0913_logo_copy

LAM CON LANG DUNG GIUA TROI BO VO

17 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 14969)
. . . . . . . . . . . . . . 
phiem_ma_khong_di_2-contentLàm con LANG

đứng giữa trời hoang sơ. . . . .









 8HlVr3w7odg4MAAAAASUVORK5CYII=
 Muốn nói tới sự hung hiểm, tàn bạo,vô lương tâm , dâm tà, con nguời thường dùng chữ Sài Lang. Người ta nói quân Sài Lang cướp nước, bọn Lang sói , bọn lòng Lang dạ thú.vv..
 Nói về một nguời đàn bà (hoặc đàn ông) không chung thủy, vô đạo đức , dâm dục, thì gọi là quân Lang chạï.
 Một nguời mất nguồn gốc, không nhà không cửa thì gọi là là dân Lang bạt kỳ hồ, không màng tới quê hương đất tổ. ( con cho hoang trôi dạt khắp nơi)
 Làm một việc gì không định hướng thì gọi là Lang thang, Lang thang gọi chệch đi thì thành Lang bang. Nói năng láo lếu không tin được thì gọi là ăn nói Lang bang chi địa không biết trời đất là gì, con trai con gái tới tuổi làm “nhức đầu cha mẹ”, da mặt loang lổ chổ trắng chỗ đen thì gọi là lang beng, Ăn mặc bẩn thỉu đầu đường só chợ thì gọi là Lang Thang lếch thếch.

 Còn bao nhiêu chuyện xấu xa nữa mà loài nguời dùng tên cúng cơm của loài Lang để thóa mạ , bôi bẩn nhau dù rất ít ai hiểu rõ Lang là cái giống gì, chỉ đoán lơ mơ đây là một con vật họ hàng với loài chó sói vì Lang còn được ghép với loài chó sói trong chữ Lang sói
 Không những chỉ người Việt hay nguời Tầu mới kỳ thị loài Lang. Nguời Thổ nhĩ Kỳ cũng khinh thị loài thú này không kém nên chữ Chakal của họ dùng để chỉ những nguời làm việc tôi mọi hạ tiện để phục vụ nguời khác, từ đó nẩy sinh chữ Jackal là tên gọi của một loại sinh vật giống như loài chó sống ở Phi Châu và Á châu. Người Âu châu cũng cho rằng Lang là môt giống vật khôn ngoan, quỷ quyệât và nhất là tàn ác.
 Bị loài người sỷ vả, vu vạ đủ chuyện sấu xa nhưng vì không có cái luỡi không sương lắt éo tài tình như loài người nên loài Lang đành phải nuốt hận thường đợi những đêm trăng sáng, lên gò cao cùng nhau hú lên vài tiếng mong chị Hằng làm chứng cho nỗi oan khiên của mình.
 langbox1-contentGần đây sự nghiên cứu của những nhà sinh vật học đã giải oan cho hầu hết những điều sấu xa mà loài nguời gán ghép cho loài Lang .
 Người ta đã quay được đầy đủ chi tiết một gia đình Lang từ ngày cô cậu mới gập nhau trong tiếng xét ái tình cho đến lúc con cháu đầy đàn.
 Nhìn vào phim này nguời coi không khỏi tự hỏi nếu loài Lang nói được và nếu nuốn diễn tả sự độc ác, sự lăng loàn, lòng dâm dục thì chắc sẽ phải dùng chữ “NGƯỜI” .Thí dụ nói Nguời chạ thay vì Lang chạ
 Các nhà nhân chủng học đồng ý với nhau là khi một sinh vật vuợt lên trên cái bản năng truyền giống sơ đẳng thể hiện bằng tính dục để tiến lên thành lập một đơn vi gia dình thì đó là bước đầu của một xã hội mà văn minh tiến bộ xây dần quanh đó.
 Phần lớn các sinh vật hạ đẳng đều không có cái ý niệm hoặc cái bản năng kiến tạo gia đình, dù trong nhiều trường hợp vẫn có khả năng xã hội thí dụ như loài ong, loài kiến, những bầy thú sống hợp quần thành từng đoàn như voi, ngựa.
 Một số thú vật khác thì lại có ý niệm gia đình và bổn phận (rất ngắn )giới hạn trong từng chu kỳ động tình sau đó thì đừơng ai nấy đi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi”...
 Có lúc thì chị cái làm thịt luôn anh chàng để bồi đưỡng său cơn sinh đẻ mệt mỏi, có khi thì anh chàng sơi tái luôn mấy đứa con để có thể tiếp tục mè nheo nàng mà không bị cản trở như ở loài sư tử). Ở phần lớn thú vật, bản năng tạo lâp gia đình chỉ kéo dài tối thiểu tới lúc con cái đủ lông đủ cánh, tạm sinh tồn được là phó mặc chúng mày cho rủi may và cái gia đình trong chu kỳ truyền giống ngắn hạn này cũng rã đám theo cả anh và chị tan hàng chờ mùa động tình năm tới vái đào kép mới. Còn khỉ thì giống loài người ta lắm. Mấy anh khỉ đực cứ sách đồ nghề chạy lòng dòng, thấy chị nào “quởn” là nhào vô làm bậy mọt cái rồi dông mất tiêu để chị nuôi con hộ tôi.
 Riêng ở khoản kiến tạo một sinh hoạt gia đình, loài Lang ăn đứt nhiều sinh vật khác, không chừng ăn đứt luôn con nguời ở ngưỡng cửa của thế kỷ 21 này nữa.
 Lòai Lang, tuy không cần thề thốt trước mặt Chúa, Phật, làm lễ cột dây tơ hồng nhưng dứt khoát là “mate for life”, một vợ một chồng cho đến lúc đầu bạc răng long, không có chuyện một vài năm, có khi vài ngày đã chán nhau, không có chuyện “vợ bạn là nhà tôi”
 Ở khoản này, chữ Lang chạ đổi thành “nguời chạ”có lẽ đúng hơn vì theo thống kê thì đến đầu thế kỷ 21 này trên nước Mỹ sẽ khó kiếm được gia dình nào một vợ một chồng kiểu như gia đình Lang nữa.
 Vận tốc cuộc đời văn minh quay ngày một mău hơn, các ông các bà đến cơn động tình thì a vào nhau hiệp sức truyền giống, con cái lớn lên hoặc chỉ biết cha hoặc chỉ biết me, họặc chẳng biết cha mà cũng không biết mẹ, vì thế, trên nước Mỹ này mới có cái chuyện khó tin nhưng có thật là mẹ lấy con trai hoặc bố lấy con gái, không biết thế hệ sau đẻ ra thì gọi nhau là gì nữa. Nghe mà phát khiếp.
 Loài Lang còn hơn loài nguời (hoặc thua chưa biết chừng ) đó là mỗi khi phải làm cái chuyên trời bắt tội thì thường kiếm chỗ kín đáo xa hắn con cái . Nhiều khi ông bố Lang cũng phát hoảng “đòi liền” nhưng bà mẹ gầm gừ nhe răng nhắc chàng :“ăn có nơi ngồi có cho nghe cha nội” rồi kín đáo nàng đi trước, dẫn chàng đến một chỗ xa vắng bầy trẻ.
 langbox2-contentỞ nơi khác trên thế giới không biết thế nào chứ ở cái nước Mỹ này hàng ngày xẩy ra thiếu gì chuyện bố mẹ biểu diễn trước mặt con cái cho nó tân kỳ hoặc nhẹ ra thì cũng đưa nhau lên các Talk Show nham nhở kể chuyệân phòng the cho thiên hạ trong đó có con cái mình nghe chơi, tiẹân viêc cho chúng rút kinh nghiêm hoặc ở Sanfrancisco có nhừng hôi quán nơi các cặp mang nhau đến làm tình trước mặt thiên hạ thường khi còn nhờ khán giá tiếp sức chung vui, miễn “làm sương cho sáo” là đuợc
 Loài Lang cũng không độc ác như nguời ta tưởng và nếu có phải giết, phải cắn cấu thì cũng là cái luật của Thượng Đế nhưng Lang khác con nguời vì chỉ giết vì nhu cầu biến dịch, của dòng đạo lớn, không giết vì thú vui hoặïc giết hại chắng vì lý do gì kiểu như hàng ngày vẫn có những anh Mỹ sách súng tiểu liên bắn loạn cào cào chết hàng loạt nguời mà chẳn có mục dích gì. Đặc biệt là Lang không giết con kiểu như mấy bà Mỹ bỏ con ngoài đường hoăïc cho vào sọt rác cho chó ăn thịt.
 Loài Lang rất gắn bó với quê hương của mình, không phải là loại thú du mục, không phải là loại Lang bang chi địa như sự gán ghép của loài ngựời.
 Sau khi chọn nơi này làm quê hương chỉ cần “tè”một vòng quanh nhà là đủ, chẳng sợ ai xâm lấn. Cặp vợ chồng Lang cấu kết với quê hương đã chọn, sống chết sinh tồn ở đó dù mảnh đất đó có khó khăn khô cằn .
 Lang tộn trong lãnh thổ và quyền sống của nguời khác không cần có Liên Hiêp Quốc để phân xữ mà vẫn đánh nhau chí chóe để chiếm đất.Viêt công xâm lắng Cambốt, Nga xâm lăng A Phú Hãn còn Mỹ thì xâm lăng cả thế giới với cái TV và Hotdog nhãn hiệu “Frank”
 Cuốn phim tài liệu thật cãm động cho thấy Loài Lang có một sinh hoạt gia đình đầy ý nghĩa. Cậu mợ Lang gập nhau, yêu nhau và quyết định chung sống. Lứa đầu một trai một gái. Rồi ....như cuộc đời, như mọi nguời, anh Lang con lớn lên, có một lúc cũng động lòng hồ hải muốn bước vào đời để lập mộât mái ấm riêng.
 Ngoài vòng bảo bọc của cha mẹ tất nhiên đầy hiểm nghèo nhưng là một trang thanh niên hiêïn ngang, tuẩn tú, anh vẫn phải ra đi để rồi... như cuộc đời, như bố mẹ Lang, lại tạo dưng một gia đình mới với những ghĩa vụ mới .
 Câu lang đi giang hồ dược ít lâu bèn bị bị cuôc đời nó đì cho tới tả, lúc đó mới biểt rằng bên trong cái vòng đai mỏng manh bằng nước tiểu của bố mình vậy mà an ổn yên bình quá .
 Một bữa cậu Lang bi thiên hạ đánh cho tơi tả, què một cẳng lết về nhà kêu cứu. Quân thù đã tới sát cửa cả nhà Lang phải ùa ra hợp sức chống đỡ kẻ thù .
 Câu Lang con bây giờ tàn tật, không thể kiếm ăn một mình đành phải tá túc với cha me. Anh chị Lang cũng không đuổi con đi như nhiều người văn minh hiện nay. Gia đình Lang bây giờ cũng đông hơn ngày nào hai ta mới dắt díu nhau về nơi đây xây tổ ấm. Nhà có thêm hai miệng ăn, chị Lang mới đẻ thêm một lứa nữa. Những lúc săn mồi mang về, cậu Lang trưởng rất có tư cách, biết rằng các em đang tuổi lớn cần bồi dưỡng hơn còn minh thì bất lực nên bao giờ cũng đợi cả nhà đã no đủ rồi mới xin được hưởng chỗ xương sẩu dư thừa.
 Tư cách như thế sao mà bảo là tham lam

8P8BjP0vIKQsBpIAAAAASUVORK5CYII=









 Rồi ...cô Lang con cũng vừa lớn khôn, một bữa đẹp trời ,bên ngoài hàng rào của mái ấm gia đình một “chàng đẹp” mới từ phương xa chợt tới. Chàng dừng lại, lờn vờn ngắm nàng. Nàng lởn quởn ngó chàng. Xuân hồng như có chàng muốn hỏi nhưng còn chưa giám gõ cửa bước vào vì cái hàng rào ngăn cấm vô hình mà bố em đã vẽ và anh không thể lén vào như phường đạo tặc.
 Cô lang chay tới chay lui, ngó chàng, ngó bố mẹ ngần ngừ.
 Anh chị Lang cũng ngó con trong câm lặng như thầm hiểu đó là “Nhạc của Trời, lời của Đất”. Anh chị Lang đứng đó ngó cặp tình nhân trẻ cho tới lúc mất dạng trong rừng cây ....

 
 






 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 36037)
Trong Mắt Bão Lịch Sử Một công trình nghiên cứu công phu lịch sử Việt Nam từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, qua giai đoạn 80 năm nô lệ, qua hai cơn bão lớn nhất thời đại Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến, Nỗ lực đấu tranh dành độc lập của Việt Nam qua hai dòng cách mạng Nguyễn Thái Học và Hồ Chí Minh. Người Mỹ qua cơ quan tình báo chiến lược OSS và đại uý Patti. Việt Nam trong mùa cách mạng. Cuộc chiến giữa quan tư tình báo Pháp Sainteny và Hồ chí Minh, Từ bản tuyên ngôn độc lập tới Toàn quốc kháng chiến Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh dò đường về sử bằng tất cả tấm lòng ngay thẳng, chân thành, không thiên vị chao đảo bởi những thiên kiến thù hận
(Xem: 102594)
Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
(Xem: 19192)
Ở Ấn Độ có thủ tục dùng hai ngón tay xâm nhập vào cửa mình người phụ nữ để thẩm định là cô ta có “quen thuộc “ với chuyện làm tình hay không.Nếu hai ngón tay ra vao đễ dàng, thoải mái, không cản trở” có nghĩa là nạn nhân đã quen thuộc với chuyện làm tình.!! không thể kể là bị hiếp? Một bác sỹ kiểm định y khoa tội phạm ở Bangalore cho rằng “bác sỹ có ngón tay to nhỏ khác nhau” .Hai ông bác sỷ sẽ có những nhận định khác nhau Chưa kể trời sinh “cái đó”của phụ nữ cũng khác nhau rất nhiều trong cùng một nòi giống nói gì thuộc những sắc dân khác nhau .Một anh bác sỹ Việt Nam dùng “hai ngón tay xinh xinh” với một phụ nữ gốc Phi Châu năng 200 pounds từng làm tình từ lúc 14 tuổi thì nhất định không thể có được bằng chứng để buộc tội hiếp dâm dù một vụ cưỡng bức tình dục đã diễn ra
(Xem: 18298)
Thịt chó ăn đậm đà hơn thịt heo. Nói theo kiểu Việt Cộng là “có chất lượng” hơn, tức là miếng thịt nhai trong miệng nghe như có lập trường, bền bỉ, bổ dưỡng, và “có cảm giác” hơn các loại chất đạm khác. Riêng đối với tôi thì đó là cái cảm giác gai gai, khiến nuốt xuốâng mà cứ như vương vướng ở cổ, phải chiêu ngay một ngụm đế Ông “Già Bật Ngửa” vốn là thứ mỹ tửu mãnh liệt của dân nhậu bình dân. Cái cảm giác vướng mắc này có thể bắt nguồn từ hai hình ảnh hay hai kỷ niệm đối nghịch nhau, một phía là sự khinh bỉ, kinh tởm, kỳ thị với loài chó, mặt khác là những tình cảm thương yêu, tin cẩn, và kính trọng
(Xem: 12529)
Tình bạn là một dòng sông, từ một lúc nào đó, những nhánh nhỏ ân tình đổ vào con sông bằng hữu. Sông trôi mãi trong cuộc đời, giữa những ân tình mới vẫn là những ân tình xưa cũ chỉ làm sông thêm hùng vĩ, vững vàng qua những thác gềnh, qua những bến bờ, qua mùa nắng hạn, qua lúc mưa giông, sông chỉ đầy thêm không vơi, không thay lòng đổi dạ, sông bằng hữu đôn hậu, trung thành.
(Xem: 13800)
cái cung cách “cha nội” của Trịnh Cung là chuyện trời sinh, mặc dù thực chất và thực tài của đương sự thì cũng chỉ “thường thường bậc trung” thôi. Lâu lâu cho ông ta phán vài câu “bố con chó xồm” thì cũng chẳng chết thằng Tây nào, thí dụ như mới đây ông ta tuyên bố một câu xanh dờn là “bắt chước và nhái lại tranh của tôi (Trịnh Cung) đang là phong trào, như thế tôi đã tạo ra được một trường phái hộâi hoạ đấy chứ (trường phái Cung i dầm!!”ù.

GHI DANH NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email.