0913_logo_copy

NHO ONG "Trịnh “Xê”" MộT Ti

17 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 13798)
(01/08/2013 02:00 PM) (Viewed: 75)
phiem_ma_khong_di_2-thumbnailNhờ

ông

họa sỹ

Trịnh 


“Xê”


một tí.













big_bang_corel-content Ở quận Cam một buổi đẹp trời, đại họa sĩ Trịnh Cung, miệng ngậm “píp”, nét mặt nghiêm và buồn, bước vào phòng tranh của ông hoạ sỹ lão thành Phi Lộc, đi một vòng, rồi khinh khỉnh bước ra mà cũng chẳng thèm chào hỏi người bạn đồng nghiệp của mình một câu.
 Kể lại chuyện này, nhà hoạ sĩ lão thành Phi Lộc chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán nói:
 “ông Trịnh Cung đúng là một hoạ sĩ vĩ đại nhưng không biết ông ta có biết vẽ không?”.

 Để nói rõ hơn ý của mình hoạ sỹ Phi Lộc nhắc lại sự tích hoạ sỹ Trịnh Cung hô hoán sẽ vẽ chân dung Phạm Duy mà 3 năm lê lết từ Mỹ về Việt Nam vẫn chưa xong.
 Một vài hoạ sỹ khác ở quận Cam thì cho rằng cái cung cách “cha nội” của Trịnh Cung là chuyện trời sinh, mặc dù thực chất và thực tài của đương sự thì cũng chỉ “thường thường bậc trung” thôi.
 Lâu lâu cho ông ta phán vài câu “bố con chó xồm” thì cũng chẳng chết thằng Tây nào. Thí dụ như mới đây ông ta tuyên bố một câu xanh dờn là “bắt chước và nhái lại tranh của tôi (Trịnh Cung) đang là phong trào, như thế tôi đã tạo ra được một trường phái hội hoạ đấy chứ (trường phái Cung í dầm!!” D
âm í Cùng)
 Nhờ ông Trịnh “Xê” một chút, câu phán này của ông có vẻ hơi quá đà đấy, vì không biết những ai đã bắt chước hoặc nhái tranh của ông, nhưng chắc chắn trong số này không có tôi, dù tôi chỉ là loại hoạ sỹ chưa được in danh thiếp.
 Một bữa về Việt Nam, tôi có đưa một cô em tới để mua tranh của ông Cung. Cô em này không những là dân trí tuệ cao cấp, được huấn luyện ở Hoa Kỳ, mà còn là một hoạ sỹ và điêu khắc gia tài tử nữa. Khi gặp mặt, cũng cái điệu “cố nội” văn nghệ này, ông Cung lên tiếng thuyết giảng và nói “phải mua những bức tranh của ông vì đó là di sản quý giá để lại cho con cháu đời sau”.
 Câu nói này làm cô em phát hoảng phải bỏ đi tức thời, và sau đó nhận xét :
  “di sản của Việt Nam có vậy thôi sao... That’s it?”.


 Mới đây đại họa sĩ Trịnh Cung lại dở trò vùi hoa dập liễu khi nhận định về cô em Phương Thảo ở Việt Art Center. Cũng như cô em mà tôi giới thiệu tới mua tranh của ông Cung, họ là những người được huấn luyện theo cái phong thái cởi mở, dung nạp (tolerant) của nền giáo dục Hoa Kỳ.

 Họ có những kiến thức chuyên môn khá xâu sắc về một số lãnh vực, do đó khi nói chuyện với giới trẻ được huấn luyện ở Hoa Kỳ này cũng nên cẩn thận.
 Khác với người già “nhai lại và hợm hĩnh” ở xứ ta, đám trí tuệ trẻ này biết họ nói gì, nói để bầy tỏ và chia xẻ, không hề hàm ý khoe khoang như nhận xét của họa sỹ Trịnh Cung là cô Phương Thảo đã “phô diễn kiến thức của mình”.
  Tôi có dịp nói chuyện với “người nữ” này vài lần (ngoài chuyện hơi tức vì cô ta gọi tôi bằng chú), tôi không hề có cái cảm giác của hoạ sỹ Trịnh Cung, ngược lại tôi cho rằng chính ông Trịnh Cung mới là người muốn “phô diễn những kiến thức tạp nhạp của ông” khi ông phán rằng cô Thảo “chẳng biết gì cả, zero về kiến thức mỹ thuật”.
 Ông còn giậy dỗ là cô ta phải đi học một lớp về lịch sử mỹ thuật, một khóa về thưởng thức tranh, để biết phân loại, tranh nào là sáng tạo, tranh nào là ăn cắp của người khác.

  Xem tranh của ông khó như vậy sao?
 Không biết là xem tranh mộc bản heo gà của Việt Nam thời cổ, hay những bức tranh của thời thượng cổ vẽ nguyệch ngoạc trong hang động, có cần phải tốt nghiệp trường Mỹ thuật hay không, vì chắc chắn những bức tranh này đã là nguồn vui cho một số rất đông người qua nhiều thời đại.

 Kiến thức hội hoạ hay nghệ thuật (tuy là một học hỏi nên có) nhưng thật ra không liên quan gì đến chuyện thưởng ngoạn nghệ thuật, và càng không liên quan gì đến chuyện điều khiển một phòng triển lãm để bán tranh.
 Trong quá khứ hầu hết những danh tài hội họa sống được cũng là nhờ những tay lái tranh, hoặc những mệnh phụ phu nhân trong giới quý tộc lắm tiền nhiều của mà kiến thức hội họa không bảo đảm là phải cao siêu .
  Bắt cô em Phương Thảo phải có kiến thức hội họa để chỉ treo tranh Trịnh Cung thôi là chuyện hơi qúa đáng.
 Kiến thức về lịch sử hay mỹ học hội hoạ thường chỉ có giá trị để so sánh, đo đó chỉ có giá trị tương đối và chủù quan, và chắc ông Cung cũng phải thấy những danh họa thường không được chấp nhận trong thời đại của mình. Người nghệ sỹ sáng tạo, vì thế là những người đi trước thời đại như thơ của Phạm Công Thiện:
 
 “Nhà thơ là những chuyến tầu xa,
 
 Mọi người đều đến trễ sân ga”.
 
 Điều này cũng đúng trong phạm trù thưởng ngoạn nghệ thuật, nó rất chủ quan, lệ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội và tâm lý cá nhân do đó cũng rất cô đơn. Thí dụ một lần tôi được nghe ông Cung luận bàn và phẩm bình về sự tuyệt vời trong tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, trong khi cá nhân tôi lại hoàn toàn thất vọng về nhà hoạ sỹ nổi danh này.

 Ông Trịnh Cung nói rằng cần phải phân biệt tranh sáng tạo và tranh ăn cắp của người khác. Như ông Cung đã tuyên bố hiện nay có cả mọt phong trào nhái lại tranh của ông.
 
 Không biết ai nhái lại được tranh của ông vì cách vẽ của ông là loại tranh vô hình thể, bố ai mà bắt chước được. Ngay như chính ông, ông cũng không bắt chước được chính ông nói gì đến người khác.
 Có điều tôi biết chắc là một cách nào đó chúng ta đều ảnh hưởng tương tác tới nhau, tương tác giữ xã hội, con người và thời đại. Cách vẽ của những họa sỹ Án Tượng đặc biệt là Gauguin hay Picasso đã có sự gợi hứng, hay không nói là sự sao chép lại quan niệm vẽ tranh củùa Nhật Bản và Phi Châu. Dù vậy tôi nghi ngờ về khả năng ảnh hưởng của ông Trịnh Cung đối với thời đại trong đó có tôi.

 Tôi không được huấn luyện chuyên ngành về lịch sử hội hoạ, nhưng nếu không lầm thì nghệ thuật và cả những phát kiến khoa học chính là sự góp nhặt, thăng hoa, và liên tục kiện toàn những phát kiến có từ trước, để phục vụ con người qua từng giai đoạn của lịch sử. Lối vẽ phi hình thể hay siêu thực của ông Cung ở đâu ra vậy. ?
 Ông hoạ sĩ Trịnh Cung có bị khủng hoảng tinh thần không khi tiếp xúc với một trí tuệ trẻ ở hải ngoại, mà ông cho rằng đã thiếu sự cung kính với một tài năng của đất nước, khi phán rằng “Việt Art Center đã treo những bức tranh vứt đi như thế này”.
 Tôi có may mắn được nhìn vài bức tranh của ông Trịnh Cung vẽ mấy cô ca sĩ mà tôi quen biết, thì cảm giác của tôi đúng với câu thơ của các cụ đó là:
 
 “Tưởng rằng đồ nọ hoá đồ kia”,
 
 Có nghĩa rằng qua tranh vẽ của ông Cung tôi không thể nào mường tượng ra được một nét nào của người mẫu.

 Ông Trịnh Cung có lộn không đấy khi nói rằng trong phòng tranh của Việt Art Center, sẽ không thể nào có tranh của những tài danh như Nguyên Khai, Đinh Cường vì tôi biết chắc Nguyên Khai có triển lãm ở đây.
 Tất nhiên, hiện nay thì phòng tranh Việt Art Center chưa có dịp triển làm những danh phẩm như của Trịnh Cung, vì thực sự hoạ sỹ loại nhà nghề, sống bằng nghề vẽ của người Việt hiện còn rất ít ở hải ngoại. Quanh đi quẩn lại chỉ có vài hoạ sỹ trong “hội hoạ sỹ không còn trẻ nữa” như Hồ Thành Đức, Nguyên Khai, Nguyễn Trung, Đinh Cường (quên mất còn Trinh Cung nữa). Tuy nhiên nếu trung tâm này đạt được huề vốn và sống lâu, thì trong tương lai sẽ có nhiều hoạ sỹ Việt Nam trên toàn thế giới đóng góp tác phẩm của mình, kể cả những họa sỹ trẻ như ông từng có một thời trẻ tuổi vậy.
 Dù chỉ mới khai trương, tôi thấy cung cách trình bầy ở Việt Art Center nói theo kiểu nhà nước Annam là rất có “văn hoá”. Bên cạnh những tranh khá nổi tiếng của nữ hoạ sỹ Nguyễn Thị Hợp còn có nhiều đồ cổ, đồ gốm, sách báo, trình bầy mỹ thuật và rất nhiều tranh mà tôi đặc biệt bị cuốn hút, nhất là những tranh khổ nhỏ, có vẻ như của thiếu nhi vẽ, hoạc những tranh sự tích lịch sử Việt Nam.
 Tất nhiên đây chỉ là những sản phẩm thường thường thôi, nhưng xem ra cũng hấp dẫn không thua gì bức tranh chiếc ly của hoạ sỹ Trịnh Cung treo ở nhà cô Nhật Hạ.
 Tôi không được hân hạnh quen ông Trịnh Cung ở Sàigon trước đây, di tản sang Mỹ người ta nói là “đít lộn lên đầu” nên mới được hân hạnh làm quen sơ xịa với ông Trịnh Cung, nhưng tôi đã biết tiếng ông là bạn của nhà nhạc sỹ nổi danh khắp nước Trịnh Công Sơn.
 Ông Trịnh Công Sơn chết đi có để lại vài bức tranh mà nghe nói bây giờ bán được giá lắm. Cũng là nhờ ơn ông Trịnh Cung nên ông Trịnh Công Sơn mới được nổi tiếng thêm trong ngành hoạ, vì một lần có người nói Trịnh Công Sơn cũng là hoạ sỹ thì tôi được nghe ông Trịnh Cung tiết lộ rằng, ông Sơn sau một thời gian ở gần ông nên đã thụ huấn được tự nhiên các kỹ thuật hội hoạ.
 “Nhất nét vi sư bán nét vi sư”. Cũng mừng ông có học trò nổi tiếng. Riêng tôi, có học lóm được vài nét nhờ quen biết học trò ông Phi Lộc là hoạ sỹ Đinh Hợi nên cũng phải tôn ông Phi Lộc làm đại sư phụ.
 Trong giới nghệ sỹ người ta cũng mượn câu hát của Trịnh Công Sơn để "minh hoạ” ông Trịnh Cung khi gọi ông là “người sướng hai lần thị da nát tan”.

 trinhcung_bo3-contentThời quốc gia ông cũng sướng vì là đại họa sỹ, thời Cộng Sản ông cũng sướng vì là “nghệ sỹ nhân dân ưu tú”. Rồi ông sang Mỹ, ông nói dậy bọn đế quốc Mỹ vẽ tranh (không biết trường nào để lần tới tôi đi học), Ông đi xứ Mỹ làm thầy thiên hạ, về Việt Nam lại mới thêm vợ trẻ đẹp bằng tuổi con gái mình, ôi thật là sướng hết chỗ nói.

Sướng quá ông hoá điên chăng nên khi được hỏi về Việt Art Center ông đã khẳng định:
 “Cái này đáng lẽ nên vứt đi”.
 Rồi ông còn phán tiếp rằng nhu cầu làm nghệ thuật trong nước cũng như hải ngoại là đi chu du các viện bảo tàng, các phòng triển lãm chuyên nghiệp ở Chicago, New York, San Francico.
 Nge ông nói mà thấy thèm quá, tôi ở nước Mỹ này trên 30 năm rồi mà mới chỉ được bọn trẻ Việt Weekly cho đi tới San Francisco một lần, nói gì đến Nữu Ước. Muốn đi chu du như vậy các hoạ sỹ phải bán được tranh, mà muốn bán được tranh mà “không cần phải nói xấu nhau” thì cần phải mở hoạt động vào thị trường ngoại quốc.
 Việt Art center là một khu vực đa văn hoá Mỹ, Mễ, Việt mà chưa có phòng tranh. Kinh nghiệm triển lãm của hoạ sỹ Phi Lộc (mà ông gọi là tranh vứt đi, tranh chợ) vậy mà ngay ngày đầu tiên đã có 3 người ngoại quốc mua tranh.
 Họa sỹ Trịnh Cung ở Việt Nam thỉnh thoảng lại xẹt qua Mỹ thăm con và giậy bảo, chắc không biết cảnh triển lãm tranh ở quận Cam thảm lắm.
 Phòng tranh rộ lên được một hai tiếng buổi trưa uống rượư chát, đọc diễn văn trong ngày khai trương cuối tuần ở những phòng sinh hoạt hai tờ báo lớn, sau đó thì vắng tanh vì không ai có thời giờ và lý do để ghé qua khu vực này. Khách mua tranh vì thế rất giới hạn, mặc dù đã trót sinh là họa sỹ thì vẫn cứ phải triển lãm như thường.
 Việt Art Center ở một khu du lịch cổ kính, sinh hoạt đa văn hoá, phong cảnh mát mẻ thơ mộng, nếu trời thương không xập tiệm trước khi khách hàng Mỹ Việt quen biết qua lại, thì quả là một trung tâm sinh hoạt văn hoá tốt đẹp mang sắc thái Việt Nam. Ít nhất cũng khá hơn cái không khí, khô kháo, ngơ ngáo của những phòng tranh ở Bolsa.
 Hơn 30 năm rồi ở hải ngoại, người ta xây nhiều ngôi chùa nguy nga, nhiều giáo đường tráng lệ, nhiều shopping center vĩ đại của con buôn, đóng góp hàng trăm ngàn cho bọn “chuyên viên ăn phân” và hoạt đầu chính trị, nhưng đã có trung tâm văn hoá nào ra trò đâu. Việt Art Center này chỉ là một đáp ứng nhỏ thôi ông Trịnh Cung ơi.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 36023)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(Xem: 102593)
Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
(Xem: 19192)
Ở Ấn Độ có thủ tục dùng hai ngón tay xâm nhập vào cửa mình người phụ nữ để thẩm định là cô ta có “quen thuộc “ với chuyện làm tình hay không.Nếu hai ngón tay ra vao đễ dàng, thoải mái, không cản trở” có nghĩa là nạn nhân đã quen thuộc với chuyện làm tình.!! không thể kể là bị hiếp? Một bác sỹ kiểm định y khoa tội phạm ở Bangalore cho rằng “bác sỹ có ngón tay to nhỏ khác nhau” .Hai ông bác sỷ sẽ có những nhận định khác nhau Chưa kể trời sinh “cái đó”của phụ nữ cũng khác nhau rất nhiều trong cùng một nòi giống nói gì thuộc những sắc dân khác nhau .Một anh bác sỹ Việt Nam dùng “hai ngón tay xinh xinh” với một phụ nữ gốc Phi Châu năng 200 pounds từng làm tình từ lúc 14 tuổi thì nhất định không thể có được bằng chứng để buộc tội hiếp dâm dù một vụ cưỡng bức tình dục đã diễn ra
(Xem: 18298)
Thịt chó ăn đậm đà hơn thịt heo. Nói theo kiểu Việt Cộng là “có chất lượng” hơn, tức là miếng thịt nhai trong miệng nghe như có lập trường, bền bỉ, bổ dưỡng, và “có cảm giác” hơn các loại chất đạm khác. Riêng đối với tôi thì đó là cái cảm giác gai gai, khiến nuốt xuốâng mà cứ như vương vướng ở cổ, phải chiêu ngay một ngụm đế Ông “Già Bật Ngửa” vốn là thứ mỹ tửu mãnh liệt của dân nhậu bình dân. Cái cảm giác vướng mắc này có thể bắt nguồn từ hai hình ảnh hay hai kỷ niệm đối nghịch nhau, một phía là sự khinh bỉ, kinh tởm, kỳ thị với loài chó, mặt khác là những tình cảm thương yêu, tin cẩn, và kính trọng
(Xem: 12529)
Tình bạn là một dòng sông, từ một lúc nào đó, những nhánh nhỏ ân tình đổ vào con sông bằng hữu. Sông trôi mãi trong cuộc đời, giữa những ân tình mới vẫn là những ân tình xưa cũ chỉ làm sông thêm hùng vĩ, vững vàng qua những thác gềnh, qua những bến bờ, qua mùa nắng hạn, qua lúc mưa giông, sông chỉ đầy thêm không vơi, không thay lòng đổi dạ, sông bằng hữu đôn hậu, trung thành.
(Xem: 14968)
Muốn nói tới sự hung hiểm, tàn bạo,vô lương tâm , dâm tà, con nguời thường dùng chữ Sài Lang. Người ta nói quân Sài Lang cướp nước, bọn Lang sói , bọn lòng Lang dạ thú.vv.. Nói về một nguời đàn bà (hoặc đàn ông) không chung thủy, vô đạo đức , dâm dục, thì gọi là quân Lang chạï. Một nguời mất nguồn gốc, không nhà không cửa thì gọi là là dân Lang bạt kỳ hồ, không màng tới quê hương đất tổ. ( con cho hoang trôi dạt khắp nơi) Làm một việc gì không định hướng thì gọi là Lang thang, Lang thang gọi chệch đi thì thành Lang bang. Nói năng láo lếu không tin được thì gọi là ăn nói Lang bang chi địa không biết trời đất là gì, con trai con gái tới tuổi làm “nhức đầu cha mẹ”, da mặt loang lổ chổ trắng chỗ đen thì gọi là lang beng, Ăn mặc bẩn thỉu đầu đường só chợ thì gọi là Lang Thang lếch thếch

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.