Không xác định được một ý nghĩa đúng đắn cho lá cờ vàng său ngày 30-4 nên với thời gian,
không những chúng ta mất dần dĩ vãng mà cũng lạc lối vào tương lai
không những chúng ta mất dần dĩ vãng mà cũng lạc lối vào tương lai
Nó phải là một ý nghĩa liên hệ ruột thịt với mầu “ máu đỏ da vàng ” đã từng được tô vẽ lên cả hai lá cờ trong nửa thế kỷ đấu tranh để duy trì một lý lịch Việt Nam và tranh chủ cho một mục đích rất dài “Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập tự do,am no, hạnh phúc... và bao nhiêu ước mơ
nữa chưa kể hết.” .
Ký giả Lê Vũ trong mục thư toà soạn của số báo Việt Weekly đã khơi lên “một vấn nạn hiểm nghèo” đó là những suy nghĩ về một biểu tượng liên quan tới lá cờ vàng ba sọc đỏ. Những suy nghĩ này phản ảnh không chỉ những suy nghĩ bộc trực, chân thành, không e ngại của lớp người trẻ, (chỉ có một liên hệ mong mang với cuộc chiến cũ) mà quan điểm này còn phản ảnh những suy nghĩ âm thầm, đang sâu xé tư duy của những người đã lớn lên, đã đổ máu, đã oằn oai trong cuộc nội chiến của những nhân danh kéo dài trên trên 20 năm.
Là một người trẻ tuổi lớn lên trên một đất nước chiến tranh, tuy không phải trực diện với cái chết trong tư thế của một người lính chiến nhưng những người như Lê Vũ cũng tạm đủ trí khôn để cảm nhận được những chấn động của cuộc chiến này đối với cá nhân và xã hội miền Nam khi ông nhắc lại trận đánh oai hùng và đẫm máu của thuỷ quân lục chiến Việt Nam Công Hoà khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị
“Cờ bay cờ bay trên thành phố thân yêu
vừa chiếm lại đêm qua bằng máu “
Khi mà là cờ vàng tung bay lại trên cổ thành đố nát, quả thật trong tâm hồn những người miền Nam, nó đã đuợc tôn vinh và được đẩy tới cái ý nghĩa biểu tượng cao trọng nhất phản ảnh cho tấm lòng chân thành tin tưởng của nhiều thế hệ thanh niên miền Nam .Tin tưởng là quả thật họ đang chiến đấu cho tự do dân chủ, dù mỉa mai thay, sự tin tưởng này không chỉ là một đặc quyền dành cho miền Nam vì chắc chắn những người đang đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng, cũng có những tin tưởng tương tự và cũng chân thành không kém gì những người lính bên này sông Bến Hải.vừa chiếm lại đêm qua bằng máu “
Cũng theo Lê Vũ đối với những người ở chiến tuyến miền Nam thì lá cờ vàng hiển nhiên là một biểu tương thiêng liêng vì đã có một giai đoạn mà lá cờ này “gói gém lý tưởng tự đo, là xương máu thân yêu của gia đình, đồng đội, từng được phủ lên mặt những cha, anh, em, bè bạn đã hi sinh nhân danh lý tưởng tự do.”
Tuy nhiên cũng có một sự thật khác là cuộc chiến đã chấm dứt từ 30 năm qua. Những người trẻ trong công đồng Việt Nam bên ngoài đất nước, sinh ra và lớn lên ở cái thời điểm trước său ngày 30 tháng tư, (hiện nay đã thành những tráng niên) thì họ không hề có một quan hệ linh thiêng nào với lá cờ vàng ba sọc đỏ hoặc lá cờ đỏ sao vàng.
Ở hải ngoại, những người mà vận mạng từng gắn chặt sinh tử với lá cờ vàng hiện nay thì đang mòn mỏi rơi rụng dần và những cố gắng mà người ta gọi là “quang phục lá cờ vàng” ngày một tuyệt vọng và đuổi hơi hơn vì bị rơi vào tay một bọn con buôn chính trị hoặc thương mai.
Niềm xúc động run rẩy như khi lá cờ này tung bay trở lại trên cổ thành Quảng Trị hay khi những chiến binh Hải quân và đồng bào rơi lệ đứng nghiêm chào từ giã lần cuối cùng lá cờ vàng được kéo xuống trên các chiến hạm său ngày 30-4 đã không còn nữa.
“Tôi như một người vừa bị mất linh hồn từ hôm đó ”.
Anh bạn chiến binh hải quân đã tâm sự như vậy.
Tiếp đó là 35 năm trên mảnh đất mà chúng ta vẫn tự nhủ lòng chỉ là đất tạm dung để chờ một ngày mang là cờ vàng trở về quả thật không còn nữa.
Trong vô vọng người ta vẫn cố mớm cho lá cờ này chút hơi thở nhưng cũng chính trong cái nổ lực vô vọng này mà lá cờ này càng bị lạm dụng.
Những chính trị gia Việt cũng như Mỹ mổi khi muốn kiếm phiếu thì lại mang là cờ này ra diễn trò thậm chí lá cờ vốn chỉ được dành riêng để phủ lên mặt những nguoi từng nằm xuống nhân danh lý tưởng tự do đã có lúc được người ta dùng để phủ lên mặt một anh ca sỹ chết trên giường bệnh hay mang làm trò hề bôi bác trong nhưng Show ca nhạc rẻ tiền.
Tình trạng diễn tuồng bôi bác này đã xẩy ra, đúng như nhận định của Lê Vũ vì chúng ta đã không tìm được một ý nghĩa đúng đắn cho lá cờ này từ său ngày 30-4-1975.
Không xác định được một ý nghĩa đúng đắn cho lá cờ vàng său ngày 30-4 nên với thời gian, không những chúng ta mất dần dĩ vãng mà cũng lạc lối vào tương lai.
Vì thế theo nhận định của Lê Vũ, đã đến lúc phải có một quyết định dứt khoát, “hoặc giữ nguyên lá cờ này trên bàn thờ tổ quốc như một kỷ vật linh thiêng của một giai đoạn lich sử hoặc là phải tìm cho nó một ý nghĩa mới mà mọi người Việt Nam ở quê hương hay đang lưu lạc khắp bốn phương trời thế giới có thể đứng său nó với niềm tin và niềm hãnh diễn khi nhìn sự phục sinh thực sự của nó.”
Tuy nhiên, cũng đã đến lúc mà không chỉ lá cờ vàng cần phải tìm kiếm một ý nghĩa mới mà chính là cờ đỏ sao vàng cũng cần phải tìm cho mình một ý nghĩa mới. Hiển nhiên nó không thế là mục tiêu phát động cái mục tiêu giả hình gọi là cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới, trái lại, Nó phải là một ý nghĩa liên hệ ruột thịt với mầu “ máu đỏ da vàng ” đã từng được tô vẽ lên cả hai lá cờ trong nửa thế kỷ đấu tranh để duy trì mộït lý lịch Việt Nam và tranh chủ cho một mục đích rất dài “Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc... và bao nhiêu ước mơ nữa chưa kể hết.” .
Sẽ bắt đầu như thế nào và sẽ bắt đầu từ đâu...?? Đừng hỏi câu hỏi vô nghĩa này, đừng tự trói mình trước khi tìm cách giải phóng. Hãy bắt đầu từ một người, một người Việt Nam tự do như Lê Vũ, hãy thành thật tự hỏi chính lòng mình, hãy nói lên không sợ hãi những suy nghĩ của mình và cũng xin hãy bình tĩnh lắng nghe.
Từ những khởi đầu nhỏ nhoi này, hi vọng sẽ khởi động để tiến tới một lúc mà cả hai lá cờ có thể đạt tới một định nghĩa, một ý nghĩa, một sứ mạng chung trong đó hai lá cờ này sẽ quyện lại, tan biến đi để hình thành môt lá cờ mới, cho một vận hội mới của Việt Nam.
ø
Send comment