BÙA THIÊN YỂM
Thực
dân trong thế kỷ 19 
Đông
Nam Á trong kỷ nguyên Thực Dân
(KY 1)
Thực
dân không là chuyện mới lạ trong lịch sử nhân loại cũng không giới hạn trong
khuôn khổ loài người. Ong kiến cũng biết nuôi nô lệ để phục vụ cho mình. Đó là
cái luật bẩm sinh của mọi sinh vật, và khi đã là luật tiến hoá của vũ trụ thì
không có vấn đề đạo đức mà chỉ còn lại sự sinh tồn. Kẻ chiến thắng là kẻ tồn
tại cuối cùng. Nói như thế thì từ ngày lập quốc người Việt đã không ngừng chiến
thắng vì cũng từ ngày lậâp quốc người Việt đã
liên tục là nạn nhân của các đế quốc thực dân từ người Trung hoa, Môâng
Cổ cho đến những đế quốc thực dân Tây Phương sau này nhưng người Việt vẫn tồn
tại. Mặt khác chính người Việt cũng là một loại thực dân trong cuộc Nam tiến đã xoá
tên hai dân tộc.
Mọi
chế độ thực dân khởi đi bằng một cuộc chiến tranh do kẻ mạnh phát động để chinh
phục kẻ yếu, và kết thúc bằng một cuộc chiến tranh của kẻ yếu nổi dậy đòi quyền
sống. Lịch sử vẫn tái diễn không ngừng
những hợp tan của các đế quốc. Những khoảng cách địa dư không cho phép
bành trướng vô hạn định lãnh thổ của một đế quốc, nên ở một mức nào đó nó sẽ tự
huỷ hoại vì những ung thối và phân hoá nội tại.
500
năm trước (1200), cuộc chinh phục của Mông Cổ là một biến cố vĩ đại, thì trong
những năm chót của thế kỷ 19, sự bành trướng của các đế quốc thực dân Tây
Phương cũng ngoạn mục không kém .
Khi
tìm hiểu về những biến cố của nhân loại trong giai đoạn này, đặc biệât sự nổi
trôi của thân phận Việt Nam, thì sự tìm hiểu về tầm vóc quan trọng của các đế
quốc thực dân Tây Phương, đặc biệât trong khu vực Đông và Đông Nam Á Châu là
một điều cần thiết.....
Muốn
nhìn rõ tầm quan trọng trong sự bành trướng của đế quốc thực dân tại Đông Nam
Á, người ta không thể nhìn riêng biệt ở hành động của từng quốc gia Tây phương,
thí dụ như trường hợp của người Pháp tại việt Nam, người Anh tại Ân độ, người
Tây Ban Nha tại Phi, người Hà Lan tại vùng quần đảo Indies, mà phải nhìn tổng
quát như một bệnh dịch chiếm đất của Tây phương, khởi đi từ thể kỷ 15 và lan
rộng trên toàn thế giới. Trường hợp của Á Châu, do đó cũng chỉ là một phần của
cao trào thực dân đang bùng nổ từ Mỹ Châu, Phi Châu, Trung Đông...
Bước
hành động của thực dân có thể tổng lược trong ba giai đoạn.
1-
dùng sức mạnh quân sự và vũ khí tân tiến áp lực để đòi những đặc quyền thương
mại, qua những thoả ước bất bình đẳng, hoăc chiếm cứ và biến một số vị trí
chiến lược như hải cảng, cửa khẩu thành những xứ bán thuộc địa.
2-
Biến những đầu cầu này thành những thí điểm thuộc địa toàn diện, có nghĩa là
chiếm hữu và xác nhận chủ quyền, như một nhượng địa hoăïc một sở hữu vô
thời hạn.
3-
Ap lực bằng sức mạnh quân sự, bành
trướng tiệm tiến ra toàn thể lãnh thổ một quốc gia và gọi đó là một lãnh thổ
hải ngoại (extraterritorial) hoặc một xứ bảo hộ (etat protecroral).
Dù
dưới tên gọi nào thì nội dung vẫn chỉ là sự bóc lột không nương tay những xứ
thuộc địa, trong đó người dân địa phương bị biến thành những nô lệ và tài
nguyên của đất nước họ bị cướp giựt
Trong
những thế kỷ trước, sự hiểu biết về địa dư, địa cầu rất kém, con người thường
lần theo đường bộ, để nới rộng dần khu vực sinh hoạt thương mại ngoài quê hương
mình. Thương mại thường dẫn theo chiến tranh, chinh phục để bảo vệ quyền lợi
của các thương nhân và giới cầm quyền.
Sự
bành trướng bằng đường biển cũng có, nhưng trước thế kỷ 14 chỉ mang tính cách
địa phương, vì sự hạn chế của các phương tiện hải hành, kỹ thuật đóng tầu lớn
chưa phát triển, các hạm đội nhỏ không chở được nhiều quân viễn chinh, không
tiếp vận thoả đáng. Các cuộc tấn công bằng đường biển quá trắc trở và thường
ngắn hạn.
Kinh
đào Suyez chưa có, con đường vòng theo mũi Hảo vọng ở chỏm đuôi của Phi Châu
chưa kiếm ra. Trước thời Coprnicus (1500) người ta còn cho rằng trái đất hình
vuông, đi hoài trên biển sẽ rớt vào vực thăm của không gian...
Kể
từ thế kỷ 15 tình trạng này hoàn toàn đảo nghịch, một hạm đội với vài ba chiến
thuyền, vài trăm người lính và súng đại bác, là có thể áp đảo và khống chế dễ
dàng các vùng đất xa lạ.
Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha dẫn đầu trong việc chiếm thuộc địa. Cuối thế kỷ 18, sau
khi đã chiếm cứ nhiều vùng đất mênh mông tại Phi Châu, Trung Đông, Nam Mỹ, việc
chiếm đất để khai thác này đã trở thành một cuộc chạy đua nước rút, nhắm vào
các vùng đất còn lại tại Á Châu và Á Châu Thái Bình Dương.
Anh
quốc vừa hoàn tất việc sát nhập Miến Điện, Ấn Độ. Pháp chiếm Việt, Miên, Lào và
một phần lãnh thổ Thái. Thái Lan giữ được độc lập nhờ ngoan ngoãn nhượng đất và
cũng nhờ là quốc gia nằm giữa hai thế lực thực dân Anh Pháp, nên trở thành vùng
trái độn dưới ảnh hưởng mạnh của người Anh.
con tiep.....
KY 2
Nhật
cũng chổi dậy như một đế quốc thực dân. Năm 1890 họ chiếm Đài Loan, sau đó
chiếm Triều Tiên. Hoa Kỳ giựt Phi Luât Tân khỏi tay người Tây Ban Nha. Hà Lan
kiểm soát toàn bộ Indonesia.
Đức chiếm vùng Shantung và đang đẩy mạnh việc
chiếm thêm các nhượng địa khác trên đất Trung Hoa, Nga Nhật tranh nhau chiếm
Mãn Châu. (trong cuộc chạy đua này Hoa Kỳ cầm đèn đỏ không phải vì Hoa Kỳ không
đủ sức mạnh quân sự để đàn áp đám thổ dân hoặc đối đầu với các quốc gia thực
dân khác, nhưng lý do chính là vì họ bị trói buộc bởi lý tưởng lập quốc. (Chính
Hoa Kỳ cũng từng là thuộc địa của Anh nên rất thù ghét thuộc địa).

Bản đồ Á Châu
1595
Những
hiểu biết đầu tiên về vùng Đông Nam Á Châu có thể được kể đến là ghi nhận của
Marco Polo trên con đường trở về Venice, sau 20 năm phiêu bạt tại Trung Hoa
dưới thời Thiết Mộc Chân (Kublai Khan) khoảng 1275.


Rời
Venice khi 17 tuổi, 24 năm sau mới trở về, Marco Polo đã sống gần trọn cuộc đời
trẻ tuổi của mình tại Á Châu, ngay cả đã được Thiết Mộc Chân trọng dụng như một
người thân tín.

Một
vài năm sau khi trở về Venice, Marco polo bị cầm tù trong một cuộc nội chiến,
và trong thời gian này ông thực hiện được một cuốn sách kể lại những điều mắt
thấy tai nghe của mình, trong cuộc phiêu lưu từ Á sang Âu trong đó một phần quan trọng được dành để mô
tả chi tiết về một nước Trung Hoa trong một Á Châu đầy huyền bí, đầy hấp lực,
giầu thịnh và rực rỡ văn minh.
Rất
nhiều ghi nhận của Marco Polo về học thuật
hoặc văn minh Á Châu, đã dần được áp dụng tại Âu châu như việc sử dụng
tiền giấy thay cho kim ngân bản vị, cách phối trí thành phố như một bàn cờ, hệ
thống đường xá liên tỉnh với những trạm dịch và cách chuyển vận thư từ... sự
tráng lệ của thành Bắc Kinh.
Những
ký sự của Marco Polo mới đầu tuy chỉ được ghi nhận như một câu chuyện hoang
đường thí dụ như sự mô tả của ông về trái dừa của miền nhiệt đới, sự tráng lệ
tân tiến của kinh thành Bắc Kinh, một thành phố tân kỳ như một bàn cờ vĩ đại 30
dặm vuông, với đường xá thẳng góc với nhau và là nơi mà người ta có thể tìm
thấy: "những thứ gì qúy giá nhất, hiếm nhất trên cuộc đời này".
Tuy
nhiên cái vẻ rực rỡ hoang đường của Á Châu này càng ngày càng lôi cuốn Âu Châu
nhiều hơn, nhất là thế kỷ 15 khi mà kỹ thuật hàng hải của Âu Châu phát triển mạnh
mẽ hơn, các chiến thuyền đi được xa hơn, cũng như mang về thêm nhiều tin tức
của vùng Á Châu, để minh xác là những mô tả của Marco Pollo tuy kỳ diệu nhưng
chỉ là một phần nhỏ của một Đông Phương huyễn hoặc, đầy hấp lực và giầu thịnh.
Âu
châu bừng tỉnh sau thời đại đen tối (dark age)
tiến bộ mau chóng về cơ giới nhất là sự áp dụng thuốc pháo thành một thứ
võ khí,trong lúc Á châu vẫn ngủ vùi trong nền văn minh cũ.
Nhật
ký hải trình của Marco Polo có nói sơ tới vương quốc Champa (Nam Trung Việt),
đảo Phú Quốc, và cho rằng đây là một
vùng giầu thịnh nổi tiếng với loại gỗ
đen (gỗ mun hoặc gỗ lim) và cũng có những hải cảng thường xuyên có khách thương
ghé qua.
Chuyến
hải trình của Marco Polo trên đường về quê hương, cũng nói tới vùng Borneo với
gỗ trầm hương, vùng Singapore và quần đảo Sumatra, Java mà ông cho là một hải
đảo lớn cuả thế giới, chu vi 3000 dậm, có nhiều gia vị và sinh hoạt thương
mại tấp nập. Đặc biệt vùng eo biển
Malacca (phía Bắc của Singapore
hiệân nay), vùng cổ họng của mọi hải trình từ Âu sang Á.
MALACCA SNGAPORE

Từ
thế kỷ 14, vùng eo biển Malacca này đã phát triển cực độ về thương mại song
hành với Hồi Giáo.
Khu
vực này đã được người Tầu chiếu cố tới từ đời nhà Minh (khoảng 1405-1433) với
những đợt thám hiểm hùng hậu bởi các chiến thuyền và thương thuyền Trung Hoa.
Trong đợt thăm dò đầu tiên tại vùng hải đảo cực Nam này, người Tầu tung ra một hạm
đội vĩ đại với 62 thuyền và 28.000 thủy thủ. Thuyền của Trung Hoa dong buồm đến
tận Java, ceylon
(Tích Lan)
Những
cuộc thám hiểm kế đó họ đi xa hơn tới tận vùng bờ biển phía đông của Phi Châu,
vịnh Ba Tư và Hồng Hải.
Cùng
giai đoạn này, Người Bồ chỉ có những thuyền nhỏ và kỹ thuật hải hành thua xa
người Trung Hoa nên chỉ mới giám lần mò quanh vùng bờ biển Phi Châu (Bắc phi).
Vậy
mà nỗ lực thăm dò của người Trung hoa đột nhiên được lệnh của vua nhà Minh phải
dừng lại. Người ta chưa biết rõ lý do tại sao.
KY 3
Trong
lúc người Tầu co cụm lại thì người Bồ nhờ học được kỹ thuật làm thuyền của Ả
Rập, đã tiến thật mau trong nghề đi biển và chẳng bao lâu trở thành những anh
lính tiền phong trong chiến dịch chiếm đất thuộc địa..
Ngừơi
Trung Hoa không có tham vọng lãnh thổ ngoài lục địa Á Châu. Nỗ lực biểu dương
lực lượng của họ đặt trọng tâm vào việc khoa trương thanh thế, để minh thị tư
thế bá quyền của Minh triều tại Á Châu hơn là chinh phục.
Trái
lại, người Bồ cũng như người Tây Ban Nha, sau khi cải tiến được kỹ thuật đóng
tầu viễn duyên và pháo binh, đã không cần dấu diếm lòng tham lam đối với những
nguồn tài nguyên bất tận của Á Châu Thái Bình Dương. Họ là những Conquistador,
những người đi chinh phục, như Hernando Cortes từng viết khi chinh phục Mễ Tây
cơ năm 1521:
"Người
Tây ban Nha chúng tôi có một bệnh nặng trong trái tim, căn bệnh này chỉ có thể
chữa trị bằng vàng. Chúng tôi đi tìm vàng mà không phải tìm đất để canh tác như
những nông nô lao động.
Tương
tự Thuyền trưởng Bồ Đào Nha João Ribeiro năm 1685 từng viết:

Mũi Hảo Vọng (cape of good hope)
"Từ
mũi Hảo Vọng (cửa ngõ đầu tiên được khám phá trên con đường mở vào Thái Bình
Dương), chúng tôi không muốn để bất cứ mảnh đất nào thoát ra ngoài vòng kiểm
soát của người Bồ. Chúng tôi muốn đặt tay lên bất cứ chuyện gì trên vùng lãnh
hải mênh mông trải dài trên 5000 hải lý, từ Sofala (trên bờ biển phía Đông của
Nam Phi) tới Nhật Bản... Không còn chân trời góc biển nào mà chúng tôi không
chiếm cứ hay có tham vọng chiếm cứ để biến thành của tư hữu......"
Tới
đầu thế kỷ 16 (1511) giữa lúc Malacca đang phát triển cực độ về thương mại, hải
cảng bị một nhóm người Bồ Đào Nha chiếm cứ.
Biến
cố này có thể kể là giai đoạn mở màn của phong trào thuộc địa Tây Phương, trong
khu vực Á Châu Thái Bình Dương, và đã diễn ra song hành với việc bành trướng
của Thiên Chúa Giáo đối lại với Hồi Giáo.
Tuy
nhiên, đúng như tên gọi, người Bồ hay người Tây Ban Nha, chỉ là những người đi
chinh phục để hôi của (conquistador), không có khả năng cai trị và thống trị
của thực dân thuộc địa, nên tới 1610 thế
lực của Bồ Đào Nha suy yếu, họ không còn đủ khả năng để bảo vệ vùng này, trước
những thế lực bên ngoài và phải nhượng lại cho người Hoà Lan.

Tây
Ban Nha cũng có hải thuyền thám hiểm khu vực này. Vào khoảng 1522 họ khởi sự
chiếm một đảo nhỏ ở phía Đông Borneo và đến năm 1559 chiếm cứ quần đảo Phi luật
Tân.
Đây
là những bước thăm dò đầu tiên của thực dân Tây Phương trong thế kỷ 16.
Ở
giai đoạn tiền bán thế kỷ 16, người Bồ cũng có vài chuyến thăm dò vùng bờ biển
Nam Việt do một phụ tá của đề đốc Albuquerque là thuyền trưởng Antonio da
Faria. Thuyền của Faria tới hải cảng Tourane (Đà Nẵng) năm 1535, và kiếm được
một hải cảng tốt cách Tourane 15 dậm về phía Nam, sau được đặt tên là Faifo.
Mặc dù người Bồ không thành công trong việc biến Faifo thành một trung tâm
thương mại tiêu biểu cho quyền lực của Bồ Đào Nha như ở Macao, nhưng cho đến
1540 thi khu vực này đã trở thành một cửa khẩu chính để nhập cảng hàng ngoại
quốc, trong một khu vực được người Bồ đặt tên là Cochin-China. (Cochin nguyên
là một tiểu quốc ở phía Tây Nam Ấn Độ, tiếp giáp với vùng biển Ả Rập. Có một
thành phố tên là Cochin, là một hải cảng quan trọng vùng bờ biển Malabar.
Sau
khi Vasco da Gama thám hiểm khu vực này năm 1502, một khu căn cứ của Bồ được
thiết lập. Năm 1663, người Hòa Lan chiếm căn cứ này, sau đó năm 1795 lại lọt
vào tay người Anh. Do đó Cochin-China là để chỉ vùng đất Nam Việt ngày nay ở
giữa căn cứ Cochin
và Trung Hoa)

Những
trao đổi thương mại với Bồ Đào Nha tiếp diễn trong thế kỷ 16, qua những chuyến
buôn bán giữa thuộc địa Macao trên lãnh thổ
Tầu, và vùng bờ biển xứ Annam.
Cuối
thế kỷ 16 thế lực quân sự của Bồ suy giảm, kéo theo sự tàn lụi của đế quốc này.

Người
Hoà Lan và người Anh bắt đầu chiếm ưu thế với những hạm đội và phương tiện hải
hành tân tiến hơn.
Căn
cứ địa chính của người Hoà Lan là đảo Java. Từ đầu cầu đó họ giựt Tích Lan của
Bồ, Tới đầu thế kỷ 17 họ cộng tác với người Anh toả rộng ảnh hưởng trong vùng
hải đảo East Indies (tên gọi chung của vùng quần đảo Sumatra, Borneo, Malaysia,
Indonesia) nhưng tới năm 1623 thì cuộc chiến bùng nổ giữa hai nước với ưu thế
ngả về người Hoà Lan.
Tới
1637 người Hoà Lan bành trướng ảnh hưởng xa hơn vào lục địa A Châu. Họ buôn bán
tơ lụa với Thái và mở xưởng tại Phố Hiến (gần Hưng Yên Bắc Việt), liên lạc với
triều đình Huế.
Năm
1654 người Anh cũng được cho phép buôn bán và mở cơ xưởng tại Phố Hiến, nhưng
cơ sở thương mại và hãng xưởng của người Anh trì hoãn mãi tới 1683 mới bắt đầu
hoạt động.
Giai
đoạn này người Pháp cũng tìm cách xin làm ăn ở Bắc Hà, nhưng gặp sự cản trở của
người Hòa Lan đã đến từ trước, vả lại lúc đó Việt Nam đang thời nội chiến nên
việc làm ăn không ổn định và không có lợi, nên người Pháp cũng không tha thiết
lắm.
CON TIEP
KY4
Thời
Trịnh Nguyễn phân tranh, từ 1627 tới 1674, Chúa Trịnh chủ động chiến trường với
sự yểm trợ của người Hòa Lan, mở 7 cuộc tấn công không thành công vào lực lượng
chúa Nguyễn ở Nam Hà. Trongđợt tổng tấn công lần thứ 3 ( 1639- 1643), Chúa
Trịnh liên tiếp thất bại, không phá nổi phòng tuyến của chúa Nguyễn.
Việc
người Hòa lan giúp chúa Trịnh bị người Bồ dèm pha, đưa đến việc người Hòa Lan
bị trục xuất khỏi xứ Đằng Trong.
Lực
lượng phối hợp này cũng không thành công, mà còn bị chiến thuyền của chúa
Nguyễn đánh úp, bắt sống được một chiến thuyền lớn của Hòa Lan, một chiếc khác
may mắn tháo chạy kịp thời.
Sau
cuộc hành quân này, Chúa Trịnh chê trách là người Hòa Lan không đủ sức mạnh để
giúp mình, vì thế tới 1700 thì cả hai phe Hòa Lan và Anh Quốc cùng rút lui khỏi
Bắc Hà. Việc buôn bán với hai xứ Bắc và Nam Hà vì thế chỉ thu gọn trong việc
hai phe cùng mua súng ống của người Bồ Đào Nha ở Macao.
Họ
Trịnh mới đầu ở thế chủ động nhưng phải đánh nhau ở xa nhà, tinh thần binh si
kém vì bệnh tật và tiếp vận khó khăn, trong lúc Chúa Nguyễn ở thế phòng thủ,
nhưng tinh thần cao vì chiến đấu để bảo vệ chính ruộng đồng của mình. Thời gian
sau này các Chúa Nguyễn còn được lợi thế nhờ súng ống tối tân hơn mua của người
Bồ ở Ma Cao, ngay cả vào năm 1630 đã thiết lập được một lò đúc súng ở Huế, nhờ
sự chỉ dẫn của một người Bồ đào Nha tên Jao Da Cruz
Chính
những liên lạc với người Bồ Đào Nha này đã mở đường cho việc của phái bộ truyền
giáo Jesuit (dòng Tên) được sự đỡ đầu của người Bồ.
Nhà
dòng Jesuit trước kia hoạt động tại Nhật Bản (mở đầu với Francis Xavier) nhưng
không thành công, sau đó bi trục xuất khỏi Nhật và đang cần một căn cứ địa
khác.

Linh muc dong Ten
Năm
1614, Một phái bộ truyền giáo của nhà dòng này được thiết lập tại Hội An
(Faipho). Tới 1626 một cơ sở truyền giáo thứ nhì được thành lập tại Bắc Viêt.
