội Túc Trực ?? (Theuk Teuk) chỉ cần ở một chỗ để tiêu diệt không còn một mống địch quân nào.
Sau thảm bại này, bộ tham mưu của Tây Sơn cho rằng cần phải đánh một trận long trời lở đất để lấy lại tinh thần của binh sỹ và dân chúng nên đã tập trung những quân doanh giỏi nhất, những tướng tài nhất để tung ra một cuộc đại phản công.
Ngày 27 tuần trăng 11 ( ngày 11 âm lịch ?) đại quân Tây Sơn với sự tăng cường một đơn vị của thủy quân được tung vào trận địa, nâng quân số tổng cộng lên tới 223.000 người.
Quân Tây Sơn có lợi thế là đánh trên đất nhà nên quen thuộc địa thế nhưng nhà Vua không hề nhụt trí nhờ có lực lượng trang bị súng điểu thương, pháo binh dã chiến (hoạt động theo kiểu Tây phương ) và nhất là tinh thần của binh sĩ rất cao.
Nhà vua (Nguyễn Ánh) gươm tuốt trần trong tay, vẻ vui tươi đi giữa hàng quân. Đám binh sĩ của chúng tôi sôi lên vì nôn nóng.
Phía địch quân cũng bắt đầu rục rịch, đại pháo của họ khởi sự khai hỏa, những con voi trận điên cuồng chạy bổ về phía đội ngũ của chúng tôi nhưng nhà vua vẫn bình tĩnh quan sát trận địa. Yên lặng tuyệt đối bao trùm toàn thể đạo quân.
Chờ khi quân của Tây Sơn đã lại gần trong khoảng cách nửa tầm súng nhà vua mới cho lệnh khai hỏa.
Một hỏa lực kinh hồn, 400 sơn pháo thi nhau khạc đạn và chết chóc lên đầu đối phương. Những viên đạn lửa được nhắm chuẩn đích đã tạo nên một cuộc thảm sát kinh hoàng.
XIN VAO CHUYEN MUC TAI LIEU SUU KHAO
DE COI LAI TU KY 1 TOI 11
KY 13
Bây giờ nhà vua mới ra lệnh cho lực
lượng quân bản bộ mở
những đợt xung phong. Các tướng tự làm gương dẫn đầu trong lúc trọng pháo nhắm vào hàng ngũ địch khạc đạn khiếân
họ tháo chạy tán loạn và tìm cách ẩn thân trong những chiến hào.
Nhà vua rất vừa lòng trước chiến thắng
còn đám lính thì tuy đã quá mệt
mỏi nhưng vẫn tiếp tục
cuộc chém giết tới nửa
khuya.
Bây giờ Nhà Vua đóng quân
ở một vị trí ngay trong nửa
tầm súng của những công sự
địch và cho lệnh lập vị
trí phòng thủ.
Ngày hôm sau các tướng tường trình trận địa cho biết
là quân Tây Sơn vẫn cố thủ trong các công sự
và lực lượng của nhà vua đã cho mở
những đợt xung phong đều đặn.
Nhà vua tay cầm ống nhòm quan sát trận địa, nhận
thấy hàng ngũ nơi cánh trái
của quân Tây Sơn có nhiều rối loạn.
Hơn nữa cánh quân này cách biệt với đạo
quân trung ương bởi một con vực sâu nên có thể
dễ dàng bị cắt đứt
khỏi chủ lực.
Lập tức một lực
lượng 22 tiểu đoàn bộ binh (bataillon, không
rõ quân số là bao nhiêu)
bất ngờ mở các đợt
tấn công. Lúc này gió Tây
Bắc thổi khói vào mắt đám quân Tây Sơn ở cánh trái khiến họ chỉ
nhïn ra những binh sĩ
đang tiến lại gần là quân của
nhà vua khi những đợt súng đầu tiên đã khai hỏa.
Rõ ràng, giữa trận tiền, nhà vua có mặt
ở đâu là nơi đó chiến thắng ...
Phía Tây Sơn đã có 5 quan lớn
và viên tướng chỉ huy cánh phải tử trận.
Cuộc thảm sát thật kinh hoàng.
Sau trận này, phía Tây Sơn họp quân sự và các tướng thủy bộ
quyết định sẽ sống
chết với nhà vua trong một trận thủy
chiến đặt dưới sự chỉ
huy của Đô Đốc Thiuu Phoo
( theo Cl E Maitre thì chức
vụ Thiếu Phó là của Trần Quang Diệu
tổng tư lệnh lực lượng
Tây Sơn vây hãm Quy Nhơn nhưng hạm đội thì lại do quan Tư Đồ Vũ
Văn Dũng chỉ huy trực tiép)
Chiến trường được Tây Sơn lựa chọn là một hảùi
cảng vùng Cù Mông cách
Quy Nhơn 20 dặm
và một lực lượng quan trọng
được tập trung ở đây. Nhà Vua biết rõ kế hoạch
này và dự liệu cách đối phó (Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những deo hiểm trở nhất VN, đèo là ranh giới của 2 tỉnh Binh Dinh- Phu Yen .Theo sử sách, năm 1471 sau trận chiến giữa Dai Viet Chiem Thanh, người Chăm thua trận nên đã bị mất vùng đất phía bắc từ phia Bac deo Hai van tới đèo Cù Mông, và từ năm 1471 đèo Cù Mông này chính là ranh giới mới giữa Đại Việt va Chiêm Thành cho đến năm 1611
Trận Thủy chiến tại
cửa Thị Nại
(Cửa Thị Nại Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Quy Nhơn là mọt vũng bể rất lớn dài trên 10 cây số rộng 4 cây số còn gọi là đầm Thị Nại. Tại đảy có một núi lớn tên địa phương là núi Thầy bói . Phía Tây la vùng bán đảo Phương Mai giống như một đại truơng thành bảo vệ thành phố Quy Nhơn vì có nhieu đoạn núi trải dài 15 cây số tới biển.
Cửa Thi Nai và bán đảo Phương Mai giữ một vai trò chiến lược trong mọi cuộc chiến và từng là cứ điểm quan trọng của quân Tây sơn)
Ngày "Rabbin" 15 của
thượng tuần trăng (Theo Cl E Maitre thì
chữ "rabbin" là
cách phiên âm chữ ngày rằm của Barisi tức
là ngày 17 tháng giêng năm 1801), Theo thông lệ
binh đội của nhà vua có một cuộc thao diễn
thủy qụân và chính qua cuộc thao diễn này nhà vua nẩy sanh những sáng kiến để thành lập
thành phần hạm đội tham chiến.
Nhà vua sẽ đích thân chỉ huy trận này. Dưới
trướng có vị chỉ huy trưởng
chiến dịch là Đô Đốc Tong Thoui (quan Tổng Thủy là Võ Di Nguy tử
thương trong trận
này), Ông Yam Koum (Giám quân Nguyễn
Văn Trương), một tướng khác nguyên là quân
Ngụy về quy thuận ngay khi nhà vua mới ở Xiêm La về. Ông Tong Dons Tag (Thống Đồn Tả chính là danh tướng Lê
Văn Duyệt mang tước vị Thần
Sách Quân Tả Đồn Chính Thống) và những quan Pháp như Forsan,
Chaigneau, Vannier.
Khoảng 2 giờ 30 chiều, hạm
đội nhà vua gồm 91 thuyền mở màn tấn
công đại quân Tây Sơn 50 ngàn
thủy binh, 45 ngàn
quân bản bộ.
Mặt trời vừa lặn
thì hạm đội đã di chuyển vào trong tầm tác xạ của
đảo Ong Datte (đảo Ông Đất). Nhà vua ra lệnh cho quan Thống
Đồn Tả chuẩn bị
cho 1200 người thuộc toán Theuk Teuk ( toán Túc
Trực có lẽ là toán xung kích chủ lực ) đổ
bộ xuống bãi biển.
Bẩy giờ tối, dưới
sự chỉ huy của quan Phó Túc Trực,
cuộc đổ bộ toán xung kích hoàn tất. Trong im lặng
tuyệt đối, họ tiến
lại rất gần những
vị trí súng nặng và khu đồn trại của
Tây Sơn mà không bị
phát hiện.
10.30, soái hạm của nhà vua cũng đã lọt trong khỏang cách 1/3 tầm bắn của
những đại bác trong đồn phòng vệ đặt ở
khu vực cửa sông dù vậy chủ lực
này cũng vẫn chưa bị phát hiện.
Toán tiền phong gồm 62 pháo thuyền (canonier) trang bị đại bác có nhiệm
vụ bám sát ba chiến hạm đầu
tiên của Tây Sơn để triệt hạ
bằng hỏa lực hay tìm cách cắt
dây neo để gây hỗn loạn cho toàn hạm
đội địch. Gió mạnh và thủy triều đang lên nên rất
thuận lợi cho mưu định này.
Đúng 10.30 ông Giám Quân ra lệnh
khai hỏa đồng thời nhà Vua ra lệnh
tổng tấn công.
26 chiếc ghe xung kích có
buồm nhưng do người chèo phụ để tăng tốc
độ và sự linh động (galeres) bắn liên tục
và chính xác lên bãi cát để
dọn bãi đổ bộ trong lúc 1200 binh sĩ súng gắn lưỡi lê tiến
chiếm những công sự ở bãi biển.
Sau đó các ghe xung kích tiến
gần hơn vào bờ và đồng loạt
tấn công như kế hoạch hành quân đã dự
định trước.
Cuộc hỗn chiến trở
nên đẫm máu và nhà vua hiện diện giữa
trận mạc để nâng tinh thần
binh sĩ.
Lúc này, lực lượng Tây Sơn trong đồn Tam Toi ?? đang nhả đạn kinh hoàng nhằm
vào những ghe xung kích.
Một ghe bị trúng đạn nổ tan tành, quan Tổng
Thủy Võ Di Nguy bị một viên đạn
cắt bay đầu.
Cái chết thảm này làm giao động tinh thần binh sĩ. Lại thêm một xuồng nữa
bị chìm. Tả quân liền ra lệnh chém đầu
viên thuyền trưởng tại chỗ
và ra lệnh tiến đánh những tầu địch
đang bỏ neo trong vùng
chân núi phía Tây. Lệnh
truyền chỉ cần đốt
cháy tầu dịch mà không cần tìm cách bắt sống đã được
thi hành tức thời trong thận trọng nhưng đầy
dũng cảm.
Trong lúc này, Jam Quoun (Giám Quân, theo Cl E Maitre là Nguyễn văn Trương) sau khi
đốt được ba tầu địch
ở cửa sông đã thọc thủng tuyến
phòng ngự của đối phương khiến
lực lượng của ông bây giờ
nằm giữa hai gọng kìm của
những tầu địch và sẽ
tấn công từ phía đuôi. Những ghe phòng thủ Tây sơn lúc này mới bắt đầu
chuyển động để tiếp
cứu những chiến thuyền
vừa bị tấn công quá bất
ngờ.
Phóng dồ hàNH QUÂN
Đúng lúc này, Lực lượng của ông Giám Quân bị
một số pháo của Tây Sơn bắn chặn đầu nên phải
phản pháo vào vùng bờ biển mặc
dù ở đây cũng có một số pháo của
Nguyễn quân. Sự rối loạn
này khiến người ta tưởng đã có một
vài tướng quân làm phản khiến tinh thần
binh sỹ bị giao động mạnh.
Vì đã tiến quá sâu giữa hai gọng kìm tuyến
phòng ngự của địch, có muốn
lùi cũng không được nên
Giám Quân chỉ còn một lựa chọn
đó là tử chiến. Vả lại
binh sĩ lúc này hăng máu như một bầy cọp dữ
không còn biết gì nữa giữa khói lửa
và những tiếng nổ của
đại bác.
Tới 4 giờ sáng thì hầu như mọi tầu địch
đều bốc cháy và lúc bình minh, nhiều tầu phát nổ
tan tành với toàn thể binh sĩ. Những ghe võ trang nhỏ còn tiếp tục khaáng cự
tới 2.30 chiều ngay hôm sau tức là ngày 17-3-1801..
Tổn thất phía nhà vua khá trầm trọng 4000 người
chết nhưng tổn thất phía Tây Sơn còn cao hơn nhiều.
Khoảng 50.000 tử thương?. Toàn bộ lực lượng
hải quân vĩ đại của Tây Sơn và hạm
đội vận tải 1800 thuyền
buồm bị tiêu hủy, 6000 đại
bác, một số lượng vĩ đại
võ khí đạn dược, quân trang, và vàng thoi bạc nén, châu bắu của đám quan Tây Sơn làm mồi
cho sóng cả.
Trận thủy chiến ở
cửa Thị Nại nói trên có thể kể là cái dấu mốc đầu
tiên về sự sụp đổ
của nhà Tây Sơn kể từ sau cái chết
của thiên tài quân sự Quang Trung (1792).
Phía nhà Nguyễn thì đây
cũng là một cái mốc khác đánh dấu một chuyển
đổi quan trọng. Đó là cái chết bất ưng của
Hoàng tử Cảnh.
KY 14
Cái chết này không những để lại
nhiều nghi vấn mà còn làm mất đi cái gạch nối đậm
đà giữa Việt Nam và Tây Phương mở đầu cho một
âm mưu chính trị
làm thay đối toàn bộ vận mạng
của Việt Nam.
Không còn hoàng tữ Cảnh như một trái độn , xung khắc quyền lực
giữa các văn quan cai trị và giới võ quan bùng nổ
công khai. Gia Long đành chấp
nhận vì một mặt đang bận
thanh toán kẻ thù bằng quân sự mặt khác phải
phó mặc việc quản trị
và bình định hậu phương cho các văn
quan. Cả hai nhu cầu này đều quan trọng
như nhau và đã được
Nguyễn Ánh quân bằng khéo léo.
Thật vậy, nhà Tây sơn kể như chính thức được ghi nhận
từ năm 1778 tức là lúc Nguyễn Nhạc xưng vương ở núi
Tây (Tây Sơn Vương), lúc đó Nguyễn
Anh mới 17 tuổi (Ánh sinh năm 1761).
Từ đó cho đến ngày đạt được chiến
thắng đáng kể đầu tiên ở
cửa Thị Nại, Nguyễn
Ánh đã đánh nhau với Tây
Sơn gần 25 năm. Trong 25 năm đó phần lớn chỉ
là một nỗ lực trong truyệt
vọng để sống còn và đạt
chiến thắng quân sự. Nền móng cai trị
hành chánh của những chúa Nguyễn gây dựng từ thời Nguyễn Hoàng kể như hoàn toàn tan rã từ lúc Tây Sơn dấy lên, vì thế, trong lúc Nguyễn Ánh dồn hết
tâm trí để chiến thắng quân sự
thì ở hậu phương một thế lực
mới của những văn quan dần
thành hình trong guồng
máy cai trị.
Thời chiến, "Áo nhung trao quan võ
từ đây ". Các võ quan
tất nhiên gần cận và có uy thế
hơn với Nguyễn Ánh, được
trao những tước hiệïu lớn
lao nhưng trong âm thầm
bộ máy hành chánh phôi
thai của nhà Nguyễn cũng có một thế lực
đáng kể ở hậu phương nhất
là những lúc Nguyễn Ánh bận chinh chiến. Thế lực
này như nước thấm dần trong đất
khô, ảnh hưởng của nó vựơt ngoài sự
ước tính của Nguyễn Ánh. Tuy không giám kình chống ra mặt đám võ quan thân Tây Phương nhưng sự ghen tức, của
đám văn quan cai trị luôn
luôn hiện diện.
Ở căn bản là một võ tướng
dũng lược nhưng Nguyễn Ánh cũng là một chính trị gia tinh tế. Ông hiểu rằng chiếm
đất, chiến thắng được
đạo quân thiện chiến của
Tây Sơn là chuyện
khó, càng khó hơn trong việc
bình định và giữ đất. Chuyện
này, nhất thiết phải cậy
đến đám văn quan vốn được huấn
luyện trong việc thiết lập
một nền móng cai trị trên nền tảng
của trật tự khổng
giáo.
Tháng 3 năm Ất Mão 1795,
Nguyễn Ánh quyết định năm sau mở
kỳ thi Họi , cũng theo lệ tam truờng ngày xưa gồm có thi hiếu biết về
kinh sách, thơ phú. Với
cách thi cử như vậy tất nhiên cũng sẽ
chỉ đào tạo được một
lớp quan cai trị hòan tòan xa lạ và đố kỵ
với tinh thần kỹ thuật
thực tiễn Tây Phương. Đám sỹ phu mới đào tạo
này đực hưởng những đặc
miễn, lao dịch, miễn binh đao trong thời
gian từ 2 đến 6 năm tùy theo thứ bực đạt
được sau ba kỳ thi tam
truờng. Khoa thi đầu tiên năm 1796 đào tạo đựơc 273 tân khoa đủ hạng. đám trí thức
mới này họp với những
văn quan Bắc Hà và cả những quan lại
của Tây Sơn vễ hàng bắt đẫu
hình thành một nền móng cai trị mới theo khuôn khổ
Nho Giáo.
Còn đối với những cố
vấn Pháp, ngoại trừ Bá Đa Lộc
là người mà Nguyễn Ánh tri ân và kính trọng như một ân nhân, một quốc sư cốt cán, những người khác, trong đó có cả những giáo sỹ,
tuy thân cận và vẫn cần đến
họ nhưng ngay từ đầu, đây chỉ
là một sự cấu kết
vì nhu cầu, được duy trì bằng một khoảng
cách quân thần và sự ban phát phúc lộc. Ngoài nghĩa vụ giúp Nguyễn Ánh như những người lính Mercenaire họ cũng có những
dịch vụ buôn bán, đầu nậu, hoặc
xử dunïg uy thế của mình để
kiếm tiền riêng.
Barisi thường chở hàng từ Sàigon mang bán tại
Manila, Bahar, Malacca (Singapore ngày nay) hay xa hơn nữa tới những
tiểu quốc trong vùng biển ấn Độ
hay vịnh Ba Tư và đây là
một dich vụ râùt dễ kiếm
tiền
Thí dụ theo Barisi giá gạo ở Saigon là một đồng một
"Pikol" ? bán tại
Malacca với giá 2 đồng rưỡi. Với
tiền bán gạo mang mua sắt ở Malacca giá 8 đồng
một Pikol bán ra ở Borneo 18 đồng...
, Đại để là như vậy, cứ theo luật
cung cầu một vốn bốn
lời. Tiền lời lại
mua những thứ cần ở
Việt Nam như thuốc súng, diêm sinh làm thuốc đạn, dung cụ
và võ khí để gián tiếp bán lại cho Nguyễn
Ánh...
Nguyễn Ánh xử dụng đám cố
vấn Pháp vì biết họ có khả
năng nhưng ông cũng rất
e ngại sức mạnh của
Tây Phương, một sức mạnh mà ông chỉ
hiểu biết mơ hồ qua một ít những
tài liệu, được Bá đa Lộc và các quan Tây dịch lại. Hơn nữa,
thái độ ngày một quá khích và những đòi hỏi của các linh mục
Tây phương, sự
phát triển của các giáo dân như một tập thể
áp lực, hiệp ước Versaille, (tuy không được thi hành trong mắt
nhìn của Nguyễn Ánh nhưng vẫn là một hiệp
ước) là những điều làm ông lo nghĩ.
Theo những thư của Olivier de Puymane thì Nguyễn Ánh phó mặc dịch vụ
này cho các quan Tây miễn
là họ chu toàn được vấn đề
tiếp vận nhu yếu chiến
tranh.
Phía những người Pháp phiêu liêu sống lưu vong xa tổ quốc này, đôi lúc cũng có những đối
trọi quyền lợi cá nhân nhưng chính yếu
họ vẫn cấu kết
và bảo vệ lẫn nhau như trong một
gia đình.
Bên ngoài cái gia đình này là một
màng lưới rộng lớn hơn của những nhà tu truyền giáo thuộc nhà dòng Pháp ở Ấn Độ,
Ma cao, Phi Luật Tân vẫn được kính trọng,
đứng đầu là Bá Đa Lộc.
Sinh hoạt của những người Au Châu này xoay vần chung quanh cái nhân chính yếu
đó là một ông hoàng thái
tử với tất cả
những hi vọng và hứa hẹn
tốt đẹp trong tương lai, từ việc truyền
đạo tới những phúc lộc
vật chất hiện tại
hay khi chiến tranh chấm dứt.
Phía hoàng tử Cảnh cũng vậy, tuy sau này đã được Việt hóa, được
huấn luyện để trở
thành một thiên tử Đông Phương nhưng quốc sư Bá Đa Lộc và những cố
vấn Pháp đã trở thành một thứ gia đình riêng, tạo
thành một nhóm quyền lực riêng, được
ông hoàng trẻ dành những cảm tình đầy
trìu mến và bảo bọc hết
mình.
Thư của
Barisi (bố vợ Chaigneau) không chỉ hé lộ những
chi tiết hiếm hoi về giờ
phút lâm chung của Hoàng
tử Cảnh mà còn cho người ta biết về cuộc
chiến không ngừng nghỉ để dành quyền lực vẫn âm thầm
diễn ra giữa một phía là những
võ quan thân Tây Phương, có thiện
cảm với Công Giáo, tâm phúc của Hoàng tử Cảnh vàø một
phía là đám văn quan trong guồng
máy cai trị đang thành
hình và lớn mạnh theo những lãnh thổ mới dành lại
được của Tây Sơn.
Những âm mưu dành ưu thế chính trị này không phải đợi tới
thời Minh Mạng mới xẩy
ra, trái lại, đã có ngay
từ lúc Nguyễn Ánh chuyển ngược được
thế cờ và là động lực chính đưa đẩy một hoàng tử vô danh (nhưng giỏi văn chương) là Nguyễn Phước Đảm
lên ngôi thiên tử sau cái
chết tức tưởi của
hai người con lớn của Nguyễn Ánh.
Đám văn quan, tuy không có thế
lực nổi về mặt
quân sự và có vẻ lép vế nhưng lại nắm giữ những
vị trí cai trị quan trọng từ cao cấp
tới hạ tầng trong lúc Nguyễn
Ánh liên tục trong 25 năm
qua chỉ chú tâm vào nỗ lực quân sự.
Dù là một võ quan anh
dũng và đảm lược nhưng có lẽ hơn cả Nguyễn Huệ,
Nguyễn Anh xuất thân từ cửa Chúa, và khi lưu vong ông
đã đủ lớn khôn (15 tuổi) để hiểu
thế nào là một nền móng cai trị
thế quyền và sự quân bằng
chính trị trong một quốc gia.
Với đà chiến thắng và thêm đất
đai chiếm lại của Tây Sơn, cũng là nhu cầu
bình định, cai trị và chuẩn bị
hậu cần để yểm
trợ cho nỗ lực quân sự.
Cuộc xung đột văn võ ngày một căng thẳng.
Bằng nhiều thủ đoạn
khác nhau, người ta đang
tìm cách triệt hạ tay chân của ông hoàng thân Tây Phương và những võ quan. Con mồi đầu tiên là chính bốâ
vợ Chaigneau.
Trong lúc nhà vua ở xa và
hoàng tử Cảnh đang hấp hối, Barisi bị
thanh trừng, bị tố cáo là âm mưu đầu độc mộât thuyền
trưởng Bồ đào Nha để sang đoạt tiền bạc
và tiếm lạm quà biểu xén quan địa phương.
Thế lực của đám quan cai trị
có lẽ không nhẹ như cái vỏ bên ngoài vì nên nhớ Barisi không chỉ là một bầy
tôi đắc lực của Nguyễn
Ánh (đặc trách việc liên lạc với Macao và Manila để
thu mua võ khí, tầu bè
và tiếp liệu chiếân tranh) mà ông còn là bố vợ
của Chaigneau một cột trụ
quân sự của Nguyễn Ánh.
Dù có một tư thế như vậy mà người ta giám đóng gông bỏ ngục
Barisi và trong lá thư gửi giám
mục Letondal, Barisi
đã hàm ý nói đến cả một âm mưu chính trị
đằng sau việc hãm hại ông ta dù không thể nói rõ được.
Những âm mưu này trong
một số chi tiết khác như hé lộ là
có thể đã có cả âm mưu của người Bồ
đào Nha trong viêïc kín đáo móc nối
với quan Annam để loại người
Pháp như lời phát
biểu của thuyền trưởng
Tây Ban Nha:
"Phải thay thế Barisi nếu không thì trong 3 năm nữa người Anh sẽ
đuổi hết chúng ta khỏi nơi
đây...?.?.!!".
Nhiều tư liệu của hội
truyền giáo Paris cho thấy có việc người
Anh đang tìm cách để độc chiếm thị
trường Cochinchine. Nguyễn Ánh có vẻ thuận cho những
liên hệ này. Hoàng tử cảnh trước
khi chết là người từng duy trì những
thương thảo với Madras (thủ đô của tiểu
quốc Tamil Nadu, Ấ n Độ thuộc
Anh) .
Nhà dòng Pháp chia rẽ
trong vấn đề này. Những người Pháp đang ở
Việt Nam tìm mọi cách chống đối lại
chuyện làm ăn với người Anh nhưng những
người Pháp ở Macao (M Letodal đầu nậu những
dịch vụ thu mua với Nam Hà) lại thuận cho chuyện
này.
Những yếu tố chánh trị
này có liên quan gì đến
cái chết của hoàng tử Cảnh hay không thực
khó có thể phân định vì lý do an ninh Barisi đã
không giám mô tả rõ ràng
do đó còn phải chờ đợi thêm những
tiết lộ khác về chuyện
này.
Tuy nhiên Barisi có nói đến
một vài bí ẩn quanh cái chết của hoàng tử
Cảnh.
: Tôi đã được
cai ngục cho biết những bí mật không thể viết trên giấy trắng mực
đen... đại để đây chỉ là một
âm mưu chính trị
của những quan lớn trong "hội đồng".
..Tôi phải ngừng lại một
chút ở đây vì nỗi đau đớn của
tôi đã đến tận cùng, phải định trí lại
mới có thể kể hết
chi tiết của sự việc.
Trong lúc vua cha vừa đạt chiến thắng
Ngụy quân thì vị thế tử
nổi dòng cuả ông là Hoàng tử Cảnh đang vật
vã đau đớn trên giường bệnh. Dường
như thái tử
chỉ còn chờ đợi tin chiến
thắng của phụ hoàng để
nhắm mắt lìa đời trong toại
nguyện.
Vị hoàng tử non trẻ giữa
tuổi hoa niên nhân từ và tốt lành, thần
tượng của toàn dân, người mà toàn thể vương quốc Cochinchine này đặt để niềm
kỳ vọng tha thiết nhất... và cả
của người Au Châu nữa vì Thái tử từng công bố
sẽ bảo vệ mọi
người Âu Châu khỏi những bất
hạnh hay hiểm nguy trên xứ Cochinchine. Ông là người mang phước hạnh, một
người bạn chân thành đã bảo vệ cho đức
tin tôn giáo của chúng
tôi ....
KY 15
Thư của
Barisi cũng cho người ta
thấy là mối giao tình giữa Hòang tử Cảnh và những
quan người Pháp rất sâu đậm, thân thiết,
vượt xa những quan hệ công việc:
" Lần này thì hết hi vọng...
không có nhà vua mà cũng không có Hoàng tử.
(Bá Đa Lộc cũng đã qua đời 2 năm trước) Hoàng tử bây giờ đang ở
trong một tình trạng cực kỳ nguy kịch
dù vậy ông vẫn gặng hỏi
mãi là Barisy đã đi chưa ?.... không ai dám trả
lời... Hoàng tử lập lại
ba bốn lần như vậy.. Có một đứa nhỏ
10 tuổi đứng hầu khóc mà thưa với
hoàng tử rằng... người ta vừa mới
đóng gông và cùm xích Barisi chỉ
vì Thái tử và Hoàng thượng thương ông ta.
Nghe nói vậy hoàng
tử lên một cơn thịnh nộ ghê gớm,
ra lệnh gọi ông Tan Quoun và truyền những mệnh
lệnh kinh hoàng..?
(Tán quân?.. tả
quân ?..trong thư chức vụ này được Barisi gọi là thủ tướng của thái Tử
?? "Son premier ministre". Phải
chăng tuy chưa lên ngôi nhưng Thái tử
cũng có một cơ chế quyền lực riêng).
...Suốt đêm đo,ù trong cơn mê sảng Thái tử gọi luôn miệng
kêu tên chúng tôi. Ngài còn kêu tên phụ
hoàng để gửi gấm chúng tôi... rồi biểu gọi ông Liot cầu nguyện cho ngài... rồi
thăng vào lúc 4 giờ
sáng....
Thư của
Barisi còn kéo dài một đoạn thống thiết
than thở cho số phận của
Hoàng tử Cảnh. Đặc biệt
có một câu hàm ý khó hiểu đó là việc ví cái chết và số phận
bi thảm của hoàng tử Cảnh với
vua Louis VVI là người đã
bị đem chém đầu sau cuộc cách mạng Pháp:
"Ôi vị hoàng tử yêu quý và bất hạnh.. đã lưu lại
trong lòng chúng tôi những
kỷ niệm về số
phận không may của đức vua Louis XVI ..."
Chi tiết này phải chăng muốn nói đến một
âm mưu hãm hại
ông hoàng trẻ. Rất tiếc Barisi là một
người ít học nên những lá thư của đương sự, mặc dù tràn đầy chi tiết sống động
nhưng cũng cực
kỳ bí hiểm vì đầy lỗi chính tả
và cú pháp. Sự lý đoán về cái chết của
hoàng tử Cảnh qua sự mộ tả
đầy cảm xúc của Barisi vì vậy
càng tạo nên nhiều nghi vấn.
Một số chi tiết rải
rác trong lịch sử cho rằng hoàng tử
Cảnh chết vì bệnh sốt
lên ban, nhưng không nói rõ những
triệu chứng bệnh lý để
hiểu rõ hơn về cái chết này.
Tuy nhiên cách trình bầy
của Barisi cho người ta cái cảm giác mơ hồ là có thể đám quan thủ thành khi Nguyễn Ánh bận đánh nhau ở
xa đã gián tiếp bỏ chết ông hoàng vì không hề thấy
nói đến nỗ lực chữa
bệnh hoặc sự quan tâm đặc
biệt nào đến tình trạng sức khỏe
của vị thái tử yêu quý nhất
và cũng uy thế nhất của xứ
Nam Hà.
Tất nhiên đây chỉ là một ước
đoán và còn phải đợi thêm những tiết lộ
trong kho tài liệu của hội truyền
giáo hải ngoại.
Một chi tiết khác cũng được tiết lộ
trong thư của
Barisi đó là sự nhắc nhở đến
vị hoàng tử thứ nhì của
Nguyễn Ánh tên là
hoàng tử Hi ( ). Theo L Cardiere của
hội truyền giáo Paris thì vị hoàng tử này sinh năm 1782
Tháng 6-1799 sau khi trên 10.000 quân Tây Sơn tử thủ Quy Nhơn ra hàng, đất khởi nghiệp
của Tây Sơn rơi vào tay
Nguyễn Ánh, hoàng
tử Cảnh và hoàng tử Hi đều còn sống.
Trước khi mang đại quân tham dự chiến dịch
Quy Nhơn, Hoàng tử
Hi lúc đó 19 tuổi được Nguyễn Ánh giao chức
vụ chỉ huy hậu cứ toàn vùng Sài Gon và Hậu
Giang danh hiệu là quan Lưu Tuần (Barisi phiên âm là
Leou toune).
Tới đầu năm 1801, chỉ trong khoảng thời gian 2 tháng đột
nhiên xẩy ra một loạt các biến
cố, từ việc Barisi bị
hãm hại tới việc thành Gia Định
bị quân phá hoại phóng hỏa nhiều nơi. Các kho chứa
gạo, kho tơ lụa và vải vóc, tư dinh của
Nguyễn Ánh nhất là tư dinh của hoàng tử Cảnh bị
đốt ở nhiều vị
trí. Người ta nghi là do
điệp viên của Tây Sơn xâm nhập nhưng không thể biết chắc.
Nói chung thì tình trạng
rất bất ổn, hoang mang trong lúc Nguyễn Ánh còn nán lại để lo việc
ổn định tình hình quân sự Quy Nhơn như thấy trong thư của Barisi hồi tháng 4-1801 ghi nhận:
"Chúng tôi mong tin nhà vua vì mọi
người ở đây từ binh tới
dân đều nôn nóng, lo lắng cùng cực. Bọn giặc
có ở Gia định những nội
gián nằm vùng bí mật thỉnh thoảng
lại loan truyền tin thất thiệt làm dư luận dân
chúng rất hoang mang
."
Giữa lúc này lại thêm những bí ẩn về
những cái chết nối đuôi nhau của
hai người con lớn của Nguyễn
Ánh.
Hoàng tư Cảnh
chết trước (ngày 20-3-1801), tiếp ngay sau đó hai tháng hoàng
tử Hi cũng qua đời ngày 21-5 1801. Không có chi
tiết rõ ràng nào về cái chết của
Hoàng tử Hi hay phản ứng của
Nguyễn Ánh về những cái chết
này.
Những trùng hợp dồn dập
này khiến chính Barisi là
người thân cận nhất của
hoàng tử Cảnh lúc đó cũng không hiểu nổi và đã phải
than thở: "Tất cả những
biến cố đó đã diễn ra chỉ trong 8 ngày !!!"...
Điều đáng ghi nhận là giai đoạn này thế lực của
người Pháp đang suy giảm mạnh ở
Nam Hà. Phần lớn người Pháp trong độâi
quân hổ lốn mà Bá Đa Lộc tuyển dụng
lúc đầu đã bỏ đi từ sau cuộc
cách mạng Pháp
1789. Số trung kiên
còn lại chỉ có non 10 mạng. Vai trò cố vấn của
họ tuy vẫn đắc dụng nhưng không còn quan trong sinh tử
trên phương diện
quân sự nữa. Cuộc chiến
đã ngẫu nhiên tạo được một
số cấp chỉ huy quân sự
Việt Nam trưởng thành trong khói lửa, có đảm lược
và có khả năng thực sự. Đám người
này bắt đầu tạo một
truyền thống và một kỹ
thuật tác chiến mới pha trộn
giữa Đông và Tây khiến những kinh nghiệm
của cố vấn Pháp không cần
thiết nữa.
Ở trận Thị Nại
năm 1792 người ta còn thấy một J M Dayot đột
xuất tấn công đốt nhiều thuyền
Tây Sơn nhưng cũng tại
địa điểm này, trong trận đánh năm 1801, là các tướng Việt Nam Nguyễn
Văn Trương, Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt.
Những tên tuổi này lớn dần
theo cuộc chiến trong lúc các quan Pháp chỉ hiện diên tượng
trưng.
Dùy vậy, những cố vấn
Pháp vẫn không chịu tin rằng họ
không còn được sủng ái nữa và vẫn
chờ đợi sẽ có những
đền bù từ phía Nguyễn Ánh như thư của Olivier:
"Chúng ta đã hết
lòng hết sức phục vụ
đắc lực nhà vua xứ Cochinchine.. làm sao mà ông
ta có thể không đền đáp cho những hi sinh đó...."
Bá Đa Lộc và cuộc đầu tư phá sản
Nhìn lại thành công của Nguyễn Ánh, các sử
gia sau này không đồng ý
khi nhận định tầm mức
quan trọng của những trợ
giúp mà Bá Đa Lộc đã mang
tới cho Nguyễn Anh.
Tác giả Lê Thành
Khôi đánh giá nhẹ những trợ giúp của
người Pháp khi cho rằng phần chiến
đấu chính là do quân của Nguyễn Ánh nhất
là trong giai đoạn cuối của cuộc
tranh thủ với Tây Sơn khi lực lượng Nguyễn
Ánh đã học hỏi và dầy dạn
kinh nghiệm chiến trường.
Số lính Tây Dương ngay từ đầu vốn
rất ít lại là tạp quân nên chỉ
có giá trị tượng trưng về phương diện tác chiến. Còn về vũ khi thì cả hai bên đều phải tự
gầy dựng lấy qua đường
dây Bồ Đào Nha.
Cả hai phía Tây Sơn và
Nguyễn Ánh đều phải tự
học hỏi những kỹ
thuật tác chiến áp dụng cho võ khí Tây Phương còn về quân cụ thì cũng không thiếu bọn con buôn võ khí đủ mọi quốc
tịch kể cả người
Tầu. Hoạt động buôn bán võ khí này đã có từ trước trong suốt
cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
Chapman là một người Anh tới thăm dò đất Nam Hà năm 1778 (4 năm sau
ngày Nguyễn Nhạc dấy lên) khi nhận
xét vễ thực lực của
Tây Sơn cho rằng:
"Lực lượng của Nhạc
không đáng kể, giá trị quân sự kém, chỉ
cần một lực lượng
100 người có kỷ luật là có thể
đánh tan toàn bộ lực lượng của
ông ta."
Nguyễn Nhạc cố gạ
gẫm Chapman nhờ người Anh giúp nhưng giai đoạn
này trong cuộc chiến tranh tay ba, phe Trịnh Nguyễn dồn
nén vùng Tây Sơn ở giữa đã biến một
khu thương mại sầm uất tấp
nập thuyền bè và phong phú về nhữøng món gia vị
thịnh thời như đường, quế, hạt
tiêu, trầm hương thành một bãi chiến trường tiêu điều,
kiệt quệ, không còn hấp dẫn được
giới con buôn.
Vậy mà lực lượng Tây Sơn đã vượt
trội lên mau chóng sau
khi chiếm được trọn nguồn
tài nguyên của xứ Nam Hà nhờ đó 13 năm sau, 1801, trong trận thủy chiến
tại cửa Thị Nại
Chaigneau ngạc nhiên ghi
nhận:
"Trước trận này, chưa đuợc chính mắt nhìn thấy tiềm lực
hải quân của Tây Sơn, tôi vẫn coi thường bọn họ
nhưng tôi đã sai lầm
lớn... Tây Sơn có những chiến thuyền
trang bị từ 50 tới 60 súng lớn.
Sự bộc phát sức mạnh của
Tây Sơn dù vậy
thiếu nền móng ở bề
sâu vì Nhạc và Huệ không có người chỉ điểm
những chiến thuật mới
được rút tỉa từ nhừng
cuộc chiến liên tục ở Âu Châu, nhất là về thủy
chiến và hành quân thuỷ bộ. Nhà Tây Sơn cũng không biết
vận dụng đám thương nhân
Trung Hoa làm trung gian giao thiệp
với những cửa ngõ của
Tây Phương như Ma Cao, Malacca, Manilla.
Mạc Thiên Tứ giúp Nguyễn Ánh càng làm Tây Sơn không thiện cảm với
đám người Minh Hương dù rằng người Tầu
mới là huyết mạch kinh tế
và ngoại thương của xứ Đằng
Trong khởi từ cái nhân Mặc Cửu và lãnh địa
Hà Tiên.
Hải quân đại úy Hoa Kỳ John White trong lần viếng thăm Việt
Nam năm 1819 (cuối đời Gia Long) đã mô tả rất rõ về
vai trò của người Tầu trong sinh hoạt
kinh tế đất Gia Định.
KY 16
Nguyễn Nhạc
dù rất muốn
giao thương với Tây Phương,
dành mọi dễ
dãi, nhân nhượng
cho người Anh tên là Chapman nhưng cũng không tới đâu vì không có những đại
bài Trung Hoa để liên lạc
thương mại ở tầm mức lớn, quốc tế.
Nguyễn Ánh trái lại,
sau khi chiếm lại được 3 tỉnh
đầu tiên năm 1778 đã cấu kết
chặt chẽ với đám người
Minh Hương. Ông thu dụng đám quân của
Lý Tài và khai thác màng lưới
thương mại quốc tế cũng như quốc nội
của người Tầu.
Thư của Bá Đa Lộc
ngày 26-7-1779 có nói đến việc
người Trung Hoa làm môi giới để
Nguyễn Ánh mua hai tầu
chở đầy
súng đại bác, diêm sinh, lưu huỳnh
và đủ loại
khí giới đạn dược khác. Chính Bá Đa Lộc là người
viết thư
liên lạc xin mua toàn bộ
hai tầu chiến cụ này và còn đề
nghị đám thương
nhân này mang tầu giúp xứ
Nam Hà đổi lại sẽ được hưởng những
đặc quyền
thương mại.
Chẳng thế mà
từ tay trắng
chỉ khoảng
hai năm sau trong cuộc duyệt
binh năm 1781 Nguyễn Ánh đã có một lực lượng
300.000 quân, 80 thuyền đi biển,
ba đại chiến
thuyền Tây Dương.
Nguyễn Ánh còn có một đường dây mậu dịch và tình báo quốc tế
khác đó là những giáo sỹ
Tây Phương và sau này là một cố vấn quân sự mà
Bá Đa Lộc mang về.
Lúc khởi binh ơ Long Xuyên năm 1777, Nguyễn
Ánh gặp Đỗ
Thành Nhân. Nhân vật vô danh này, dưới sự dìu đắt
chỉ bảo của nhà tu Bá Đa Lộc
mau chóng trở thành một cột trụ
chính của Nguyễn
Ánh.
Bá đa Lộc chỉ
cho ông ta những kỹ
thuật và kiến
thức mới của nghệ
thuật chiến
tranh Tây Phương như việc dùng lựu đạn, làm ống
loa phóng thanh để truyền lệnh khi tác chiến,
làm thước đo góc...vv..
Emmanuel một thủy
thủ nguời
Breton được Bá Da Lộc kết nạp
làm phụ tá Nguyễn
Ánh chỉ huy một tầu của Bồ và toán lính Pháp lúc cầu viện
trở về cuối năm 1789.
Không thể chối
cãi là khi Bá Đa Lộc trở về thì Nguyễn
Ánh đã có một chân đứng
khá vững ở Đồng Nai. Tình hình biển đổi
thật mau lẹ
theo chiều hướng
thuận lợi
cho Nguyễn Ánh trong khoảng
thời gian 3 năm từ
lúc phải chạy
ra đảo Thổ
Châu rỗi lưu
vong sang Thái hồi cuối
năm 1784 tới lúc Bá Đa Lộc
đi Pháp trở về
1789.
Linh mục Castuera cho rằng
:
“Dù là người
Pháp không tới thì lực lượng thuỷ bộ của
Tây Sơn cũng không thắng được
nhà vua vì hai anh em Tây Sơn bất hoà trong lúc thực lực của Nguyễn
Huệ còn phải
lo chống Tầu.”.
Không thắng được
nhà vua không có nghĩa là ưu thế đã
ngả hẳn về Nguyễn
Ánh. Chính sự can dự của một nhóm
nhỏ những
lính đánh thuê phiêu bạt mà Bá Đa LộÏc
mang về đã làm lệch
đi cán quân lực lượng.
Người Pháp đã giúp Nguyễn Ánh trong việc
xây dựng đồn
luỹ, đóng thuyền,
trang bị binh đội,
huấn luyện
nhân sự cho hạm đội và chỉ điều này thôi cũng đủ để giúp Nguyễn
Ánh thành công trong những cuộc Bắc phạt
sau này.
Tuy những trợ
giúp tiếp theo đó của
người Pháp không nhiều
như dự tính nhưng
sự hiện
diện của đồng minh Tây Phương
với võ khí và kỹ
thuật tác chiến ứng dụng
cho các võ khí này đã nâng cao tinh thần
binh sỹ và là một yếu tố
quan trọng biến một lực lượng tạp
nhạp, ở thế thụ động, thường
xuyên bị Tây Sơn
áp đảo, một
ông vua lưu vong tất tưởi mới về nước thành một lực lượng
chủ động
chiến trường.
Sự hiện
diện của
Tây Phương cũng đã làm dân chúng trong vùng Tây Sơn mất tinh thần
khiến Nguyễn
Huệ phải
viết hịch
động viên tinh thần
dân Quy Nhơn:
“cho dù loại người
đó (Tây Phương) có khéo léo đến
đâu đi nữa, tất cả đều
có mắt xanh của
loài rắn, phải
coi họ như những xác chết
trôi dạt từ biển Bắc”.
Tổng số lực lượng
Pháp đến với
chúa Nguyễn không nhiều
chỉ khoảng
360 người trong đó 100 người
là những lính đánh thuê tuyển mộ ở Ấn Độ còn lại
là những binh sỹ
trôi dạt từ
Macao hoăc các hải cảng
khác hoặc vớt
vát từ những
chiến thuyền
Pháp bị hải
quân Anh giải giới.
Linh mục Jean de Jesus Maria ghi nhận chỉ cần một
năm sau ngày Bá Đa Lộc trở về, năm 1790 Nguyễn
Ánh có 10 chiếc tầu Bồ đào Nha, một tầu Pháp, tất cả đều
là tầu buôn nhưng
được cải
biến thành chiến
thuyền võ trang. Ở
Gia định có 140 si quan, 80 binh si Pháp. Số còn lại
là lính đánh thuê đủ mọi
quốc tịch
đến đi bất
chợt.
Một nhân sự
quá ít ỏi tuy nhiên trong số này cũng có những
si quan có khả năng và kinh nghiệm
quân sự thí dụ
Olivier Puymanel tên Việt là ông Tín đi tầu
Dryade đã chở 1000 khẩu
súng mà Nguyễn Vương
mua ở Âu Châu về đến Côn Lôn cuối
năm 1788. (trước
khi Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh về nước).
Nguyên chỉ là một
binh nhì trên tầu La Dryade, trốn lại Côn Sơn rồi theo Hồ
Văn Nghi phục vụ
Nguyễn Ánh. Dù chỉ mới 20 tuổi
Olivier rất có khả
năng tổ chức,
giữ chức
tham mưu trưởng
pháo binh, ông đã tổ chức
cho Nguyễn Vương
một trường
huấn luyện
si quan, mở lò đúc súng và xây dựng thành quách, Puymandel một chuyên viên công binh đã đóng góp không nhỏ trong việc
xây đồn luỹ và
huấn luyện để thành lập
nhiều trung đoàn bộ
binh theo tiêu chuẩn Âu Châu. Thành Sàigon là công trình của Olivier Puymanel và T Brun xây dựng theo kiến
trúc Vauban.
Phillip Vanier một sỹ
quan hải quân có tài và dầy dạn kinh nghiệâm
chiến trường.
Ông là một trong số những người
Pháp đầu tiên đến
giúp Nguyễn Ánh, cùng với đề đốc Jean Marie Dayot đã gầy dựng
và chỉ huy hải
quân của chúa Nguyễn.
Vanier đích thân điều động
việc đóng chiến hạm Phi Phượng
(Le Phoenix) trang bị 26 đại
bác với thủy
thủ đòan 300 người bản xứ do
ông chỉ huy. Vannier đã đến với triều
đình Huế từ
1778 lúc mới 16 tuổi
và trở thành bạn
thân của Jean Baptiste Chaigneau, được Gia Long ưu
ái cho dùng họ vua để cải tên là Nguyễn
Văn Thắng và được
phong làm Thắng Toàn Hầu
Chaigneau là một si quan hải
quân mới 25 tuổi
chỉ huy tầu
Long Phi. Chaigneau nguyên là một
thủy thủ
Pháp bị hạm đội Anh bắt
giải giới ở Macao vào năm 1794
Chaigneau là người đến với
chúa Nguyễn chậm
nhất (năm 1794) và cũng là người cuối
cùng bỏ đi.
Giống như
Vannier, Chaigneau chỉ huy chiến hạm Long Phi (le Dragon Volant), trang bị hòan toàn theo Tây Phương với một hỏa lực mạnh mẽ gồm 32 đại
bác.
Hạm đội
tân tiến này đã giúp Nguyễn
Ánh chiến thắng
vẻ vang ở
Quy Nhơn năm
1801 tiêu diệt tòan bộ hải quân Tây Sơn.
Sau đó, chính hai đại công thần
da trắng này đã đóng góp trong các trận đánh quyết
liệt ở cửa Thị Nại và chiến dịch tái chiếm
Phú Xuân (Huế).
Năm 1790 Dayot được
phong làm Trí Lược Hầu trông coi tầu Đồng Nai và như
giáo sỹ Bissachere thì ông ta là chủ tướng
và là linh hồn của
thủy quân Nguyễn.
Ngoài ra còn có De Forcan coi tầu
Phi Bằng và Barisi lo việc
tiếp liệu từ ngoại
quốc, y siõ Despiau, Desperles ...
Thống nhất sơn hà, Gia Long không quên ơn
những người bạn da trắng,
Vannier và Chaignau được
thăng lên hàng quan đệ nhị phẩm (hai lọng)
được hưởng
một đội vệ binh 50 lính thủ
túc. Ưu đãi này kéo dài cho đến hết thời
Gia Long...
ky
17
Một người
Anh tới thăm kinh thành Huế năm 1820 đã tỏ sự kính phục
trong cách xây dựng thành luỹ,
hoăc cách bố trí doanh trại.
Ông ta cũng tỏ ra rất
ngạc nhiên về hiệu năng của
công binh xưởng ở thành Huế có
khả năng làm những
súng đại bác cỡ lớn có thể bắn đạn
64 hoặc 90 pound.
Người hoạt động tích cực
và tận tuỵ nhất vẫn
là cố đạo đầy tham vọng
Bá Đa Lộc Giám Mục
thành Adran (Pierre Pigneau. de Behaine 1741-1799
Pigneau Bá Đa Lộâc hầu
như tự đồng
hoá thành một người
Việt trong chức vụ ngoại
giao đại thần
kiêm tham mưu trưởng
đồng thời
cũng lo quản trị và
tổ chức
toàn thể chế độ Nguyễn
Ánh.
Theo Finlayson trong tài liệu
“Truyền giáo tại
Xiêm La và Huế” (mission to Siam and Huế) thì có ít nhất
25 người Pháp làm quan trong triều Nguyễn
Ánh. Cũng có tài liệu cho biết
con số là 102 người.
Phần lớn
những người
Pháp trong đạo quân tình nguyện đều rời
khỏi Việt
Nam trong khỏang thời
gian từ 1794 tới
1795 khi nghe tin bùng nổ của
cuộc cách mạng
Pháp.
Khoảng 5 sỹ
quan trụ cốt
còn nán lại Việt
Nam cho đến lúc giám mục
Pigneau qua đời năm 1799. Đến
1802 thì còn lại 4 người.
Varnier và Chaigneau ở lại tới 1809.
Những trợ
giúp của Tây Phương
có thể không quan trọng
về sức mạnh quân sự tức thời
vì lực lượng
này chỉ có vài chiến
thuyền và 300 quân tạp
nhạp nhưng
quan trọng ở chỗ họ đã giúp Nguyễn Ánh trong việc
xây dựng một
quân đội tân tiến.
Với cố vấn Bá đa Lộc,
nhiều kiến
thức khoa học
Tây Phương đã được
du nhập vào Việt
Nam như kỹ thuật
đóng tầu, chế tạo vũ khí, dẫn
thủy nhập
điền, xây thành quách, đặt các trạm
giao liên để thông tin tức.
Đây là những nền
móng canh tân quý báu chưa từng thấy
trong mối giao dịch
giữa Tây phương
ngay giữa giai đoạn cực thịnh
của phong trào thực
dân. Tất nhiên sự
trao đổi Đông Tây này sẽ
không dừng lại
trong thời bình nếu
Ba Đa Lộc còn sống
cho đến ngày chấm dứt chiến
tranh.
Một ông cố đạo, vài người
Pháp phiêu liêu đã mang lại những
thay đổi lớn
lao ở Viẹât
Nam và cái đà này nếu được
các vua kế vị
Gia Long khai thác thì Việt Nam đã trở
thành một cường
quốc tân tiến
ngay từ thời
đó.
Tài liệu của hải quân Mỹ
cho thấy vào thời
đó Việt Nam đã có một hạm đội khá
mạnh và nhiều
thuyền của
Việt Nam đã tới
những hải cảng ở Ấn độ,
Trung Đông.
Sự phát triển lực lượng
quân sự của
Gia Long, sự du nhập
khoa học kỹ
thuật Tây Phương,
nếu được
duy trì trong những triều
vua kế tiếp,
thì chắc chắn
không một quốc
gia Tây Phương nào có thể
đánh bại được
Việt Nam....
Ky
18
Kỳ phùng đich thủ, cuộc đối đầu
Ba Đa Lốc Nguyễn
Ánh
Như thông lệ của
những người dựng bá nghiệp,
Nguyễn Ánh lớn
lên trong gian khổ quả là
một ông vua lừng
lẫy về cả cai trị lẫn quân sự. Lịch sử hẳn sẽ
còn khai mở nhiều
quyết định
sáng suốt của
ông.
Tháng 6 năm 1802, khi Nguyễn
Ánh quay về Huế
làm lễ đăng quang Hoàng Đế lấy
hiệu là Gia Long, Giám mục Pigneau Bá Đa Lộc
đã không cố sống
thêm một vài năm nữa để nhìn ngắm
công trình mà ông đã dành trọn một đời
mình thực hiện
trong say đắm, tận
tuỵ, không thua kém gì việc phục vụ Thiên Chúa trong phương vị một
nhà truyền giáo.
Có thể lúc đầu
việc giúp Nguyễn
Ánh trong lúc sa cơ chỉ là một dụng tâm chính trị phục vụ
cho việc truyền đạo hoặc một cảm
tình cá nhân nhưng dù lý do tiên khởi
là thế nào thì kể từ khi mang hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu
viện, định
mạng của
nhà tu này đã gắn liền với định
mạng Việt
Nam, hay chính ông, tự đồng
hoá với định
mạng Việt
Nam.
Pigneau qua đời cuối
năm 1799 sau một thời
gian dài bị bệnh
kiết lỵ,
kiệt lực
vì làm việc quá độ và
khí hậu khắc
nghiệt của
miền nhiệt đới tại cửa bể Thị Nại
khi theo thuỷ quân của
Nguyễn Vương
từ Quy Nhơn
ra Quảng Ngãi, thọ 58
tuổi.
Ông được an táng trọng
thể tại
Gia Đinh gần nhà giảng
cũ của giám mục.
Tang lễ được tổ chức
theo lễ nghi quân cách và được vua Gia Long cho xây lăng để ghi công (Lăng Cha Cả) với
lính gác đứng hầu
trong một thời
gian dài....
Theo giáo siõ Lefevre xác của
Bá Đa Lộc tức
Bi Nhu Quận Công được ướp bằng
các thuốc thơm,
đặt trong một
quan tài bằng gỗ
quý, để ở
nhà quàn ròng rã hai tháng trong lúc chuẩn
bị lễ quốc táng. Giáo dân tham dự đông đảo,
các quan mặc lễ phục tề chỉnh. Nguyễn vương tỏ ra rất
xúc động và các quan theo sau đều có nét mặt
trầm mặc.
Bà Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu,
và các cung tần cùng đi tới mộ và đó là một
điều từ xưa chưa hề có.
Đạo cận vệ của Vương 12.000 người
vũ khí trang nghiêm với đạo tượng binh trên 100 con voi do chính Hoàng Tử Cảnh
chỉ huy kéo theo nhiều cỗ đại
bác.
Đám táng đi từ 1 giờ
đêm tới 9 giờ
sáng mới tới
huyệt. Áo quan được đặt trên kiệu
do 80 người khiêng và số người đi đưa
lên tới 40.000 người
chưa kể dân chúng xem ở
hai bên đường.
Nguyễn Vương
theo lệ Thiên Chúa Giáo ném miếng đất
cuối cùng xuống
cho người bạn từng chung lưng
chiến đấu từ thủa
ba đào và đã không cầm được nước mắt.
Trên mộ có dựng
một bia đá lớn
ghi công trạng.
“Nhà thầy họ Bi
Nhu, tên là Bá Đa Lộc người nước Đại
Tây Dương, lúc nước
nhà đang loạn, nhà thầy
đóng vai thượng
khách của nước
nhà.
Quả nhiên Thầy
đem học thức
đã thu lượm bấy
lâu nay ra áp dụng hữu
hiệu cho thực tế. Nhà Thầy lại hết
lòng với Chúa những
khi vận nước
nghiêng ngả chia phôi. Rồi
Nhà Thầy được
giao phó nhiệm vụ nặng nề là
ra nước ngoài tìm quân cứu
viện. Trong thời
gian ấy, nay đây mai đó không mấy lúc Nhà Thầy được nghỉ ngơi. Hơn hai muơi năm trời khi thì giữ chức tham mưu
trong quân đội,
lúc giữ việc
hành chánh trong các trấn. Những
mưu thuật, những
cách thức mà Nhà Thầy
đã kiến nghị hoặc thi hành đều
có thể làm gương mẫu
cho đời sau. Cũng vì thế mà
nước ta khi ấy
đã dần dần
có cơ trổi dậy được. Được
như thế cũng một
phần là công lao của
Nhà Thầy...."
Tren mo co dung mot bia da lon ghi cong tran
Thời điểm
1790 là lúc Nguyễn Ánh thực sự chuyển từ thế thủ sang thế
công và đã củng cố được đất
Gia Định, thế lực của
Bá Đa Lộc cũng bành trướng
theo.
Dù cố che đậy
và không giữ một
chức quan chính thức
nào nhưng rõ
ràng giám mục Pigneau đã trở
thành một Richelieu trong triều đình Chúa Nguyễn.
(Richelieu là tổng giám mục
mà tham vọng không thua gì Bá Đa Lộc, ông từng
giữ chức vụ ngoại
trưởng trong triều
đình Louis 13 và quyền hành lấn hẳn nhà vua).
Cho tới những
ngày chót của đời
mình, Bá Đa Lộc đã quản
nhiệm đủ
vai trò từ cố vấn, thầy dậy của
nhà vua và thái tử cho đến
xây dựng công binh xưởng,
ngoại giao, chính sự,
hoặc quân sự, lúc
làm tướng cầm
quân, lúc làm thầy dòng truyền
giáo, cuộc đời của ông cố đạo thành Adran này thật ít ai bì được.
Bá Đa Lộc được sự trọng
nể đặc
biệt của
Nguyễn Ánh và có lẽ
ông là người
duy nhất giám cằn
nhằn nhà vua, bất cứ ai công khai chống
lại ông đều bị hạ bệ, các giáo sỹ với sự
che chở của
ông được công khai giảng
đạo mới.
Giam muc quyen uy Richelieu
ky 19
Với một trợ giúp nhỏ
lúc ban đầu cho Nguyễn Ánh, đạt một điạ
vị như vậy là một điều
mà bao nhiêu nhà truyền
giáo ngọai quốc đang thèm muốn nhưng tham vọng của Bá Đa Lộc
không dừng lại ở đây, ông muốn
buôn hai ông vua một lúc
và cái ông vua tương lai từng
đuợc ông bế trên tay rèn luyện từ lúc chập
chững biết đi mới đích thực
là mục tiêu của “Bi Nhu quận công ".
Chính tham vọng quá lớn lao này đã làm đổ vỡ tất
cả công trình mà ông chuẩn bị cho việc
truyền đạo và tạo nên một
cuộc khủng hoảng chính trị
trầm trọng kéo dài cho đến thời Pháp thuộc.
Chỉ ba năm sau khi Nguyễn Ánh bắt đầu
có chân đứng vững ở đất
Gia Định, những va chạm về quyền
lợi, điạ vị và văn hóa giữa
những quan văn cai trị và đám chuyên viên quân sự Tây Phương hoặc các võ tướng bắt đầu
manh nha rồi được tiếp sức
bởi những âm mưu ly gián của Tây Sơn.
Người ta đồn giáo sỹ móc mắt người
bệnh, nhét bông vào đó và
dùng mắt làm ngọc. Việc này thực
tế cũng có thể xẩy ra trong kỹ
thuật giải phẫu khi một
con mắt bị thương không thể cứu chữa
được sợ lan sang mắt còn lại. Biết
đâu chẳng có một tu sỹ biết
nghề y khoa đã biểu diễn một
vụ giải phẫu cho bệnh
nhân để tạo uy tín và quyền lực như một vài
trường hợp tương tự từng đã xẩy
ra ở Trung Hoa.
Một vài tài liệu của Trung Hoa kể
lại chuyện của một
phụ nữ ở vùng Hongkew bị
một cái biếu lớn ở
bụng. Bà bác sỹ Tây Phương sau khi
khám bệnh cho biết là chữa được
rồi lấy ra một con giao rất
sắc thản nhiên cắt bỏ cái khối
thịt to gần 1/3 người bệnh và bôi thuốc
vào đó. Chỉ một tháng sau người bệnh lành mạnh
hoàn toàn. Tài trị bệnh thần diệu
này làm những thầy thuốc Trung Hoa xấu
hổ im miệng hết!
Các danh y Tầu im miệng trong xấu hổ nhưng sự va
chạm quyền lợi này tất
nhiên sẽ không dừng ở chỗ
im lặng chịu mất thể
diện vì thể diện là đời
sống của Á Châu
Trong vụ linh mục Tây Dương móc mắt làm ngọc, một viên quan còn quả
quyết đã nhìn thấy tận mắt
chuyện này.
Thật hay giả, điều đáng nói là nó đã được thổi
phồng theo một chiều hướng
chống Tây Phương. Người ta sau đó cũng bắt được một
đồ đảng Tây Sơn, mới phát hiện cả một
âm mưu ly gián rộng
lớn.
Một vài người Tây Dương
như Boisserard biết
chút khoa học cũng đã biểu diễn nẹt
tia lửa điện, thả khí cầu
và ngay cả bắn vài phát súng lục trong điện vua. Đây là những chuyện mà dưới
mắt những quan lại Việt Nam là một
thái độ khi quân phạm thượng, lố
lăng làm rối lọan kỷ cương.
Người Pháp có thể nghĩ rằng người
bản xứ là loại bán khai thiếu
văn minh, nhưng nếu họ có thể làm phép phù thủy
và tạo ấn tượng mạnh
trong lần đầu thì rất mau ngay sau đó người Việt
đã tìm hiểu và coi thường liền. Khi sự
hoảng hốt qua đi là sự chỗi dậy
của kiêu hãnh và chống đối.
Vụ chống đối quan trọng
nhất quay quanh việc tranh giành linh hồn Hoàng Tử Cảnh.
Các quan trong triều cố gắng kéo vị
Thái Tử nối dòng này trong khuôn khổ kỷ cương của
văn hoá Việt Nam trong
lúc các giáo sỹ đặc biệt là Bá Đa Lộc
lại coi ông hoàng bé này
như một bảo vật riêng của
họ.
Hãy tưởng tượng hoàn cảnh của Hoàng Tử
Cảnh người ta sẽ thấy
chuyện ông bị mê hoặc bởi
Bá Đa Lộc hoặc đạo Công Giáo là chuyện
tất nhiên phải xẩy ra.
Ngay từ khi ở Pháp về Hoàng Tử
Cảnh đã nghiễm nhiên trở thành một thứ con nuôi của
Bá Đa Lộc và Thiên Chúa
Giáo đã điền vào chỗ thiếu thốn
tình thương của
ông hoàng bé.
Vừa về đến Gia Định,
ông hoàng tý hon này đã biểu
diễn các tư tưởng và hành động mà trong mắt nhìn bảo thủ của
các quan với nhiều ngàn năm ảnh hưởng của
Khổng Giáo là những hành động quái dị và gây loạn.
Chẳng thế mà Linh mục Lelabousse đã mừng quýnh lên viết thơ cho Bá Đa Lộc nói:
“Lòng sùng kính của cậu đối với
đạo ngày càng phát triển, ở Nam Hà cũng như lúc ở
Pháp, cậu tiếp tục cho thấy
nhiều hi vọng".
Lìa xa cha mẹ từ thơ ấu để bước
vào một cuộc phiêu lưu đầy biến cố
dị kỳ, cậu bé đã đi qua Ấn Độ với
những lễ nghi những hình tượng kỳ bí của đạo Bà La Môn và đạo
Phật, ở Pháp với những
lâu đài cung điện nguy
nga tráng lệ, những buổi tiếp
tân để chào món hàng
hoàng tử Đông Phương phiêu
lưu. Đám thượng lưu Pháp thời đó làm cả những bài thơ, bài nhạc
về ông hoàng bé phiêu lưu. Tất cả những
biến cố này thật qúa mãnh liệt
đối với trí óc non nớt của Hoàng Tử
Cảnh.
Trở về Gia Định, Cảnh
đã 7 tuổi, trước cảnh nghèo nàn của
quê hương, trong buổi
giỗ lễ tổ tiên, Cảnh
nhất định không chịu vái lạy, còn nói: “ ông bà là quỷ sứ,
ông bà chết rồi không về hưởng được."
Chưa hết, Cảnh còn vẽ hai thập tự
trên tượng Phật của Hoàng Hậu
và chỉ cho bà mẹ cách trét phân bò vào tượng Phật và nói là đã thấy
một giáo phái nào đó làm
như vậy ở Ấn Độ.
Ở Ấn Độ
bò là vật thiêng, trét
phân bò lên hình tượng có
thể là chuyện có thật và chính cậu
bé đã nhìn thấy.
Cảnh ngạo mạn ví mình cũng như Thích Ca đều
phát xuất Ấn độ. Lúc 8 tuổi
Cảnh nói sẽ chỉ lấy
1 vợ vì “Thiên chúa đã tạo bao nhiêu đàn ông thì có bấy nhiêu đàn bà.”
Sáng tối Cảnh lẩm nhẩm
đọc kinh và còn nói:
“tôi không muốn làm vua,
nếu không vì có ý định làm cho cả dân tôi trở lại đạo
thì tôi chỉ muốn về Pháp ngay...”
Thái độ mê đạo cuồng tín này thật
không có gì lạ trong trí
óc đầy mộng tưởng của
cậu bé 8 tuổi nhất là với
sự thay đổi đột ngột
khung cảnh sống và giáo dục, từ những
lộng lẫy xa hoa của triều đình Pháp, của
xã hội thượng lưu tại Paris đầu thế kỷ
19 tới cái triều đình tạm bợ nghèo nàn của
chúa Nguyễn trong thời chiến.
Ky 20
Sử không nói rõ nhưng cũng có thể ước đoán là lúc về
nước Hoàng Tử Cảnh phải
nói khá thông thạo tiếng Pháp và tình thương của ông với Bá Đa Lộc
còn hơn cả cha
mẹ ruột.
Triều đình nhà Nguyễn không những hoảng hốt
mà tất nhiên cũng thấy gai mắt khó chịu.
Nguyễn Ánh cũng bực tức nhưng cố trấn tĩnh vì nể vì và đang cần Bá Đa Lộc.
Để giải quyết, theo đề
nghị của triều thần,
Nguyễn Ánh quyết định tách Hoàng Tử
Cảnh khỏi ảnh hưởng
của Bá Đa Lộc.
Tháng 4-1793, Nguyễn Ánh
phong Hoàng Tử Cảnh làm Đông Cung Thái Tử, sai xây trường riêng cho thái tử, đặt đông cung phụ
đạo Ngô Tùng Châu dậy Cảnh học
theo nền nếp cũ.
Nhiều thầy giỏi và ngay cả
8 học sinh bạn học gọi là Hàn Lâm Thị Học được cắt
đặt trong việc bao vây, phân cách và theo
dõi thế giới mới của
Cảnh. Mọi hành vi lời nói của ông hoàng bé đều
được lệnh phải ghi chép lại
để Nguyễn Ánh đích thân theo dõi.
Cảnh còn quá trẻ để được
uốn nắn kịp thời
đúng như lời bà
Thái hậu:
“thằng bé mới về chưa được
giáo dục theo phong tục ta... để một thời
gian sẽ trở lại giống
như chúng ta.”
Chiến thuật của triều
đình Việt Nam bắt đầu có hiệu
quả khiến Bá Đa Lộc phải báo động:
"Ở giữa một triều
đình ngoại đạo, sống theo quy tắc
của các thầy ngoại đạo,
xung quanh có các viên thượng
thư Satan làm đủ
cách để phá hoại sự vô tội
của Cảnh".
Tách con khỏi sự phù phép của Bá Đa Lộc nhưng Nguyễn Ánh cũng đủ khôn ngoan để duy trì cái gạch nối với
Tây Phương và ông cũng nhận
ra cái uy lực cần thiết của
văn minh Tây Dương trong việc
tranh thủ với Tây Sơn cho nên vẫn bắt Cảnh
phải bái lạy Bá Đa Lộc như một
vị phó sư lại ép Bá Đa Lộc đi theo Cảnh trong chiến trận.
Cuộc đấu tranh tư tưởng bao phủ bên ngoài những va chạm quyền lực
giữa quan Việt Nam và quan Pháp trong
triều đình vẫn tiếp diễn
âm thầm dưới nhiều hình thức.
Nguyễn Hùynh Đức và Nguyễn văn Thành phạm lỗi hành quân nhưng lại
thêm tội ký tên trong sớ đòi tách hoàng tử Cảnh khỏi
Bá Đa Lộc liền bị Nguyễn
Ánh bỏ tù để lấy lòng giám mục
đổi lấy việc Giám Mục
tháp tùng hoàng tử đi
Diên Khánh.
Tuy nhiên, Bá Đa Lộc cũng
bắt đầu nhận ra sự
thất thế của mình, ông không chỉ mất
Hoàng Tử Cảnh mà cả Nguyễn
Ánh nữa.
Nguyễn Ánh vẫn kính trọng, nhớ ơn Bá Đa Lộc,
vẫn vấn kế, học
hỏi những sách vở Tây Phương, áp dụng những hiểu
biết Tây Phương trong việc tổ chức
binh đội, xây thành
quách, đường xá, chế tạo vũ khí nhưng ông không nhượng
bộ trong vấn đề tinh thần,
nhất là tiếp tục chống
cự kịch liệt những
gì va chạm đến trật tự
xã hội trong khuôn khổ Khổng Giáo vì trật
tự này cần thiết để
củng cố vương quyền tuyệt đối
của một thiên tử (con trời).
Khi Nguyễn Ánh ra lệnh cho trùng tu lại Văn Miếu, các linh mục họp lại
xui linh mục Hồ văn Nghị (có công giúp Nguyễn Ánh từ phút đầu)
đi cửa hậu dèm tấu với
Hoàng Hậu.
Nguyễn Ánh dẹp đi nói rằng đây là hành động trả ơn những
người đã sáng lập dậy dỗ
đạo lý và kiến thức cho con người.
Các linh mục không chịu thua vận động giáo dân cương quyết
không đóng góp khiến cuối cùng Ánh cũng phải thúc thủ . Chuyện này bắt
đầu cho thấy uy quyền thiên tử đã bị thách đố.
Từ 1792, tin tức về cuộc
cách mạng phản đế ở
Âu Châu (1789) lọt
vào tai Nguyễn Ánh qua bọn lái buôn người Bồ làm Ánh bắt
đầu nghi kỵ người Âu. Giáo sỹ
Lavoué nhận ra điều này nên đã viết cho Bá Đa Lộc:
“Hình như tin ấy
có ảnh hưởng mạnh đến
đầu óc của ông Hoàng và làm ông
xa rời người Âu. Ông ít dễ dãi với đạo
hơn so
với những năm trước."
Thời Trịnh - Nguyễn-Tây Sơn là giai đoạn suy tàn nhất của mọi
tôn giáo, không chỉ Thiên
Chúa Giáo mà cả Phật Giáo nữa. Nhu cầu chiến thắng
kẻ thù và củng cố quyền
lực vượt lên trên tất cả. Nhà Tây Sơn từng bắt sư đi lính, làm lao dịch, phá chùa lấy chuông đúc súng. Trong Nam
Nguyễn Ánh phạt đánh 100 roi những ai mang tượng Phật vào phòng hoàng hậu.
Nguyễn Ánh đòi giết một nhà sư phạm tội. Có người can ngăn nói đó là vị chân tu, Nguyễn Án thản nhiên trả
lời: “chân tu thì có ích
gì cho nước".
Đám binh tướng Tây Sơn về đầu thú cũng mang theo một ảnh
hưởng coi thường đạo giáo. Bọn
văn quan chịu ảnh hưởng của
tư tưởng Hàn Dũ, Trương Hán Siêu
cũng mạt sát Phật Giáo. Chính Ngô Tòng Châu thầy của hoàng tử
Cảnh từng dâng sớ nói:
“Cái hại của Phật Giáo, Lão Giáo còn hơn Tây Dương nữa"
Riêng Khổng Giáo vẫn được trọng
vọng và đó là chuyện tất nhiên trong mọi
thời loạn lạc. Phải
chăng Không giáo đã xuất
hiện trong thời Xuân Thu Chiến Quốc vào giai đoạn
cực kỳ hỗn loạn của
xã hội Trung Hoa và những nguyên lý của nó vẫn còn đúng trong thời
tao loạn Trịnh - Nguyễn.
Gọi là khổng Giáo nhưng đúng ra
nó là Khổng Đạo, là con đường xây dựng một xã hội
trật tự dù cái trật tự thế
quyền đó có thể đồng nghĩa với
việc hi sinh quyền sống bình đẳng
của mọi con người (như chủ trương của giáo lý Ky Tô) nhưng nó rất cụ thể
và tạo hiệu quả tức
thời ở đời này. Nó củng
cố uy quyền của nhà vua, trải
xuống những người cầm
cân nẩy mực pháp luật, các khối óc của bậc
trí giả và những đơn vị gia đình. Trật tự quân sư phụ của Khổng Giáo đã thành máu huyết của
người dân từ nhiều ngàn năm thể
hiện trong bình dân bằng những câu truyện
kể, những châm ngôn giáo điều. Việc khai thác Khổng
Giáo để củng cố vương quyền,
vì vậy, dễ dàng hơn và không gây rối loạn.
Thái độ của Nguyễn Ánh bắt
đầu thay đổi, ông đi lễ chùa lạy Phật,
xây dựng nhiều Khổng miếu
và cũng kháng cự lại Bá Đa Lộc lộ liễu
hơn....
KY 21
Trước đó trong lần Hoàng Tử Cảnh không chịu lễ lạy tổ tiên, Nguyễn Ánh chịu nhục trước bá quan đã phải lễ thay con, ông chỉ gặp Bá Đa Lộc để phàn nàn:
“Sao Thiên Chúa Giáo dậy tín đồ quên ông bà"
Bá Đa lộc cãi lại:
“Ở xứ này, thờ cúng ông bà vì tin rằng ông bà nhận lạy, ăn cỗ và phù hộ con cháu sống lâu, giầu có, tin tưởng này ngược lại với đạo của ông.”
Nguyễn Ánh luận lý cãi lại rất chính xác cho rằng cúng tế chỉ là cách biểu lộ lòng nhớ ơn tổ tiên.
“khi tôi đến những chỗ lễ đó, tôi nghĩ như tổ tiên tôi còn sống, tôi muốn đền đáp công ơn. Để chứng tỏ sự chân thành và hành động có hiệu quả, tôi muốn làm ngay bây giờ những điều như khi tổ tiên tôi còn sống. Tôi biết họ không còn nữa và những điều tôi làm không ích lợi gì cho họ cũng như cho tôi nhưng tôi muốn tỏ cho mọi người biết là tôi không quên họ."
Cái ý niệm về sự liên tục truyền giống này được nhìn như mê tín, bán khai trong mắt của ông cố Bá Đa Lộc thực ra là một yếu tính bản thể mà chính Thượng đế hoặc Thiên Chúa đã ban cho mọi sinh vật từ đó nó mở lên thành gia đình, xã hội và quốc gia. Nó cũng là cõi nguồn của mọi tôn giáo, là nỗi khắc khoải tìm về cái cõi nguồn của vũ trụ. Sự thể hiện càng mạnh thì ý niệm quốc gia nòi giống càng vững chắc.
Tuy nhiên, giai đoạn giáo điều của nhà thờ La Mã lúc đó đã tôi luyện trong những linh mục truyền giáo một sự cuồng tín, dị đoan còn hơn cả Nguyễn Ánh nữa. Nghĩa vụ rao giảng giáo lý Ky Tô của những linh mục thời đó kết quả chỉ là sự chuyển hoá, nguỵ trang của chính những tham vọng cá nhân, những thế lực của các nhà dòng khác biệt. Nói đơn giản, nó trở thành cuộc chơi của những băng đảng tôn giáo không ngừng dành thế lực mà vẫn tin rằng mình đang phục vụ Chúa.
Bá Đa Lộc đòi bỏ hết mọi nghi lễ từ ngàn năm của người Việt như việc cúng giao thừa rước tổ tiên, việc đốt vàng mã, thờ thần tượng mặc dù chính ở trung tâm của giáo quyền La Mã cũng đầy rẫy những hình thức thờ phụng thần tượng, cầu hồn, cầu xác.
Nguyễn Ánh nói với Bá Đa Lộc:
“Tôi đã cấm phù thuỷ, (dù Chúa cũng làm phép lạï), cấm coi thiên văn, coi đạo thần tượng là xấu (nhà thờ Công giáo cũng đầy thần tượng).... Nhưng tôi phải giữ đạo thờ ông bà, vì theo tôi đó là căn bản phong tục xứ tôi...”
Nhìn vào cách trả lời của Nguyễn Ánh người ta thấy ông ôn hoà và sáng suốt hơn thái độ cuồng tín của Bá Đa Lộc rất nhiều.
Cuộc tranh thủ tư tưởng vẫn tiếp diễn giữa hai người nhưng không thễ bùng nổ to thành một cuộc đối đầu trực diện vì cả hai đều có những nhu cầu hỗ tương của việc truyền đạo và sự yểm trợ của Tây Phương. Họ áp lực nhau rồi lại làm lành.
Thơ của Boisserand kể lại những điều Nguyễn Ánh đã nói với Bá Đa Lộc và cho rằng: “nếu tiếp tục bài bác việc thờ phụng tổ tiên thì sự thù hằn càng tăng và mê tín càng vững chắc"
Nguyễn Ánh nói với Bá Đa Lộc:
“Ta nuôi ông lâu rồi, ban ơn phúc danh vọng cho ông nhiều rồi !!!!... sao ông không chịu lạy những đấng khuất của ta... ông không từng lậy các thánh của ông hay sao.... Họ cũng đã chết cả rồi không trở lại nữa.... Ông có muốn ta gửi ông đi Xiêm để Phật Vương bắt lậy Phật không...”
Các giáo sỹ tuy chống đối việc “lậy xác” nhưng cũng có lúc phải nhận rằng chính ở Pháp, Vua chết đi được khâm liệm, bầy thức ăn vài ngày mà không bị coi là mê tín.
Bá Đa Lộc cũng bắt đầu thấy rằng ông cần mềm dẻo hơn nếu không muốn tạo một đổ vỡ không hàn gắn được với Nguyễn Ánh.
Tết Đinh Tỵ 1797, Bá Đa Lộc đến chúc tụng đầu năm, Nguyễn Ánh ngỏ ý nhờ Bá Đa Lộc theo Hoàng Tử Cảnh đi hành quân ở Diên Khánh nhưng Bá Đa Lộc từ chối. Mười lăm ngày sau Nguyễn Ánh lại mời ông đi chơi để nói lại chuyện đó nhưng Bá Đa Lộc vẫn một mực chối từ. Nguyễn Ánh tạo áp lực bằng cách lộ hẳn ý không hài lòng với đạo Thiên Chúa và kể lể là ông đã chịu đựng rất nhiều để đạo truyền bá trong nước cũng chỉ vì ngưỡng mộ và đã chịu ơn giám mục nhưng bây giờ thì phải xét lại vấn đề truyền đạo.
Cụ thể hoá lời đe đoạ, Ánh lôi một viên quan có đạo ra bắt lậy trước bàn thờ các vị tiên hiền. Bá Đa Lộc đành chấp nhận đi Diên Khánh.
Có lúc khác Bá Đa Lộc áp lực lại đòi bỏ đi và Ánh lại phải nhượng bộ....
Thua to nhất của Bá Đa Lộc là vụ Hoàng tử Cảnh. Ông toàn thắng hiệp đầu cho đến lúc Hoàng Tử Cảnh về nước nhưng từ lúc bị tách rời ra cho các quan Việt Nam giậy dỗ, ông hoàng bé 8 tuổi này đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng Việt Nam.
Đi Pháp cầu viện khoảng 1782-1783 lúc dó Hoàng Tử Cảnh mới 3 tuổi vào năm 1798 đã là một tráng niên khoảng 17 hay 18 tuổi.
Sau một thời gian bị tách khỏi Bá Đa Lộc chính Cảnh đã thay đổi nhiều, ông xin được soạn sách truyện các bậc trung thần để người đời học hỏi nghĩa trung quân. Sự thay đổi của Hoàng Tử Cảnh cũng không có gì đáng ngạc nhiên so với thời chịu sự huấn luyện của Bá Đa Lộc vì cả hai đều xẩy ra vào những giai đoạn nghiêm trọng trong cuộc đời một con người. Giai đoạn ảo mộng ấn tượng ấu thời và giai đoạn đi tìm bản ngã chính mình.
Những kỷ niệm về sự tráng lệ của kinh thành Ba Lê lúc mới 5 tuối đầu, những lời chỉ dẫn của Bá Đa Lộc về một đấng Chúa toàn năng trên nước thiên đàng mờ nhạt dần đi, trở thành những hình ảnh lẫn lộn giữa thực và mộng thay vào đó là thực tế của triều đình vua cha trong chiến tranh, nghèo khổ nhưng rất thừa uy quyền.
Xuất thân là con nhà tướng, gian truân lưu lạc từ thủa nhỏ, Nguyễn Ánh cũng huấn luyện con theo chiều hướng tương tự. Ông bắt Thái tử phải có mặt trong những trận đánh quyết liệt để nâng cao tinh thần binh si, để Cảnh làm quen với chiến trận và cũng để học hỏi và ý thức được trách nhiệm của một vị quân vương tương lai.
Lối huấn luyện này quả hữu hiệu đã biến cậu bé năm nào thành một cấp chỉ huy có trách nhiệm, ý thức rõ về uy quyền của mình và sự linh thiêng của tổ quốc.
Học hỏi về uy quyền của một quân vương chưa đủ, tuổi dậy thì với những thúc đẩy nổi loạn để tìm kiếm bản ngã của mình, sự thôi thúc của nhu cầu sinh lý trở thành quyến rũ hơn bất cứ điều gì, những thứ đó không những tràn đầy trong cung đình một chế độ quân chủ, mà còn có thể là cả một dụng tâm của những ông quan Việt Nam.
Thư của Le Labousse cho biết Cảnh quên mau những hứa hẹn sẽ chỉ lấy 1 vợ. Mới 15 tuổi ông ta đã có 3 bà vợ. Lỗi đạo này thật trầm trọng đối với những kỳ vọng mà một ông giám mục bảo thủ đặt vào lá bài của mình.
KY 22
Các linh mục và cả Bá Đa Lộc rên rỉ trong đau khổ không phải vì ông hoàng đã đi nguợc lại hòan tòan tham vong của họ nhưng chỉ vì họ chờ đợi quá nhiều ở Hoàng tử cảnh. Họ muốn có một hòang đế linh mục mà linh hỗn đã đuợc nắm chặt trong tay Bá Đa Lộc.Bá Đa Lộc không còn sống để nhìn thấy lá bài hi vọng nhất của ông và của công cuộc truyền giáo. Hoàng tử Cảnh qua đời vì bạo bệnh.
Lịch sử nói rất ít về cái chết này, sách Đại Nam quốc sử nói ông chết vì một chứng bệnh sốt lên ban.....
Cái chết của Hoàng Tử Cảnh, tưởng chỉ là một biến cố nhỏ bên cạnh cái bóng vĩ đại của Gia Long, cũng chỉ được nói đến rất ít trong lịch sử nhưng sự thực nó đã để lại một hệ quả cực kỳ trầm trọng đó là sự tranh dành quyền lực giữa phe thân Tây Phương của Hoàng Tử Cảnh và phe của những văn quan cai trị mà Gia Long muốn vận dụng để củng cố một tân chế độ chưa có nền nếp đồng thời cũng tạo nên một đối trọng với những đại công thần nắm binh quyền trong tay .
Gia Long là người đủ uy lực để cầm cân nẩy mực và trấn áp mọi phe phái và Hoàng tử Cảnh là gương măt sáng giá nhất có đủ uy tín và thành tích để làm một trái độn giữa các thế lực. Một sự chuyển nhuợng uy quyền êm đẹp giửa hai người này cũng là sự chuyển mình của Việt Nam vào một thế giới kỹ thuật đang lớn mạnh mau chóng ở trời Âu.
Cuộc đầu tư khánh tận
của ông cố thành Adran.
Nguyễn Ánh vốn là người rất đa nghi vì ông hiểu rõ điều này hơn ai hết về sự cần thiết phải duy trì một quân bình quyền lực giữa những cận thần . Lịch sử của thời ông sống vốn được mô tả ngắn gọn trong hai chữ "phản nghịch." Một chuỗi liên tục của những phản nghịch lớn nhỏ.
Trịnh Kiểm phản nghịch nhà Lê, Nguyễn Hoàng phản nghịch họ Trịnh, Tây Sơn phản nghịch chúa Nguyễn.
Nếu chúa Trịnh nếm mùi phản nghịch qua loạn kiêu binh thì các chúa Nguyễn cũng chịu cảnh tương tự với sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan.
Năm 1755 Chúa Nguyễn Phúc Khoát mất không có người kế vị vì các hoàng tử Chương và Hiếu đều đã qua đời từ trước. Đúng ra phụ thân của Nguyễn Ánh là Chương Võ lên thay nhưng lại bị Trưng Phúc Loan bỏ ngục nên uất mà chết.
Còn Nguyễn Ánh, ngay từ giai đoạn đầu dấy binh chống Tây Sơn ông đã có dịp nếm mùi loạn thần mưu tiếm nghịch.
Năm 1777, Đồng thời với Bá Đa Lộc, Ánh gập Đỗ Thành Nhân (đầu đảng của lực lượng Đông Sơn) và chỉ trong một thời gian cực ngắn với sự phò tá của một số cựu thần Nguyễn Ánh đã đương cự được áp lực của Tây sơn, chiếm lại được Gia Định, tái lập một dòng chúa Nguyễn Lưu vong đưới cờ của Đại nguyên súy Nhiếp Quốc Nguyễn Phúc Ánh .
Trong 3 năm kế đó, với sự chỉ điểm của Bá Đa Lộc, Gia Định lo củng cố thế lực, tổ chức hành chánh, đánh dẹp Chân lạp, bình định vùng Hậu giang phần lớn nhờ công của Đỗ thành Nhân.
Ỷ thế lập công đầu và tạo được thanh danh làm Nguyễn Nhạc cũng phải nể vì, Đỗ Thành Nhân sinh ra kiêu căng, tham vọng và hung tàn. Nhân ngầm tuyển mộ thêm vây cánh, gài người vào các chức vụ quan trọng và bắt đầu vô lễ với Nguyễn Ánh, tỏ rõ ý đồ phản nghịch.
Nửa đêm Ánh tới tìm Bá Đa Lộc để hỏi ý muốn trừ Nhân nhưng giám mục vốn cũng là người nâng đỡ chỉ dậy cho Nhân và lại có hậu ý sử dụng y thị cho việc truyền đạo nên tìm cách thoái thác.
Được Tống Phúc Liêm dâng kế "trừ giặc cạnh vua", Nguyễn Ánh giả ốm nằm lỳ trong cung khiến các quan văn võ phải vào vấn an. Nhơn hỗn xược, ba ngày sau mới mang vệ sỹ tới, y một mình bước vào phòng Ánh và lập tức bị vệ sĩ xông ra giết chết tại chỗ...
Nguyễn Ánh không bao giờ quên bài học Đỗ Thành Nhạn này nên từ sau đó ông đã áp dụng triệt để chủ trương đa nghi của Tào Tháo "thà hại người hơn để người hại mình." Để chiến thắng ông cần những tướng quân dũng luợc và những cố vấn và kỳ thuật chiến tranh do người Pháp mang tới nhưng ông không bao giờ tin tưởng tuyệt đối ở những người ngọai quốc này. Sự sung khắc của tư tuởng Thiên chúa giáo với đuờng lối cai trị cổ truyền, tham vọng lãnh thổ của Tây Phương luôn luôn là một mối quan tâm sâu đậm của Nguyễn Ánh
Đối với những người Pháp mà cố Ba Đa Lộc mang về, Nguyễn Ánh cho họ hưởng một quy chế khá dặc biệt, nửa bầy tôi nửa lính đánh thuê được trả lương bằng những đặc quyền. Giới nhà tu thì được hưởng sự dễ dãi trong việc truyền đạo, còn đám người Pháp trong quân đội thì được hưởng những dễ dãi trong các dịch vụ trung gian thương mại hoặc thu mua tiếp liệu võ khí cho nhà vua.
Phần lớn đều được ban quan tước và đổi xử trong một cung cách khác thường, nhiều đặc miễn ưu đãi trong một triều đình quân chủ Á Đông, không phải quỳ lậy và đôi khi như ngang hàng.
Barisi ghi nhận sau trận đánh tài chiếm Phú Xuân, trở lại thềm nhà cũ mà tổ tiên ông đã gây dựng, Nguyễn Ánh có vẻ xúc động mạnh, buổi chiều sau trận đánh người ta thấy nhà vua thư giãn" thả bộ trên vùng bến tầu và sinh hoạt suốt ngày với Barisi và Chaigneau. dùng cơm trưa và cơm chiều trên thuyền chỉ huy của nhà vua để nghe hai nguời kể lại những chuyện đã xẩy ra trong trận đánh".
Cung cách cư xử như vậy nếu xẩy ra nơi cung đình thì quả là chuyện chướng mắt đối với những quan An nam. Riêng Gia Long ông có dụng tâm như vậy. Những cố vấn người Pháp đối với ông luôn luôn chỉ là khách lạ, là những phần tử ngoại vi, họ đến rồi đi, nay bạn, mai thù. Đó là những chuyện từng xẩy ra suốt thời Trịnh Nguyễn phân tranh với người Hoà Lan, người Bồ nhẩy vào giúp bên này, giúp bên kia hay làm ăn cả với hai bên. Sự cộng tác với với đám người ngoại quốc dựa trên quyền lợi, không thể đòi hỏi trung thành tuyệt đối và như đã xẩy ra khi một số đông si quan và lính Pháp ào ạt bỏ đi sau cuộc cách mạng 1789.
Khi Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh về đến Vũng Tầu ngày 28-7-1789 cuộc cách mạng Pháp cũng vừa bùng nổ. Tình thế Âu Châu và nước Pháp đã hoàn toàn biến đổi. Với bản tuyên ngôn nhân quyền, lần đầu tiên nhân loại được nghe nói đến quyền làm người trong bình đẳng và tình huynh đệ và cái chấn động của nó đã làm rúng động những nền đế chế Âu Châu đưa đến một cuộc chiến tranh hậu cách mạng giữa phe bảo hoàng của các quốc gia lân cận và phe cách mạng Pháp.....
KY 23
Cách mạng thấm dần đến
cả những nguời Pháp phiêu liêu đang lang bạt ở xứ
Annam với một vẻ quyến
rũ đầy lý tưởng nên khi cuộc chiến tranh phản
cách mạng bùng nổ đa số đều
muốn trở về.
Tới khoảng 1794 thì hầu hết đám lính đánh thuê này đều đã bỏ
đi, ngoài số nhà
tu, chỉ còn lại khoảng 10 người
trong quân đội.
Đối với Nguyễn quân thì như vậy cũng
đủ rồi, năm năm trời học hỏi tác chiến bằng kỹ thuật
Tây Phương đủ để đào tạo cho Nguyễn
Ánh những cấp chỉ huy quân sự
thực sự có tài và đảm lược. Với
những người như Lê văn Duyệt theo phò Nguyễn Ánh từ lúc 15 tuổi
trở thành danh tướng Thần Sách Tả
Quân hay một Võ Di Nguy,
một thủy sư đô đốc giám quân Nguyễn Văn Trương đánh trận nào thắng trận đó.
Trận đánh cuối cùng còn ghi nhận sự đóng góp tích cực
của người Pháp cũng là trận đánh lớn đầu tiên ở
cửa Thi Nại trong đó Dayot đánh đắm được 7 tầu
Tây Sơn.
Kể từ sau đó, trong các trận đánh quyết định ở
Quy Nhơn tháng 2-1801 hay trận
tấn công tái chiếm Phú Xuân (9-6-1801), trận phá quân Nam tiến của Quang Thùy ở
cửa Nhật Lệ và Lũy Thầy,
và cuộc Bắc Tiến chiếm
Thăng Long, các thuyền do
người Pháp chỉ huy đều đựơc cho lui về
phía hậu quân hoặc lo việc tiếp
vận.
Nguyễn quân trưởng thành trong khói lửa đã học hỏi
qúa đủ từ những cố
vấn Pháp và bây giờ còn vượt trội
hơn thầy vì thông hiểu chiến trường
và tâm lý đối phương hơn những quan Pháp.
Nhu cầu tựa vào người Pháp chỉ còn tính cách tượng trưng. Tư thế của người Pháp giảm
thiểu theo đà chiến thắng và sự
lớn mạnh của Nguyễn
Quân, trong khi đó, những
kỳ vọng của Bá Đa Lộc hoặc những
nhà truyền giáo về những ưu đãi, đặc quyền trong một
tân triều đại nhà Nguyễn lại gia tăng mạnh
hơn.
Cuộc đầu tư của ông gíam mục đầy tham vọng
Bá Đa Lộc trong giai đọan đầu và ở
ngoại diện đã đạt thành quả
ngoài sự mong muốn. Rồi đây với
môt Hoàng tử Cảnh trở thành thiên tử,
sẽ không phải chỉ một
nước Nam Hà mà sẽ là cả một
nước Đại Việt chờ
đợi để được rửa
tội.
Nhưng Bá Đa Lộc
đã đánh giá lầm con người Nguyễn Ánh. Được
huấn luyện trong trật tự khổng
giáo, lớn lên trong uy
quyền nơi cửa Chúa. Định mạng đã đưa ông lên ngôi thiên tử
sau những thử thách tận cùng gian khổ, một người
như "đại
nguyên súy Nguyễn Ánh !!
"từng bơi qua sông
đầy cá sấu, từng nhẫn
nhục lưu vong dưới trướng vua Thái, từng
đứng đầu mũi thuyền chỉ kiếm
thúc quân xung phong rồi
trở thành Hoàng Đế, không thể là một người
dễ "lay chuyển định kiến."
Nguyễn Ánh biết những nhà tu Công gíao hoặc những
ông quan Tây Dương muốn
gì. Ông ban phát chừng mực theo tiêu chuẩn có đi có lại (quid pro quo) và luôn luôn
cho họ hiểu ông mới là người
quyết định sống chết
đối với mọi sinh linh trên đất
Đại Việt.
Dayot dù với bao công trạng nhưng từng bị Nguyễn
Ánh bỏ tù sau vụ làm hư hại nặng một
tầu giao thông năm
1795 nên bất mãn bỏ đi, Bá Đa lộc đã qua đời, Barisi chết trước khi Nguyễn
Ánh toàn thắng Bắc Hà, chỉ còn lại vài người
như Vannier hay Chaigneau nhưng mối
liên hệ và ảnh hưởng của
họ bắt đầu lỏng
lẻo dần. Họ không thể
chống đối nhưng mặt khác, cũng không đủ uy tín để ảnh hưởng
tới Gia Long như Bá Đa Lộc với Nguyễn
Ánh ngày trước.
Thư của
Chaigneau gửi M Letondal
tháng 6-1807 viết
cho thấy sự bất mãn cao độ
đối với Gia Long và như hàm
ý sẽ có một cuộc cách mạng.
Ai có khả năng âm mưu hay khơi dậy một cuộc
cách mạng nếu không là những cựu tướng
lãnh thân Tây Phương và đang nắm
binh quyền.
"...Nếu đã có những rối loạn
ở xứ này thì tôi sẽ tự nguyện
khai thác ngay?...
Đức ông Bissachere chắc đã cho ông nghe chi tiết tình trạng hiện tại
ở Bắc Hà và Nam Hà. Dân chúng ở hai khu vực này hiện đang sống trong thống khổ cực
kỳ. Nhà vua và đám quan lại
làm mất lòng dân xô người ta vào thế nổi loạn...
Công lý và an nguy của mọi người được
mua bằng tiền bạc, bọn
nhà giầu khơi khơi hãm hại người nghèo mà không sợ
bị trừng phạt vì tin chắc
rằng có tiền là có lẽ phải.
Băng hoại đến độ mà tôi nghĩ rằng
xứ Cochinchine này như một con bệnh đang trải
qua một cơn vật vã mãnh liệt. Căn bệnh sẽ giết
chết xứ này hoặc nếu
qua khỏi thì cũng sẽ phải tạo
nên những thay đổi ...
Nhà vua thường hỏi thăm tin tức của Dayot và mong ông ta trở lại
Cochinchine.
.....Nếu đã có những rối loạn
ở xứ này thì tôi sẽ tình nguyện khai thác ngay (Si il
y avoir quelques troubles dans ce pays, J'en profiterez volontier).
Người ta phải hiểu câu nói mập
mờ này như thế nào, phải chăng đám người ngoại quốc
này đang mưu toan một
cuộc chính biến.
Một lá thư khác cũng
cuả Chaigneau viết từ kinh đô Huế
một năm sau đó
(12-12-1808) có vẻ nói rõ
hơn về những chờ
đợi hoăc âm mưu của những linh mục.
Ở giai đoạn này, vua Gia Long không còn
sống được bao lâu nữa, thái độ chống đạo
của Thái tử Đảm và đám văn quan trở thành lộ
liễu khiến các linh mục lo sợ.
Tuy nhiên, ở một vế khác của
phương trình, vẫn
còn niềm hi vọng cho giới tu siõ đó là những võ quan đang nắm thể thượng
phong và chủ động trong giai đoạn suy yếu của
Gia Long. Người ta chờ đợi và có thể
đang vận động cho một biển động
chính trị khi Gia Long
băng hà.
"Đức ông giám mục Verin (Labarette) và những linh mục ở Cochinchine hẳn
đã thông tin cho ông biết
về tình hình ở đây, thiết tưởng không cần
lập lại nữa.
Về phương diện tôn giáo, tôi tin rằng khi nhà vua hiện tại còn trị
vì thì những nhà truyền giáo và đám con chiên vẫn được tạm
yên thân mặc dù ông hoàng
thái tử và đám quan cai
trị chẳng ưa gì đạo Kyto.
Tôi cũng sợ rằng thời gian trị
vì của ông vua hiện tại không còn bao lâu nữa, Ở
Bắc Hà đã có nhiều nhóm nổi loạn nhưng sau một
vài cuộc tấn công đều đã bị dẹp
yên, dư đảng
phân tán khắp nơi.
Tuy nhiên, những nhóm chống đối này lúc nào cũng có và có rất nhiều. Toàn dân Cochinchine đang cực kỳ đói khổ. Nhà vua bắt dân làm lao dịch mà không trả lương cũng không nuôi
ăn vậy mà lại còn bắt đóng đủ
thứ sưu
thuế rất khắc nghiệt.
Đám quan lại làm mất lòng dân và chỉ biết vơ vét tối
đa còn về công lý thì họ chỉ xét xử sau khi đã lột
sạch cả hai bên.
Tòan thể vương quốc này đang ở trong một tình trạng khủng hoảng
không còn có thể kéo dài
thêm vì sự thất nhân tâm đã ở mức độ
không thể chịu đựng được
nữa.
KY 24
Thời gian sẽ cho chúng ta biết nhừng gì sẽ
diễn ra như ý sắp đặt của
Thượng đế.
Một thư khác ngày
29-3-1809 Chaigneau cho biết
là những đối trọi vẫn
tiếp diễn trong nội bộ triều
đình Huế.
Các quan có vẻ không hài
lòng với vua Gia Long nhưng vẫn sợ nhà vua. Ở
Bắc Việt vẫn liên tục
có những cuộc nổi dậy.
Lực lượng của nhà Vua ở
đó bận rộn đánh dẹp không ngừng... Tuy nhiên mọi chuyệân sẽ
vẫn trôi chẩy khi nhà vua còn đủ mạnh để
còn cáng đáng được công
việc nhưng:
"...sợ rằng khi ông qua đời sẽ xẩy
ra một cuộc cách mạng kinh hoàng. Không một ai ở xứ
này có thể thay thế được nhà vua.".
Phải chăng một âm mưu nào đó vẫn âm thầm thành hình vì đám quan Pháp chỉ còn vài ba người và những nhà tu đã dựa vào đâu để chờ đợi
điều mà họ gọi là "một
cuộc cách mạng kinh hoàng".
Hiển nhiên họ không thể trông đợi ở nhừng
nhóm phục Lê ở ngoài Bắc hay đám quan cai trị trong triều đình vậy thì thế lực duy nhất
còn lại vẫn là những tướng
lãnh thân Tây Phương mà cột
trụ chính là đại công thần Lê Văn Duyệt tổng trấn
Gia Định Thành.
Trong lá thư trên người
ta nôn nóng chờ đợi cái chết của Gia Long để
làm bùng nổ càng sớm càng tốt những rối
loạn và khơi dậy một cuộc
cách mạng (thân Tây Phương, thiện cảm với
Công Giáo). Càng lâu thì thế
lực của phe Thái tử Đảm càng được
củng cố.
Thế nhưng, khả năng kiểm soát của Gia Long tuy yếu dần nhưng ông vẫn
tiếp tục trị vì và Chaigneau không giấu được
sự thất vọng và nôn nóng của
mình.
Thư của
Chaigneau gửi Baroudel
tháng 6-1819 tiết lộ về việc
bí mật giúp một vài tu sĩ nhập nội Việt
Nam và thái độ bài ngoại của triều
đình Huế từ chối cho các thuyền
ngoại quốc cặp bến
dù lúc đó Gia Long còn sống.
Nhà vua bị bịt mắt và bị
bao vây hay ông đã thực sự chuyển hướng
chống ngoại quốc.?..
"Đức ông giám mục Maxula và Thomassin đã đổ bộ êm thắn
mà không một ai hay biết. Ngay từ đêm trước khi tầu
liên lạc với đất liền
đã có có người lén mang họ vào bờ.... Tôi cũng như ông Vannier đã làm bất
cứ điều gì có thể làm được trên xứ
này để giúp thuyền trưởng Joze Ribeiro nhưng chúng tôi đã thất
bại. Người ta không còn cho cho phép bất cứ tầu
ngoại quốc nào cặp bến..
Mỗi ngày họ lại tìm ra một
cách khác nhau để đẩy sự khó chịu
tới mức tối đa.... Riêng tôi, không còn chịu đựng được
nữa. Tôi cực kỳ nôn nóng chờ đợi có một
chiếc thuyền Pháp nào ghé qua đây để tôi có thể trở về
quê hương...
Sưc khỏe của nhà vua hiện
rất yếu kém, và có thể băng hà bất cứ lúc nào. Chừng
đó sẽ là cơ hội để xẩy ra những thay đổi trong chính quyền!!!. Vị thái tử
kế vị nhà vua cực kỳ thù ghét đạo thánh của chúng ta (đạo Công Giáo) và cam kết sẽ tàn sát đạo..."
Thư của
Vannier viết cùng giai đoạn này cho biết rõ hơn về tình hình chính trị trong triều đình Huế trong những ngày chót của triều đại
Gia Long. Nhà vua còn đó nhưng sự
chuyển nhượng quyền hành trên thực
tế đã lọt hoàn toàn vào tay hoàng tử Đảm.
"Tôi đã cố hết lòng xin cho ông Kergariou được bệ kiến
nhà vua nhưng những
âm mưu trong triều
đình và sự bài bác của Thái Tử khiến chuyện
này không thực hiện được. Người
ta viện dẫn luật lệ
xứ này nhất là nại cớ
rằng ông ta không có quốc thư của vua Pháp ủy nhiệm khiến
không biết phải đón tiếp ông ta như thế nào.
Thật là một thái độ vô ơn đối với người
Âu Châu và đặc biệt với nước
Pháp là những người đã giúp nhà vua chinh phục đất nước
này.
Thú thực là từ phút đó, Chaigneau và tôi cực kỳ kinh tởm cái xứ Cochinchine này, chúng tôi sẽ tìm phương tiện rời khỏi
đây để trở về với nước Pháp thân yêu ..
Còn thái tử Đảm thì ngay từ bây giờ đã bắt
đầu nói đến chuyện sẽ
tàn sát đạo thánh của chúng ta. Ông ta thúc đẩy nhà vua phải chấp nhận
ở cái vương quốc này chỉ có một đạo
đó là đạo của ông ta. Đã hai lần ông ta nói trước các quan là chỉ có một đạo
đó là đạo của Hoàng Đế.
Cho đến nay, nếu người ta chưa tàn sát các tín hữu
Kyto là vì họ còn nể mặt hai chúng tôi.
Với một tình thế như vậây, khi nhà vua băng hà thì
chuyện chúng tôi nán lại Cochinchine sẽ rất khó. Bắt buộc một cuộc cách mạng
sẽ phải xẩy ra ở
đây một khi nhà vua nằm xuống.
Nếu không phải là vì vấn đề chính trị
thì chúng tôi chẳng có gì
để phiền hà Thái Tửû Đảm vì ông ta đối
với cá nhân chúng tôi rất khả ái, thường khen ngợi chúng tôi với tất cả
các quan lại trong triều..."
Luận điệu của Vannier trong lá thư này càng
làm người ta thắc mắc vì dựa
vào đâu mà ông ta giám chắc
rằøng bắt buộc phải
có một cuộc cách mạng khi Gia Long chết ...
Chaigneau vừa xin nghỉ phép 2 năm để về thăm quê hương cùng gia đình chỉ
để lại một người
con để thi hành những công việc mà Chaigneau đang làm. Nói
là nghỉ phép nhưng Vannier
biết rằng ông ta sẽ không trở lại nữa.
Còn lại một mình Vannier đang xuống tinh thần và chán nản cũng đang tìm cách ra đi.
"Như vậy là tất cả những
người Pháp từng giúp nhà vua chinh phục lại đất
nước của ông chỉ mình tôi nán lại đây. Riêng tôi, còn vài món
nợ chưa
đòi được ở xứ này nếu
không tôi cũng đã mang cả
gia đình về Pháp."
Người ta chờ đợi sự ngã ngũ thế cờ sau cái chết của Hoàng Đế,
và cuối cùng chuyện đó đã đến. Gia Long õ băng hà ngày
2-1-1820. Tang lễ được cử hành trọng
thể ngày 27-5. Mọi chuyện đã diễn
ra êm ả, không hề có chính biến hay cách mạng trong triều đình Huế.
Vannier cho rằng những quan thuộc phe chống đối đổi
còn nghe ngóng xem tân vương hành như xử thế nào. Nếu thái độ
của Minh Mạng không có gì thay đổi thì họ sẽ
được sự tín nhiệm cuả họ.
Không có gì thay đổi có
nghĩa là Minh Mạng sẽ giữ nguyên tình trạng
cũ thời tiên đế, địa vị
của những ông quan không phảùi phe của hoàng tử Đảm không bị
lung lay, đạo giáo sẽ không bị tàn sát như những đe dọa trước
khi ông lên cầm quyền....
KY 24
Thời gian sẽ cho chúng ta biết nhừng gì sẽ
diễn ra như ý sắp đặt của
Thượng đế.
Một thư khác ngày
29-3-1809 Chaigneau cho biết
là những đối trọi vẫn
tiếp diễn trong nội bộ triều
đình Huế.
Các quan có vẻ không hài
lòng với vua Gia Long nhưng vẫn sợ nhà vua. Ở
Bắc Việt vẫn liên tục
có những cuộc nổi dậy.
Lực lượng của nhà Vua ở
đó bận rộn đánh dẹp không ngừng... Tuy nhiên mọi chuyện sẽ
vẫn trôi chẩy khi nhà vua còn đủ mạnh để
còn cáng đáng được công
việc nhưng:
"...sợ rằng khi ông qua đời sẽ xẩy
ra một cuộc cách mạng kinh hoàng. Không một ai ở xứ
này có thể thay thế được nhà vua.".
Phải chăng một âm mưu nào đó vẫn âm thầm thành hình vì đám quan Pháp chỉ còn vài ba người và những nhà tu đã dựa vào đâu để chờ đợi
điều mà họ gọi là "một
cuộc cách mạng kinh hoàng".
Hiển nhiên họ không thể trông đợi ở nhừng
nhóm phục Lê ở ngoài Bắc hay đám quan cai trị trong triều đình vậy thì thế lực duy nhất
còn lại vẫn là những tướng
lãnh thân Tây Phương mà cột
trụ chính là đại công thần Lê Văn Duyệt tổng trấn
Gia Định Thành.
Trong lá thư trên người
ta nôn nóng chờ đợi cái chết của Gia Long để
làm bùng nổ càng sớm càng tốt những rối
loạn và khơi dậy một cuộc
cách mạng (thân Tây Phương, thiện cảm với
Công Giáo). Càng lâu thì thế
lực của phe Thái tử Đảm càng được
củng cố.
Thế nhưng, khả năng kiểm soát của Gia Long tuy yếu dần nhưng ông vẫn
tiếp tục trị vì và Chaigneau không giấu được
sự thất vọng và nôn nóng của
mình.
Thư của
Chaigneau gửi Baroudel
tháng 6-1819 tiết lộ về việc
bí mật giúp một vài tu sĩ nhập nội Việt
Nam và thái độ bài ngoại của triều
đình Huế từ chối cho các thuyền
ngoại quốc cặp bến
dù lúc đó Gia Long còn sống.
Nhà vua bị bịt mắt và bị
bao vây hay ông đã thực sự chuyển hướng
chống ngoại quốc.?..
"Đức ông giám mục Maxula và Thomassin đã đổ bộ êm thắm
mà không một ai hay biết. Ngay từ đêm trước khi tầu
liên lạc với đất liền
đã có có người lén mang họ vào bờ.... Tôi cũng như ông Vannier đã làm bất
cứ điều gì có thể làm được trên xứ
này để giúp thuyền trưởng Joze Ribeiro nhưng chúng tôi đã thất
bại. Người ta không còn cho cho phép bất cứ tầu
ngoại quốc nào cặp bến..
Mỗi ngày họ lại tìm ra một
cách khác nhau để đẩy sự khó chịu
tới mức tối đa.... Riêng tôi, không còn chịu đựng được
nữa. Tôi cực kỳ nôn nóng chờ đợi có một
chiếc thuyền Pháp nào ghé qua đây để tôi có thể trở về
quê hương...
Sưc khỏe của nhà vua hiện
rất yếu kém, và có thể băng hà bất cứ lúc nào. Chừng
đó sẽ là cơ hội để xẩy ra những thay đổi trong chính quyền!!!. Vị thái tử
kế vị nhà vua cực kỳ thù ghét đạo thánh của chúng ta (đạo Công Giáo) và cam kết sẽ tàn sát đạo..."
Thư của
Vannier viết cùng giai đoạn này cho biết rõ hơn về tình hình chính trị trong triều đình Huế trong những ngày chót của triều đại
Gia Long. Nhà vua còn đó nhưng sự
chuyển nhượng quyền hành trên thực
tế đã lọt hoàn toàn vào tay hoàng tử Đảm.
"Tôi đã cố hết lòng xin cho ông Kergariou được bệ kiến
nhà vua nhưng những
âm mưu trong triều
đình và sự bài bác của Thái Tử khiến chuyện
này không thực hiện được. Người
ta viện dẫn luật lệ
xứ này nhất là nại cớ
rằng ông ta không có quốc thư của vua Pháp ủy nhiệm khiến
không biết phải đón tiếp ông ta như thế nào.
Thật là một thái độ vô ơn đối với người
Âu Châu và đặc biệt với nước
Pháp là những người đã giúp nhà vua chinh phục đất nước
này.
Thú thực là từ phút đó, Chaigneau và tôi cực kỳ kinh tởm cái xứ Cochinchine này, chúng tôi sẽ tìm phương tiện rời khỏi
đây để trở về với nước Pháp thân yêu ..
Còn thái tử Đảm thì ngay từ bây giờ đã bắt
đầu nói đến chuyện sẽ
tàn sát đạo thánh của chúng ta. Ông ta thúc đẩy nhà vua phải chấp nhận
ở cái vương quốc này chỉ có một đạo
đó là đạo của ông ta. Đã hai lần ông ta nói trước các quan là chỉ có một đạo
đó là đạo của Hoàng Đế.
Cho đến nay, nếu người ta chưa tàn sát các tín hữu
Kyto là vì họ còn nể mặt hai chúng tôi.
Với một tình thế như vậây, khi nhà vua băng hà thì
chuyện chúng tôi nán lại Cochinchine sẽ rất khó. Bắt buộc một cuộc cách mạng
sẽ phải xẩy ra ở
đây một khi nhà vua nằm xuống.
Nếu không phải là vì vấn đề chính trị
thì chúng tôi chẳng có gì
để phiền hà Thái Tử Đảm vì ông ta đối
với cá nhân chúng tôi rất khả ái, thường khen ngợi chúng tôi với tất cả
các quan lại trong triều..."
Luận điệu của Vannier trong lá thư này càng
làm người ta thắc mắc vì dựa
vào đâu mà ông ta giám chắc
rằng bắt buộc phải
có một cuộc cách mạng khi Gia Long chết ...
Chaigneau vừa xin nghỉ phép 2 năm để về thăm quê hương cùng gia đình chỉ
để lại một người
con để thi hành những công việc mà Chaigneau đang làm. Nói
là nghỉ phép nhưng Vannier
biết rằng ông ta sẽ không trở lại nữa.
Còn lại một mình Vannier đang xuống tinh thần và chán nản cũng đang tìm cách ra đi.
"Như vậy là tất cả những
người Pháp từng giúp nhà vua chinh phục lại đất
nước của ông chỉ mình tôi nán lại đây. Riêng tôi, còn vài món
nợ chưa
đòi được ở xứ này nếu
không tôi cũng đã mang cả
gia đình về Pháp."
Người ta chờ đợi sự ngã ngũ thế cờ sau cái chết của Hoàng Đế,
và cuối cùng chuyện đó đã đến. Gia Long băng hà ngày
2-1-1820. Tang lễ được cử hành trọng
thể ngày 27-5. Mọi chuyện đã diễn
ra êm ả, không hề có chính biến hay cách mạng trong triều đình Huế.
Vannier cho rằng những quan thuộc phe chống đối đổi
còn nghe ngóng xem tân vương hành như xử thế nào. Nếu thái độ
của Minh Mạng không có gì thay đổi thì họ sẽ
được sự tín nhiệm cuả họ.
Không có gì thay đổi có
nghĩa là Minh Mạng sẽ giữ nguyên tình trạng
cũ thời tiên đế, địa vị
của những ông quan không phải phe của hoàng tử Đảm không bị
lung lay, đạo giáo sẽ không bị tàn sát như những đe dọa trước
khi ông lên cầm quyền.
KY 25
Minh Mạng 10 năm trường kỳ mai phục.
Như nhận xét
của Chaigneau, Minh Mạng là một tay chính trị
có đảm lược. Ông ta hiểu rằng cái địa
vị mà ông vừa có đuợc còn bị chi phối bởi nhiều thế
lực khác nhau nên đã tìm
mọi cách để làm vừa lòng mọi
phía.
Khi chưa lên ngôi, ông đóng vai bảo
thủ hung hăng đòi tàn sát
đạo Công giáo khiến những thế
lực thân Tây phương như những võ quan hoặc những quan theo đạo
lo sợ nhưng khi việc đăng quan đã chính thức và sau khi đã gài tay chân
vào các chức vụ cần yếu
cho an ninh của ông thì
Minh Mạng lại đóng một vai khác, ôn nhu và như chấp nhận sẽ
không muốn làm sáo trộn nền móng cũ của
tiên đế.
"ông ta giữ một thái độ im lặng, không có một
hành động gì đối với đạo
Thánh của chúng ta. Có thể tin rằng ông ta đã suy nghĩ chín chắn về chuyện
này"
Quả đúng như vậy, Minh Mạng là một người
chính trị có thủ đoạn. Ông đã đóng kịch
khéo léo không chỉ trong
những ngày đầu khi mới hốt
hoảng nắm uy quyền trong tay mà ông còn đóng
vai nhịn nhục này trong nhiều năm cho tới khi đối thủ
mà ông ghê sợ nhất là đại công thần
uy dũng Lê Văn Duyệt
qua đời. Chính Vannier
lúc đầu cũng bị mờ mắt
về thái độ của Minh Mạng:
"Riêng thái độ của tân vương đối với tôi (Vannier) thật
không có gì để phải phàn nàn. Nhà vua luôn luôn
tiếp tôi niềm nở và chuyện
trò rất thân mật. Tôi tin rằng đó là nhờ những lời
khuyên bảo và bản di chiếu của phụ hoàng Gia Long trước
khi nhắm mắt đã khiến ông ta cư xử hoàn toàn khác với lúc chưa lên
ngôi. Đây là một thái độ ngoài dự đoán của mọi
người."
Bản di chiếu của Gia Long, cho đến
nay vẫn chưa được thấy đề
cập đến trong các sử liệu tuy nhiên, những
lời trăn chối của ông trên giường
bệnh có được loan truyền ra ngoài theo đó Gia Long đã
căn dặn thái tử Đảm:
"Hoàng nhi hãy đối xử tốt với
người Pháp nhưng không nhựợng một tấc
đất nào của Đại Việt
cho người Pháp".
Lời trăn chối này (được lập lại
trong một bài báo đăng
trong một tạp chí Hoa Ky Living Age số 2860 năm 1883) phải chăng đã phản ảnh sự
lo sợ thường trực của
Gia Long đối với thế lực
của người Pháp nhất là sự vướng
mắc của hiệp định
Versaille.
Nguyễn Ánh từ chối không thi hành hiệp
định này nhưng sự trợ giúp bán chính thức
của Bá Đa Lộc và sự hiện
diện của những cố
vấn Pháp trong binh lực nhà vua là một thực tế
không thể chối cãi.
Nhận định của Vannier sau này về
việc Minh Mạng nhất định
không nhận quốc thơ của Vua Louis16 cũng cho thấy là từ Gia Long tới
Minh Mạng người ta vẫn e ngại
sức mạnh của Tây Phương và cũng luôn luôn nghe ngóng tình hình Âu Châu và canh cánh
bên lòng chuyện nước Pháp đòi nợ. Nợ vật
chất và nợ ân tình.
Gia Long không phải là một người thiển
cận và sự lo ngại này không bao giờ
rời ông. Thư của Chaigneau ghi nhận là cuối năm 1812 nhà vua đã ra lệnh cho Chaigneau viết
thơ cho Letondal nhờ
theo rõi tình hình Âu Châu .
Lich sử cũng đã chứng minh sự lo xa của Gia Long đã thực sự xẩy
ra sau này và trở thành
là cái cớ đầu tiên để người Pháp can dự
và Đông Dương.
Riêng Minh Mạng, thận trọng hơn cả những lời căn dặn
của Gia Long, ông nhẫn nhục, khéo léo đóng tuồng
để tiến hành mưu lược của mình trong suốt
10 năm trời trong từng bước tiến
thoái chắc chắn, cho đến lúc có thể đào mả xiềng
xương cốt của "Quyền Yểm Lê Văn Duyệt"
và thẳng tay sát đạo.
Chaigneau xin nghỉ phép với dụng tâm không trở
lại Việt Nam nữa nhưng rồi lại trở lại với
tư cách là sứ thần của
nước Pháp nhưng theo
Vannier người từng được theo dõi tình hình từ lúc Minh Mạng
lên ngôi thì khó mà có thể
làm ăn xứ Annam.
"Chaigneau vừa trở lại Huế
với vợ con. Ông ta được vua Pháp chỉ định làm lãnh sự
tại Cochinchine và dự định sẽ
nán lại khoảng 4 hay 5 năm nếu việc buôn bán với
nước Pháp thực hiện được.
Ở Pháp người ta nghĩ như vậy và hầu như ép ông ta trở
lại đây để lúc nào cũng có bên cạnh hoàng đế Annam một trong hai người chúng tôi.
Măc dù Louis 18 có thiện
chí như vậy nhưng tôi cho
rằng sẽ rất khó để
thiết lập việc buôn bán ở
xứ Annam nhất là muốn buôn bán trong thế
có lợi vì nhà cầm quyền hiện
hữu không muốn có liên hệ với bất cứ quốc gia Âu Châu nào.. Họ sợ người
Âu Châu và chỉ quen làm
ăn với người Tầu vì họ
mặc tình bắt nạt.
Dù vua Pháp đã viết ủy nhiệm thư cho Chaigneau và gửi
tặng phẩm cho nhà vua nhưng ông không
chịu nhận.
Tôi và Chaigneau phải nói
tới nói lui mãi mà vẫn không được. Sau cùng chúng tôi dọa đòi bỏ về
Pháp lúc đó nhà vua mới
miễn cưỡng chịu nhận thơ và quà tặng.
Dù vậy, ông giữ một thái độ
lập lờ, làm ra vẻ như không biết rằng lá thơ mà Chaigneau đệ
trình thực sự là quốc thơ của vua
nước Pháp. (không muốn xác nhận có một quan hệ
ngoại giao chính thức).
Thái độ này theo tôi là để chứng tỏ
nhà vua không hề chính thức liên lạc với nước
Pháp. Ông ta sợ rằng trong ủy nhiệm thư người
Pháp sẽ đòi thiết lập một
cơ sở nào đó ở Cochinchine... mặc dù đó là "bổn phận" của
xứ Annam đối với nước
Pháp và những người Pháp đã phục vụ ở
đây để giúp nhà vua giữ được đất nước
của mình.
(Muốn ám chỉ hiệp ước
Versaille và sự hiện diện bán chính thức
của những người Pháp và chiến
cụ Bá đa Lộc mua về như là sự
thi hành hiệp ước)
Nhà vua cũng đã từ
chối đề nghị này với
nhiều nước khác.
Việc Chaigneau trở lại đây làm đảo
lộn dự tính của tôi xin nghỉ
phép hai năm để thăm gia
đình và mang hai đứa con
trai về Pháp đi học. Tôi sẽ để lại
vợ và những đứa con khác.
Nhà vua chưa quyết định chuyện này nhưng cho quan thượng
thư nói với
tôi là những người ngoại quốc
phải nán lại chờ chiếc
tầu Hoa Hồng (Rose) vì tầu này sẽ mang thư trả lời của vua Annam và... "nếu đích thực
là thư của quốc vương Pháp !!! "
thì nhà vua sẽ cần phải có một
sứ thần mang thư trả lời. Trong trường
hợp này thì tôi (Vannier)
sẽ là sứ thần của
vua Annam.
Tòan là nhừng lời giả dối,
không tin được lấy một chữ.
Tôi đã quá rõ ông vua này để
có thể tin được nhữøng gì ông ta nói và tôi còn có cảm tưởng ông ép tôi phải
chấp nhận đòi hỏi của
ông nhưng khi tầu
Hoa Hồng trở lại ông sẽ
nuốt lời.
Thay vì trở về Pháp với hai người
con tôi sẽ mang cả gia đình về.
Ông vua mới này khôn
ngoan, tham lam và giả dối một cách rất
chính trị. Người ta cam đoan với tôi là người nào mà ông ấy không ưa thì lại càng đối xử lịch
sự. Nhiều võ quan, văn quan bạn của tôi, nhữøng
quan nhất phẩm triều đình nói với
tôi rằng nhà vua không
tin bất kỳ ai kể cả chúng tôi (là những
đại thần của tiên đế),
nhà vua nghi ngờ mọi người và điều
đó chứng tỏ ông ta một bụng dạ
rất hẹp hòi và thiểu ngay thẳng. Tôi chẳng thấy có gì tốt
đẹp trong triều đại của
ông vua này.
Chaigneau mới từ Pháp trở về Việt
Nam và thất vọng khi được biết Gia Long đã băng hà cũng như thái độ bất hợp
tác của Minh Mạng. Thư của Chaigneau tháng 10 -1821 gửi Breluque viết:
"Tôi và gia đình đã trở
lại Annam nhưng
đáng buồn là tiên đế đã băng hà còn tân vương làm tôi
rất buồn vì thấy không thể
kỳ vọng ở ông như đối với vua cha.
Đối với đạo thánh của
chúng ta, người ta thừa biết là ông ta vốn
chẳng ưa gì nhưng cũng chẳng giám ra tay tàn sát. Ông
vua này rất "chính
trị" và quá nhút
nhát để giám làm mạnh.
Tân vương không được
lòng của phần lớn các quan trong triều. Ngay sau khi vua Gia Long băng hà, nhà
vua đã trổ mòi đối xử tàn tệ
với những cựu thần
của tiên đế chỉ vì muốn
sớm được chứng tỏ
uy quyền thiên tử. Thái độ này làm mất lòng những đại thần
cao niên của tiên đế. Nhà vua hầu như không còn xử dụng mấy
người này nữa....
Ky 26
Dư luận dân chúng ở Annam vốn rất tin dị
đoan và cũng tin tưởng những đại thần
của triều trước. Họ
xì xào bàn tán về chuyện tân vương dọn ngay vào chánh điện khi vua cha băng hà....
Một thư khác của Chaaigneau gửi linh mục Bissachere sau đó không lâu
(tháng 12-1821) cho người
ta một cái nhìn rõ hơn về tâm trạng của
Minh Mạng khi mới lên ngôi.
Tân vương ý thức
được sự mong manh của cái địa vị
mà ông vừa nắm được trước
những thế lực đối
trọi nhưng đồng thời ông cũng cảm
nhận được cái quyền lực kinh khiếp
của một vị thiên tử.
Ông thử thách cái uy quyền này một cách rụt
rè để thăm dò đồng thời tìm cách củng
cố cái trung tâm quyền lực chính quanh triều
đình Huế.
Đối với những thế
lực mà ông còn e sợ như những võ quan đang nắm binh quyền hay những quan Pháp cận thần thân tín của
tiên đế, Minh Mạng trước măt đóng vai trò thân thiết nhưng ngấm ngầm không còn tin dùng nữa. Theo Chaigneau:
"Tân vương tiếp
đón tôi niềm nở, ngay cả đã khóc nức nở khi nhắc
lại tình thân của của phụ
hoàng ông đối với tôi. Ông cũng thuật lại những
điều mà vua cha đã nói về tôi trước khi chết....
Tuy nhiên, thái độ niềm nở này chẳng
mê hoặc được tôi sau những gì chính tôi được chứng kiến
và đuợc nghe người ta nói về nhà vua.
Chỉ là những điều giả
trá không thể tin tưởng được. Minh Mạng
rất kiêu ngạo lại được
đám văn quan nịnh hót ca
ngợi hết lòng. Họ nói rằng nhà vua là một
văn tài lỗi lạc. Sự tâng bốc
này khiến nhà vua nghĩ rằng mình là một chúa tể vĩ đại và bắt
đầu kiểm soát nghiêm ngặt các đại thần
của tiên đế nhưng xem ra ông không
thành công lắm và chỉ tạo nên nhiều
kẻ thù.
Tất cả đám " tôi tớ " khi ông còn là hoàng tử được nâng đỡ
tận tình, những võ quan trong đội cấm binh cũ không còn được tin dùng nữa
trong lúc những ông quan
bị thất sủng dưới
thời Gia Long hầu hết lại được phục chức và thăng chức
cao hơn.
Minh Mạng nôn nóng trong
việc tiếp thu chính quyền để xác nhận
quyền lực nên đã dọn ngay vào nội cung.
Trong lúc đợi ngày an
táng vua cha, ông gấp rút
cho mang xác của Gia
Long ra quàn trong ngôi chùa của
hoàng hậu. Người Annam vốn rất tin dị
đoan nên hành động này
làm người ta bớt kính trọng nhà vua và cũng tạo cho ông thêm nhiều kẻ thù.
Ngày 10-10-1821 Minh Mạng
rời Huế rất sớm
để đi Hà Nội nhận sắc
phong của nhà Thanh dự trù vào ngày 10-1- 1822.
"Còn về đạo thánh của chúng ta, tôi sợ sẽ héo mòn đi thay vì phát triển. Đức ông Véren vừa
từ trần, trước đó không lâu là đức ông Jarot còn đức
ông Tomasssin thì hiện rất yếu, thường
khạc ra mắu... Nhà cầm quyền hiện
nay khônng ưa ông và tôi nhận
được tin là người ta đang nói đến chuyện trục
xuất tất cả các giáo sĩ Âu Châu và hành quyết các giáo dân..."
Tuy nhiên Minh Mạng chỉ hăm he vậy thôi, nhưng không hề giám thực sự làm mạnh
vì còn một trở ngại chính là vị
đại thần đầy uy dũng Tả
quân Lê văn Duyệt, cột trụ chính của
phe quân sự thân Tây Phương đang trấn giữ Gia Định.
Minh Mạng đóng đô ở Huế nhưng Gia định
vẫn được coi là đất khởi nghiệp
của nhà Nguyễn, khu vực này mang một vẻ linh thiêng gắn
chặt với uy tín của đại công thần
Lê Văn Duyệt khiến Minh Mạng không giám có một hành động nào va chạm đến Gia Định.
Còn Lê Văn Duyệt, ông
không ưa Minh Mạng
nhưng với
lòng trung thành dành cho vua Gia Long nên cũng không muốn ở
thế chống đối, ông chỉ
dùng uy tín của mình để kỳ đà cản mũi những hành độâng quá đáng của Minh Mạng.
Cứ như thế trong 10 năm kế đó, tình hình Việt Nam như lịm đi trong thế quân bình của những thế
lực.
Mọi phía đều tự vừa
lòng với sự lắng đọng
này. Minh mạng tiếp tục củng
cố triều đình Huế, tiếp tục
cản trở thụ động
việc bành trướng của đạo
công giáo nhưng không đàn áp. Phía Công giáo vẫn
lén lút phát triển và cho
rằng đây là 10 năm an
bình nhất của đạo.
Thật ra 10 năn an bình
này chỉ là sự dồn nén đầy
oi bức của những giây phút trước
một cơn giông bão
sẽ bùng nổ từ cuối
đời Minh Mạng
Nhìn tổng lược lại, những
thất bại của Bá Đa Lộc
gồm nhiều khía cạnh.
Trước hết là thái độ cuồng tín đến
trở thành “mê tín" của Bá Đa Lộc trong việc truyền đạo.
Thái độ này có thể bắt nguồn
từ tính giáo điều cứng nhắc
của giáo hội La Mã thời đó và sự đánh giá chủ quan uy thế của Bá Đa Lộc
với Nguyễn Ánh.
Bá Đa Lộc đã đánh giá quá
cao những trợ giúp của các cố
vấn Tây Phương
trong sự khôi phục nhà Nguyễn trong lúc đánh giá thấp hoặc không thể
nhìn thấy khả năng trí tuệ và truyền thống văn hoá Việt
Nam qua hình ảnh những người nông dân đi chân đất, không có văn tự.
Những giáo si Tây Phương có đủ lý do để nghĩ như vậy nếu họ
so sánh sự khác biệt của đời
sống ở Âu Châu với những kinh kỳ tráng lệ
và những mái nhà tranh lụp sụp của
Việt Nam. Những người làm súng thần
công để đi chinh phục đã quyên rằng thuốc súng vốn
không phát xuất từ Tây Phương.
Quan niệm thủ cựu thường
chỉ đánh giá một nền văn minh qua những
công trình kiến trúc và
trong khoản này Việt Nam thua xa Ấn Độ ngay cả
Thái Lan hoặc Chiêm thành
là một quốc gia đã bị đồng hóa êm ả
trong văn hóa Việt Nam.
Dưới con mắt của những
người Tây Phương Việt Nam được đồng
hoá với những bộ tộc
lạc hậu, bọn mọi
săn đầu lâu trên quần đảo Borneo hoặc
New Guinea.
Người ta có thể sẽ mất
rất nhiều thời giờ
và cũng rất khó để nói về những
yếu tính của văn hóa và văn minh Việt tộc. Chẳng
ai chối cãi nó liên tục chịu ảnh
hưởng xâu đâm của nền
văn minh Trung Hoa và đạo
Khổng nhưng
trải chiều dài lịch sử từ ngày lập quốc, trong nồ
lực bành trướng và đồng hoá liên tục từ phương Bắc, hẳn phải có một điều
gì đặc biệt lắm nên người
Việt mới tồn tại
được.
Thời gian sinh hoạt ở Việt
Nam quá ngắn ngủi, mất hút trong tao loạn
không đủ để những giáo sỹ
Tây Phương nhận
ra điều này.
Hai chục năm phục vụ cho Nguyễn
Ánh là khoảng thời gian dài của một đời
người nhưng thật chẳng thấm
vào đâu nếu so với một nền
văn hoá đã có từ nhiều ngàn năm trước của người
Việt....
Ky 27
Thư từ giữa những giáo si về
Việt Nam đã cho thấy sự miệt
thị này. Sự lầm lẫn
của những linh mục Tây Phương khi so
sánh đời sống Âu Châu và Việt Nam thời đó nó cũng mong manh như sự lầm lẫn
quen thuộc giữa sức mạnh
của văn hoá và sự hào nháng của văn minh.
Chính vì sự ước tính sai lầm này mà Bá Đa Lộc và những linh mục
Tây Phương tưởùng
rằng họ có thể đốt
giai đoạn trong nỗ lực tẩy
não những con chiên ngơ ngác của xứ An Nam để
thay vào đó bằng một đức tin hoàn toàn mới
lạ. Càng đáng tin tưởng hơn khi các giáo si
nhận xét rằng ngay cả đạo Phật
cũng không mang một vẻ quyết liệt
và bó buộc như một tôn giáo trong đời sống người
Việt Nam, nó chỉ bàng bạc trong một
vài ý niệâm về đạo đức
hoặc hạnh phúc.
Đối với người Việt
thời đó, những người đi khai phá khẩn
hoang phải đối phó với rừng
sâu nước độc, thú dữ, bệnh dịch.
Thần linh mang một vẻ cụ
thể và có thể tác hại hoặc
ban phước nhãn tiền. Sức mạnh
của thần thánh hoăc sự linh hiển của người
quá cố còn hơn là đức Phật của
những nhà sư. Bảo đó là mê tín dị đoan như các giáo sỹ cũng đúng mà bảo là một nhu cầu
tinh thần để cố bám lấy
hi vọng vaò đời sống cũng đúng nốt.
Thật ra các giáo si chỉ muốn thay thế
những thần linh lẻ tẻ bằng
một thần linh lớn hơn, uy lực hơn đó là chúa Ky Tô
nhưng họ đã
thất bại.
Nguyễn Ánh, có một thiện cảm
đặc biệt và lúc nào cũng nhớ ơn Bá Đa Lộc nhưng từ sự nhớ ơn này tới
vị thế của một
quân vương Á Đông lại
là chuyện khác.
Uy quyền là một điều sinh tử
để duy trì một chế độ
phong kiến độc tài, bất cứ ai va chạm
đến uy quyền này ngay cả vợ con vua cũng đều
bị tiêu diệt.
Khi quân (khinh vua là một
tội chết). Uy quyền này tự nó phải
mang một vẻ thần linh tối
thượng, vua là con trời.
Nguyễn Ánh năn ni với Bá Đa Lộc cho những tuỳ tướng theo đạo Công giáo được dự các cuộc
cúng tế như mọi người nhưng không được
Bá Đa Lộc đồng ý. Dù vậy cuối cùng Nguyễn
Ánh cũng đành chịu nhượng bộ cho các quan Tây Phương được miễn lễ
lạy ngay giữa Triều. Nhìn trong nhãn giới thế
quyền của một chế
độ quân chủ thì đây quả là một nhượng
bộ quá đáng, làm mất kỷ cương, tạo
ra những xung khắc về uy quyền
và chia rẽ trong giới quan lại cai trị. Quan Tây không lễ lậy vì bị
coi là là bọn man di Tây
Phương nhưng còn các quan Việt
Nam theo đạo Công giáo
sao cũng không chịu vái lậy trong các nghi lễ. Nguồn gốc
chia rẽ đố kỵ khởi
từ đây với một tình trạng
lưỡng chuẩn (double standards) rất khó chịu trong hàng ngũ cai trị.
Uy quyền của nhà vua trải dần xuống
dưới các phẩm trật quan lại
và dân chúng. Thế quyền là xương sống của chế
độ, là trật tự của
xã hội. Trong hệ thống uy quyền
này, một người làm khác là có thể tạo một
phản ứng dây chuyền.
Nguyễn Ánh đã phải chấp nhận
tất cả những cái gai đó vì cần
đến Bá Đa Lộc.
Đôi lúc chính Bá Đa Lộc
cũng phải nhìn nhận là những áp lực
của ông với Nguyễn Ánh hơi quá đáng khi ông nói:
“các đại thần ở Pháp sẽ
nghĩ sao khi ông hoàng của
họ được đặt trong tay một
người ngoại quốc có tôn giáo khác biệt"
Sự nhân nhượng và thiện chí của Nguyễn
Ánh đối với Bá Đa Lộc đi ngược chiều
với sự củng cố
thế lực của ông. Sự
cần thiết những cố
vấn Tây Phuơng giảm dần, Ánh càng có uy quyền thì lại cần
tăng uy quyền để củng cố
uy quyền... kể cả quyền
giết bất cứ ai. Uy quyền
là yếu tính của mọi chế
độ độc tài... và nó đi ngược lại những
giảng dậy về công bình bác ái của
đức tin Ky Tô.
Một yếu tố khác quan trọng
không kém là những giáo
si đã không xét tới ảnh hưởng của
Trung Hoa đối với người Việt.
Nguyễn Huệ vừa chiến
thắng xong cũng phải xin thông hiếu với Trung Hoa.
Người Việt liên tục đề kháng người
Trung Hoa và kiến tạo cho mình một lý lịch riêng nhưng lạ
thay văn hoá Trung hoa lại
được dung nạp tuyệt đối
không chỉ trong những giai đoạn Bắc thuộc
mà ngay cả trong những giai đoạn độc lập.
Ảnh hưởng của Trung Hoa đối
với Việt Nam còn hơn hẳn cả sự
chi phối của gốc rễ
văn minh Hy La đối với các quốc gia Âu châu vì 24 mẫu tự Latin được
dùng để viết nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chữ Tầu, trái lại, đã được xử
dụng ở Việt Nam dưới
dạng nguyên thuỷ trong nhiều ngàn năm và vẫn được kể
là văn tự chính thống để huấn
luyện những cán bộ cai trị là đám trí thức
và quan lại. (chữ Nôm sử dụng
từ đời Hàn Thuyên chỉ là cách phát âm những từ tiếng
Việt bằng Hán tự, tuy được xử
dụng nhiều hơn sau này nhưng vẫn bi miệt thị
như là một
thứ văn tự thoái hoá, (nôm na mách qué)
không những thế trước khi biết
chữ Nôm người ta phải thông thạo chữ Hán)
Chưa hết mọi kiến thức
của giới trí thức lãnh đạo đều được
dựa vào sách vở Trung Hoa kể từ quân sự
chính trị đến kiến văn và khoa học.
Ảnh hưởng Trung Hoa này đã đào tạo nên một lớp
cán bộ cai trị cốt tuỷ
của mọi triều đại.
Ảnh hưởng của đám quan văn chỉ
tạm nhường bước cho đám quan võ trong một giai đọan
ngắn của thời chiến
nhưng ngay khi có hoà bình, khi chế
độ được củng cố
là họ lại trổi lên nắm
vai chủ động.
Họ trở thành những chuyên viên bình định, đẩy quần
chúng vào một khuôn khổ trật tự
điển cố và theo mẫu mực của
Trung Hoa. Họ sẽ được trọng
dụng bởi mọi triều
đại vì nó đóng góp vào việc ổn cố
xã hội và củng cố vương quyền
trong đó có uy quyền của chính lớp cai trị.
Ảnh hưởng của Trung Hoa đối
với Việt Nam cũng liên tục và kiên trì như chính sức đề kháng của
người Việt chống lại
mọi ảnh hưởng của
Trung Hoa. Người Việt thờ Quan Công và dùng ngay binh thư của Tôn Tử để
chống lại người Tầu. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhạc
từ hình thức và nội dung mang vóc dáng của một
tụ nghĩa đường Lương Sơn Bạc. Ngọc Hân Công Chúa khóc Quang Trung cũng trích dẫn đến vua Thang vua Vũ...
Áp lực văn hoá chưa đủ, áp lực quân sự
cũng là mối đe dọa thường xuyên. Ông cha người Việt
học được một kinh nghiẹm
là họ chỉ có thể tồn
tại và vớt vát được cá tính của
mình nếu hòa với Trung Hoa. Đó cũng chỉ là một bài học
sơ đẳng của Khổng
giáo, Hòa Nhi Bất Đồng..
Quang Trung, Nguyễn Ánh
và có lẽ ngay cả Hồ Chí Minh sau này cũng không thoát khỏi sự lo sợ
kẻ thù quá thân ái từ phương Bắc này.
Kể từ sự suy tàn của
nhà Tây Sơn sau cái chết
của Nguyễn Huệ đưa tới sự trung hưng của nhà Nguyễn, đám văn quan trong triều Nguyễn Ánh bắt
đầu lấy lại chân đứng,
lấn át dần phe quân sự nhất là khi có sự
phụ lực của đám si phu thủ
cựu ở Bắc Hà được
chiêu hồi về phục vụ
nhà Nguyễn và được trọng dụng
trong nỗ lực xây dựng chế
độ và làm một đối trọng
với nhưng võ quan
đại công thần. Việc kềm
chế những đại thần
thời chiến, ngay cả việc triệt
hạ một số nguời
làm guơng đã xẩy
ra ngay từ cuối đời Gia Long. Những nguời
còn lại bị xiết dần
vào guồng máy hành chánh và pháp luật...