Chung thủy chỉ một vợ một chồng từ lúc trưởng thành cho đến phút biệt ly lìa trần. Ý trời hay ý chim? Dĩ nhiên phải là ý trời và vì sống theo ý trời nên chim “đạo đức” ngay thẳng có sẵn trật tự thiên nhiên... rõ ràng hiệu nghiệm hơn những giáo huấn hay dự luật gia đình của xã hội loài người. Qua bao thế kỷ, tình người vẫn điêu ngoa, gian dối, ngoại tình, ly dị, “ông ăn chả bà ăn nem”, “vợ cả vợ hai... cả hai đều là vợ cả” bất chấp phép vua hay lệ làng từ thời cổ đại đến văn minh. Phải chăng tiếng chim Cu êm ái là tiếng lòng thánh thót nên đẹp và trong sáng? Còn tiếng hát loài người “Yêu ai yêu cả một đời...” vừa nghe xong, chúng ta đã có ý nghĩ xấu vì mang đầy hoài nghi lẫn ngờ vực!
Di chiếu của Gia Long, cho đến nay vẫn chưa được thấy đề cập đến trong các sử liệu tuy nhiên, những lời trăn chối của ông trên giường bệnh có được loan truyền ra ngoài theo đó Gia Long đã căn dặn thái tử Ðảm: "Hoàng nhi hãy đối xử tốt với người Pháp nhưng không nhựợng một tấc đất nào của Ðại Việt cho người Pháp". Lời trăn chối này (được lập lại trong một bài báo đăng trong một tạp chí Hoa Ky Living Age số 2860 năm 1883) phải chăng đã phản ảnh sự lo sợ thường trực của Gia Long đối với thế lực của người Pháp nhất là sự vướng mắc của hiệp định Versaille. Nguyễn Ánh từ chối không thi hành hiệp định này